Đề tài Tình hình đầu tư theo chương trình 135 ở huyện Yên Lập

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135 2

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH 135 3

I. Mục tiêu của chương trình 135 3

1. Mục tiêu tổng quát: 3

2. Mục tiêu cụ thể: 3

II. Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện 4

III. Phạm vi và nhiệm vụ của chương trình 4

1. Phạm vi 4

2. Nhiệm vụ 5

IV. Một số chính sách chủ yếu 6

1. Chính sách đất đai: 6

2. Chính sách đầu tư, tín dụng: 7

3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: 9

4. Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình: 9

5. Chính sách thuế. 10

V. Nguồn vốn và tổ chức thựuc hiện 10

1.Nguồn vốn và sử dụng vốn 10

2.Tổ chức thực hiện 11

PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở HUYỆN YÊN LẬP 12

I. Tính tất yếu, đầu tư theo chương trình 135 12

1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Lập trước khi thực hiện chương trình 135 (trước năm 1999) 12

2. Tổ chức thực hiện 14

II. Những kết quả đạt được khi thực hiện chương trình 15

1.Khó khăn và thuận lợi trong những năm thực hiện dự án 135 15

1.1 Thuận lợi 15

1.2 Khó khăn 15

2. Về xây dưng cơ sở hạ tầng 16

2.1 Kết quả thực hiện 16

2.2 Đánh giá kết quả thực hiện 18

III. Những yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện dự án 135 19

1. Những yếu kém còn tồn tại 19

2. Nguyên nhân 20

PHẦN III . ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ THEO CHƯƠNG TRÌNH 135 21

1.Định hướng thực hiện chương trình 135 trong những năm tiếp theo của giai đoạn II (2006-2010) 21

1.1 Những điểm mới trong chương trình 135 ở giai đoạn II(2006-2010) 21

1.2 Mục tiêu đề ra của huyện khi thực hiện chương trình 135 giai đoạn II 22

2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư theo chương trình 135 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 26

