LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY: 3
1. Khái quát một số nét hoạt động của công ty: 3
2. Sự cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển: 4
2.1. Đối với sản phẩm Sợi: 5
2.2. Đối với sản phẩm dệt kim: 8
2.3. Sản phẩm khăn mũ: 9
2.4. Sản phẩm vải DENIM: 9
II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI: 10
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án: 10
2. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển 14
3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo yếu tố cấu thành: 15
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo lĩnh vực hoạt động từ năm 2000-2005: 16
5.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo nội dung đầu tư: 18
5.1. Công tác đầu tư máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ: 18
5.2. Đầu tư vào thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường: 19
5.3. Đầu tư vào nguyên vật liệu: 22
5.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực: 24
6.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư: 25
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI: 27
1. Kết quả : 27
1.1. Giá trị Tài sản cố định huy động: 27
1.2. Hệ số huy động tài sản cố định: 28
1.3. Kết quả đầu tư máy móc thiết bị: 29
1.4. Kết quả sản lượng sản phẩm tăng lên do đầu tư: 30
1.5. Kết quả của việc đầu tư mở rộng thị trường ( đặc biệt là thị trường xuất khẩu): 33
1.6.Kết quả của đầu tư đào tạo nguồn nhân lực: 34
2. Hiệu quả hoạt động đầu tư: 35
3. Những hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may Hà nội: 37
3.1. Đầu tư cho Máy móc thiết bị: 38
3.2. Đầu tư nguồn nhân lực: 38
3.3. Đầu tư vào nguyên vật liệu: 39
3.4. Đầu tư vào thương hiệu mở rộng thị trường: 40
CHƯƠNG II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 44
I. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 44
1. Chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu: 44
2. Định mức kế hoạch của công ty dự tính đến năm 2010: 45
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY: 47
1.Đối với công ty: 47
1.1. Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư: 47
1.2. Giải pháp về đầu tư cho thiết bị công nghệ: 49
1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực: 49
1.4. Giải pháp về thương hiệu và mở rộng thị trường: 51
1.5. Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm: 55
1.6. Quan hệ, hợp tác tốt với các cơ sở sản xuất phụ kiện: 56
2. Kiến nghị đối với Nhà nước: 57
2.1. Chính sách thuế: 57
2.2. Chính sách hỗ trợ về vốn: 57
2.3. Về chính sách đối với người lao động: 58
2.4. Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường: 58
2.5. Chương trình phát triển cây bông vải: 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Dệt may Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật liệu, trong những năm gần đây, công ty đã chú ý tới việc đầu tư đánh giá, lựa chọn nhà thầu, đầu tư nâng cấp đổi mới thiết bị cho bộ phận kĩ thuật để kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào được tốt hơn, đầu tư tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp trên thị trường.
Ngoài ra, công ty còn nhập nhiều loại hoá chất dùng cho các công đoạn tẩy, nhuộm, làm bóng vải và các nguyên phụ liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty đang đầu tư nghiên cứu, sản xuất những nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu.
Với tình hình đầu tư cho nguyên vật liệu như vậy Công ty Dệt may Hà nội đã sử dụng và quản lý nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm như sau: Công ty Dệt may Hà nội có hình thức tổ chức sản xuất từ sản xuất sợi tới may thành phẩm. Do đó rất cần nguyên liệu phụ, nhưng cơ bản cho sản xuất sợi vẫn là bông xơ. Bông xơ được đưa qua kiểm tra chất lượng và bảo quản tốt, sợi PE chạy trên vải bị vón kẹt, tỷ lệ bông tiêu hao trên máy bông, chải đã được giảm đến mức tối thiểu cho phép. Bông sản xuất sợi OE tăng so với định mức do xử lý qua máy phân ly và Rolando tiêu hao lớn, do tỷ lệ rơi vãi cao vượt định mức.
5.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực:
Đây là hoạt động đầu tư theo chiều sâu, chiếm 2,5 tỷ (0,57%) .Công ty đã xây dựng quy hoạch cán bộ từng thời kì, có kế hoạch đầu tư đào tạo bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ quản lý và chuyên môn.
Hiện nay, công ty đang quan tâm đến vấn đề đào tạo công nhân, trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ hoàn thành được công việc.
