Đề tài Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ

I. Các khái niệm cơ bản

1. Đầu tư

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài

II. Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với việt nam

III. Các hình thức đầu tư nước ngoài

1. Hợp đồng –hợp tác kinh doanh

2 Xí nghiệp liên doanh

3. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

4. Khu chế xuất

5. Khu công nghiệp

6. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh –chuyển giao

7. ODA

CHƯƠNG II:KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài tại việt nam

1. Qui mô đầu tư nước ngoài

2. Cơ cấu ngành

3. Cơ cấu vùng

4. Cơ cấu đối tác đầu tư

II. Những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư nước ngoài tại việt nam

1. Chính trị –xã hội

2. Kinh tế

3. Pháp lý

4. Tài chính

CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

I. Khái quát hiệu quả chung

1. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài

2. Hiệu quả đầu tư gián tiếp nước ngoài

II. Phân tích hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1. Hiệu quả kinh tế

2. Hiệu quả xã hội và bảo vệ môi trường

3. Hiệu quả đầu tư trong một số ngành

đánh giá

kết luận

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Đó là do có sự thay đổi về chính sách của nhà nước, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực hay những tác động ngoại cảnh khác. Tuy nhiên Việt Nam vẫn được đánh giá là nơi an toàn nhất cho đầu tư và nhịp độ tăng trưởng kinh tế đứng vị trí thứ hai sau Trung Quốc ở khu vực Đông á, đã tạo nên niềm tin lớn cho các nhà đầu tư nói chung. Mặt khác số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng lên. Nhờ đó qui mô đầu tư được mở rộng, có sự tăng lên qua các năm. Bảng 1: FDI vào Việt nam qua các năm Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 5/2002 Triệu USD 2100 2500 2900 1900 2000 2600 2800 394 Từ bảng trên cho thấy dòng vốn FDI có sự tăng lên qua các năm nhưng không đồng đều. Điều đó do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: chính sách của nhà nước, cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung. FDI trong những năm gần đây có dấu hiệu giảm xuống. Bởi vậy Việt Nam cần xem xét lại chính sách cuả mình, tìm biện pháp khắc phục. Việt Nam cố gắng tạo ra môi trường đầu tư ổn định, tin tưởng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư. Có như vậy số dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới ngày một tăng lên vượt qua được làn sóng cạnh tranh gay gắt trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trên thế giới b. Đối với ODA: Khi nguồn vốn FDI bị suy giảm, chúng ta tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh vốn bên ngoài theo đúng định hướng phát triển, kể cả các dự án có qui mô không lớn nhưng triển khai nhanh, mặt khác chúng ta đã tiếp tục huy động và đưa nhiều nguồn vốn ODA vào để thực hiện các mục tiêu định hướng đã định. Qua 7 hội nghị nhóm tư vấn, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam 15, 14 tỷ USD vốn ODA. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cuả Đảng đã đề ra mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả 7-8 tỷ USD vốn ODA để hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 1996-2000. Mức giải ngân bình quân hàng năm trong thời kỳ 1996-2000 vào khoảng 1, 1 tỷ USD, đạt hơn 70% mức kế hoạch. Giải ngân vốn ODA của các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản, ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu á (ADB) có nhiều tiến bộ. Theo báo cáo năm 1999 của chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), tình hình giải ngân vốn ODA có những thành tích đáng ghi nhận. Đó là dấu hiệu khả quan đáng mừng. Việc thu hút mạnh vốn ODA sẽ làm cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI. ) 2. Cơ cấu ngành : Luồng đầu tư nước ngoài có sự khác nhau đối với mỗi ngành. Nhìn chung đầu tư nước ngoài đa số tập trung vào những ngành then chốt, trọng điểm. Chủ yếu là những ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng, dịch vụ. . . Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi các nhà đầu tư luôn muốn kết quả đầu tư của mình có hiệu quả không chỉ cho nước nhận đầu tư mà cả mang lại lợi ích cho chủ đầu tư. Trước hết đối với ngành công nghiệp và xây dựng :đây là ngành luôn luôn phát triển năng động với tốc độ thường xuyên cao trên 10-15% góp phần đưa tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tăng cao. Vốn đầu vào công nghiệp và xây dựng thường chiếm khoảng 35%-40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm cả ngành điện lực cũng như xây dựng. Đầu tư vào xây dựng sẽ góp phần nâng cao, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, từng bước nâng cấp cơ sở đã cũ, lạc hậu, tồi tàn. Đa số các dự án đầu tư cho xây dựng lấy từ nguồn ODA. Có rất nhiều các nhà đầu tư cam kết cho Việt Nam vay dưới dạng ODA để phát triển cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như Đan Mạch cho Việt Nam vay không lấy lãi 270 triệu DKK để xậy dựng các công trình :Đường Là Ngà, Đá vẩy Hải Phòng, xử lý phân rác Hoocmon, máy đông lạnh thành phố Hải Phòng ;dự án máy xây dựng xi măng Hoàng Thạch với công suất 2, 2 triệu tấn /năm tổng kinh phí trên 25 triệu USD ;dự án nâng cấp bến phà Cần Thơ, Mỹ Thuận với kinh phí 10, 5 triệu USD. . . Bên cạnh đó Đan Mạch, Phần Lan đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam khoảng 138 triệu USD tập trung vào lĩnh vực phát triển cơ sơ hạ tầng Trong ngành công nghiệp được đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp trang thiết bị. . . Đối với ngành công nghiệp chế biến, khu vực có vốn FDI đầu tư 14. 306 tỷ đồng (56%). Bên cạnh FDI, ODA được đầu tư cho chương trình khôi phục hệ thống cấp nước và phát triển đô thị đạt mức giải ngân 45 triệu USD trong năm 1998. Cũng trong năm 1998 các dự án xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ODA giải ngân được 707 triệu USD, chiếm 60% tổng vốn ODA giải ngân trong năm này, duy trì được mức giải ngân vào năm 1997. Mức giải ngân cho ngành giao thông vận tải đã tăng từ 110 triệu USD trong năm 1996 lên 212 triệu USD trong năm 1998. Ngành dịch vụ :đây là ngành rộng lớn bao quát tất cả các lĩnh vực ngoài nông, công nghiệp như thương mại, vận tải, viễn thông, tài chính, ngân hàng, quản lý nhà nước, ytế, giáo dục. . . Tổng vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ chiếm phần lớn. Đơn cử, EU có gần 100 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2, 3 tỷ USD, chiếm hơn 36, 1% tổng vốn đăng ký của các dự án EU. Các dự án này tập trung nhiều vào các dự án cơ sở hạ tầng (bưu chính viễn thông, điện, nước. . . ), khách sạn, du lịch, tài chính, ngân hàng. Trong đó có một số dự án lớn như :Hợp đồng- hợp tác kinh doanh của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam với France Telecom (Pháp) về mạng viễn thông nội hạt 615 triệu USD, dự án thông tin di động với Comvik (Thuỵ Điển ) 340 triệu USD, xây dựng nhà máy Thủ Đức theo hình thức BOT của Lyonais des Eaux (Pháp) 120 triệu USD. . . Mức giải ngân các dự án ODA trong ngành giáo dục và ytế cũng tăng từ 164 triệu USD năm 1997 lên 178 triệu USD năm 1998. Nhìn chung số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối cao. Thì ngược lại số dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nông –lâm –ngư nghiệp ở Việt Nam đạt rất thấp. Trong số 3. 