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư theo chương trình 135 ở huyện Yên Lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa. - Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ. - Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. - Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. IV. Một số chính sách chủ yếu 1. Chính sách đất đai: Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thực hiện giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với công tác định canh, định cư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất, ổn định đời sống. A) ở miền núi, nơi có dự án bảo vệ, trồng rừng, hộ nông dân được nhận khóan bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, được giao đất để trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định tại Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về "mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng". Mức diện tích giao khoán tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. B) ở những nơi nông dân không có đất hoặc có quá ít đất để sản xuất nông lâm nghiệp, giải quyết theo hướng sau đây: - ở những tỉnh còn đất hoang hóa có thể khai hoang để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thì Nhà nước hỗ trợ đầu tư việc khai hoang, phục hóa giao đất cho dân sản xuất. - Giao cho nông, lâm trường quốc doanh và nông, lâm trường quân đội đóng trên các địa bàn, có trách nhiệm tiếp nhận đồng bào không có đất, đồng bào du canh, du cư và giao khoán đất cho đồng bào sản xuất. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức nông, lâm nghiệp ngoài quốc doanh tiếp nhận, giải quyết việc làm cho các hộ nông dân nghèo. Nhà nước dành khoản vốn đầu tư để mở mang một số vùng kinh tế mới, chủ yếu để tiếp nhận những hộ nông dân nghèo đến sản xuất bao gồm các vùng Tứ giác Long Xuyên, Tây Nguyên, Bình Thuận và một số vùng khác có điều kiện. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ này. 2. Chính sách đầu tư, tín dụng: A) Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Nơi có thể làm thủy lợi để phát triển lúa nước thì Nhà nước dùng vốn ngân sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. ở một số địa bàn vùng cao, đặc biệt khó khăn không có ruộng nước thì Nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, giúp đồng bào có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ. B) Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân thuộc vùng các xã đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ. C) Các hộ gia đình được giao đất, giao rừng để trồng cây công nghiệp, cây lấy quả, cây đặc sản, cây làm thuốc và sản xuất lâm nghiệp được hưởng chính sách theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về "Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng". D) Các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phải dành phần ưu tiên đầu tư cho chương trình này. Các hộ gia đình thuộc phạm vi chương trình được ưu tiên vay vốn từ ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác để phát triển sản xuất.. Đ) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi chương trình này tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực tại chỗ để thực hiện chương trình. Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển chung toàn vùng, Nhà nước còn hỗ trợ vốn để thực hiện các nội dung công việc sau: - Xây dựng các trung tâm cụm xã bằng nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. - Phát triển hệ thống giao thông: Mỗi huyện được cấp 01 máy san ủi, 01 xe ben, 01 xe lu. Nhà nước hỗ trợ thuốc nổ, xi măng, sắt, thép để làm ngầm, cầu, cống và lương thực để làm đường giao thông nông thôn. - Xây dựng công trình điện: ở nơi có điều kiện, Nhà nước hỗ trợ đầu tư làm lưới điện đến trung tâm cụm xã theo quy hoạch, phù hợp với khả năng đầu tư từng thời gian. ở nơi có điều kiện làm thủy điện nhỏ, Nhà nước hỗ trợ nhân dân một phần kinh phí và cho vay tín dụng đầu tư để phát triển. - Những nơi khó khăn về nguồn nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng một số điểm cung cấp nước tập trung, phù hợp với quy hoạch dân cư. E) Nhà nước khuyến khích thành lập các tổ, nhóm liên gia để giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống, vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng trong nông thôn. G) Đồng bào trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh ở các cơ sở y tế của nhà nước không mất tiền theo quy định tại Nghị định số 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ. 