Ngoài nội dung lựa chọn lao động giỏi ngay từ đầu thì hoạt động đào tạo và đào tạo lại là một biện pháp diễn ra thường kì ở công ty.
Hàng năm, công ty cử hàng trăm công nhân đi học tại trường Cao đẳng công nhiệp nhẹ Hà nội, và làm hồ sơ cho hàng chục cán bộ đi học tại chức tại các trường Đại học như: Đại học Kinh tế quốc dân, ĐH Bách Khoa. Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề nhằm khuyến khích động viên người lao động nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, những năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại và tự động hoá nên có một bộ phận người lao động bị sa thải, đồng thời một số người lao động không đảm bảo về năng lực và sức khoẻ đều bị sa thải hoặc cho làm các công việc khác.
Để tiết kiệm chi phí đào tạo, Công ty Dệt may Hà nội đã áp dụng hình thức đào tạo trực tiếp bằng cách cử những cán bộ nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy cho các lao động ít kinh nghiệm hoặc là tiến hành theo phương pháp vừa học vừa làm. Những cán bộ giảng dạy này chủ yếu là nhân viên của phòng Kĩ thuật đầu tư vì công nhân chủ yếu thiếu kiến thức liên quan đến kĩ thuật.
Hình thức này không chỉ tiết kiệm được chi phí đào tạo cho Hanosimex mà còn giúp công ty có được những lao động phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.
Để phục vụ cho việc áp dụng thành công hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 vào Công ty, Công ty Dệt may Hà nội cũng đã đầu tư kinh phí đào tạo bồi dưỡng nhận thức về chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty. Một số cán bộ của Công ty được đào tạo các chương trình nâng cao kĩ thuật thông qua các đợt tập huấn tại các nước có công nghệ mới như : Nhật Bản, Đức, Italia… Vì vậy, đã nâng cao được trình độ, đáp ứng yêu cầu quản lý theo tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân viên của công ty thì công ty đang bắt đầu quan tâm và đào tạo nâng cao trình độ tin học cho họ. Thông qua các lớp tin học được tổ chức trong toàn công ty để dần tiến tới vi tính hoá toàn bộ hệ thống thông tin trong Công ty. Điều này thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty vì hiện nay thông tin chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty hay một doanh nghiệp.
6.Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo hình thức đầu tư:
Các dự án ở Công ty Dệt may Hà nội chủ yếu theo hình thức đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, đối với một số dự án, để tiết kiệm nguồn lực có sẵn ở công ty, có sự kết hợp cả hai hình thức đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng.
Bảng11: Hình thức đầu tư của các dự án tại Công ty Dệt may Hà
nội giai đoạn 2000-2005:
Đơ n v ị: t r. đ, %
Hình thức đầu tư
Số dự án
Số tuyệt đối
Tỉ trọng
Chiều sâu
13
244144,125
58
Chiều rộng
2
32011,62
8
Kết hợp giữa chiều sâu và chiều rộng
3
147015,238
35
Tổng
18
423170,425
100
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Từ bảng trên ta nhận thấy, các dự án ở Công ty Dệt may Hà nội có tới 58% theo hình thức đầu tư chiều sâu với số vốn là 244144,125 triệu đồng.
Năm 2000, dự án nhà máy dệt vải DENIM đầu tư mới hoàn toàn với quy mô 155 tỷ đồng thể hiện được quyết tâm trang bị máy móc kĩ thuật hiện đại để sản xuất một loại sản phẩm hoàn toàn mới so với những sản phẩm trước đó của công ty, đó chính là vải bò- loại vải đang có tỉ lệ tiêu thụ cao tại công ty.
Tuy vậy, việc đầu tư một nhà máy mới sẽ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn cho chi phí mặt bằng nhà xưởng, các công trình phụ trợ mà không tận dụng được đội ngũ quản lý, nhân công giàu kinh nghiệm có sẵn ở các nhà máy Sợi. Chính vì vậy, có tới 35% tổng vốn đầu tư dành cho các dự án có sự kết hợp cả hai hình thức: chiều rộng và chiều sâu. Đó là các dự án: Dự án đầu tư mở rộng Dệt Hà đông, Dự án đầu tư và mở rộng nhà máy Sợi Hà nội, dự án tự động hoá. Mức đầu tư cho các dự án có hình thức hỗn hợp này là khoảng 147015,238 triệu đồng. Đầu tư theo chiều rộng chỉ chiếm tỉ trọng 8 % trong tổng vốn đầu tư, bao gồm các dự án: Dự án đầu tư mở rộng dệt DENIM năm 2002, dự án trạm 35/6 KV năm 2004.