150 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với trên 38 tỷ USD vốn đăng ký chỉ có 380 dự án thuộc lĩnh vực này. 3. Cơ cấu vùng : Các dự án đầu tư nước ngoài phân bổ giữa các vùng có sự khác nhau. Nhìn chung nó chỉ tập trung phần lớn ở các thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tầu và Đồng Nai. . . Qua việc phân tích đầu tư của Pháp cho thấy, hiện nay các dự án FDI của Pháp có mặt tại 26 tỉnh, thành trong cả nước. Cụ thể : Thành phố Hồ Chí Minh có 38 dự án (chiếm 36%) với số vốn 909. 170. 022 USD chiếm 50% so với cả nước. Hà Nội có 17 dự án (chiếm 18%) với số vốn đầu tư 274. 136. 504 USD chiếm 13, 5%. Bà Rịa –Vũng Tầu có 4dự án với số vốn đầu tư là 228. 500. 000 USD. Đồng Nai có 11dự án (số vốn 134. 272. 650 USD). Bình Dương có 6dự án (số vốn 13. 534. 513 USD). Hải phòng có 3dự án (số vốn 59. 850. 000 USD). Ngoài ra Cần Thơ có 3dự án, Lào Cai có 2dự án, Khánh Hoà có 2dự án, Hà Tây:2dự án, Đà Nẵng :2dự án. Các địa phương còn lại như Tây Ninh, Gia Lai, AnGiang, Bến Tre, Quảng Nam, Hoà Bình, Bình Thuận, Phú Yên, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Thuận, Đồng Tháp và Thừa Thiên Huế mỗi nơi có một dự án. Bảng2:FDI phân bổ giữa các vùng. Các vùng Dân số vùng (1000 người ) Tổng đầu tư (tỷ đồng ) Tổng FDI (tỷ đồng ) FDI/ người (triệu đồng) Tây Bắc Đông Bắc Đồng Bằng sông hồng Bắc trung bộ Duyên hải miền trung Tây nguyên Đông nam bộ Đồng bằng sông cửu long Toàn quốc 2288 8952 17018 10120 6623 4248 12071 16366 77686 2078 11795 38232 13418 10539 5996 45020 20556 147634 24 531 5522 1378 989 60 17809 859 27172 0, 010 0, 059 0, 324 0, 136 0, 149 0, 014 1, 475 0, 052 0, 350 Nguồn :Bộ kế hoạch và đầu tư Như vậy số dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp. Số dự án đầu tư nước ngoài ở Miền Nam lớn hơn Miền Bắc. Do đó sẽ dẫn đến nền kinh tế phát triển chênh lệch, không đồng đều giữa các vùng. Bởi vậy cần phân bổ các dự án đầu tư nước ngoài một cách đồng đều, tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng trên toàn quốc. Cơ cấu đối tác đầu tư : Trước đây nền kinh tế của Việt Nam là khép kính, chế độ tập trung quan liêu bao cấp. Bởi vậy chỉ có những dự án đầu tư nước ngoài của Liên Xô và các nước Đông Âu cũ, một số nhà đầu tư Châu á. Song nay do thực hiện chính sách mở cửa, hoà nhập với nền kinh tế thế giới, các nhà đầu tư đã phần nào tin tưởng đầu tư cho Việt Nam. Đặc biệt là sau khi kí hiệp định thương mại Việt Mĩ, các hiệp định hiệp ước khác số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng lên. Bảng 3: FDI của một số nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2001 đơn vị : USD Stt Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Đầu tư thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hà Lan Pháp Anh Đức Bỉ áo Đan mạch Italia Tây ban nha Tổng cộng 5 10 32 6 6 1 1 1 1 63 577. 850. 000 407. 177. 000 68. 044. 900 6. 948. 858 4. 488. 240 2. 800. 000 2. 500. 000 1. 000. 000 200. 000 1. 071. 008. 998 175. 605. 000 103. 677. 000 25. 632. 400 2. 994. 000 3. 188. 240 840. 000 2. 000. 000 400. 000 60. 000 314. 399. 640 3. 139. 716 1. 139. 000 - - - 840. 000 5. 118. 716 Nguồn: Vụ quản lý dự án – Bộ kế hoạch vàđầu tư Bên cạnh những nhà đầu tư quen thuộc như đã đưa ra ở bảng trên Việt Nam cần thu hút thêm các nhà đầu tư khác. Điều đó sẽ góp phần mở rộng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa việt Nam với các nước trên thế giới. Đối tác đầu tư vào Việt Nam không chỉ giới hạn ở các nước trong khu vực Châu á, Châu âu mà còn phải được mở rộng hơn nữa. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2002, Hàn Quốc là nước đứng đâù trong số các nhà đầu tư nước ngoài với 52 dự án và tổng số vốn 108triệu USD. Đài Loan là nước đứng thứ hai với tổng số vốn 80 triệu USD, tiếp sau là Nhật Bản, Malaysia và mĩ là nước đứng thứ 10 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Đó là những dấu hiệu đáng ghi nhận đối với hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Cũng thật dễ hểu các nhà đầu tư trong khu vực Châu á do cùng trong khu vực nên họ hiểu môi trường, vị trí địa lý. . . của Việt Nam hơn. Đây cũng là nguyên nhân giải thích cho câu hỏi tại sao số lượng các dự án đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam đa số là của các nước trong cùng khu vực. Như vậy càng thắt chặt mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam với các nước này hơn. II. . Những thuận lợi và khó khăn đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư nghĩa là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu lời trong tương lai. Bởi vậy khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư vào bất kỳ nước nào cũng đều gặp những thuận lợi và rủi ro khác nhau. Xét trong địa bàn nước Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi mà đầu tư nước ngoài được hưởng thì còn khá nhiều khó khăn. Điều này có thể phân tích theo các khía cạnh khác nhau như sau: Xã hội –chính trị : Trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, gặp bao khó khăn, gian nan, vất vả. Vậy mà Việt Nam vẫn vươn lên, đánh thắng giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Nhìn chung từ sau hoà bình lập lại xã hội Việt Nam ổn định, thống nhất. Đồng thời thực hiện chính sách đơn Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất ở nước ta. Đây là Đảng toàn quyền lãnh đạo, hoạt động do dân vì dân. Xét về chính trị cũng rất ổn định. Bởi Việt Nam chỉ có một Đảng thống nhất kết hợp với sự quản lý, điều chỉnh tài tình của Đảng và nhà nước cho nên không xẩy ra những bất đồng mâu thuẫn trong xã hội. Đây chính là điều thuận lợi đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Kinh tế : Việt Nam với dân số khá đông, nền kinh tế sản xuất nông nghiệp thủ công là chính, bởi vậy cần phải mở cửa hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Tài nguyên, thiên nhiên : Nước ta có bờ biển dài, diện tích rừng tương đối lớn. Điều này rất thuận lợi cho việc đầu tư khai thác những tài nguyên trên biển và chế biến gỗ. Mặt khác với đồng bằng phì nhiêu mằu mỡ, nhất là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tài nguyên phong phú kết hợp với khí hậu nhiệt đới. Song điều quan trọng hơn là Việt Nam có một vị trí rất thuận tiện để thông thương với các nước khác. Có ý kiến cho rằng Việt Nam là cửa ngõ để thông thương buôn bán với các nước. Bởi vậy đầu tư nước ngoài sẽ gặp thuận lợi trong việc vận chuyển, chuyên chở. b. Lao động : Nước ta có một số dân tương đối đông. Dân số của Việt Nam là rất trẻ so với một số nước. Mặt khác người Việt Nam vốn dĩ cần cù, chịu khó, thông minh. Điều đó được chứng minh qua các cuộc thi thế giới. Với đội ngũ lao động năng động, nhiệt tình, song điều quan trọng là giá thuê nhân công ở Việt Nam rẻ. Bởi vậy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gặp thuận lợi trong việc thuê nhân công. Với chi phí tiền lương trả cho người lao động thấp sẽ góp phần làm giảm tổng chi phí, dẫn đến lợi nhuận cao. Hơn nữa người Việt Nam luôn sáng tạo, học hỏi. Do đó sẽ năng suất lao động tăng, hiệu quả cao hơn. c. Cơ sở hạ tầng : Nhìn chung cơ sở hạ tầng ở nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu. Những cơ sở hạ tầng đã quá cũ. Mặc dù ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xây dựng, tái tạo lại nhưng nó chỉ tập trung được ở một số ít thành phố. Để thu hút đầu tư nước ngoài chẩy mạnh vào nước mình, trong khi gặp rất nhiều khó khăn, làn sóng cạnh tranh gay gắt thì điều quan trọng là phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hiện đại. Đây cũng là một mặt yếu kém, thiếu sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Mặt khác máy móc thiết bị của ta nhìn chung lạc hậu. Một số ngành như địên nước. . . độc quyền kinh doanh, lại có sự phân biệt đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bởi vậy đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn trong vấn đề này. Đó cũng là một cản trở mà Việt Nam cần khắc phục. d. Kinh tế vĩ mô: Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế. Bằng các công cụ quản lý của mình như chính sách nhà nước, chính sách tiền tệ, chính sách thuế. . . Công bằng mà nói mặc dù đã có những thay đổi song trong những năm vừa qua chúng ta còn một số cái bất cập theo thói quan liêu. Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nhưng nhà nước vẫn sử dụng ngân sách để bù lỗ. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài không được hưởng những chính sách như ưu đãi về thuế, dịch vụ điện nước, các hỗ trợ khác. Đây cũng là một cản trở đối với hoạt động đầu tư nứơc ngoài ở Việt Nam. Trong cuộc họp quốc hội vừa qua nhà nước đưa ra kế hoạch giảm đi 4000 doanh nghiệp nhà nước trong số 6000doanh nghiệp nhà nước để đưa về dưới dạng cổ phần hoá, đồng thời hạn chế thành lập doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ tạo được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp dân doanh với nhau. Đồng thời thông qua một số sửa đổi bổ sung về thuế làm thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Pháp lí : Hiện nay có rất nhiều các văn bản dưới luật ra đời song hệ thống luật pháp vẫn chưa được hoàn chỉnh. Tuy nhiên so với một số nước khác hệ thống luật pháp của ta tương đối hiện đại. Có rất nhiều văn bản nguồn luật điều chỉnh mối quan hệ đối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đặc biệt từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời (12/11/1996) và luật sửa đổi bổ sung luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (9/6/2000)đã qui định chi tiết hơn. Đồng thời cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt trong luật đưa ra biện pháp đảm bảo đầu tư “ nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo đối xử công bằng và thoả đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam vốn và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài không bị trưng dụng hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá ’’ (Theo luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam - năm 1996) Mặt khác nhà nước đưa ra các qui định mới ưu đãi hơn được ban hành cấp giấy phép đầu tư sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh. Chính những điều đó sẽ tạo một trạng thái, tâm lý yên tâm, một cú hích đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam. Tài chính : a. Chính sách tiền tệ : Chính phủ qui định doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ ở một ngân hàng được phép kinh doanh kinh doanh ngoại tệ tại một địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản bằng đồng Việt Nam. Mọi khoản chi tiêu bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam của các doanh nghiệp này đều phải thực hiện thông qua tài khoản của mình ở ngân hàng. Bằng cách này nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên nếu thực hiện chính sách thắt chặt quá sẽ gây cản trở, kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế : Trước đây chính sách thuế của Việt Nam còn đơn điệu. Song hiện nay đã có những thay đổi, một số luật thuế mới ra đời qui định khác hơn. Theo qui định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (9/6/2000) : “ căn cứ vào lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư qui định tại luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được miễn thuế thu nhập trong thời gian tối đa là 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong thời gian tối đa là 2 năm tiếp theo. Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thực hiện dự án có nhiều tiêu chuẩn khuyến khích đầu tư thì được miễn thuế thu nhập trong thời gian tối đa là 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời gian tối đa là 4 năm tiếp theo. Đối khu vực khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập 8 năm ’’ Ngoài ra luật còn qui định hoàn thuế cho số thu nhập tái đầu tư. Điều này sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy họ hợp tác kinh doanh. Nhưng cũng đồng thời ta muốn phân bổ nguồn vốn một cách đồng đều. Nói tóm lại bên cạnh những thuận lợi mà nhà đầu tư nứôc ngoài được hưởng thì còn gặp những khó khăn. Trước hết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không được hưởng các ưu đãi về thuế như doanh nghiệp trong nước, thủ tục đăng kí cấp phép đầu tư ở một số tỉnh còn rườm rà, các dịch vụ như điện nước doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải trả chi phí đắt hơn. Đây cũng là một bất cập trong hệ thống chính sách của Việt Nam. Chúng ta còn thiên về bảo hộ nền sản xuất trong nước. Như vậy sẽ không thu hút được nhiều các dự án đầu tư nước ngoài mà còn làm cho hoạt động kinh doanh ở trong nước kém hiệu quả, thiếu sự cạnh tranh. Bởi vậy nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung hệ thống luật pháp, chính sách tạo môi trường đầu tư ổn định, nhất quán, đồng thời từng bước cải thiện chính sách vĩ mô. Nhà nước không can thiệp quá sâu vào nền kinh tế. Song nhà nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đây cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đầu tư không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế mà còn chú ý đến vấn đề ô nhiễm môi trường, ổn định chính trị xã hội. Do đó Việt Nam cần bổ sung thêm luật thuế của mình trong việc bảo vệ môi trường. Mặt khác từ thực tế cho nthấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc. Nó sẽ góp phần làm giảm thất nghiệp. Song nhiều doanh nghiệp bóc lột sức lao động của người lao động, cụ thể người lao động phải làm việc trong nhiều giờ, nhiều khi họ còn bị đối đãi không tốt. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động, luật lao động cần qui định rõ ràng và đầy đủ hơn. Chương III: Hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Khái quát hiệu quả chung : Hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Sau 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 chúng ta đã đạt được một số thành tựu nổi bật. GDP tăng hai lần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với việc giảm nhanh tỉ trọng của nông nghiệp và tăng nhanh tương ứng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ, đời sống của nhân dân được cải thiện một cách khá đồng đều, số hộ đói nghèo theo bất cứ tiêu thức nào trong 5 năm cuối đã giảm xuống một nửa. Các thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường. . . cũng đạt được rất tốt được thế giới thừa nhận rộng rãi. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ số mở cửa nền kinh tế phản ánh tỉ trọng của giá trị xuất nhập khẩu so với GDP năm 2000 đã đạt xấp xỉ 100% và năm 2001 trong điều kiện rất khó khăn của thị trường quốc tế vẫn tăng 20%. Điều đáng ghi nhận là từ năm 1995 đến nay, tỷ lệ đầu tư so với GDP đều cao hơn 30%, riêng năm 1997 cao gần 35%, năm 2000 đã đầu tư đạt trên 33%GDP và năm 2001 đạt 34% GDP. Đó là điều kiện để đảm bảo đất nước có mức tăng trưởng 7% trong 5 năm 1996-2000 tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á, điều kiện kinh tế thế giới có khó khăn, vốn FDI bị giảm chúng ta đã tăng cường nội lực và vốn bên ngoài đã huy động được khoảng 40% tổng vốn đầu tư. . Nhờ các công trình có vốn FDI đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nói chung, nhất là sản xuất công nghiệp đóng góp trên 35% tổng sản lượng của ngành này và tạo ra hơn 13% GDP của nền kinh tế. Nếu kể cả dầu khí thì các doanh nghiệp FDI hiện đóng góp đến gần một nửa giá trị xuất khẩu của nền kinh tế. Mặt khác hiệu quả đầu tư từ FDI còn là giúp đào tạo công nhân lành nghề, góp phần chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lí