Đề tài Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quan 3

1.2.2 Mục tiêu chi tiết 3

1.3 Các giả thuyết kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Phạm vi không gian 4

1.4.2 Phạm vi thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 4

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

2.1 Phương pháp luận 6

2.1.1 Tổng quan về HTX và HTXNN 6

2.1.2 Vị trí và vai trò của HTXNN trong nền kinh tế 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10

Chương 3: Tình hình sản xuất nông nghiệp và phát triển HTXNN ở 03 tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang 12

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang 12

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 12

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 17

3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp 20

3.2.1 Tình hình sản xuất chung 20

3.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long 21

3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở An Giang 23

3.2.4 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Tiền Giang 25

3.3 Tình hình phát triển HTXNN 27

3.3.1 Tình hình phát triển chung 27

3.3.2 Tình hình phát triển HTXNN ở Vĩnh long 27

3.3.3 Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang 29

3.3.4 Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang 31

Chương 4: Tình hình phát triển của các HTXNN tiêu biểu trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang 34

4.1 Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu 34

4.1.1 Tình hình nhân sự và loại hình hoạt động của các HTX 34

4.1.2 Quy mô và thời gian hoạt động 38

4.1.3 Cơ sở hạ tầng 41

4.1.4 Các hình thức liên kết 42

4.1.5 Tiêu chuẩn sản phẩm 45

4.1.6 Tình hình tài chính 46

4.2 Tổng quan về hoạt động sản xuất của hô xã viên 48

4.2.1 Diện tích 48

4.2.2 Kỹ thuật canh tác 49

4.2.3 Lợi ích đạt được 51

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các HTXNN 52

4.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 52

4.3.2 Đánh giá mức độ thực hiện tiêu chuẩn của hộ xã viên theo cam kết 55

4.3.3 Đánh giá mức độ tin tưởng của người mua đối với thương hiệu sản phẩm của HTX 56

4.4 Tiểu kết 56

 