Năm 2000 công ty bắt tay vào xây dựng nhà máy dệt vải DENIM, đến năm 2002 lại đầu tư mở rộng nhà máy này. Việc đầu tư khá dồn dập đó là do: công ty đã tìm hiểu được nhu cầu về vải DENIM của thị trường cả nước hiện tại và tương lai sẽ rất lớn, cần phải đầu tư mở rộng nâng cao công suất hơn nữa thì mới đáp ứng được. Và quyết định đó cho tới thời điểm này là hoàn toàn đúng đắn vì hàng vải DENIM sản xuất ra hầu như tiêu thụ được ngay.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI:
1. Kết quả :
1.1. Giá trị Tài sản cố định huy động:
Đối với từng dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định huy động chính là những đối tượng, hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập của từng dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động. Công thức tính giá trị các tài sản cố định được huy động (F) trong trường hợp này như sau:
F= Iv - C
Với :
Iv : là vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã được huy động.
C : là các chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định.
Giá trị tài sản cố định huy động hàng năm của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 12: Giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2000-2005:
Đơn vị: tr.đ
Năm
Giá trị TSCĐ huy động
2000
101100
2001
20127
2002
50120
2003
10422
2004
37042
2005
72275
Tổng
291086
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Qua bảng trên, ta thấy được khối lượng các tài sản cố định huy động không đều nhau qua các năm, tương ứng với sự chênh lệch vốn đầu tư giữa các năm. Năm 2000 là năm có số hạng mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập nhiều nhất trong vòng 6 năm qua: khoảng 101 tỉ đồng trong tổng số 155 tỷ vốn đầu tư của cả năm. Năm 2003, chỉ có 10,4 tỉ giá trị tài sản cố định được huy động trong kì. Các năm còn lại có giá trị tài sản cố định trong kì từ 20-72 tỷ đồng.
1.2. Hệ số huy động tài sản cố định:
Trên lí thuyết, đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các nhà quản lí đã tính hệ số huy động TSCĐ như sau:
Hệ số huy động TSCĐ= Giá trị TSCĐ được huy động trong kì/ (Tổng vốn đầu tư được thực hiện trong kì +Vốn đầu tư thực hiện các kì trước nhưng chưa được huy động).
Nhưng thực tế ở Công ty Dệt may Hà nội, các nhà quản lý vẫn sử dụng cách tính chỉ tiêu này theo từng dự án, và giả địnhVốn đầu tư bỏ ra năm nào được dùng hết ngay năm đó.
Vì vậy, ta có bảng tính hệ số huy động tài sản cố định của công ty như sau:
Bảng13: Hệ số huy động TSCĐ của các dự án tại Công ty Dệt may Hà nội giai đoạn 2000-2005:
Đơn vị: tr.đ
Năm
Giá trị TSCĐHĐ
Tổng vốn đầu tư thực hiện
Hệ số HĐTSCĐ
2000
101100
155300
0,65
2001
20127
29844
0,67
2002
50120
75863
0,66
2003
10422
14668
0,71
2004
37042
55828
0,66
2005
72275
107268
0,67
( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư)
Có thể nói hệ số huy động tài sản cố định trong các dự án khá cao. Trung bình khoảng 0,67; điều đó có nghĩa là: cứ 1 đồng vốn đầu tư tạo ra 0,67 đồng giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập.
Năm 2003, hệ số huy động tài sản cố định lớn nhất là 0,7 mặc dù đây là năm có tổng vốn đầu tư thấp nhất.
Tương tự như vậy, năm 2000 tuy có tổng vốn đầu tư lớn 155 tỷ, song giá trị tài sản có khả năng phát huy tác dụng độc lập chỉ 100,9 tỷ vì hệ số huy động tài sản cố định là 0.65, thấp nhất trong vòng 6 năm.
