Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu

Mục tiêu của quản lý hoạt động của công ty là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, hay nói một cách cụ thể hơn là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ và tiết kiệm chi phí.Nhiệm vụ của công việc quản lý rất quan trọng chính vì vậy cần đầu tư cho những công cụ, thiết bị phục vụ cho quản lý.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đương với 77,54%. Giai đoạn năm 2006 so với năm 2005 số vốn tự có tăng 96,938 triệu đồng tương đương với 143,95%.So với năm 2003 số vốn tự có tăng 116,716 triệu đồng tương đương với 202,06%. Giai đoạn năm 2007 so với năm 2006 số vốn tự có tăng 339,233 triệu đồng tương đương với 1616,07%.So với năm 2003 số vốn tự có tăng. Vốn vay: Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một phần vốn rất quan trọng.Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động công ty thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của công ty. Nhưng bên cạnh đó nguồn vốn này cũng gặp nhiều khó khăn như: Công ty phải trả lãi vay cố định, mặc dù phần lãi vay này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, nhưng công ty phải chịu sức ép về hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, làm tăng hệ số nợ dẫn đến gia tăng rủi ro về nợ. Bảng 5:Quy mô vốn vay của doanh nghiệp Đơn vị: triệu đồng stt Chỉ tiêu đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Vốn vay trđ 37,557 89,672 149,671 125,054 157,467 2 Tốc độ tăng định gốc % 138,76 298,52 232,97 319,27 3 Tốc độ tăng liên hoàn % 138,76 66,91 -16,45 25,92 (Nguồn từ phòng tài chính kế toán) Biểu đồ 6: Quy mô vốn vay của công ty Nhận xét: Từ số liệu và đồ thị trên có thể đánh giá vốn đầu tư qua các giai đoạn sau: Giai đoạn năm 2004 so với năm 2003 số vốn vay tăng 52,115 triệu đồng tương đương với tăng 138,76% so với năm 2003. Đây là giai đoạn đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần nhiều vốn nên số vốn vay tăng mạnh. Giai đoạn năm 2005 so với năm 2004 số vốn vay tăng 59,999 triệu đồng so với năm 2004 tương đương với tăng 69,91%. So với năm 2003 số vốn vay tăng 112114 triệu đồng tương đương với 298,52%.Trong giai đoạn này nhu cầu vốn vay tiếp tục tăng vì doanh nghiệp chưa thu hồi được vốn do hàng hoá chưa bán được nhiều. Giai đoạn năm 2006 so với năm 2005 số vốn vay giảm 24671 triệu đồng tương đương với giảm 16,45%.So với năm 2003 số vốn vay tăng 87497 triệu đồng tương đương với 232,97%. Sỡ dĩ số vốn vay năm nay giảm so với năm 2005 là do giai đoạn này công ty đã bán được sản phẩm. Lợi nhuận của công ty tăng mạnh nên số vốn tự có tăng. Giai đoạn năm 2007 so với năm 2006 số vốn vay tăng 32,413 triệu đồng tương đương với 25,92%. So với năm 2003 số vốn vay tăng 119,910 triệu đồng tương đương với 319,27%. Số vốn vay năm nay tăng so với năm 2006 là do năm nay công ty tiến hành đa dạng hoá sản phẩm. Không chỉ dòng sản phẩm Eurowindow mà công ty mở rộng thêm Asiawindow, Vietwindow và cửa nhôm nên nhu cầu vốn tăng, số vốn tự có cũng tăng nhưng không đáp ứng đủ nên số vốn vay tăng. 1.2.Lĩnh vực đầu tư theo đối tượng đầu tư 1.2.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là những tư liệu sản xuất hết sức quan trọng thể hiện trình độ cơ giới hóa và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qui mô và loại hình các loại máy móc thiết bị phản ánh trình độ đầu tư, khả năng vốn liếng và khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, trong những năm vừa qua có thể nói là việc trang bị máy móc, thiết bị trong công ty bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu. Như chúng ta đã biết máy móc thiết bị là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm là điều cơ bản