Lời nói đầu
I, Tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn- một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của DNNN trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm về vốn
2. Đặc trưng cơ bản của vốn
3. Phân loại vốn
4. Vai trò của vốn đối với DNNN trong nền KTTT
a. Tính pháp lý
b. Tính kinh tế
5. Những vấn đề liên quan hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
5.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong sản xuất kinh doanh
5.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
6.1 Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
6.2 Chỉ tiêu đánh giá vốn cố định
6.3 Chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động
6.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tàI chính của hoạt động đầu tư khác
II, Khái quát tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các DNNN ở Việt Nam hiện nay
1. Vai trò DNNN trong nền KTTT
2. Thực trạng về vốn đầu tư và sử dụng vốn trong các DNNN
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Tình hình các DNNN trước thời kỳ đổi mới
2.1.2 Tình hình các DNNN sau thời kỳ đổi mới
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
2.3 Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN ở nước ta
2.4 Một số nhận xét về hiệu quả kinh tế năm 2001 thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp
2.5 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong DNNN
2.5.1 Những kết quả đạt được
2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục
III, Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN
1. Một số giải pháp tổng quát
2. Cổ phần hoá DNNN, góp phần giải quyết khó khăn về vốn
3. Giảm phí tổn về vốn
4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
5. Tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, đặc biệt là đổi mới hiện đại hoá máy móc thiết bị, phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
6. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của DN.
Kết luận
46 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh trên thị trường rong và ngoài nước , khả năng giữ vững và phát triển XK, thu hút đầu tư… là những tiêu thức không thể thiếu đối với mỗi DN để tự khẳng định mình. Kết quả đổi mới trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh DNNN những năm qua tạo ra những điều kiện thuận lợi để DNNN hoàn thành vai trò chủ đạo của nó trong sự phát triển kinh tế đất nước.
2. Thực trạng vốn và sử dụng vốn trong các DNNN
2.1 Đánh giá chung
2.1.1 Thời kỳ trước đổi mới kinh tế:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung bao cấp, DNNN tồn tại dưới hình thức các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước đã hình thành một mạng lướI thống nhất trên khắp địa bàn cả nước, từ trung ương đến cơ sở. Các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực, sản xuất kinh doanh hầu hết mọi sản phảm hàng hoá, dưói hình thức chỉ tiêu, định mức cảu nhà nước. Thích ứng với thời kỳ này, vốn của xí nghiệp đều do ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nguyên tắc cấp phát, giao nộp nhan sách, các xí nghiệp không tự khai thác và huy động vốn để đảm bảo vốn kinh donah, dẫn đến tình trạng các xí nghiệp không quan tâm đến việc bảo toàn và phát triển vốn. Vốn của xí nghiệp thất thoát nghiêm trọng, nhiều xí nghiệp lãi giả, lỗ thật và báo cáo sai lệch trong hạch toán kinh doanh.
2.1.2 Thời kỳ đổi mới kinh tế từ 1986 đến nay:
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản trị ®iều tiét cuả nhà nước, các DNNN được tự chủ ®éng sản xuất kinh doanh. Từ đây vấn đề vốn trở thành vấn đề sống còn của mỗi DNNN.
Trong thời kỳ 1986-1990, các DNNN được hình thành trên quy mô rộng lớn cả ở cấp quận huyện và không có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Trung ưong và địa phương. Đến năm 1990, cả níc có 12080 DNNN. Các doanh nghiệp trong thời kỳ này có quy mô nhỏ, vốn ít và công nghệ lạc hậu. Sự dàn trảI của các DNNN làm hco nguồn vốn đầu tư của nhà nước khong thể tập trung cho các ngành trọng điểm dẫn tớI sự thiếu hụt vốn thường xuyên, hiệu quả sử dụng vốn rất thấp.
