Đề tài Tình hình giải ngân trong các dự án sử dụng vốn ODA

Với tư cách là nước tiếp nhận thì việc giải ngân vốn ODA chậm thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố như lượng ODA cam kết tăng đều qua các năm trong khi đó việc chuẩn bị chương trình, dự án chưa diễn ra một cách tương xứng, đồng thời chưa có những hiểu biết đầy đủ về quy chế và thủ tục cung cấp ODA của các nhà tài trợ; các điều kiện tiếp thu và sử dụng ODA trong nước còn nhiều bất thường như các quy trình , thủ tục ODA trong nước, cơ chế tài chính, nguồn vốn đối ứng, chính sách đền bù di dân giải phóng mặt bằng, quy chế đấu thầu; quy trình và thủ tục hiện hành của nhà nước ta trong việc sử dụng vốn ODA, kể cả quy trình và thủ tục giải ngân, còn nhiều tầng nấc, nhiều khâu; chế độ chính sách hiện hành ở trong nước thiếu đồng bộ, nhiều điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế, không phù hợp với các điều khoản đã được kí kết trong các hiệp định; việc thay đổi thiết kế, quy trình kỹ thuật, khâu tổ chức đấu thầu, đàm phán bị kéo dài cũng làm cho tiến độ rút vốn bị ảnh hưởng; có nhiều trường hợp phía Việt Nam còn lúng túng trong thủ tục thanh toán, dẫn đến việc thiếu các chứng từ hoặc nội dung cần thiết

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình giải ngân trong các dự án sử dụng vốn ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải gửi cho Ngân hàng một đơn xin cấp cam kết đặc biệt thành 2 bản, tức là 1 bản gốc và 1 bản sao, kèm theo các chứng từ sau: - Hai bản hợp đồng hay đơn đặt hàng - Hai bản sao thư tín dụng (với ngày hết hạn có giá trị) mà Ngân hàng Thương mại dự định phát hành. Khi đã chấp thuận,Ngân hàng gửi thư cam kết đặc biệt cho Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng này sẽ chiết khấu các khoản thanh toán, kèm theo một bản sao thư tín dụng dự định cấp. Bản sao cam kết đặc biệt cũng được gửi cho bên vay. Yêu cầu thanh toán thứ nhất của Ngân hàng Thương mại theo thư cam kết đặc biệt thể hiện sự chấp thuận của Ngân hàng đó về các điều kiện và điều khoản của thư cam kết đặc biệt. 1.2 Một số yêu cầu trong quy trình thực hiện giải ngân 1.2.1 Các bước đầu tiên cho việc rút vốn Để rút được vốn bên vay phải tuân thủ trình tự các yêu cầu từ phía nhà tài trợ được thể hiện như sau: Khoản vay phải được Ngân hàng tuyên bố có hiệu lực sau khi đã thực hiện đúng mọi điều kiện đã được quy định trong hiệp định vay và các điều kiện chung , Ngân hàng phải nhận được văn bản uỷ quyền ký các đơn xin rút vốn, phải thực hiện đầy đủ các điều kiện giải ngân ( nếu có) liên quan đến hạng mục giải ngân cụ thể . Đối với tất cả các lần rút vốn ,Ngân hàng phải nhận được Đơn xin rút vốn theo mẫu được chấp nhận xác nhận việc thực hiện đúng các thủ tục mua sắm ,và có các chứng từ xác minh được chấp nhận . 1.2.2 Xử lý đơn rút vốn Trong nội bộ Ngân hàng ,Vụ vốn vay chịu trách nhiệm xem xét đơn rút vốn ,duyệt các khoản thanh toán ,và kế toán cả các khoản giải ngân và các khoản trả nợ .Đơn xin rút vốn đảm bảo các yêu cầu như đơn xin rút vốn đã được cán bộ ủy quyền ký , các khoản chi tiêu là hợp lệ và có đầy đủ các chứng từ ,vốn chưa giải ngân còn đủ trong khoản vay và hạng mục liên quan . Thời gian xử lý từ khi nhận đơn cho đến khi thanh toán mất khoảng hai tuần, nếu đơn xin rút vốn không được lập đúng và đủ thì thời gian xử lý sẽ lâu hơn ,nếu có những vấn đề phát sinh nghiêm trọng thì đơn xin rút vốn có thể được trả lại hoặc tổng số tiền thanh toán bị giảm mức trang trải cho các khoản hợp lệ ,hoặc bên vay không tuân thủ các điều kiện quy định trong hiệp định vay vốn thì Ngân hàng có thể đình chỉ giải ngân . 