tạo nên thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng quyết định đến sự thành bại của công ty. Đó là lý do giải thích cho việc đầu tư vào máy móc thiết bị luôn chiếm tỷ lệ cao đối với công ty. Trong thời gian qua Eurowindow đã xây dựng hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị chuyên nghiệp, cơ giới hoá cao. Các nhà máy Eurowindow được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, có tính tự động hóa cao, do các hãng hàng đầu của Châu Âu chế tạo như: URBAN, FRIZ (CHLB Đức), MACOTEC và PERTICI (Italy). Bảng 6 : Máy móc thiết bị của công ty Eurowindow STT Tên máy móc thiết bị Hãng sản xuất Tính năng chính Số lượng Năm mua 1 Dây chuyền sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách ngăn URBAN(CHLB Đức) Dùng để sản xuất các loại cửa, tạo hình dáng và kích cỡ khác nhau cho mỗi loại. 2 2002 2 Dây chuyền cắt và sản xuất hộp kính URBAN(CHLB Đức) Dùng để cắt và sản xuất hộp kính của các loại cửa quay, cửa vắch ngăn… 2 2002 3 Máy cắt Profile 2 đầu URBAN(CHLB Đức) Dùng để cắt thanh profile trong quá trình tạo kích cỡ chiều dài các thanh cho phù hợp yêu cầu khách hàng 10 2003 4 Thiết bị uốn khung cửa (Profile): FRIZ (CHLB Đức) Thanh Profile được uốn theo công nghệ uốn nhiệt, cho phép tạo ra các loại vòm cửa với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. 10 2003 5 Máy xẻ rãnh thoát nước MACOTEC(Italy). Dùng để tạo đường thoát nước khi rửa kính sau khi cắt. 2 2003 6 Máy hàn tự động 4 góc FRIZ (CHLB Đức) Cho phép sản xuất ra mỗi bộ khuôn cửa, khung cánh có chất lượng cao trong thời gian 2 phút. 6 2004 7 Thiết bị làm sạch mối hàn MACOTEC(Italy). Tự động tiếp nhận khung cửa từ máy hàn 4 góc và làm sạch các mối hàn. Việc nhận biết dạng Profile, lựa chọn lưỡi dao phay thích hợp, xác định vị trí cần cắt gọt... được tiến hành hoàn toàn tự động. 10 2004 8 Thiết bị lắp ráp phụ kiện kim khí FRIZ (CHLB Đức) Được trang bị các công cụ có độ chính xác cao, đảm bảo chất lượng lắp ráp sản phẩm chính xác theo yêu cầu kỹ thuật 10 2004 9 Thiết bị lắp ráp hộp kính vào cửa URBAN(CHLB Đức) Sử dụng công nghệ tự động hoá cao chuyển các hộp kính vào hệ thống cửa. 10 2005 10 Dây chuyền sản xuất kính an toàn FRIZ (CHLB Đức) Sử dụng công nghệ tạo liên kết giữa các lớp kính bằng chất dẻo trong suốt, có thể sản xuất các loại kính có mức độ an toàn khác nhau, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. 2 2005 11 Dây chuyền cắt kính và sản xuất hộp kính MACOTEC(Italy). Dây chuyền có tính tự động hoá cao, được điều khiển bằng hệ thống máy tính công nghiệp cho phép sản xuất ra những hộp kính có từ một buồng ngăn đến hai hoặc ba buồng ngăn. Các hộp kính này được xử lý trong phòng kín có độ ẩm thấp và được bơm khí trơ để làm tăng tính cách âm, cách nhiệt. 2 2006 12 Máy cắt kính tự động FRIZ (CHLB Đức) Máy được thiết kế với các tay Robot lấy kính tự động. Máy tính công nghiệp cho phép tìm giải pháp đo cắt tối ưu theo đường thẳng và đường cong, tạo ra các tấm kính có hình dáng và kích thước khác nhau. 10 2006 13 Dây chuyền sản xuất hộp kính PERTICI (Italy). Kính sau khi cắt được đưa vào buồng rửa bằng nước đã khử ion để đảm bảo bề mặt kính sáng và sạch. Sau khi rửa, kính được sấy khô và tự động di chuyển sang vị trí lắp ráp tạo hộp kính. Hai tấm kính được liên kết bằng thanh cữ kính, sau đó được đưa vào ép trong buồng áp suất cao. Cuối cùng, hộp kính được bơm khí trơ nhằm giảm sự truyền âm, truyền nhiệt và được phủ lớp keo có độ dày 10 đến 15 mm xung quanh đảm bảo độ kín, khít tuyệt đối. 4 2007 14 Thiết bị sản xuất kính mờ PERTICI (Italy). Cho phép phun cắt tạo kính mờ và mài hoa văn theo nhiều kiểu khác nhau, làm tăng thêm nét đẹp của cửa sổ 10 2007 15 Dây chuyền dán Laminate tạo