Từ năm 1990, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách như Nghị định 338/HĐBT, Quyết định 315/HĐBT, Chỉ thị 500/Ttg..nhằm sắp xếp và tổ chức lại các DNNN. Qua nhiều lần sắp xếp, sát nhập và giải thể, đến nay còn lại khoảng 5280 DNNN. Các DNNN đã nâng cao hơn trình độ tích tụ và tập trung, tăng quy mô và kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên hiện nay DNNN đang đứng trước thực trạng yếu kém về nhiều mặt: sức cạnh tranh còn quá yếu kém, quy mô quá nhỏ, thiếu vốn nghiêm trọng, lãi suất kinh doanh bình quân thấp hơn lãi suất ngân hàng, hiệu quả sút kém. Hầu hết các DNNN đang trong tình trạng “đói vốn” trầm trọng. Theo báo các tổng kết của Bộ thương mạI năm 1998, trên 90% số doanh nghiệp không đủ mức vốn pháp đinh theo quy định tại Nghị định số 50/ Chính phủ ngày 28/8/1996 của Nhà nứoc có tớI 70% doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. Xét chung các DNNN hiÖn nay có tớI 60% số DNNN không đủ vốn pháp định theo quy định . Nghiêm trọng hơn là do thiếu vốn nên các DNNN không có khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện Đại hoá công nghệ, không có khả năng cạnh tranh.
Hiện tượng ứ đọng vật tư kém phẩm chất là rất lớn trong các DNNN hiện nay, một số DN lại trông chờ vào nhà nước, không có biện pháp xử lý kịp thời. Tại Hồ Chí Minh, ứ đọng hàng kém phẩm chất là 2256 tỷ chiếm 10% trong tổng vốn Nhà nước. Tổng công ty 91, lượng tồn kho 4164 tỷ, Công ty Mía I và II tồn kho 1000 tỷ, xi măng tồn kho 500 tỷ, Hàng dệt may tồn 500 tỷ.
Tỷ lệ góp vào NSNN của DNNN là lớn tuy nhiên nếu so sánh lượng vốn NN đã cấp cho DNNN thì kết quả đó thật không đáng tự hào. Xuất khẩu của DNNN chiếm 55,8% tổng kim nghạch, nó thể hiện tầm quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Xét hiệu quả thì không được vì sản phẩm xuất khẩu từ tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm thô chiếm 60% tæng kim ngạch, chủ yếu lớn do ưu đãi khai thác tài nguyên. Nếu trừ dầu khí, than( chiếm 25% tổng kim ngạch) thì khu DNNN chiếm 30% tổng kim ngạch, gần bằng tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh. Hầu hết các DNNN đều được hưởng ưu đãi về vốn, đất đai, nguồn nhân lực nhưng với kết quả như vậy thì chưa thật xứng đáng với số vốn đã bỏ ra và công sức cho việc thực hiện các phương án đó.