1.2.3 Thuế Ngân hàng không tài trợ cho thuế nhập khẩu và các loại thuế khác do nước hội viên vay vốn đánh thuế .Chính sách này được áp dụng bằng cách lựa chọn các khoản mục được tài trợ và định phần trăm giải ngân hợp lệ sao cho tổng mức tài trợ của Ngân hàng loại trừ các khoản thuế .Trong trường hợp hàng nhập khẩu được mua tại chỗ ,Ngân hàng thường giải ngân theo phần trăm của giá mua nhằm tránh giải ngân cho thuế nhập khẩu hay các thuế khác .Tương tự ,phần chi phí trong nước của các hợp đồng xây lắp thường được tài trợ đưới 100% nhằm để loaị trừ thuế . Đối với các hàng hoá sản xuất trong nước được mua thẳng từ nhà máy thì không cần thiết chỉnh tỷ lệ giải ngân để loại trừ việc tài trợ cho thuế nhập khẩu thuế áp dụng đối với bộ phận nhập khẩu tính vào giá của thành phẩm . 1.2.4 Cước vận chuyển và bảo hiểm Cước phí trả bằng ngoại tệ cho hàng hoá nhập khẩu được phép tài trợ khi hàng hoá được vận chuyển bằng tầu của các nước hội viên . Ngân hàng cũng tài trợ cho cước phí hàng hoá được mua tại một nước hội viên và được vận chuyển bằng tầu được một hãng ở một nước hội viên thuê bất kể quyền sở hữu hay nơi đăng ký của tầu chừng nào cước phí được trả cho hãng đó .Trong trường hợp có nghi vấn về tính hợp lệ ,đề nghị tham khảo ý kiến Ngân hàng trước khi các khoản phí lớn phát sinh . Đối với các hãng vận tải hiệp hội ,cước vận chuyển các tầu của các nước không phải là hội viên có thể được Ngân hàng tài trợ khi chủ tàu là hội viên chính hay hội viên không chính thức của hiệp hội đường biển và tham gia vào các thoả ước chia thu nhập của Hiệp hội và công ty vận tải đường biển của các nước hội viên nắm giữ đa số cổ phần trong hiệp hội . Đối với các hãng vận tải đường biển quốc gia ,nếu bên vay muốn thu xếp việc vận chuyển hoàn toàn do một hãng vận tải đường biển nước mình thực hiện thì phải thầu theo cả hai điều kiện CIF ,cho phép vận chuyển và bảo hiểm bất kỳ nguồn hợp lệ nào và FOB (giá tại mạn tầu ) Bảo hiểm ,do bên vay đóng chứ không phải Ngân hàng .Phí bảo hiểm trả bằng ngoại tệ sẽ được Ngân hàng tài trợ, việc tự Bảo hiểm và phí Bảo hiểm bằng tiền trong nước không được tài trợ trừ khi được quy định rõ trong hiệp định vay . 2 . Thủ tục từ phía việt nam Vì ta là nước tiếp nhận vốn, thủ tục cồng kềnh kết hợp các thủ tục của nhà tài trợ vì vậy dẫn đến quá trình giải ngân diễn ra chậm rãi. Tuy nguồn vốn vày giúp cải thiện cơ sở hạ tầng nhưng không phải ai tài trợ cũng nhận mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ghi trong thủ tục nước cho vay. Tuy nhiên thủ tục của ta cũng rất phức tạo nhiều khâu nhiều bước. - Thủ tục pháp lý: nhiều tầng nấc, nhiều khâu phải qua nhiều cơ quan thẩm định, phê duyệt. Trong các khâu chuyển biến rất chậm, gây trở ngại và kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. - Chính sách thuế: + Thủ tục đăng ký thuế với tổ chức được uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí, các chủ dự án và các nhà thầu chính thức nước ngoài còn cồng kềnh. + Thủ tục về thuế GTGT với các DA ODA. Chương II; thực trạng tình hình giải ngân trong các dự án sử dụng vốn oda I. Tình hình thu hút vốn ODA ở việt nam 1. Tình hình chung Hơn 10 năm qua cùng với các nhân tố khác, nguồn vốn ODA đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Với nhiều chương trình, dự