1.3. Kết quả đầu tư máy móc thiết bị:
Bảng14: Công suất Máy móc thiết bị đầu tư mới trong giai đoạn 2000-2005 tính tới thời điểm tháng 2/2006:
Đơn vị:%
Năm
Máy móc thiết bị
Công suất
2001
Nhà máy may 3 ( 1500 máy)
100
Máy thô BCX16E
100
Máy dò tách xơ ngoại lai
100
Máy chải kĩ
100
2003
Máy RIB
100
Máy thô Rieter Secondhand
90
Máy nhuộm 25 kg
90
Máy dệt Single có chun
90
2004
Máy lạnh
90
Dự án trạm 35/6 KV
80
2005
Dự án tự động hoá
70
(Nguồn: Phòng Kĩ thuật- Đầu tư)
Có thể nói các máy móc thiết bị sau 5 năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định. Các máy từ năm 2001 đều đã đạt công suất tối đa, tiếp đó, các máy mua giai đoạn 2002-2004 đạt 90% công suất. Dự án tự động hoá thực hiện năm 2005 tới nay đã đạt 70% công suất.
1.4. Kết quả sản lượng sản phẩm tăng lên do đầu tư:
Bảng 14: Sản lượng sợi tăng lên do đầu tư thêm máy móc thiết bị giai đoạn 2000-2005 so với trước đó:
Đơn vị: tấn/ năm
Mặt hàng
Sản lượng trước đầu tư
Sản lượng sau đầu tư
Tăng so với trước đầu tư
Ne 45(65/35)CK
710
812
102
Ne 40(65/35)CK
590
599
9
Ne 30(65/35)CK
710
1180
470
Ne 45(65/35)CK
350
372
22
Ne 40PE
590
690
100
Ne 30PE
1060
1250
190
Ne 45PE
3640
3820
180
Ne 30 cotton CK
1530
2820
1290
Ne 32 cotton CT
710
834
124
Tổng số
9890
12377
2487
(Nguồn : Phòng Kĩ thuật đầu tư )
Ta thấy sản lượng sợi tăng lên rõ ràng qua quá trình đầu tư, đặc biệt là sợi Ne 30 cotton CK, trung bình tăng 1290 tấn/ năm so với thời kì trước đó.
Trong đó toàn bộ dây chuyền kéo sợi mới sẽ được sử dụng để sản xuất sợi Ne 30 cotton chải kĩ để đạt mức chất lượng cao với sản lượng 1860 tấn/ năm.
Bảng 15: Mức gia tăng các loại sản phẩm do đầu tư trong giai đoạn 2000-2005:
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003(so với 2002)
2004 ( so với 2003)
2005( so với 2004)
- Sợi đơn các loại
Tấn
1143
1721
6690
- Sản phẩm dệt kim
1000SP
1168
-268
408
- Sản phẩm khăn
1000chiếc
1437
2347
2018
- Sản phẩm mũ
1000chiếc
-847
867
303
- Vải DENIM
1000m
2352
3542
4228
- SP May DENIM
1000SP
336
475
524
( Nguồn: Phòng kĩ thuật đầu tư)
Theo bảng trên, chỉ có sản phẩm mũ và sản phẩm dệt kim là có sự giảm qua các năm còn tất cả các sản phẩm đều tăng qua từng năm, đặc biệt là sản phẩm sợi đơn các loại, năm 2005 tăng 6690 tấn so với năm 2004. Như ta đã biết ở các phần trên, năm 2000, công ty đầu tư dự án : Nhà máy dệt vải DENIM với số vốn hơn 155 tỷ, sau đó để nâng cao năng suất và chất lượng, năm 2002, công ty lại tiếp tục đầu tư 27 tỷ mở rộng Nhà máy này. Và kết quả của công cuộc đầu tư đó đã không phụ lòng cán bộ công nhân viên trong Công ty Dệt may Hà nội khi mà sản phẩm vải DENIM và sản phẩm may DENIM không ngừng tăng tiến với bước đột phá ngoạn mục tại điểm mốc là năm 2003. Kể từ đó, sản lượng vẫn tiếp tục tăng và đạt được bước nhảy vọt vào năm 2005. Đối với sản phẩm vải DENIM, sự gia tăng giữa các năm nhìn chung khá cao và đồng đều, năm 2003 tăng 2352 nghìn mét so với năm 2002. Tiếp đó, năm 2004 lại tăng 3542nghìn mét so với năm 2003. Không dừng lại ở đó, năm 2005 tăng tới 4228 nghìn mét so với năm 2004. Để thấy rõ hơn sự gia tăng này, ta xem xét bảng tốc độ tăng liên hoàn và định gốc như sau:
Bảng16: Tốc độ tăng liên hoàn sản phẩm của công ty giai đoạn 2002-2005:
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
03/02
04/03
05/04
- Sợi đơn các loại
15326
16469
18190
11200
107
110
62
- Sản phẩm dệt kim
6692
7860
7592
8000
117
97
105
- Sản phẩm khăn
6998
8435
10782
12800
121
128
119
- Sản phẩm mũ
1577
730
1597
1900
46
219
119
- Vải DENIM
6750
9102
12644
17172
135
139
136
- SP May DENIM
375
711
1186
1710
190
189,6
144
( Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)
Sản phẩm Denim có mức biến động rõ rệt nhất. Cả hai loại sản phẩm vải và sản phẩm may qua 4 năm đều có tốc độ tăng năm sau so với năm trước với tỉ lệ lớn. Trong đó phải kể đến mức biến động sản phẩm may Denim năm 2003 so với năm 2002, tăng tới 90%. Năm 2004 tăng 89,4% so với năm 2003… Những con số đó thể hiện hướng đầu tư đúng đắn của công ty dành cho vải Denim.
Trong khi đó, sản lượng sợi đơn các loại tuy năm 2004 tăng một chút so với năm 2003 nhưng tới năm 2005 lại giảm mạnh tới 38% so với 2004. Công ty cần lưu ý tới vấn đề này để năm 2006 có sự tăng trưởng cao hơn nữa.
Bảng 17:Tốc độ tăng định gốc sản phẩm của công ty giai đoạn 2000-2005:
Đơn vị:%
2002
2003
2004
2005
Tốc độ tăng định gốc
04/02
05/02
- Sợi đơn các loại
15326
16469
18190
11200
119
73
- Sản phẩm dệt kim
6692
7860
7592
8000
113
120
- Sản phẩm khăn
6998
8435
10782
12800
154
183
- Sản phẩm mũ
1577
730
1597
1900
101
120
- Vải DENIM
6750
9102
12644
17172
187
254
- SP May DENIM
375
711
1186
1710
316
456
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Như đã đề cập ở bảng trên, năm 2003, sau khi đã được đầu tư mở rộng, sản lượng sản phẩm vải DENIM tăng lên tới con số 35% so với năm 2002. So với năm 2002, năm 2004 tăng 87% cũng là con số rất đáng hoan nghênh. Năm 2005 lại càng tiến bộ hơn so với năm 2004, với tốc độ tăng 154%. Người tiêu dùng đã biết đến sản phẩm vải DENIM của công ty và đón nhận một cách nồng nhiệt.
Sản phẩm may DENIM năm 2005 lại gia tăng đột biến: 356% so với năm 2002, chứng tỏ ngày càng có người thêm biết đến và sử dụng sản phẩm vải bò
may sẵn của công ty. Đây là tín hiệu rất đáng mừng vì vừa mới năm 2000, công ty đã đầu tư hơn 155 tỷ đồng để xây dựng nhà máy dệt loại vải này, năm 2002 lại tiếp tục đầu tư bổ sung. Vậy nên việc khách hàng tiêu dùng sản phẩm vải và sản phẩm may DENIM nhiều như vậy là một động lực rất lớn khích lệ công ty gia tăng sản xuất, năng suất lao động.