2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN
Nhìn chung từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của các DNNN đã tăng lên. Tuy nhiên nó vẫn còn ở mức thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa bảo toàn được vốn, tình trạnh thua lỗ xảy ra trong nhiều doanh nghiệp. Năm 1995 tài sản cố định trong các DNNN chiếm 70-80% nhưng chỉ cung cấp 44% Tổng sản phẩm trong nước. Năm 1998, số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số bị thua lỗ liên tục chiếm tớI 20%( nếu tính đủ khấu hao TSCĐ thì tỷ lệ này còn cao hơn), còn lại 40% là các doanh nghiệp trong tình trạng bấp bênh, nói chung là chưa có hiệu quả. Chỉ xét riêng các DNNN thuộc Thành phố Hà Nội từ 1995 dến 1998 ta thấy nhiều doanh nghiệp thuộc thành phố quản trị làm ăn có lãi, trong đó có một số doanh nghiệp đạt doanh thu lớn, đóng góp ngân sách cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp bị lỗ có chiều hướng gia tăng, tỷ trọng donah nghiệp bị lỗ của Thành phố vẫn còn nhiều. Điều đó được thể hiện ở bản sau:
Tình hình hoạt động của DNNN thuộc Thành phố Hà nội:
Loại doanh nghiệp
1997
1998
1999
2000
TW
TP
TW
TP
TW
TP
TW
TP
DN có lãi
468
273
465
251
481
258
241
DN hoà vốn
18
15
15
28
36
38
13
DN bị lỗ
48
36
52
47
35
32
43
(Nguồn : Tạp chí kinh tế và phát triển số 38/2000)
Qua bảng trên cho ta thấy các DNNN do trung ương quản lý có hiệu quả kinh doanh cao hơn các DNNN do Thành phố quản lý. Các DNNN làm ăn thua lỗ có xu hướng giảm đối với các DNNN do TW quản lý, nhưng lại có xu hướng tăng đối với các DNNN do Thành phố quản lý trong một số năm gần đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng có xu hướng giảm xuống. Năm 1995, một đồng vốn Nhà nước tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Năm 1998, các chỉ tiêu tương ứng chỉ dạt 2.9 đồng và 0.14 đồng. Thậm chí trong ngành công ngiệp, một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống đi kèm với nó là tốc độ tăng trưởng của các DNNN cũng giảm dần.
STT
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1
Tốc độ tăng trưởng GDP nền kinh tế
9034
8.15
5.8
2
Tốc độ tăng trưởng GDP của DNNN
11.28
9.67
5.48
3
Tỷ trọng nộp ngân sách của DNNN
64
56
-
4
Tỷ trọng GDP của DNNN trong toàn bộ nền kinh tế
-
40.48
40.07
5
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN
0.19
0.11
0.14
6
Tỷ suất nộp ngân sách trên vốn
0.32
0.21
0.35
Đơn vị ( %)
(Nguồn tạp chí Tài chính doanh nghiệp Tháng 2/2000)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của DNNN năm 1996 và 1997 cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế, nhưng đến năm 1998 thì ngược lại, thấp hơn. Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù năm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN có giảm so với năm 1996, nhưng lại tăng so với năm 1997.
Nhìn chung, tình hình huy động và sử dụng vốn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó , nó đang gặp phải những khó khăn cần phải được giải quyết.
Gần đây, khi vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng giảm, chững lại và giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm, việc huy động vốn trong nước để đáp ứng các nhu cầu đầu tư gặp không ít khó khăn thì yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sao cho để với số vốn huy động được có thể duy trì nhịp độ tăng trưởng ở mức 5-6% như Nghị quyết của Quốc hội đề ra là vấn đề hết sức thiết thực và cấp bách.. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở nước ta cho thấy, để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng cao,, bền vững, cần tăng cương đầu tư. Tuy nhiên , trong những điều kiện như nhau, để đạt được cùng một mức tăng trưởng nhất định, có thể phải đầu tư các khối lượng vốn khác nhau, tuỳ thuộc vào chất lượng đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Nếu vốn được sử dụng có hiệu quả cao, sẽ cần ít vốn hơn, hiệu quả thấp sẽ đòi hỏi nhiều vốn hơn.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, bên cạnh sự cố gắng tăng vốn cho đầu tư phát triển, thời gian qua ở nước ta đã có sự quan tâm hơn đối với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên trên thực tế một số thiếu sót đã tồn tại trong nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư vẫn chưa được xử lý dứtdieemr. Vốn từ ngân sách nhà nước vẫn còn bị phân tán, dàn mỏng; việc cấp phát thường thiếu kịp thời và vẫn còn nặng về cơ chế xin-cho; Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và của kinh tế ngoài quốc doanh chưa được quản lý chặt chẽ; vốn vay trong và ngoài nước ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp được sử dụng kém hiệu quả, dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ và tăng nợ quá hạn..Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp xử lý một cách tương đối có hệ thống triệt để và hữu hiệu hơn các thiếu sót, tồn tại trên nhằm giảm bớt lãng phí, thất thoát và nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi.