án lớn, nhỏ sử dụng vốn ODA đã giúp chúng ta khôi phục, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới khoảng 3.700 km đường nông thôn, và hàng trăm cây cầu lớn nhỏ. ODA cũng trở thành nguồn vốn chính cho việc cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống cảng biển ở 3 miền như Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa,Sài Gòn…Riêng trong nghành điện, trong giai đoạn 1996-2000 nguồn vốn này đã chiếm tới 40,3% tổng vốn đầu tư với 7 nhà máy điện lớn ( như Phú mỹ1, 2; sông Hinh; Đa Nhim….) có công suất thiết kế chiếm tới 40% tổng công suất điện ở Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian qua, nguồn vốn ODA không chỉ giúp Việt Nam đảm bảo được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể ở mức cao, mà còn giúp cải thiện đáng kể vị trí của Việt nam trong bảng xếp hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc…. Tuy có nhữmg đóng góp nhất định cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta nhưng chúng ta cũng cần phải nhần thấy rằng, tỷ lệ giải ngân vốn ODA ở nước ta thời gian qua còn ở mức thấp, nhất là ở các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi. Cụ thể tính chung trong giai đoạn từ 1993 đến hết 2003 mức giải ngân vốn ODA đạt khoảng 12,5 tỷ USD , bằng khoảng 49,3% tổng lượng ODA cam kết. Còn nếu tính riêng giai đoạn 2001-2005 thì mức giải ngân đạt khoảng 7,6 tỷ USD bằng khoảng 56,1% tổng lượng ODA cam kết trong giai đoạn này. Bảng 2: Mức cam kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2001-2005 2001 2002 2003 2004 2005 ODA cam kết 2400 2600 2839 2900 2900 Mức giải ngân ODA 1500 1550 1422 1490 1700 Nếu xét riêng từng nhà tài trợ, mức giải ngân nguồn vốn ODA của mỗi nhà tài trợ cũng rất khác nhau và biến động qua từng năm tài chính, ví như, việc giải ngân các khoản vay của chính phủ Nhật Bản tài khoá 2001 là 9,8% , tài khoá 2002 là 7,2 % và khoảng 12% trong năm tài khoá 2003 (tỷ lệ giải ngân này thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân trung bình (15%/năm) ở các nước tiếp nhận khác). Đối với vốn ODA vay ưu đãi của Ngân Hàng Thế Giới (WB), tỷ lệ giải ngân năm 2003 đạt 14,3% , tăng so với mức 12,1% của các năm trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình(18%) của khu vực. Tình hình giải ngân của các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ khác như Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) cũng chưa đạt được mức mong muốn…. Việt Nam đã cùng với các nhà tài trợ tổ chức một hội nghị chuyên đề về giải ngân ODA vào trung tuần tháng 3/2004 để tìm ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân ODA trong các dự án sử dụng nguồn vốn này, với một quyết tâm là làm cho năm 2004 trở thành bước đột phá trong công tác giải ngân tư vấn các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam đã được tiến hành vàODA 2 ngày 1-2/12/2004. Song mức giải ngân vốn ODA trong năm 2004 vẫn chưa có chuyển biến gì mới và vấn đề giải ngân vốn vẫn là một trong những vấn đề trọng tâm của Hội nghị CG năm nay. Vậy nguồn gốc của vấn đề là ở đâu? Liệu có phải hạn chế trong việc hài hoà thủ tục hay năng lực của các ban quản lý còn nhiều hạn chế, hay hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA chưa được coi trọng đúng mức? Để trả lời được câu hỏi này, có lẽ cần có một cái nhìn toàn cục về những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới việc giải ngân nguồn vốn ODA. II. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải ngân nguồn vốn ODA và nguyên nhân làm chậm việc giải ngân nguồn vốn này thời gian qua. 1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải ngân nguồn vốn ODA. Trên phương diện vĩ mô có thể quy những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải ngân vốn ODA thành hai nhóm có bản, một nhóm là những vấn đề thuộc về phía các nhà tài trợ, và nhóm kia là các vấn đề thuộc về phía nước tiếp nhận vốn. 1.1. Về phía các nhà tài trợ Có thể nói vấn đề nổi cộm làm cho tiến độ giải ngân vốn của các nước tiếp nhận bị chậm trễ đó là sự khác biệt về quy trình, thủ tục dự án của các nhà tài trợ; điều kiện cho vay của các nhà tài trợ quá khắt khe; thủ tục dự án của các nhà tài trợ phức tạp, việc phê duyệt phải qua nhiều bước; văn phòng đại diện của các nhà tài trợ tại Việt Nam có ít thẩm quyền, phải thường xuyên xin ý kiến cơ quan cấp trên ở nước ngoài; việc nhà tài trợ chậm phê duyệt tài liệu đấu thầu, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ hay một số trường hợp không có sự nhất quán trong các điều kiện đấu thầu cũng gây ra sự châm trễ trong triển khai thực hiện. Ngoài ra có những dự án do nhiều nhà tài trợ đồng cung cấp vốn, nên thủ tục thường chồng chéo, gây khó khăn cho chủ dự án trong quá trình triển khai…. 1.2. Về phía Việt Nam Với tư cách là nước tiếp nhận thì việc giải ngân vốn ODA chậm thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố như lượng ODA cam kết tăng đều qua các năm trong khi đó việc chuẩn bị chương trình, dự án chưa diễn ra một cách tương xứng, đồng thời chưa có những hiểu biết đầy đủ về quy chế và thủ tục cung cấp ODA của các nhà tài trợ; các điều kiện tiếp thu và sử dụng ODA trong nước còn nhiều bất thường như các quy trình , thủ tục ODA trong nước, cơ chế tài chính, nguồn vốn đối ứng, chính sách đền bù di dân giải phóng mặt bằng, quy chế đấu thầu; quy trình và thủ tục hiện hành của nhà nước ta trong việc sử dụng vốn ODA, kể cả quy trình và thủ tục giải ngân, còn nhiều tầng nấc, nhiều khâu; chế độ chính sách hiện hành ở trong nước thiếu đồng bộ, nhiều điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế, không phù hợp với các điều khoản đã được kí kết trong các hiệp định; việc thay đổi thiết kế, quy trình kỹ thuật, khâu tổ chức đấu thầu, đàm phán bị kéo dài cũng làm cho tiến độ rút vốn bị ảnh hưởng; có nhiều trường hợp phía Việt Nam còn lúng túng trong thủ tục thanh toán, dẫn đến việc thiếu các chứng từ hoặc nội dung cần thiết… Như vậy, có thể nói là có khá nhiều những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải ngân vốn ODA. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ việc nghiên cứu tình hình giải ngân vốn ODA ỏ nước ta thời gian qua và qua phân tích điều kiện thực tế của các đơn vị được thụ hưởng nguồn vốn ODA, Theo đánh giá cho rằng, ngoài các lí do khách quan về phía các nhà tài trợ , thì phần lớn nguyên nhân làm cho việc giải ngân vốn ODA chậm là do phía Việt Nam và nó được tập trung chủ yếu ở những điểm sau đây: 2. Một số nguyên nhân làm chậm việc giải ngân vốn ODA Thứ nhất, bước sang giai đọan 2001-2005 nhiêù dự án đầu tư quy mô lớn đang thực hiện ở giai đoạn cuối nên lượng vốn giải ngân là không lớn (như Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi, Nhiệt điện Phú Mỹ…) Trong khi đó, có khá nhiều dự án đầu tư quy mô lớn (như dự án cầu Thanh Trì, dự án cầu Cần Thơ..) hiện tại đang ở giai đoạn đầu với các công việc chuẩn bị là chủ yếu (như giải