1.5. Kết quả của việc đầu tư mở rộng thị trường ( đặc biệt là thị trường xuất khẩu):
Bảng 19: Mức gia tăng hàng năm kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2002-2005:
Đơn vị: USD($)
Năm
Nước
2003 ( so với năm 2002)
2004(so với năm 2003)
2005 (so với năm 2004)
Nhật
487180
-193077
308463
Đài loan
618095
-386153
616927
Anh
1322518
-579230
925390
Mỹ
942783
-675768
1079622
Các nước khác
1983
-96538
154232
Tổng
3372559
-1930766
3084634
( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty không ngừng tăng qua từng năm và trong lĩnh vực xuất khẩu thì Công ty Dệt may Hà nội luôn là
“Con chim đầu đàn” của ngành dệt may Việt nam, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Trong khi Mỹ là thị trường mới thì Nhật Bản là thị trường truyền thống khá khó tính. Bên cạnh những thị trường với tỉ trọng nhập khẩu lớn thì còn một số thị trường khác tuy với số lượng nhập khẩu sản phẩm của công ty nhỏ nhưng thường xuyên và ổn định như thị trường châu Âu, CH Séc…
Ngoài ra, trong những năm vừa qua, nhờ việc mở rộng thị trường, công ty còn xuất khẩu được gần 2000 tấn sợi sang Hàn quốc, Đài loan, Nhật Bản để bù đắp cho khu vực may, thực hiện được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đã định.
1.6.Kết quả của đầu tư đào tạo nguồn nhân lực:
Mặc dù đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm một cách có quy mô nhưng trình độ lao động của toàn công ty đã được nâng lên một cách đáng mừng. Số lượng công nhân viên có tay nghề cao và trình độ đã tăng.
Bảng 16: Chất lượng cán bộ công nhân viên tại công ty tính đến tháng 12/2005:
Đơn vị: người, %
Stt
Trình độ
Số lao động
Tỉ trọng
Trên Đại học
53
0,981
Đại học
513
9,500
Cao đẳng
45
0,833
Trung cấp
180
3,333
Công nhân bậc 1
433
8,019
Công nhân bậc 2
455
8,426
Công nhân bậc 3
509
9,426
Công nhân bậc 4
824
15,259
Công nhân bậc 5
1226
22,704
Công nhân bậc 6
1102
20,407
Công nhân bậc 7
60
1,111
Tổng cộng
5400
100
Tỷ lệ lao động gián tiếp
9,8
Tỷ lệ lao động trực tiếp
90,2
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính)
Có 53 cán bộ có trình độ trên Đại học, mà hầu hết đều do công ty cử đi học tại các trường đại học trên cả nước. Trong đó có 5 tiến sĩ, 48 thạc sĩ. Số công nhân bậc 5 ở công ty lên tới 1102 - có được là do các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề người lao động do công ty tổ chức thường kì hàng năm.
Số công nhân bậc 5 chiếm tỉ trọng lớn nhất là 22,704%, sau đó tới công nhân bậc 6; nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm tỉ trọng thấp nhất là 0,833%. Nhìn chung tỉ trọng công nhân tăng dần theo bậc thợ và đây là tín hiệu rất đáng mừng, bởi tuy số lao động làm ở công ty ngày càng tăng, nhưng họ nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, khả năng làm việc và trình độ không bị cách quá xa so với những đồng nghiệp cũ.
2. Hiệu quả hoạt động đầu tư:
Bảng 21 : Hiệu quả đầu tư ở Công ty Dệt may Hà nội
giai đoạn 2002-2005:
Năm gốc 2002
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
Doanh thu tăng thêm
Tr. đ
33.615
104.882
394.305
Lợi nhuận tăng thêm
Tr. đ
200
300
500
Nộp NS hàng năm tăng thêm
Tr. đ
252
548
600
Kim ngạch xuất khẩu tăng thêm
USD
3.372.559
-1930766
3.084.634
Lao động tăng thêm
người
247
27
149
Lương CN/ tháng tăng thêm
1000đ
100
100
200
( Nguồn : Phòng kĩ thuật đầu tư )
Qua kết quả phân tích, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng lên một cách rõ rệt, trong đó phải kể đến chỉ tiêu về doanh thu. Nếu năm 2002, doanh thu của Công ty Dệt may Hà nội vào khoảng 832 tỷ đồng, năm 2003 tăng hơn 33 tỷ, năm 2004 lại tăng hơn năm 2003 tới gần 105 tỷ đồng. Và một bước nhảy vọt đã diễn ra vào năm 2005, khi mà doanh thu tăng những 394 tỷ đồng so với năm 2004. Để có được điều đó là cả một quá trình phấn đấu của Hanosimex với sự đầu tư thích đáng. Năm 2005, công ty đã đầu tư cho dự án tổng số vốn là hơn 100 tỷ, cao nhất trong vòng 4 năm vừa qua.