màu cho bề mặt thanh profle PERTICI (Italy). tạo cho thanh Profile những màu sách khác nhau hoặc vân gỗ tự nhiên nhờ sử dụng phim Fast Foil - 3 của Renolit dán lên bề mặt Profile bằng cách đốt nóng hệ keo rắn tổng hợp một thành phần, không tạo bọt hơi trên bề mặt thanh Profile, đảm bảo tuổi thọ sản phẩm được lâu dài. Bề mặt dán Laminate màu vân gỗ tự nhiên đã làm thanh uPVC trở thành loại vật liệu mang tính thẩm mỹ cao 2 2007 (Nguồn số liệu từ phòng tài chính kế toán) Việt Nam gia nhập WTO, một sân chơi cạnh tranh hơn, hiệu qua hơn nhưng cũng đầy sức ép cho các doanh nghiệp nói chung và Eurowindow nói riêng. Để chuẩn bị cho sân chơi WTO Eurowindow đã chủ động trang bị cho mình những nền tảng vật chất kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, hy vọng có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập đang ồ ạt đổ vào Việt Nam từ khi có lịch trình cắt giảm thuế quan theo trương trình gia nhập WTO. Khi máy móc thiết bị nhập khẩu vào càng nhiều thì qui mô nhà máy xí nghiệp được mở rộng tạo được nhiều công ăn việc làm cho mọi người, trang bị máy móc thiết bị hiện đại chất lượng sản phẩm được nâng cao người tiêu dùng được hưởng lợi. Tuy nhiên điều này đang đặt ra nhiều suy nghĩ cho các nhà quản lý làm sao để những máy móc thiết bị sử dụng tối đa công suất và chức năng là tiền đề để Eurowindow có thể đưa sản phẩm của mình ra thế gới. Nhưng máy móc thiết bị không có nghĩa càng hiện đại càng tốt mà phải lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với trình độ quản lý, trình độ công nhân và hợp lý giữa chi phí thuê mua và giá trị sử dụng Bảng 7:Bảng tình hình đầu tư vào máy móc thiết bị giai đoạn 2003-2007 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng vốn đầu tư Trđ 65,754 116,695 197,646 269,967 641,612 2 Đầu tư máy móc thiết bị Trđ 23,325 26,031 35,234 54,491 65,975 3 Tỷ lệ đầu tư máy móc thiết bị trên tổng vốn đầu tư % 35,47 22,31 17,83 20,18 10,28 4 Tốc độ tăng liên hoàn % 11,6 35,35 54,52 21,08 5 Tốc độ tăng định gốc % 11,6 51,06 133,62 182,85 (Nguồn từ phòng kế toán tài chính của công ty) Biểu đồ 7: Vốn đầu tư vào máy móc thiết bị Nhận xét: Từ số liệu trên đã phản ánh sự biến động về hoạt động đầu tư máy móc thiết bị của công ty Eurowindow. Phân tích hoạt động đầu tư maý móc thiết bị có thể được chia làm mấy giai đoạn. Giai đoạn năm 2003 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 23,325 triệu đồng tương đương với 35,47% so với tổng vốn đầu tư là một tỷ lệ % tương đối cao. Sở dĩ ở năm nay số vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng cao là do: trong giai đoạn hình thành và phát triển năm 2003 là năm thứ 2 công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần một lượng vốn để đầu tư vào trang thiết bị đầu vào. Giai đoạn năm 2004 so với năm 2003 số vốn đầu tư vào trang thiết bị tăng 2706 triệu đồng tương đương với tăng 11,6%. Tỷ lệ vốn đầu tư vào máy móc thiết bị so với tổng vốn đầu tư chiếm 22,31%. Tỷ lệ này giảm so với năm 2003 (35,47%). Sở dĩ như vậy là do năm nay công ty tập trung vốn đầu tư cho hoạt động thương mại và các hạot động khác để đẩy mạnh tôc độ bán sản phẩm. Đầu tư vào máy móc thiết bị thời gian này chủ yếu là sửa chữa, bảo dưỡng,… ít thực hiện hoạt động mua mới. Giai đoạn năm 2005 so với năm 2004 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 9.203 triệu đồng tương đương với tăng 35,35%.So với năm 2003 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 11,904 triệu đồng tương đương với 51,06%.Ở giai đoạn này số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 17,83% so với tổng vốn đầu tư. Giai đoạn năm 2006 so với năm 2005 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 19257 triệu đồng tương đương với 54,52%. So với năm 2003 số vốn đầu tư vào trang thiết bị tăng 31166 triệu đồng tương đương với 133,62%.