phóng mặt bằng, chuẩn bị tài liệu đấu thầu và tổ chức đấu thầu…). Do đó đã không tạo được bước đột phá trong việc giải ngân vốn ODA trong năm 2004 như mục tiêu mà hội nghị chuyên đề về giải ngân vốn ODA tổ chức tháng 3/2004 đã đặt ra. Thứ hai, thời gian qua hầu hết các dự án ODA đều gặp vướng mắc về di dân, giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân của những vướng mắc trong khâu công tác này có nhiều, nhưng về cơ bản là do luật đất đai của ta đang trong quá trình hoàn thiện, nên các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong xử lý đền bù thiệt hại cho người dân trong vùng dự án được thực hiện. Mặt khác, chính sách đền bù cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án giữa Việt Nam với các tổ chức tài trợ cũng khác nhau. Trên thực tế, đã mất hàng năm thảo luận, hai bên mới đi đến thống nhất mức đền bù cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Đồng thời cho đến nay vẫn chưa có quy định chi tiết về chính sách tái định cư; công tác giám sát đền bù được quy định; giá đất tính đền bù thiệt hại khá phức tạp nhất là ở những thành phố lớn và các chính sách đền bù giải phóng mặt bằng không thống nhất và luôn thay đổi ….vì vậy, gây nên không ít khiếu kiện của dân và làm chậm tiến độ thực hiện dự án do không giải phóng được mặt bằng. Dự án đài truyền hình Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu qua việc thời hạn rút vốn sắp hết mới kết thúc việc giải phóng mặt bằng. Hay dự án nâng cấp Quốc lộ 5, thời hạn giải phóng mặt bằng lâu gấp 4 lần thời gian thi công công trình, lý do chủ yếu là không có cơ chế thống nhất cho tất cả các địa phương để lấy đó làm cơ sở giải quyết các vấn đề đền bù. Thứ ba, thủ tục phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán, nội dung đấu thầu của phía việt Nam thường chậm trễ, không chính xác. - Sau khi kí kết hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ, các chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng thiết kế chi tiết và tổng dự toán của dự án để trình bộ xây dựng phê duyệt. Tuy nhiên, việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán thường bị kéo dài nên đã gây chậm trễ cho tiến độ triển khai thực hiện dự án. Mặt khác, việc phê duyệt thiết kế chi tiết và tổng dự toán hiện chưa có bất cứ một cơ quan chuyên môn độc lập nào phản biện, dẫn đến tình trạng xác định không chính xác tổng dự toán, mà thường là thấp hơn so với tổng vốn cam kết trong Hiệp định vay vốn, do đó ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu. Cụ thể phía Việt Nam coi tổng dự toán là căn cứ đánh giá kết quả đấu thầu, nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp giá thắng đấu thầu cao hơn so với tổng dự toán được phê duyệt, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn phía các nhà tài trợ coi giá trị gói thầu đã tính toán để cho vay vốn là giá trần để đánh giá hiệu quả đấu thầu nên họ cho rằng giá thắng thầu thấp hơn tổng số vốn tài trợ cam kết trong các hiệp định vay vốn nên không chịu giảm giá. Ngoài ra, việc phê duyệt thiết kế chi tiết không được phản biện độc lập của một cơ quan chuyên môn và năng lực cán bộ làm thiết kế hạn chế, đã dẫn đến tình trạng nhiều dự án phải sữa chữa, thậm chí thay đổi thiết kế nhiều lần và mỗi lần như vậy lại kéo theo nhiều thay đổi khác trong quá trình thực hiện dự án cũng như bị kéo dài thời gian do chờ phê duyệt lại. Do đó, những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án và năng