3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: A) Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, bản, làng, phum, soóc để nâng cao trình độ tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và khả năng quản lý sử dụng các nguồn tín dụng nông thôn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. B) Các cháu học sinh trong vùng các xã đặc biệt khó khăn đến trường học được cấp sách giáo khoa, văn phòng phẩm và miễn học phí. C) Các xã đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi chương trình chọn mỗi xã một số hộ nông dân sản xuất giỏi để đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm tại địa phương và được hưởng trợ cấp từ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm. D) Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con, em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. 4. Nhiệm vụ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình: - Ban chỉ đạo thực hiện chương trình làm việc cụ thể với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện, trước mắt là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Khánh Hòa để phân công các tỉnh, thành phố này trực tiếp đảm nhận giúp đỡ một số xã thuộc chương trình, tập trung vào các nội dung: hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động lực lượng cán bộ của địa phương mình đến giúp các xã ... - Giao mỗi Bộ, ngành trung ương giúp đỡ một số xã, đồng thời phân công các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành, mỗi doanh nghiệp giúp đỡ một số xã. Các Bộ, ngành và các doanh nghiệp có kế hoạch tiết kiệm chi tiêu và huy động đóng góp tự nguyện của các cán bộ, công nhân viên để có kinh phí hỗ trợ các xã này. - Giao Bộ Quốc phòng xây dựng các vùng kinh tế mới ở những nơi có điều kiện, đỡ đầu, đón nhận khoảng 100.000 hộ dân đến lập nghiệp ở những vùng đất còn hoang hóa, biên giới, hải đảo. - Nhà nước khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong nước, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài, ủng hộ giúp đỡ thực hiện Chương trình này. 5. Chính sách thuế. Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên về chính sách thuế theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các chính sách về thuế khác khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành. V. Nguồn vốn và tổ chức thựuc hiện 1.Nguồn vốn và sử dụng vốn a. Vốn đầu tư cho thực hiện Chương trình được huy động từ các nguồn sau: - Vốn ngân sách Nhà nước (kể cả vốn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ). - Vốn vay tín dụng. - Vốn huy động từ các tổ chức và các cộng đồng dân cư. b. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ủy ban Dân tộc và Miền núi và các Bộ, ngành liên quan có giải pháp cân đối các nguồn vốn bố trí theo kế hoạch hàng năm trình Chính phủ quyết định để đầu tư theo các Dự án thực hiện chương trình. 2.Tổ chức thực hiện - Ban chỉ đạo Trung ương về ²Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa" chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng triển khai thực hiện chương trình theo đúng chức năng nhiệm vụ của ngành mình và chỉ đạo ban điều hành quản lý chương trình cấp tỉnh xây dựng các dự án cụ thể, trình các ngành, các cấp có thẩm quyền, thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành và xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Dự án này trên địa bàn tỉnh. - Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hàng năm do ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có ghi thành mục riêng trình Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan, Ban chỉ đạo Trung ương về Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình trình Thủ tướng Chính phủ quyết định vốn đầu tư cân đối cho chương trình, được ghi thành một khoản mục riêng trong kế hoạch hàng năm của địa phương do địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và theo đúng kế hoạch bảo đảm thực hiện chương trình có hiệu quả. PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở HUYỆN YÊN LẬP I. tính tất yếu, đầu tư theo chương trình 135 1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Lập trước khi thực hiện chương trình 135 (trước năm 1999) Yên lập là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, nhân dân trong huyện sinh sống chủ yếu dựa vào nền sản xuất nông nghiệp, huyện có 16 xã và có một thị trấn.Tổng diện tích tự nhiên 43.746 ha trong đó đất lâm nghiệp chiếm 22.134 ha chiếm 50,6%,đất nông nghiệp 8588 ha chiếm 19,6%, đất chuyên dungf 1.354 ha chiếm 3,1%, còn lại là đất suối và núi đá.Dân số toàn huyện khoảng 80.000 người, trong đó trên 80% là dân tộc mường số còn lại là các dân tộc khác cùng sinh sống. Với điều kiện của huyện là miền núi vùng cao, địa hình, địa chất phức tạp , thiên nhiên , khí hậu ít thuận lợi, thường xuyên xảy ra hạn hán và lũ quét gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân vì vậy Yên Lập còn rất nhiều khó khăn về nhân tài và vật lực ,hơn nữa trong thời gian dài chưa được đầu tư đúng mức kết cấu hạ tầng, nên cơ sở vâtj chất yếu kém, KT_XH chậm phát triển.Thể hiện ở các lĩnh vực: a. Kinh tế: kinh tế huyện phát triển chậm, đại bộ phận đời sống nông thôn còn nghèo, cơ sở hạ tầng thấp, đặc biệt là mạng luới giao thông vận tảI trên toàn huyện chưa phát triển, chủ yếu là đường đất không có mặt đường đạt tiêu chuẩn, ở nhiều khu xóm vẫn chưa có đường xe cơ giới đến được, hành năm lại thường xuyên mưa lũ, lốc xoáy phá hoại làm hư hang nhiều công trình giao thông vốn đã kém lại càng kém hơn. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, đơn điệu về sản phẩm, các ngành nghề tuy đã được hình thành nhưng ở quy mô nhỏ( như sơ chế thô nông lâm sản, may mặc…) giá trị sản xuất thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế - Thương mại và dịch vụ: kém phát triển do đI kại khó khăn , chủ yếu là mạng lưới bán lẻ tại các tụ điểm dân cư ở trung tâm các xã, chưa có cửa hàng, cửa hiệu, chợ tạm, giá trị sản xuất không cao chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tể - sản xuất nông nghiệp: tập quán sản xuất của nhân dân sống chủ yếu trong điều kiện kinh tể tự cung tự cấp, chưa có kháI niệm về sản xuất hàng hoá, trình độ sản xuất thấp, năng suet lao động kông cao, chất lượng sản phẩm kém, từ đó thu nhập của đại bộ phận nhân dân thấp, tỷ lệ đói nghèo cao so với mặt bằng chung của tỉnh b. Văn hoá- xã hội - giáo dục: số học sinh trong độ tuổi đI học bị thất học cao.nguyên nhân do tuổi nhỏ, xa nhà, đường xá đI lại khó khăn , một bộ phận không nhỏ các cháu thuộc gia đình khó khăn không đủ điều kiện cho các cháu tham gia học tập.Hơn nữa cơ sở vật chất trường lớp học vừa thiếu lại vừa yếu, chủ yếu là trường tạm, tranh tre nứa lá, tình trạng học ba ca, thiếu giáo viên, dạy chay, học chay còn phổ biến do đó chất lượng giáo dục thấp - y tế: cơ sở vật chất từ bệnh viện huyện đến xã đơn sơ còn nghèo nàn, trang thiết bị vừa thiếu lại lạc hậu không đủ điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, hầu hết các bệnh đơn thuần trở thành bệnh nguy hiểm do trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu lại vừa yếu nên phảI chuyển lêm tuyến trên chữa trị - văn hoá: một số thủ tục lạc hậu còn tồn tại nặng nề trong đời sống của nhân dân Trước thực trạng khó khăn trên, năm 1999 quyết định số 135 của chính phủ ban hành, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển KT_XH cho các dân tộcvùng sâu vùng xa.UBND tỉnh Phú Thọ có nghị quyết 17 ngày 10/5/1999 về phát triển KT_XH các xã ĐBKK giai đoạn 1999-2005.Đây là một cơ heir lớn cho đồng bào các dân tộc huyện Yên Lập.Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng công tác xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, Huyện uỷ UBND huyện đã có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện 2. Tổ chức thực hiện Ngày 19/6/1999 ban thường vụ huyện uỷ đã ban hành nghị quyết số 05/NQ_HU về chương trình phát triển kinh tế xã heir 12 xã ĐBKK giai đoạn 1999-2005, giao cho UBND huyện thành lập ban chỉ đạo, ban QLDACT 135 để trực tiếp triển khai thực hiện dự án 135 của chính phủ.Sau khi thành lập ban chỉ đạo thực hiện dự án công trình 135, huyện đã triệu tập heir nghị triển khai tới tất cả các xã dự án, thành lập các ban giám sát cơ sở với các thành viên là tưởng các khối đoàn thể.Chủ tịch UBND xã là thành viên Ban QLDACT 135 huyện, có trách nhiệm triển khai tới toàn thể nhân dân trong xã nắm được nội dung , mục tiêu của chương trình, thực hiện quy chế dân chủ theo nguyên tắc “ Dân biết , dân bàn , dân làm, dân kiểm tra” UBND huyện định hướng. Công việc dà soát, lựa chọn danh mục công trình cần phảI đầu tư do nhân dân đề suet thông qua HĐND xã quyết định.Ban QLDACT 135 huyện tổng hợp báo cáo trình UBND huyện theo phân cấp.Trong khi duyệt thiế kế tổng dự toán đã bóc tách cụ thể khối lượng công việc, kinh phí sử dụng lao động tại chỗ của tong công trình để nhân dân tam gia xây dung tăng thêm thu nhập. II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 1.Khó khăn và thuận lợi trong những năm thực hiện dự án 135 1.1 Thuận lợi Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn được cụ thể rõ ràng, dân chủ, dễ thực hiện, kết hợp với sự giúp đỡ có hiệu quả của các cấp, các ngành từ trung ương, tỉnh, huyện tới các xã đặc biệt khó khăn, như dự án công trình 135, các dự án khác, các chương trình mục tiêu, chính sách trợ cước, trợ giá đã tạo ra nguồn lực cơ sở vật chất kinh tế quan trọng cho sản xuất và đời sống Về cơ sở hạ tầng: chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản, chú trọng những công trình thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi , trường học, điện và trung tâm cụm xã…. cùng với sự đóng góp của nhân dân, sự hổ trợ kinh phí, vật chất của các ngành, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Về đào tạo: Mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là tập huấn quá trình giám sát và cơ chế vận hành dự án cho đội ngũ cán bộ cơ sở, từ đó trình độ cán bộ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ dự án.