Ở giai đoạn này số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 20,18% so với tổng vốn đầu tư. Giai đoạn năm 2007 so với năm 2006 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 11484 triệu đồng tương đương với 21,08%. So với năm 2003 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 42650 triệu đồng tương đương với 182,85%. Ở giai đoạn này số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 10,28% so với tổng vốn đầu tư. Xét một cách tổng quan ta thấy: Thứ nhất lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị năm 2003 chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng vốn đầu tư, các năm sau đó số vốn đầu tư chiếm tỷ trọng dao động từ 17% đến 23%. Điều này rất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư, do vài năm đầu hoạt động công ty đầu tư nhiều vào máy móc thiết bị để thực hiện quá trình sản xuất, còn những năm sau vốn đầu tư phân bổ cho hoạt động phân phối sản phẩm và quản lý doanh nghiệp. Thứ hai tỷ trọng vốn đầu tư năm 2006 không cao nhưng tốc độ tăng liên hoàn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị năm 2006 tăng cao là do: năm 2006 công ty thực hiện nâng cao chất lượng trang thiết bị, mở rộng thêm sản xuất loại cửa sổ mới nên tốc độ tăng so với năm 2005 tương đối cao.Nhưng tỷ trọng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị so với tổng vốn đầu tư không cao (20,18%) cũng là điều hợp lý vì quy mô vốn đầu tư tăng mạnh. Đồng thời đầu tư vào máy móc thiết bị công ty tiến hành mở rộng kênh phân phối, quy mô và quản lý. 1.2.2. Đầu tư vào nhà xưởng Nhà máy Eurowindow được xây dựng tại khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và Khu 4 thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Bảng 8: danh sách nhà máy của Eurowindow Stt Tên nhà máy Địa điểm Quy mô Năm 1 Nhà máy Eurowindow Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc 28.000 m2 2002 2 Nhà máy Eurowindow Khu 4 thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 26.000 m2 2004 .Hằng năm công ty bỏ lượng vốn để xây dựng nâng cấp nhà máy phù hợp với nhu cầu thị trường Bảng 9: Tình hình đầu tư vào nhà xưởng năm 2003-2007 Đơn vị: Triệu đồng stt Chỉ tiêu đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng vốn đầu tư Trđ 65,754 116,695 197,646 269,967 641,612 2 Vốn đầu tư vào nhà xưởng Trđ 9,113 12,420 13,325 14,314 15,915 3 Tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà xưởng % 13,86 10,64 6,74 5,30 2,48 4 Tốc độ tăng liên hoàn % 36,29 7,29 7,4 11,18 5 Tốc độ tăng định gốc % 36,29 46,22 57,07 74,64 (Nguồn số liệu từ phòng tài chính kế toán của công ty) Biểu đồ 8: Biểu đồ về vốn đầu tư vào nhà xưởng Nhận xét: Sự biến động của vốn đầu tư vào nhà xưởng có thê chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn năm 2003 vốn đầu tư vào nhà xưởng là 9113 triệu đồng tương đương với 13,86% so với tổng vốn đầu tư. Giai đoạn năm 2004 so với năm 2003 số vốn đầu tư vào nhà xưởng tăng 3307 triệu đồng tương ứng với tăng 36,29% so với năm 2003.Chiếm tỷ trọng 10,64% so với tổng vốn đầu tư. Giai đoạn năm 2005 so với năm 2004 số vốn đầu tư vào nhà xưởng tăng 905 triệu đồng tương đương với tăng 7,29%.So với năm 2003 số vốn đầu tư tăng 4212 triệu đồng tương đương với tăng 46,22%. Tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà xưởng so với tổng vốn đầu tư là 6,74%. Giai đoạn 2006 so với năm 2005 số vốn đầu tư vào nhà xưởng tăng 989 triệu đồng tương đương với tăng 7,4%. So với năm 2003 số vốn đầu tư tăng 5201 triệu đồng tương đương với tăng 57,07%.Tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà xưởng so với tổng vốn