lực giải ngân vốn của dự án. Thứ tư, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu về số lượng , yếu về năng lực, thiếu về tính chuyên nghiệp và chủ yếu làm kiêm nhiệm, tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các địa phương. Cho đến hiện nay có thể nói những yếu kém của các ban quản lý dự án bắt nguồn từ các nguyên nhân như kinh nghiệm quản lý dự án của cán bộ chưa có nhất là các cán bộ mới lần đầu tham gia quản lý dự án; cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ, cơ sở vật chấtcòn thiếu và vì định mức chi phí cho các ban quản lý dự án thấp nên lương của các cán bộ trong các ban quản lý dự án thấp thành ra khó tuyển được cán bộ có năng lực tham gia vào vị trí này. Trong khi đó, đây là một trong những khâu công tác quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến tiến độ cũng như chất lượng dự án và trực tiếp tác động hiệu quả sử dụng vốn ODA nói chung và hiệu quả kinh tế – xã hội của mỗi dự án nói riêng. Thứ năm, vấn đề tư vấn chưa được coi trọng đúng mức. Như chúng ta đã biết, trong thực hiện dự án ODA, vai trò của các công ty tư vấn rất quan trọng, các nhà tư vấn là người hiểu biết sâu về chuyên môn để giúp phân tích, đánh giá lựa chọn công nghệ kỹ thuật , phân tích các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật , môi trường của dự án. Nhưng trên thực tế, vai trò của các công ty tư vấn chưa được thể hiện đúng mức, rõ ràng. Hầu hết các thẩm quyền xét duyệt dự án còn mang nặng tính hành chính. Do đó, đã có những hạn chế nhất định trong việc phê chuẩn dự án cũng như tính chuẩn xác về mặt kinh tế, kỹ thuật của dự án. Và những hạn chế trên có những tác động không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án cũng như khả năng giải ngân vốn của dự án. 3. Một số giải pháp nhằm tăng khả năng giải ngân vốn ODA trong thời gian tới. Về mặt khách quan, để thúc đẩy giải ngân vốn ODA trong thời gian tới, Việt Nam vẫn phải tiếp tục đẩy nhanh việc hài hoà quy trình và thủ tục ODA với các nhà tài trợ. Về phía chủ quan. Việt Nam cần khẩn trương khắc phục các nguyên nhân cản trở công tác giải ngân ODA. Cụ thể, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp sau: Một là, sớm hoàn chỉnh các quy định về đền bù, tái định cư và giải phóng mặt bằng. Về mặt vĩ mô, giải pháp này cần thực hiện theo các hướng sau: - Cần xây dựng các quy hoạch phát triển vùng, nghành để làm căn cứ bố trí đất cho các dự án ODA. - Nhanh chóng rà soát, sửa đổi các văn bản có liên quan đến công tác đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đồng thời, cần ban hành kịp thời các văn bản hưóng dẫn thi hành luật đất đai mới. Thực trạng tiến độ giải ngân vốn ODA tại TPHCM. TP HCM bắt đầu tiếp nhận và thực hiện các dự án ODA từ năm 1993 và đến ngày 31/12/2005. TP đã tiếp nhận và triển khai thực hiện 51 dự án ODA với tổng số vốn đầu tư nước ngoài là 69.3 triệu USD chiếm 4.97%, 14 dự án vay tín dụng ưu đãi với số vốn là 1.325.87 triệu USD chiếm 95,03% TP đã giải ngân được 466,5 triệu USD chiếm 33,44% tổng vốn đầu tư của các dự án. Hiện nay TP đang thực hiện 14 dự án ODA với tổng số vốn đầu tư được phê duyệt là 1.285,99 triệu USD trong đó vốn ODA là 862.36 triệu USD chiếm 67,06%, vốn đối ứng là 423,63 triệu USD chiếm 32,94%. Nhìn chung lượng vốn ODA TP Hồ chí Minh thu hút trong thời gian qua (từ 1993-31.12.2003) còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ(khoảng 5.5%) trong tổng vốn ODA của cả nước (25.389 