Đó là những thuận lợi cơ bản để nhân dân các dân tộc trong huyện vượt qua khó khăn thực hiện thắng lợi nghị quyết của huyện đảng bộ, tạo ra sự ổn định cho sản xuất và đời sống. 1.2 Khó khăn Huyện xây dựng cơ sở hạ tầng từ những bước ban đầu, chưa có quy hoạch, làm theo cảm tính, khi có chủ trương làm quy hoạch thì chem., chưa hoàn chỉnh khoa học, gây rất nhiều khó khăn khi được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giá cả thị trường biến động lớn, vùng vật liệu khai thác tại chỗ vừa thiếu , không đảm bảo chất lượng do đó phảI khai thác ở vùng khác dẫn đến giá thành công trình rất cao. Trình độ dân trí thấp, không đều giữa các vùng do đó có nhiều nhận thức khác nhau, vừa tiến bộ vừa hạn chế, tư duy kinh tế trình độ tay nghề, chất lượng lao động kém không đáp ứng được yêu cầu dân được hưởng công trình, có việc làm, tăng thu nhập. 2. Về xây dưng cơ sở hạ tầng 2.1 Kết quả thực hiện Xuất phát từ đặc điểm địa hình của huyện là vùng cao , địa hình ,địa chất phức tạp nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng là mục tiêu đầu tiên và được chú trọng nhất khi thực hiện chương trình 135.Mặt khác nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng đó là tạo tiền đề và cơ sở cho việc phát triển các lĩnh vực khác . Trong 7 năm thực hiện chương trình 135 huyện đã xây dung mới được rất nhiều công trình phục vụ cho đời sống của bà con nông dân nhất là các xã vùng sâu. vùng xa.kết quả đó được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê sau: Bảng thống kê các công trình được xây dung từ năm 1999-2005 Lĩnh vực đầu tư Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) Số công trình xây dựng Đầu tư xây dựng giao thông 9.865,653 18 Đầu tư xây dựng điện 9.439,394 21 XD đường tràn kết hợp giao thông 3.073,311 14 XD kênh mương thuỷ lợi 1.903,175 3 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học 16.096,901 26 Đầu tư xây dựng nhà ở cho giáo viên 646,221 4 Đầu tư xây dựng trường mầm non 2.169,150 11 Đầu tư xây dựng nhà điều hành 1.813,460 7 Đầu tư xây dựng nhà y tế xã 435,890 3 Đầu tư xây dựng chợ thương mại 704,317 2 Để thực hiện được các công trình với số vốn là không nhỏ như vậy là nhờ có nguồn vốn của chương trình 135 là chủ yếu.Ngoài ra còn có một số nguồn vốn khác như: vốn ODA, vốn FDI, vốn từ ngân sách của huyện…..Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng đã được phân bố hợp lý cho các xã, đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn.Trong giai đoạn 1999-2005 tổng số vốn cấp cho 17 xã là gần 48 tỷ và được chia đều ra cho các xã trong đó có 2 xã khó khăn nhất của huyện được cấp nhiều hơn, đó là xã Nga Hoàng và xã Trung Sơn. 2.2 Đánh giá kết quả thực hiện Trong 7 năm thực hiện dự án, cơ sở vật chất được đầu tư có trọng điểm, chú trọng các công trình thiết yếu như đường giao thông, điện, trường, thuỷ lợi… đã phát huy hiệu quả, phục vụ với lợi ích cao nhất cho tong vùng, vì vậy năng lực tăng thêm sau 7 năm thực hiện dự án về hạ tầng đạt ở mức cao , làm thay đổi căn bản diện mạo bộ mặt nông thôn miền núi.Tạo đà phát triển cho các xã đặc biệt khó khăn Quản lý thực hiện dự án: các công trình xây dựng, các phần việc trieenr khai từ cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy, công trình triển khai đúng quy định, quản lý đầu tư giám sát chặt chẽ, thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình tốt, công tác quản lý vốn đầu tư theo đúng quy trình, đầu tue đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả.Các công trình hoàn thành bàn giao cho cơ sở sử dụng đều có quy định riêng cho tong đối tượng sử dụng , quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của tong người sử dụng công trình, coi đây là tài sản lớn Đảng và Nhà nước quan tâm đến nhân dân vùng đặc biệt khó khăn , vì vậy các công trình đã phát huy hết công năng thiết kế, phục vụ cho nhân dân sản xuất, nâng cao dân trí tạo đà phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn. Về kinh tế, đời sống, văn hoá- xã hội Sau những năm thực hiện dự án 135 kinh tế và đời sống văn hoá xã hội của nhân dân huyện Yên Lập đã coa những thay đổi đáng kể cả về số lượng và chất lượng.