Xét đến khía cạnh xã hội, mức nộp ngân sách nhà nước của công ty so với các doanh nghiệp dệt may khác cũng rất lớn: trên 4 tỷ đồng mỗi năm. Năm 2003 tăng 252 triệu so với năm 2002, năm 2004 nộp cho nhà nước 4,8 tỷ- nghĩa là cao hơn năm 2003 tới 548 triệu đồng. Cộng thêm giá trị năm 2004: 600 triệu chính là số tiền mà công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước năm 2005. Đây là những sự gia tăng rất đáng khích lệ mà công ty có được trong vòng 4 năm vừa qua. Hi vọng rằng trong năm 2006 này, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của công ty sẽ lên tới con số 6 tỷ đồng.
Với số lao động lớn dần qua từng năm, song không vì thế mà tiền lương thấp đi, trái lại, vẫn tăng một cách đều đặn, tuy không được gọi là rất cao song có thể nói, người công nhân đã được trả lương đúng sức lao động của mình cho một công việc ổn định. (Không như những công ty may tư nhân khác, lương có thể đến 3 triệu đồng/ tháng, nhưng công việc lại thất thường, thời gian lao động có khi tới 14 tiếng một ngày )
Cho đến năm 2005, lương lao động bình quân hàng tháng là 1,7 triệu đồng - với thu nhập như vậy, cán bộ công nhân viên công ty có thể yên tâm làm việc lâu dài tại Hanosimex.
Kim ngạch xuất khẩu có sự biến động khá thất thường trong vòng 4 năm qua.
Nếu như năm 2003 tăng so với 2002 khoảng 3373ngàn $, năm 2004 lại giảm tới gần 2000$. Nguyên nhân là do năm 2004, thị trường thế giới có những dấu hiệu không ổn định do việc lên giá các mặt hàng: bông, xơ, khiến công ty không thể nhập được một khối lượng lớn các nguyên liệu này để xuất thành phẩm ra nước ngoài vì giá cao vượt dự kiến.
Bảng 22: Hiệu quả tính trên vốn đầu tư giai đoạn 2003-2005:
( giả định vốn đầu tư năm nào phát huy tác dụng hết ngay trong năm ấy)
Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
2003
2004
2005
Lợi nhuận tăng thêm / VĐT
0,016
0,024
0,005
Doanh thu tăng thêm / VĐT
2,763
1,948
3,932
Nộp ngân sách tăng thêm / VĐT
0,021
0,010
0,004
( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính )
Hiệu quả của hoạt động đầu tư về tổng thể đã nâng cao hơn so với trước thời kì đổi mới nhưng còn thấp so với các loại hình doanh nghiệp khác và có những biến động khá thất thường.
Năm 2003, một đồng vốn đầu tư tạo ra 0,016 đồng lợi nhuận tăng thêm và 2,763 đồng doanh thu tăng thêm. Xét về doanh thu thì đây là tín hiệu rất đáng mừng. Nhưng về hiệu quả thực sự, tức là xét trên chỉ tiêu lợi nhuận thì 0,016 đồng lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn đầu tư là một con số quá thấp so với tiềm lực và những ưu đãi mà nhà nước dành cho ngành dệt may nói chung và Công ty Dệt may Hà nội nói riêng.
Ngoài ra, các chỉ tiêu hiệu quả khác như NPV (Lợi nhuận thuần), IRR ( hệ số hoàn vốn nội bộ), thời gian thu hồi vốn đầu tư… được công ty đánh giá theo từng dự án. Nhưng nhìn chung một dự án ở Công ty Dệt may Hà nội thường có
3. Những hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển ở Công ty Dệt may Hà nội:
Cũng như tình trạng chung của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam khác, nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tại Công ty Dệt may Hà nội hầu như là vốn vay (bao gồm vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác). Vốn tự có ở công ty không nhiều, chỉ chiếm 22%. Trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng tỉ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn, đồng thời vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác để có càng nhiểu vốn cho hoạt động đầu tư càng tốt.