tỷ USD) , chưa tương xứng với tầm vóc của một thành phố lớn nhất nước và có GDP chiếm đến 19% GDP của cả nước (năm 2002) và điều đáng nói hơn là tỷ lệ giải ngân vốn ODA của TP còn rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dự án ODA, uy tín của TP đối với các nhà tài trợ và tốc độ phát triển kinh tế của TP. 2.1. Về các văn bản pháp lý Các văn bản pháp lý về lĩnh vực ODA hiện nay còn thiếu nhiều, một số thủ tục pháp lý còn quá rườm rà, phức tạp và trải qua nhiều cấp, từ đó gây khó khăn, lúng túng và mất nhiều thời gian cho các cơ quan quản lý nhà nước, các Ban quản lý trong việc quản lý và triển khai thực hiện các dự án ODA. Chẳng hạn: Công tác đấu thầu theo Nghị định 88/1999/ NĐ-CP ngày 01.9.1999 phải qua 9 bước khi đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hoá và để thực hiện xong một hạng mục đấu thầu thường phải mất một năm hoặc hơn nếu không gặp trở ngại. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24.4.1998 của chính phủ về đền bù thiệt hại chưa hướng dẫn rõ ràng về việc đánh giá đơn giá đất mà chỉ quy định chung về chính sách đền bù đối với đất nông nghiệp, đất đô thị và nông thôn Hiện nay chưa có cơ chế tài chính cho vay lại cho các chương trình dự án ODA áp dụng đối thống nhất trong cả nước. Chưa có văn bản nào quy định mức chi cho các đơn vị tư vấn độc lập để giám sát việc thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Các loại vật tư nhập khẩu để thực hiện các dự án ODA có chịu thuế nhập khẩu hay không, chưa có văn bản nào nói rõ. Thủ tục ghi thu ghi chi thuế nhập khẩu , thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu theo công văn số 4102TC/TCT ngày 19.9.1999 của Bộ tài chính còn quá phức tạp Trong thời bưổi hiện nay khi sự cạnh tranh trên thương trường đang ngày càng diễn ra khốc liệt như là một cuộc chiến trên chiến trường, cũng đầy mất mát và đau thương thì vấn đề thông tin tuyên truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng. Muốn đẩy mạnh việc thu hút nâng cao hiệu quả quản lý và đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn ODA, chúng ta phải đẩy mạnh công tác thông tin. Tuy nhiên những thông tin về lĩnh vực ODA như các đối thủ cạnh tranh, những yêu cầu đặt ra và những thay đổi của các nhà tài trợ, các chủ trương chính sách phân phối và sử dụng vốn ODA trong cả nước, các văn bản pháp lý mới ban hành vẫn còn rất hạn chế hoặc triển khai chậm điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút, quản lý và giải ngân vốn ODA. 2.2. Sự khác biệt về thủ tục và quy định của Việt Nam và các nhà tài trợ: Trong quá trình tiếp nhận, triển khai và quản lý các dự án ODA, các cơ quan quản lý, các ban quản lý dự án vừa phải tuân thủ các quy định của Việt Nam trong khi giữa các qui định này nhiều khi rất khác nhau. Chẳng hạn: Phía Việt Nam ngày có hiệu lực của dự án là ngày công bố quy hoạch, phía nhà tài trợ là ngày có quyết định phê duyệt dự án. Phía Việt Nam tình trạng hợp pháp và hợp lệ về đất của các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án cần phải phân biệt và đền bù khác nhau, phía nhà tài trợ thì không phân biệt và đền bù như nhau. Phía Việt Nam tham vấn cộng đồng được thực hiện trước và trong quá trình thực hiện dự án còn đối với nhà tài trợ thì trước, trong và sau khi dự án hoàn thành. Phía Việt Nam thì thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là một trong những điều kiện kiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu, nhưng