2.3. Thực tế tình hình sử dụng vốn đầu tư trong một số DNNN của nước ta:
Ví dụ sau đây giúp chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn của một số DNNN trong những năm gần đây, điển hình tại Tcty 90 thuộc Bộ Thương Mại. Đó là tình hình đầu tư sản xuất xe máy Wave@ đang rất sôi động trong thị trường của ta hiện nay. Hoạt động sản xuất xe máy này đã đem lại cho công ty một khoản lãi rất lớn do dự án sản xuất này có tính khả thi cao cả về mặt kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. HIện nay, số xe máy này còn không đủ số lượng để bán cho một lực lượng tiêu dùng đông đảo như hiện nay. Ngoài chất lượng của xe ra, xe lại bán với giá rất khiêm tốn nên không một người tiêu dùng nào lại không muốn có được một sản phẩm như vậy. Hiện nay, số xe này đã được xuất sang các nước lân cận như Philippin với hơn 7.000 chiếc. Và đang chiếm lĩnh thị trường rất lớn. Qua dự án này, công ty Machino đã liên kết liên doanh với các bạn hàng cùng nhau góp vốn và nhập các thiết bị mà nếu sản xuất trong nước sẽ có giá thành cao hơn v..v . Tổng nguồn vốn của dự án sản xuất và lắp ráp xe này là 18 477 436. 00 $ Mỹ. Trong dó vốn pháp định của công ty là 6 000 000 $ . và sẽ được các bên đóng góp như sau: Bên A góp 1 800 000$ chiếm 30% tổng vốn, bên B là 3000 000$ chiếm 50%, bên C góp 600 000$ chiếm 10%, bên D góp 600 000 $ chiếm 1%. Tổng vốn vay của công ty la 5000 000 $. Công ty đã có kế hoạch tái đầu tư 7 477 436 $ từ lợi nhuận của công ty ở giai đoạn 2 ( 2000 – 2003).
Như vậy, từ khi thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh ( 1997), công ty đã sản xuất rất có hiệu quả dựa trên nguồn vốn có được. Thông qua bản báo cáo này, chúng ta có thể biết thêm chi tiết về lãi lỗ của công ty.
Báo cáo lãi lỗ.
Doanh thu 401 971 846 nghìn đồng
Giá vốn hàng năm 303 220 056
Lãi gộp 98 751 790
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 63 098 494
Lãi trong năm trước thuế 88 255 425
Lãi trong năm sau thuế 82 078 895
Lãi luỹ kế để phân chia 147 104 510
Lãi luỹ kế chuyển sang năm sau 146 786 200 nghìn đồng.
Qua bảng báo cáo trên, ta có thể thấy được một phần hoạt động của công ty tính đến ngày 31/12/2001 vừa qua. Rõ ràng công ty đã làm ăn rất hiệu quả chỉ sau 6 năm, từ năm 1997. NPV của công ty hàng năm luôn tăng và kết quả là sau 5 năm đã thu hôì được số vốn bỏ ra và hoạt động có lãi, hàng năm đạt mức tăng trưởng do lợi nhuận thu về luôn cao hơn năm trước 20%.
Cũng có một ví dụ khác, đó là hoạt động xây dựng nhà máy đường mới ở Lam Sơn – Thanh Hoá, nhằm cảI tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất nhằm phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt tại Quyết đinh số 775/TTg ngày 21 tháng 10 năm 1996.
Mục tiêu dự án- đầu tư xây dựng cơ sở II- công suất 4.000 tấn mía/ ngày. Với tổng mức đầu tư là 451 098 000 000 đồng.