Với cơ cấu nguồn vốn như hiện nay, việc đầu tư vào các nội dung còn khá nhiều bất cập.
3.1. Đầu tư cho Máy móc thiết bị:
Như đã biết trong phần thực trạng, trong giai đoạn 2000-2005, công ty dành hơn 250 tỷ đồng cho việc đầu tư máy móc thiết bị. Nhờ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm ở công ty được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì những sản phẩm đầu tư mới này cũng không tồn tại được lâu. Vì để đồng bộ với những thiết bị cũ, công ty chỉ mua các loại máy tương đối hiện đại, so với thế giới thì ở mức trung bình. Nên sau này, khi cơ cấu sản phẩm không còn phù hợp nữa, công ty sẽ phải đầu tư lại. Lúc đó sẽ tốn rất nhiều tiến mà công ty chưa chắc đã huy động được ngay.
3.2. Đầu tư nguồn nhân lực:
Có thể nói trong những năm qua, công ty đã đầu tư cho nhiều cán bộ công nhân đi học. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với cấp dưới. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đầu tư đó vẫn chưa nhìn thấy rõ. Đặc biệt là những nhân viên về thiết kế mĩ thuật và nghiên cứu thị trường.
Việc đầu tư cho người lao động đi học thêm để nâng cao tay nghề nhưng cho tới giờ công ty vẫn chưa có những sáng kiến mới để nâng cao năng suất, không có những công trình khoa học có ứng dụng thực tiễn.
Công ty cần lưu ý tới vấn đề này bởi nó làm thất thoát một lượng vốn không nhỏ của công ty, lãng phí cả thời gian và công sức của cán bộ công nhân viên công ty.
Ngoài ra, công ty cũng vấp phải khó khăn là thiếu cán bộ kinh doanh trẻ tuổi, năng động, giỏi ngoại ngữ. Bởi, công ty đang thúc đẩy tỉ trọng xuất khẩu, cần có nhiều nhân viên hội tụ được những yếu tố trên để giao dịch với các đối tác nước ngoài, gây dựng nên được một hình ảnh đẹp của công ty với bạn bè quốc tế, song hiện tại số lượng cán bộ trẻ còn quá nhỏ bé.
Nguyên nhân là vì, chế độ thi tuyển đầu vào ở Công ty Dệt may Hà nội (đối với cán bộ quản lý) cũng giống như tình hình chung của các doanh nghiệp nhà nước khác, chưa mang tính công khai và một chế độ đãi ngộ nhân tài thoả đáng. Hầu như những cán bộ trẻ vào làm việc tại công ty không phải trải qua chế độ thi tuyển gắt gao mà do những mối quen biết hoặc cha mẹ về hưu nhường vị trí cho con. Có lẽ vì vậy, động lực và tinh thần làm việc của họ không được như nhân viên của các công ty tư nhân, hay các công ty liên doanh khác ở Việt Nam hiện nay.
Mặt hạn chế nữa là đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân. Để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo người lao động thì cần phải có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên thật tốt. Thế nhưng hiện nay, các trường dạy nghề dệt may rất ít. Công nhân chủ yếu từ các tỉnh xa về, điều kiện nhà ở, sinh hoạt không tốt. Còn thanh niên thành thị có nhiều nghề khác hấp dẫn hơn, không còn thích thú với nghề dệt may như trước kia.
Lại có những trường hợp do không có sự ràng buộc về điều kiện pháp lý, nhiều công nhân sau khi được đào tạo thành thợ giỏi tại công ty vì lí do nào đó lại chuyển đi nơi khác mà không phải nộp bất cứ khoản lệ phí học nghề nào.
3.3. Đầu tư vào nguyên vật liệu:
Có lẽ, đây cũng là lĩnh vực bộc lộ nhiều yếu điểm trong công cuộc đầu tư của Công ty Dệt may Hà nội.
Trong vòng 6 năm, hầu như không có một sự đầu tư mới nào trong việc cải thiện nguồn nguyên liệu, vẫn còn thụ động trông chờ vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và các chính sách của nhà nước mà chưa chủ động đưa ra các phương án hỗ trợ cho người nông dân trồng bông, nuôi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36424.doc