Đặc biệt là đồi sống của bà con ở các xã đặc biệt khó khăn đã thoát được đói nghèo và dần dần được nâng cao.Tư tưởng nhận thức của nhân dân đặc biệt là người nghèo đã chuyển biến sâu sắc.Huyện đã cơ bản xoá xong hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo(theo tiêu chuẩn cũ) từ 34,4% năm 1999 xuống còn 8,5% năm 2005.Bình quân mỗi năm giảm 5,2% (đạt được mục tiêu đề rra).Số hộ khá tăng lên, xoá xong nhà tạm cho hộ nghèo.Với phương châm đa dạng hoá nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo kết hợp với các chương trình như : chương trình 135, chương trình mục tiêu…,Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và trợ giúp về điều kiện lãI suet, hỗ trợ sản xuất, nhà ở, nước sạch sinh hoạt và nâng cao kiến thức cho người nghèo…Chương trình đã tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp nhân dân trong huyện đặc biệt là các hộ nghèo có vốn sản xuất, người lao động có việc làm, sản xuất nông lâm nghiệp phát triển,trình độ dân trí và kinh nghiệm sản xuất được nâng lên,tạo điều kiện cho người nghèi vươn lên.Chương trình 135 đã giúp các xã nghèo đạt được mục tiêu cơ bản,100% xã có đường giao thông đến trung tâm,100% xã có điện lưới quốc gia, 100% xã có đài truyền thanh cơ sở, 100% xã có trường lớp học đủ phòng học 2 ca, 100% xã có trạm y tế, 100% xã có điểm bưu điện, văn hoá xã hoạt động có hiệu quả nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị,đảm bảo trật tự an toàn xã heir. III. NHỮNG YẾU KÉM CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 135 1. Những yếu kém còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện dự án còn tồn tại một số yếu kém sau: - Việc xây dựng KHXD CSHT trên địa bàn chưa được tốt, một số xã thường xuyên thay đổi trong quá trình thực hiện, thiếu tính chiến lược bền vững, các công trình đầu tư chủ yếu là các công trình phúc lợi như trường học,y tế … chưa chú ý nhiều đến thuỷ lợi, điện….. - Quy hoạch kế hoạch, còn bất cập, tình trạng tự phát, tuỳ tiện phá vỡ kế hoạch còn xảy ra - Chất lượng một số công trình chưa đảm bảo chất lượng như công trình trường cấp 2 Mỹ lung, điện 0,4 KV xã Thượng Long, điện xã Trung Sơn , chợ xã Xuân Thuỷ, đường giao thông nông thôn xã Nga hoàng.Trong công nghiệp chưa chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế tác động lớn đến tâm lý của nhân dân(có một số thời điểm nhân dân còn phá chè) một số thế mạnh, tiềm năng của huyện chưa được khai thác hoặc còn lẵng phí (đất đai của các nông lâm trường còn chưa được sử dụng) 2. Nguyên nhân Những yếu kém trên có nguyên nhân khách quan nhưng cơ bản vẫn thuộc về nguyên nhân chủ quan.Cấp uỷ ở một số xã chưa quan tâm lãnh đạo, phó mặc công tác xoá đói giảm nghèo cho ban quản lý và coi đó là công tác của cấp huyện dẫn đến việc điều hành chỉ đạo của chính quyền địa phương còn hạn chế, năng lực tham mưu và khả năng tổ choc thực hiện có mặt còn yếu kém lệch lạc, một bộ phân cán bộ xã chưa thực sự tâm huyết với công việc,với nhân dân, còn a dua theo một số đối tượng tiêu cực gây cản trở cho quá trình thực hiện dự án.Đặc biệt là công tác giảI phóng mặt bằng, bồi thường thi công các công trình, còn một số xã công tác vận động nhân dân chưa tốt, nhân dân chưa hiểu được sụ quan tâm của Đảng tới quyền lợi của mình nên còn gây khó khăn cho công tác giảI phóng mặt bằng đòi hỏi vượt những quyền lợi cho phép, gây lẵng phí và châm trễ cho quá trình xây dựng. PHẦN III . ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ THEO CHƯƠNG TRÌNH 135 1.Định hướng thực hiện chương trình 135 trong những năm tiếp theo của giai đoạn II (2006-2010) 1.1 Những điểm mới trong chương trình 135 ở giai đoạn II(2006-2010) Chương trình 135 giai đoạn II có 4 nhiệm vụ, các nhiệm vụ của chương trình được thực hiện bằng các dự án chính sách cụ thể.Đó là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, dự án đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã thôn ấp và cộng đồng, chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiệnvà nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để naang cao nhận thức pháp luật cho nhân dân trong vùng Đối tượng được thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn II là những hộ nghèo(theo tiêu chuẩn nghèo mới của chính phủ)nhóm hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn các xã, thôn ấp thụôc phạm vi chương trình được hỗ trợ một phần cho đầu tư phất triển của dự án.Những hộ được thụ hưởng chính sách phải được bình chọn công khai, dân chủ từ cơ sở,Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách, thông qua uỷ ban nhân dân xã trình Heir đồng nhân dân huyện phê duyệt Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được đầu tư hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôI, vật tư sản xuất, hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ, chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Chương trình 135 giai đoạnII tập ttrung đầu tư cụ thể đến tong hộ nghèo, thôn ấp đặc biệt khó khăn, tránh đầu tư dàn trảI mà phảI dầu tư có trọng điểm, trọng tâm.Hành năm không nhát thiết phảI đầu tư dàn trảI theo mức phân bổ vốn bình quân mà phảI đầu tư tập trung có trọng tâm theo thứ tự ưu tiên.Dự án hỗ trợ sản xuất được đầu tư từ 100 đến 200 triệu đồng /xã.Dự án xây dựng hạ tầng từ 500 đến 700 triệu đồng/xã và dự án đào tạo cán bộ từ 30 đến 40 triệu đồng/xã.Ngoài ra còn có các nguồn vốn lồng ghép các chương trình khác, nguồn vốn huy động tại chỗ,vốn huy động từ các tổ choc cá nhân trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11960.doc
Tài liệu liên quan