theo các nhà tài trợ thì vấn đề này không quan trọng. Phía Việt Nam chỉ riêng hình thức tự thực hiện là không cần bảo lãnh thực hiện hợp đồng còn lại các hình thức khác đều bắt buộc phải có, đối với ngân hàng thế giới hướng dẫn thì không yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Chính từ những sự khác nhau trên dẫn đến sự khó khăn, lúng túng và mất nhiều thời gian của các cơ quan quản lý, các ban quản lý khi thực hiện các dự án ODA. 2.3. Quyền hạn của các ban quản lý dự án: Các ban quản lý dự án là những đơn vi trực tiếp quản lý và điều hành dự án. Đây là những đơn vị rất quan trọng và quyết định phần lớn tiến độ giải ngân của các dự án ODA nhanh hay chậm. Tuy nhiên hiện nay quyền hạn của các ban quản lý dự án được quyết định tại Phần V của thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20.9.2001 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư còn rất hạn chế, họ không có nhiều quyền để quyết định, vì vây rất nhiều vấn đề họ phải trình và xin ý kiến của cấp trên như: Ghi thu ghi chi, duyệt dự án chi phí quản lý, tự tổ chức đấu thầu, tự giám sát…Vừa làm chậm tiến độ thực hiện dự án vừa làm mất đi tính chủ động của các ban quản lý dự án 2.4. Năng lực của các nhân viên trong lĩnh vực ODA Năng lực và khả năng làm việc của các nhân viên trong lĩnh vực ODA của thành phố nói riêng và cả nươc nói chung còn thiếu về số lượng và yếu về chất luợng do các nguyên nhân sau: - Đây là một lĩnh vực nói chung còn khá mới đối với thành phố cũng như cả nước. Vì vậy, các nhân viên làm việc trong lĩnh vực ODA chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đặc biệt là đối với những dự án có giá trị lớn và đòi hỏi kỹ thuật cac. Họ vừa làm vừa học. - Việc tuyển chon nhân sự vào làm việc trong lĩnh vực ODA nhiều khi chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai. - Các ban quản lý dự án được thành lập theo nhu cầu hiện tại nhất thời và có tính chất lịch sử theo dự án chứ không mang tính chất ổn định lâu dài. Vì vậy các nhân viên làm việc trong các ban quản lý dự án thường mới tuyển nên họ thiếu kinh nghiệm và cũng không an tâm công tác, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của họ. Mức lương của nhân viên làm việc tại các Ban quản lý dự án ODA còn rất thấp, điều này không tạo động lực thu hút và giữ chân những người có năng lực Việc lựa chọn các đơn vị tư vấn để thực hiện các ODA là điều hết sức quan trọng, tuy nhiên hiện nay các ban quản lý dự án ODA của thành phố hồ chí minh đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn các đơn vị tư vấn đủ năng lực và kinh nghiệm. Nếu lựa chọn các đơn vị tư vấn quốc tế thì về mặt kỹ thuật họ rất tốt nhưng am hiểu pháp luật và thủ tục của Việt Nam còn hạn chế, còn ngược lại nếu chọn các đơn vị tư vấn Việt Nam họ rất am hiểu pháp luật và thủ tục Việt Nam nhưng về mặt kỹ thuật họ lại yếu, đặc biệt những dự án có quy mô lớn và phức tạp họ không đủ khả năng làm được 2.5. Đền bù giải toả chậm Đây là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến dẫn đến tiến độ thi công chậm của các dự án đầu tư xây dựngcơ bản nói chung và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ODA nói riêng tại thành phố hồ chí minh. Việc đền bù giải toả chậm do các nguyên nhân sau: Công tác xây dựng và bố trí các khu tái định cư cho các hộ bị giải toả còn chậm Trong việc đền bù giải toả thường gặp phả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69752.DOC
Tài liệu liên quan