hiện đại. Các dự án FDI còn có tác dụng lan toả ảnh hưởng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, hình thành các xí nghiệp “vệ tinh’’ để tăng thêm giá trị của sản phẩm từ thị trường trong nước. Sự phục hồi đầu tư của khu vực FDI, sản xuất tăng hơn 20% trong năm 2000 và sau đó cũng như chuyển hướng đầu tư đúng hướng hơn, triển khai dự án nhanh sau cấp phép cho thấy khu vực này còn nhiều tiềm năng Hiệu quả của đầu tư gián tiếp nước ngoài (ODA): Bên cạnh những thành quả mà FDI mang lại, việc đầu tư ODA vào Việt Nam cũng đạt được dấu hiệu rất khả quan. Hỗ trợ phát triển chính thức giúp cho Việt Nam tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. Chẳng hạn chính phủ Nhật Bản hợp tác kĩ thuật bằng cách huấn luyện đào tạo kỹ sư, công nhân lành nghề. Điều đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì việc đào tạo ở Nhật Bản các học viên có cơ hội tìm hiểu về văn hoá, xã hội và nền kinh tế Nhật Bản. Nhờ đó họ trở lại đất nước mình cùng với những kỹ năng, kiến thức thu được qua quá trình đào tạo và sự hiểu biết sâu rộng về Nhật Bản, hay việc cử chuyên gia là hình thức hợp tác có tính lịch sử lâu dài. Việc cử chuyên gia tiến hành theo các cách khác nhau. Trong mỗi trường hợp là chuyển giao sự hiểu biết, công nghệ cho các nước đang phát triển thông qua định hướng, điều tra và nghiên cứu góp ý. . . cuối cùng sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nói tóm lại đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam nâng cao sản xuất, gia tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ học vấn. Tất cả những điều đó góp phần đảy nhanh công nghiệp hoá -hiện đại hoá, giúp Việt Nam từng bước phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới, vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu. II. Phân tích hiệu quả đầu tư ở Việt Nam : Hiệu quả đầu tư có rất nhiều cách phân tích khác nhau. Song nhìn chung phân tích ở bất kì khía cạnh nào đó phải toát lên được đóng góp của đầu tư vào việc nâng cao thu nhập quốc dân, giải quyết hay khắc phục một số khó khăn của xã hội Hiệu quả kinh tế : Như đã phân tích ở trên tốc độ GDP tăng lên theo mỗi năm. Mặt khác từ thực tế ta thấy rõ được đời sống của con người ngày một cải thiện, từ đó dẫn đến trình độ hiểu biết khá hơn góp phần phát triển đất nước nói chung. Có thể phân tích hiệu quả của từng dự án, từng chương trình đầu tư, từng ngành kinh tế. Song trước hết ở phần này sẽ phân tích một cách chung nhất ở tầm vĩ mô thông qua chỉ số ICOR. ICOR = Trong đó: ICOR : hệ số đâù tư phát triển I :tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài GDP : thu nhập quốc dân Nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ vốn đầu tư trong GDP. Trên phương diện lý thuyết khi hệ số ICOR càng nhỏ hiệu quả càng cao. Song thực tế lại chưa hẳn như vậy. ở các nước phát triển hệ số ICOR của họ lớn (5-7) do họ đầu tư mua công nghệ dẫn đến I cao. Còn ở các nước đang phát triển hệ số ICOR nhỏ hơn (1-3) do sử dụng lao động thay đổi. Xét ở Việt Nam hệ số ICOR tăng dần qua các năm, cụ thể :năm 1995hệ số ICOR là 2, 86; 1996:3, 05 ;1997:3, 56 ;1998:5, 3 ;1999:4, 2. Hiện nay tính toàn bộ đầu tư phát triển thì ICOR tăng lên khoảng 15-20% Bảng 4: Vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 GDP hiện hành(tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng GDP(%) Đầu tư xây dựng cơ bản(tỷ đồng) I(xdcb)/GDP(%) Đầu tư phát triển(tỷ đồng) I(pt)/GDP ICOR(xdcb) ICOR(pt) Khác biệt (%):ICOR(pt)cao hơn ICOR(xdcb) 228892 9, 54 68048 29, 73 72474 31, 66 3, 12 3, 32 6, 41 272036 9, 34 79367 29, 18 87394 32, 12 3, 12 3, 44 10, 26 313623 8, 15 96570 30, 89 108370 34, 55 3, 79 4, 24 11, 87 361016 5, 76 97336 26, 96

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69035.DOC
Tài liệu liên quan