Sau 368 ngày đêm xây dựng, ngày 27/3/1999 công tình phân xưởng đường II- Công ty đường Lam Sơn đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy ngay hiệu quả. Thiết bị luôn đạt thông số kỹ thuật và an toàn thiết bị. Sau hai vụ sản xuất chính thức, nhà máy đều vận hành vượt công suất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng . Ngay từ vụ ép đầu tiên nhà máy mới đưa vào chạy thử và sản xuất trong thời gian 2 tháng dã ép được 150. 000 tấn mía. Kể từ vụ ép thứ hai trở đi, nhà máy đều đạt và vượt công suất cụ thể. Điển hình là vụ ép năm1999-2000 nhà máy ép được 633.000 tấn mía, nhập kho 66850 tấn đường trong đó có 41 000 tấn đường đạt và vựot công suất cụ thể. Năm 2000-2001, nhà máy ép được 671 140 tấn mía, nhập kho 78 769 tấn đường các loại.. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước năm sau đều cao hơn năm trước là 5,66%. Và số đường nhập kho và chuẩn bị cho xuất khẩu tăng 15,1 % Đặc biệt là do đạt công suất cho nên công ty đã thực hiện vịêc trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước có nguồn trả nợ vay của Ngân hàng. Và còn rất nhiều các DNNN khác đã cảI tiến không chỉ bộ máy, cơ cấu quản lý mà các cảI tiến kỹ thuật lại được nâng cao rất nhiều. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các công ty cảI thiện đáng kể. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều các DNNN khác đang đứng trước bờ phá sản. Vì vậy, cần xác định hướng kinh doanh và nắm chắc môi trường đầu, cơ hội đầu tư không đến cho tất cả mọi người mà chỉ đến với những ai nắm chắc môi trường đầu tư.
2.4 Một số nhận xét về hiệu quả kinh tế năm 2001 thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp:
Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã được thể hiện qua hiệu quả kinh tế của nước ta. Vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hay không giữa các thành phần kinh tế cũng được thể hiện thông qua sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp, đây cũng là một chỉ tiêu giúp ta có thể đánh giá tình hình kinh tế của nước ta như thế nào thông qua năm vừa qua.
Sự tăng trưởng kinh tế thường được phản ánh qua chỉ tiêu tổng hợp. Tổng sản phẩm quốc nội GDP. Sự tăng trưởng GDP là do đóng góp của sự tăng về vốn, lao động, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, quản lý.. Có một số cách để đánh giá hiệu quả của nền kinh tế. Trong phần này, chúng ta sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của 3 khu vực thông qua chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)là phương pháp ước lượng dựa trên cơ sở nghiên cứu bản vào ra:
DGDP= DA + aDK + b DL
Ở đây:
DGDP thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP
DA tốc độ tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp
DK tốc độ tăng trưởng của vốn sản xuất
DL tốc độ tăng trưởng của lao động
a tỷ trọng của thặng dư sản xuất và khấu hao tài sản cố định trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế
b tỷ trọng của thù lao lao động trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.
Điểm phần trăm đóng góp của TFP càng cao, chứng tỏ nền kinh tế hoặc khu vực kinh tể càng hiệu quả và ngược lại.
Theo ước tính sơ bộ, vốn đầu tư sơ bộ năm 2001 tăng 8.01% so với năm 2000. Trong đó khu vực I tăng 6.83% khu vực II tăng 9.07%. và khu vực III tăng 7.58. Lao động xã hội năm 2001 tăng 2.66% so với năm 2000 trong đó khu vực I tăng 0.81%, khu vực II tăng 3.86% và khu vực III ăng 8.33%. Với tăng tưởng GDP năm 2001 là 6.84% thì đóng góp của RFP vốn và lao động của cả nền kinh tế và chia ra 3 khu vực được thể hiện trong bảng sau :
2000
2001
I. Đóng góp của TFP
1.86041
2.6824
Chia ra: Khu v ực I
2.47471
1.42623
Khu v ực II
3.54752
4.17912
Khu v ực III
-1.97779
-1.98747
II Đóng góp của vốn
3.47683
2.24352
Chia ra Khu vực I
1.22849
0.62604
Khu vực II
4.62673
3.96662
Khu vực III
3.91055
2.11971
III Đóng góp của lao động
1.45276
1.91404
Chia ra Khu vực I
0.9268
0.73772
Khu vực II
1.89575
2.17426
Khu vực III
3.38724
5.99776
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của năm 2001 tăng hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2000 chỉ là 0.79%, nhưng xét trên góc độ hiệu quả thông qua chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp thì năm 2001 toàn nền kinh tế có hiệu quả hơn hẳn năm 2000 (44.1%).
Năm 2001, tăng trưởng GDP là 6.84% thì đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp là 2.68% ( chiếm tỷ ệ 39.22% trong tăng trưởng GDP trong khi đó với tăng trưởng GDP 6.79% của năm 2000 thì TFP đóng góp là 1.86%( chiếm tỷ lệ 27.4%trong tăng trưởng GDP) . Đóng góp của yếu tố vốn đầu tư năm 2001 là 2.24%( chiếm tỷ lệ 32.8% trong tăng trưởng GDP). Đóng góp của yếu tố lao động năm 2001 là 1.91%( chiếm tỷ lệ 27.98% tăng trưởng GDP)
2.5 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay:
2.5.1 Những kết quả đạt được
Từ khi đổi mới nền kinh tế đến nay, hệ thống DNNN đã đạt được một số kết quả như sau:
Một là , giảm 68% số DNNN từ 12080 DNNN vào đầu năm 1990 xuống còn 5280 DNNN hiện nay. Số doanh nghiệp NN ngày càng giảm đi chủ yếu là do sát nhập giải thể. Trong đó, giải thể hầu hết các DNNN cấp huyện, quy mô quá nhỏ bé, không có điều kiện tồn tại trong cơ chế thị trường. Điều này góp phần tăng sự tích tụ tập trung vốn, tăng quy mô doanh nghiệp. Chỉ còn có 17 tổng công ty 91 và 70 tổng công ty 90.
Hai là, nâng cao rõ rệt trình độ tích tụ và tập trung , tăng quy mô vốn của DNNN , Số DNNN có vốn dướI 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% ( năm 1994) xuống còn 26% ( 1998). Số DNNN có số vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng tương ứng từ 10% lên gần 20%. Đến năm 1999 số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng đã tăng lên gần 21%. Vốn bình quân của một DNNN tăng từ 3,3 tỷ đồng năm 1994 lên gần 22 tỷ đồng hiện nay. Đã hình thành các DNNN dướI dạng các tổng công ty 90,91. Tính đến cuèi tháng 2/2000, cả nước đã có 76 tổng công ty 90 và 17 tổng công ty 91, đã chiếm tớI 56% tỏng số vốn kinh doanh, bình quân số vốn của một tổng công ty 91 hiện nay lên đến gần 3900 tỷ đồng ( tương đương 280 triệu USD).
Ba là, tổng số lượng DNNN giảm gần 70%, song hệ thống DNNN vẫn phát triển ổn định thích nghi dần với cơ chế thị trường, góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò chủ đạo của kinh té nhà nước.. Tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) do các DNNN tạo ra tăng từ 36,5%( năm 1991) lên 40,2%( năm 1999).Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà nước tăng từ 14,7% năm 1991 lên gần 35% năm 1998.
Bốn là đã cổ phần hoá được hơn 400 DNNN. Hầu hết các DNNN sau khi cổ phần hoá , đều hoạt động có hiệu quả. Tính đến năm 1999, đã có 370 DNNN cỏ phần hoá đã thu hút thêm từ trong xã hội gần 1432nghìn tỷ đồng, bằng 111% tổng số vốn có tại thời điểm cổ phần hoá của các DNNN này đẻ mở rộng sản xuất kinh doanh.