đầu tư là 5,3%. Giai đoạn năm 2007 so với năm 2006 số vốn đầu tư vào nhà xưởng tăng 1601 triệu đồng tương đương với 11,18%. So với năm 2003 số vốn đầu tư tăng 6802 triệu đồng tương đương với 74,64 %.Chiếm 2,48% trong tổng vốn đầu tư. Nhà xưởng là một trong những thành phần cấu tạo nên tài sản cố định hữu hình của công ty. Tương tự như máy móc thiết bị, ở giai đoạn đầu tỷ trọng vốn đầu tư vào nhà xưởng lớn và ổn định dần vào các năm sau. 1.2.3. Đầu tư vào phương tiện vận tải Là doanh nghiệp sản xuất nên phân phối sản phẩm là một trong những khâu rất quan trọng. Bảng 10:Tình hình đầu tư vào phương tiện vận tải giai đoạn 2003-2007 Đơn vị: triệu đồng stt Chỉ tiêu Đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng vốn đầu tư Trđ 65,754 116,695 197,646 269,967 641,612 2 Đầu tư vào phương tiện vận tải Trđ 4,972 7,021 7,523 8,071 10,135 3 Tỷ trọng đầu tư vào phương tiện vận tải % 7,56 6,02 3,81 2,99 1,58 4 Tốc độ tăng liên hoàn % 41,21 7,15 7,28 25,57 5 Tốc độ tăng định gốc % 41,21 51,31 62,33 103,84 (Nguồn từ phòng tài chính của công ty) Biểu đồ 9: Biểu đồ về vốn đầu tư vào phương tiện vận tải Nhận xét: Giai đoạn năm 2003 tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm 7,56% trong tổng vốn đầu tư. Giai đoạn năm 2004 tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện máy móc thiết bị chiếm 6,02% trong tổng vốn đầu tư. So với năm 2003 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị tăng 2049 triệu đồng tương ứng với 41,21%. Giai đoạn năm 2005 tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện máy móc thiết bị chiếm 3,81% trong tổng vốn đầu tư. So với năm 2004 số vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 502 triệu đồng tương đương với 7,15%. So với năm 2003 tăng 3099 triệu đồng tương đương với 51,31%. Giai đoạn năm 2006 tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm 2,99%. So với năm 2005 số vốn đầu tư cho phương tiện vận tải tăng 548 triệu đồng tương đương với 7,28%. So với năm 2003 số vốn đầu tư cho phương tiện vận tải tăng 3099 triệu đồng tương đương với 62,33%. Giai đoạn năm 2007 tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện vận tải chiếm 1,58%.So với năm 2006 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải tăng 2064 triệu đồng tương đương với tăng 25,57%.So với năm 2003 số vốn đầu tư cho phương tiện vận tải tăng 5163 triệu đồng chiếm 103,84%. Nhìn chung tỷ trọng vốn đầu tư cho phương tiện vận tải giảm dần, năm 2007 tốc độ tăng lớn nhất vì năm nay công ty đa dạng hoá sản phẩm cũng như kênh phân phối. 1.2.4. Đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý Mục tiêu của quản lý hoạt động của công ty là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, hay nói một cách cụ thể hơn là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ và tiết kiệm chi phí.Nhiệm vụ của công việc quản lý rất quan trọng chính vì vậy cần đầu tư cho những công cụ, thiết bị phục vụ cho quản lý. Bảng 11:Tình hình đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý giai đoạn năm 2003-2007 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng vốn đâu tư Trđ 65,754 116,695 197,646 269,967 641,612 2 Vốn đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý Trđ 2,601 2,739 2,962 3,216 5,764 3 Tỷ trọng vốn đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý % 3,96 2,35 1,15 1,19 0,90 4 Tốc độ tăng liên hoàn % 5,3 8,14 8,58 79,23 5 Tốc độ tăng định gốc % 5,3 13,88 23,64 121,61 (Nguồn số liệu từ phòng tài chính kế toán) Biểu đồ 10: Biểu đồ về vốn đầu tư vào thiết bị dụng cụ Nhận xét: Hoạt động đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý thường chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn đầu tư. Vì thiết bị phục vụ dành cho quản lý thường mang giá trị nhỏ, ít phức tạp không nhất thiết đòi hỏi công nghệ cao.Riêng năm 2007 đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý tăng cao là do năm này côgn ty tiến hành trang bị hệ thống vi tính, máy in, máy photo,dụng cụ làm việc văn phòng… cho các bộ phận văn phòng quản lý. Mở thêm nhiều showroom mới nên cũgn đòi hỏi nhiều chi phí quản lý. 1.2.3. Đầu tư vào nguồn nhân lực Tuyển dụng: Với phương châm cánh cửa Eurowindow luôn mở rộng đối với các nhân tài. Công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu liên tục mở đợt tuyển dụng để tìm nhân sự.Ngay từ giai đoạn tuyển dụng, Eurowindow đã đòi hỏi yêu cao, tính năng động, trình độ ngoại ngữ, khả năng thích ứng… Để được làm việc tại Eurowindow phải qua nhiều vòng thi và phỏng vấn nhưng mỗi lần tổ chức tuyển nhân viên Eurowindow luôn thu hút được nhiều ứng cử viên tham gia. Eurowindow bỏ ra chi phí tương đối lớn để mời những người có kinh nghiệm tham gia tuyển dụng. Đào tạo: Eurowindow định kỳ tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao trình độ đội ngủ nhân viên. Năm 2006 công ty đã tổ chức dự án “Dự án Eurowindow & 14 kỹ năng làm việc chuyên nghiệp”. Với cường độ làm việc cao, đội ngũ nhân viên kinh doanh của Eurowindow luôn phải giải quyết những tình huống bán hàng hóc búa. Rất cần các khóa đào tạo để bổ trợ và trang bị kiến thức cần thiết cho nghề bán hàng đặc biệt này. Những buổi thảo luận tình huống bán hàng luôn được đánh giá cao bởi các tương tác giữa học viên và giảng viên là rất cụ thể, hiệu quả. Bên cạnh những tình huống trải nghiệm bán hàng, các kiến thức chuyên môn về bán hàng cũng rất sâu sắc và cần thiết, nhất là với phần nhiều anh chị em còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản.Trong quá trình làm việc công ty lựa chọn những nhân viên tiêu biểu đi đào tạo ở Liên Bang Nga.Công ty luôn tạo môi trường để cá nhân cũng như tập thể thể hiện hết khả năng của mình. Hiện nay công ty đã tạo công ăn việc làm cho 863 lao động, trong đó khoảng 30% lao động trình độ đại học và trên đại học, 12% lao động trình độ cao đẳng, 58% là công nhân kỹ thuật lành nghề. Mức thu nhập bình quân của người lao động tăng ổn định. Thu nhập bình quân của công nhân trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt gần 2 triệu đồng/tháng, của nhân viên nghiệp vụ hơn 3 triệu đồng/tháng và của cán bộ quản lý trung bình và cao cấp đạt khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Công ty cũng áp dụng chính sách khoán lương theo doanh số bán hàng đối với nhân viên kinh doanh nên một số nhân viên kinh doanh đạt thu nhập trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng. 2. Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển tại Eurowindow trong thời gian qua 2.1. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tai Eurowindow 2.1.1 Kết quả đầu tư đạt được Trong giai đoạn vừa qua hoạt động đầu tư phát triển tại công ty Eurowindow đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Điều đó được thể hiện trên nhiều khía cạnh như tổng vốn đầu tư, quy mô của công ty, lợi nhuận hàng năm thu được, mức thuế nộp cho nhà nước,…Cụ thể đó là tổng vốn đầu tư giai đoạn 2003-2007 là 896392 triệu đồng trong đó xây lắp là 65087 triệu đồng máy móc thiết bị là 205056 triệu đồng. Lợi nhuận hằng năm liên tục tăng qua các năm cho đến năm 2007 thì đã đạt gần 40 tỷ. Chỉ mới hoạt động 5 năm nhưng Eurowindow đã có nền tảng trên thị trường Việt Nam. Nhờ hoạt động đầu tư phát triển đầu tư phát triển công ty đã đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình phát triển và trưởng thành của công ty.Khi tiến hành hoạt động đầu tư, với lượng vốn ban đầu bỏ ra để thực hiện hoạt dộng đầu tư phát triển như mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng …cho đến khi các tài sản cố định này được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho công ty. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao.Không chỉ dừng lại ở sản phẩm Eurowindow mà công ty đã năng động đầu tư phát triển mở rộng sản phẩm.Nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng, Eurowindow đã cho ra đời hai dòng sản phẩm mới: Asiawindow và Vietwindow. Asianwindow có nguồn nguyên liệu nhập khẩu tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Malaysia... Asiawindow đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật trong xây dựng, song như giá nhập khẩu nguyên liệu từ các nước Châu Á thấp hơn so với từ các nước Châu Âu nên giá sản phẩm Asiawindow rẻ hơn Eurowindow. Vietwindow ra đời là hệ quả của phương châm nội địa hoá sản phẩm của Eurowindow. Với giá sản phẩm rẻ hơn Eurowindow và Asiawindow do sử dụng nguyên vật liệu sản xuất tại Việt Nam, Vietwindow không những đạt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn là sản phẩm có tính cạnh tranh bởi nó đáp ứng được nhu cầu đa dạng và phong phú ở nhiều cấp độ người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Cùng với sự mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, cơ sở sản xuất không ngừng được bổ sung phát triển, đời sống cán bô nhân viên được cải thiện ngoài ra công ty còn đạt được một số chỉ tiêu như sau: Bảng 12:Kết quả đạt được của công ty Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Doanh thu Trđ 3,653 26,883 74,449 183,712 315,689 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ -1,025 -1,174 1,508 25,945 28,337 3 Thu nhập trên đầu người Trđ 2,985 3,146 3,645 4,125 4,521 4 Đóng góp cho ngân sách trđ 0 0 586,4 10,089 11,020 (Nguồn từ phòng tài chính kế toán của công ty) Biểu đồ 11: Biểu đồ về tốc độ tăng doanh thu Nhận xét: Từ bảng số liệu và từ đồ thị cho ta thấy doanh thu liên tục tăng qua các năm. Điều này cũng thể hiện công ty đang trên đà phát triển mạnh. Nhất là năm 2006 và 2007 doanh thu tăng rất mạnh. Theo hướng phát triển của công ty, những năm đầu công ty đang tập trung vào xây dựng thương hiệu quảng bá hình ảnh còn giai đoạn sau khi đã có một thương hiệu mạnh Eurowindow tập trung vào việc bán sản phẩm . *Giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ Tài sản cố định huy động là những công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào được ngay. Bảng 13:Bảng giá trị tài sản cố định huy động hằng năm Stt Chỉ tiêu đv 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng vốn đầu tư thực hiện Trđ 65,754 116,695 197,646 269,967 641,612 2 Giá trị TSCĐ huy động Trđ 40,011 48,211 59,044 80,092 97,789 3 Tỷ lệ giá trị TSCĐ/Tổng vốn đầu tư thực hiện % 60,85 41,31 29,87 29,67 15,24 (Nguồn : tự tổng hợp từ số liệu các phòng ban) Từ bảng số liệu ta thấy giá trị tài sản cố định huy động qua các năm tăng rất mạnh nhưng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng vốn đầu tư thực hiện giảm dần. Sở dĩ như vậy là do: trên góc độ của một doanh nghiệp TSCĐ là nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình hoạt động phát triển của công ty. Nhưng tuỳ theo chiến lược của mỗi công ty để phân bổ vốn đầu tư hợp lý. Năm 2003 tỷ lệ vốn đầu tư vào TSCĐ chiếm rất lớn nhưng tỷ lệ này giảm dần qua các năm, điều này cho thấy năm 2004 vốn đầu tư cho máy móc thiết bị chủ yếu bảo dưỡng, đầu tư mới chưa mạnh mà thời gian này Eurowindow tập trung vốn vào kênh phân phối sản phẩm. 2.1.2.Hiệu quả đạt được *Hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính của hoạt động trong doanh nghiệp sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24707.doc
Tài liệu liên quan