Năm là, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng tăng lên rõ rệt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước năm 1993 là 6,8% đã tăng lên 14% năm 1998.
Tuy nhiên các DNNN vẫn có những tồn tại nhất định.
2.5.2 Những tồn tại trong các DNNN hiện nay :
Theo đánh giá chung của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp trung ương, năm 1998, số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số DN làm ăn không có hiệu quả bị lỗ liên tục chiếm 20%( nếu tính đủ khấu hao tài sản cố đinh thì tỷ lệ này còn lớn hơn) còn lại 40% là các DN kinh doanh khi lãI khi lỗ, có lãI cũng chỉ là tượng trưng. HIệu quả sử dụng vốn trong các DNNN đạt rất thấp và giảm sút. Nếu năm 1995 một đồng vốn Nhà nước tạo ra 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận, thì đến năm 1998 chỉ còn tạo ra 2.9 đồng doanh thu và 0.14 đồng lợi nhuận, thậm chí trong ngành công nghiệp, một đòng vốn chỉ làm ra 0.024 đồng lợi nhuận.
Thứ nhất, quy mô cña các DNNN còn bé và dàn trảI, trùng chéo vÒ ngành nghề. Đến nay, vốn bình quân trong các DNNN chỉ khoảng 22 tỷ đồng ( tương đương 1.5 triệu USD). Đây là số vốn quá nhỏ bé so với vai trò của DNNN và so với các DNNN của các nước trong khu vực. Số DNNN có vốn 5 tỷ đồng trở xuống chiếm tớI 65,45% số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm gần 21%. Các DNNN dàn trảI trên tất cả các ngành nghề từ sản xuất đến thương mạI, dịch vụ gây tình trạng phân tán manh mún về vốn, trong khi vốn đầu tư nhà nước rất hạn chế, không tập trung được vào những ngành , lĩnh vực chủ yếu, then chốt.
Thứ hai, trình độ kỹ thuật ,công nghệ các DNNN lạc hậu, năng lực cạnh tranh kém, rất hạn chế và thua thiệt trong hội nhập thị trường quốc tế. Hầu hết, các DNNN được trang bị máy móc , thiết bị từ nhiều nước khác nhau và thuộc nhiều thế hệ, chủng loại. Theo kết quả khảo sát của bộ Khoa học, công nghệ và môi trường tại nhiều DNNN thuộc 7 ngành thì dây truyền sản xuất máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%, có tớI 38% ở dạng phải thanh lý. Thời hạn khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân từ 10 đến 12 năm, trong khi mức khấu hao bình quân của khu vực và Thế giới chỉ từ 7 đến 8 năm. Báo cáo điều tra ở Hà Nội và TP HCM cho biết số máy móc có tuổI trung bình trên 10 năm, chiếm tớI 40% và chỉ có 30% dướI 5 năm. Thiết bị cũ kỹ, lạc hậu đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, giá cả và hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra. Điều này đòi hỏi phải có lượng vốn đủ lớn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, hiện Đại hoá công nghệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các DNNN trên thị trường. Chính sự kém cỏI trong công nghệ cùng với một độI ngũ cán bộ không được đào tạo lại liên tục dẫn đến tình trạng không áp dụng được công nghệ tiên tiến cũng như các biện pháp quản lý khoa học làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong các năm gần đây không cao. Mặc dù nước ta đã khắc phục nhược điểm này một cách từ từ rồI tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.
Thứ ba, nợ của các DNNN là quá lớn. Năm 1996 là 174,797 tỷ đồng, năm 1999 là 199.060 tỷ đồng. So với tổng số vốn DNNN, nợ phải trả bằng 109% tương đương 126.366 tỷ đồng, nợ phải thu bằng 62% tương đương 72644 tỷ đồng, trong khi khả năng thanh toán của các DNNN rất thấp. Nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ đang là gánh nặng đối với các DNNN. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm DNNN còn phải vay tớI 85% vốn từ nhà nước với lãi suất ưu đãi. Trong khi ngân sách luôn thiếu hụt nhưng Nhà nước vẫn dành một tỷ lê đáng kể để hỗ trợ cho một số DNNN.Trong ba năm 1997-1999, ngân sách Nhà nươc đã đầu tư trực tiếp cho các DNNN gần 8000 tỷ đồng Trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung vốn 1 464.4 tỷ đồng bù lỗ, hỗ trợ cho các DNNN để giảm bớt khó khăn về tài chính. Ngoài ra từ năm 1996 đến nay, Nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xoá nợ 1088.5 tỷ đồng, cho vay tín dụng ưu đãI 8685 tỷ đồng. Thực tế, số nộp vào ngân sách của các DNNN này ít hơn phần mà Nhà nước đã hỗ trợ. Đó đang là gánh nặng của ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung , hiệu quả sử dụng vốn nói riêng giảm . Năm 1995, một đồng vốn NN tạo ra 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Năm 1998, các chỉ tiêu tương ứng chỉ đạt 2.9 đồng và 0.14 đồng. Thậm chí, trong ngành công nghiệp, một đồng vốn chỉ tạo ra được 0.024 đồng lợi nhuận. Năm 1998 số DNNN thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40%, số doanh nghiệp bị lỗ liên tục chiếm tới 20%, còn lại 40% là những DNNN trong tình trạnh bấp bênh khi l? khi lãi.
Hiện nay, cả nước có khoảng 5280 doanh nghịệp nhà nước với tổng vốn gần 116 ngàn tỷ đồng. Hàng năm DNNN đóng góp một phần đáng kể trong tỷ trọng GDP của cả nước, nắm giữ rên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm vào khoảng 20%..Chính vì thế, trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, DNNN có vị trí quan trọng góp phần làm cho kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo .
Có thể nói trong 10 năm tổ chức sắp xếp lại các DNNN vẫn phát triển ổn định. Trong 5 năm ( 1991-1995), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế quốc donah là 11,7%. Gần gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn bộ nền kinh tế, gần gấp đôI kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ trọng của DNNN trong tổng sản phẩm trong nước ( GDP) đã tăng từ 36.5% lên 40.07% năm 1998. Tỷ lệ nộp ngân sách trên vốn Nhà nước tăng tương ứng từ 14.7% lên 27.89%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 1993 là 6.8% thì đến năm 1998 đã là 12,31%. Riêng năm 1999 các DNNN đã làm ra 40.2% GDP, trên 50% giá trị xuất khẩu, đóng góp 39,25% trong tổng nộp ngân sách Nhà nước.
2.5.3 Những tồn tại kể trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:
Có thể dẫn ra nhiều nguyên nhân dẫn tới tình hình trên như: trong các DN, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước còn khá nặng nề, còn nhỏ về quy mô, chồng chéo về cấp quản lý, lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ v.v. Một nguyên nhân hết sức quan trọng không thể không đề cập đến : Cơ chế, chính sách hiện hành , đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN, mặc dù đã qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, nhưng vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho DNNN phát triển .
Những kết quả đạt được của các DNNN tuy có ý nghĩa quan trọng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu và năng lực. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa cao và đang giảm dần. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN sau liên tục đạt 13% . Đến năm 1999 đã giảm xuống còn khoảng 8-9%. Hiệu quả sử dụng vốn giảm. Năm 1995 một đồng vốn tạo ra được 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận, đến năm 1998 chỉ tạo ra được 2.9 đồng doanh thu và 0.14 đồng lợi nhuận. Số doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 40% là những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả bị lỗ liên tục chiếm 20%, còn lại 40% là những doanh nghiệp nằm trong tình trạng khi lỗ khi lãi. Công nợ trong doanh nghiệp quá lớn. Năm 1996 tổng số nợ của DNNN là 174 797 tỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0255.doc