Chương 5: Giải pháp phát triển các mô hình HTXNN hiện nay 59

5.1 Tồn tại và nguyên nhân 59

5.2 Giải pháp phát triển HTXNN 60

5.2.1 Giải pháp phát triển HTXNN 60

5.2.2 Biện pháp tực hiện 62

Chương 6: Tổng kết – kiến nghị 64

6.1 Tổng kết 64

6.2 Kiến nghị 65

Tài liệu tham khảo 66

Phụ lục 68

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu ở ba tỉnh Vĩnh Long – An Giang – Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng như hiệu quả hoạt động của các HTX ở Vĩnh Long. Bảng 3.3 Tình hình phát triển HTXNN ở Vĩnh Long qua các năm. ĐVT: HTX Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Slượng Tỉ lệ (%) Slượng Tỉ lệ (%) Slượng Tỉ lệ (%) Tổng số HTX 27 100 30 100 32 100 HTX trồng trọt 24 89 24 80 25 78 HTX chăn nuôi 0 0 2 7 2 6 HTX thủy sản 3 11 4 13 5 16 Thành lập mới 7 26 6 20 8 25 Chuẩn bị giải thể 5 19 4 13 - - Số lượng xã viên 641 825 1.774 Số XV Bquân/HTX 24 28 55 Nguồn: Chi cục HTX và PTNT Tỉnh Vĩnh Long - Hoạt động nổi bật của các HTX là ký kết hợp đồng sản xuất, cung cấp rau màu cho công ty, ước sản lượng đạt được trong năm gồm: Khoai lang 400 tấn; Hành lá 100 tấn; rau Ôm 50 tấn, ớt 10 tấn… 3.2.2.2. Tình hình vốn và quy mô sản suất. Vốn sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản khoảng 35 tỷ đồng, bình quân khoảng 100 triệu đồng/hợp tác xã, nhưng trong thực tế hợp tác xã chỉ huy động được 8,6% vốn theo điều lệ (gần 3 tỷ đồng), hiệu quả sử dụng vốn huy động hầu hết hợp tác xã còn lúng túng, vốn lưu động ít làm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong 32 HTX đang hoạt động, có 08 HTX có trụ sở hoạt động độc lập, số còn lại phải thuê, mượn đất dân để xây dựng trụ sở, điểm giao dịch phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã. Trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của hợp tác xã thiếu như thiết bị phục vụ quản lý, giao dịch ...Các đơn vị trong và ngoài ngành nông nghiệp hỗ trợ các thiết bị như: máy bơm, máy sạ hàng, máy cày, máy xới tay đến nay đã cũ, tình trạng hoạt động kém không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sản xuất. 3.2.3. Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang. 3.2.3.1. Số lượng. Đến tháng 12/2009, toàn tỉnh An Giang có 101 HTX, tăng 2 HT so với năm 2008. Trong đó có 94 HTX đang hoạt động và 07 HTX không hoạt động. Trong tổng số 94 HTX có 91 HTX dịch vụ nông nghiệp, 03 HTX chăn nuôi, dịch vụ thuỷ sản và 01 Liên hiệp HTX. Các HTX đang hoạt động (94 HTX và 01 Liên hiệp HTX) có tổng vốn góp 51.727 triệu đồng của 9.084 xã viên, thực hiện các dịch vụ nông nghiệp trên diện tích 34.257 ha và 30 ha chăn nuôi thủy sản. Bảng 3.4: Tình hình phát triển HTXNN ở An Giang qua các năm. ĐVT: HTX CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số 110 100 99 100 101 100 Đang hoạt động 99 90 92 93 94 93 Số HTX NN 94 85 89 90 91 90 Khác 05 5 03 3 03 3 Số xã viên 8638 8,972 9,084 Không hoạt động 11 10 07 7 07 7 Phân loại 99 100 92 100 Mạnh 19 19 16 17 - Khá 31 32 29 32 - Trung bình 27 27 34 37 - Yếu 08 8 13 14 - Chưa phân loại 14 14 0 0 - Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn Tỉnh An Giang. Sự phát triển của các HTXNN ở An Giang không có xu hướng tăng hay giảm rõ rệt, tuy nhiên các HTX tăng giảm xung quanh 100. Điều này cho thấy các HTX nơi đây đang dần đi vào ổn định. Số lượng xã viên tăng không đáng kể, trung bình mỗi năm tăng thêm 200 xã viên. Đa số các HTX họt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp (trên 90%), số còn lại (dưới 10%) là HTX chăn nuôi và thủy sản. Mặc khác, qua việc phân loại HTX cho thấy một xu hướng giảm các HTX mạnh và khá, thay vào đó là sự tăng lên của các HTX trung bình và yếu cho thấy sự giảm đi trong hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở An Giang. 3.2.3.2. Tình hình vốn và quy mô sản xuất. Đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn góp của các HTXNN (trừ thủy sản) là 34.326 triệu đồng, giảm 27% so với năm 2007 (47.021 triệu đồng) do giải thể một số HTX. Diện tích phục vụ của các HTXNN tính đến cuối năm 2008 là 33.409 ha, giảm không đáng kể (1%) so với năm 2007 (33.639 ha). Đa số các HTXNN ở An Giang hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ nông nghiệp cho xã viên và các hộ ngoài HTX có nhu cầu. Quy mô của các HTX còn hạn chế. Số HTX có vốn góp dưới 500 triệu đồng chiếm hơn 80% tổng số HTX và chỉ có 7 HTX (chiếm 7% trên tổng số HTX) có vốn góp trên 1 tỉ đồng. Đây là một hạn chế gây cản trở rất lớn cho việc mở rộng quy mô của các HTX. Hơn nữa, số HTX chỉ phục vụ duy nhất dịch vụ tưới tiêu cũng chiếm tỉ lệ cao (hơn 50% trên tổng số HTX đang hoạt động), trong khi đó số HTX thực hiện kết hợp nhiều dịch vụ (từ 04 dịch vụ trở lên) chỉ chiếm 7% trên tổng số HTX đang hoạt động. Bên cạnh đó, diện tích phục vụ của các HTX còn thấp, phần lớn dưới 500 ha (75/95 HTX), chỉ có 04/95 HTX có diện tích phục vụ trên 1000 ha. Tóm lại, vốn ít, loại hình dịch vụ đơn giản và diện tích phục vụ thấp là 03 trong các yếu tố căn bản gây cản trở cho việc phát triển và mở rộng quy mô của các HTX. Bảng 3.5: Tình hình vốn và quy mô sản xuất của các HTXNN An Giang. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số HTXNN đang hoạt động. 99 100 99 100 92 100 94 100 Theo vốn góp (tr đồng) Dưới 100 34 34,3 29 29,3 37 40,2 - - Từ 100 – 500 48 48,5 51 51,5 42 45,7 - - Từ 500 – 1000 10 10,1 11 11,1 10 10,9 - - Trên 1000 07 7,1 08 8,1 03 3,2 - - Theo số lượng DV HTX phục vụ Chỉ 1 DV 54 54,5 54 54,5 56 60,9 56 59,6 02 – 04 DV 38 38,4 39 39,4 27 29,3 29 30,8 Trên 04 DV 07 7,1 09 9,1 09 9,8 09 9,6 Theo diện tích HTX phục vụ (ha) Số HTXNN 95 100 94 100 89 100 91 100 Dưới 300 55 57,9 56 59,6 54 60,7 55 60,4 Từ 300 – dưới 500 20 21,1 15 16,0 17 19,1 17 18,7 Từ 500 – dưới 1000 15 15,8 19 20,2 13 14,6 14 15,4 Trên 1000 05 5,2 04 4,2 05 5,6 05 5,5 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang 3.2.4. Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang. 3.2.3.1. Số lượng. Đến tháng 12/2009, toàn tỉnh Tiền Giang có 42 HTXNN – Thủy sản, không tăng so với năm 2008. Trong đó có 40 HTX đang hoạt động và 02 HTX đang chờ giải thể. Trong tổng số 40 HTX có 29 HTX dịch vụ nông nghiệp, 03 HTX dịch vụ thuỷ sản và 08 HTX dịch vụ nước sinh hoạt. Hiện tại các HTX ở Tiền Giang có 17.555 xã viên tham gia (giảm 1.062 xã viên so cuối năm 2008 do giải thể). Bình quân 418 xã viên/01HTX. Cao nhất HTX (nước sinh hoạt nông thôn Cẩm Sơn) có 2.033 xã viên; thấp nhất có 02 HTX (Chanh Tân Thanh và Thủy sản Hòa Hưng) 15 xã viên. (Bảng 3.6) Bảng 3.6: Tình hình phát triển HTXNN ở Tiền Giang qua các năm. CHỈ TIÊU 2006 2008 2009 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng số 37 100 42 100 42 100 Đang hoạt động 37 100 42 100 40 95 Số HTX NN 19 51 25 60 29 69 Khác 18 49 17 40 11 26 Không hoạt động 0 0 0 0 02 5 Số xã viên 12.536 18.702 17.555 Phân loại Mạnh 02 5 02 5 02 5 Khá 10 27 20 48 20 50 Trung bình 27 73 35 84 32 80 Yếu 32 86,5 38 91 39 97,5 Chưa phân loại 37 100 42 100 40 100 Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang. Các HTXNN ở Tiền Giang cho đến thời điểm cuối năm 2009 có thể xem như đã đi vào hoạt động tương đối ổn định, thể hiện ở sự không tăng lên về số lượng HTX so với năm 2008 cũng như xếp loại HTX. Tuy nhiên, có sự thay đổi tăng lên rõ rệt về số HTX trồng trọt, thay vào đó là sự giảm đi số HTX chăn nuôi và thủy sản. Nó thể hiện tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là sản xuất và tiêu thụ trái cây tại Tiền Giang. Hiệu quả hoạt động của các HTXNN ở Tiền Giang còn được ghi nhận bằng sự tăng lên số lượng HTX mạnh và khá (27% năm 2006, đến năm 2009 tổng số HTX mạnh và khá chiếm 50%), đồng thời là sự giảm đi của các HTX yếu và trung bình. Hai HTX mạnh ở Tiền Giang trong suốt giai đoạn từ năm 2006 đến nay là HTX Tân Mỹ Chánh và HTX Bình Tây. Cả hai HTX trên đều hoạt động sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp. Nhìn chung các HTXNN ở Tiền Giang đến thời điểm hiện tại đã và đang thể hiện ngày càng rõ nét hiệu quả của mô hình HTXNN kiểu mới đối với nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nhân dân. 3.2.3.2. Tình hình vốn và quy mô sản xuất. Tính đến hết 12/2009, Tổng vốn điều lệ của các HTX ở Tiền Giang là 15.952,3 triệu đồng giảm 4,3% so với năm 2008 do 02 HTX ngưng hoạt động đang chờ giải thể. Vốn điều lệ bình quân mỗi HTX là 379,8 triệu đồng. Tổng vốn hoạt động của các HTX ở Tiền Giang là 35.355,5 triệu đồng, tăng 2,7% so với năm 2008. Tổng giá trị tài sản 34.978 tỷ đồng, trong đó có 6,1 tỷ đồng ở 22 HTXNN (có báo cáo) được nhà nước và các tổ chức khác hỗ trợ không hoàn lại và 12.975 tỷ đồng vốn của xã viên đã góp (vốn Điều lệ), hiện có 05/42 HTX (Bình Tây, Bình Đông, Bình Trung, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Hòa) được giao đất và cấp quyền sử dụng đất với tổng diện tích 6,88 ha và có trụ sở hoạt động ổn định. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX năm 2009 là 14.155,7 triệu đồng, giảm 41,6% so với năm 2008 (24.238 triệu đồng) do giải thể một số HTX hoạt động không hiệu quả. Lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh 761,7 triệu đồng, tỷ lệ lãi trên doanh thu thấp (5,4%), giảm 48,93% so với năm 2008 (1.491,4 triệu đồng). Chương 4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTXNN TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN BA TỈNH VĨNH LONG – AN GIANG – TIỀN GIANG Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động của các HTXNN tiêu biểu. 4.1.1. Tình hình nhân sự và loại hình hoạt động của các HTX. 4.1.1.1. Số lượng HTX và xã viên. Đến nay trên địa bàn 03 tỉnh có 178 HTXNN. Nhóm nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và phỏng vấn 48 HTX tiêu biểu ở 03 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang, cụ thể Vĩnh Long 14 HTX, An Giang 20 HTX và Tiền Giang 14 HTX. Số xã viên hiện nay của các 48 HTXNN là 10.046, trung bình 210 xã viên/HTX. Trong đó, HTX có số xã viên ít nhất là 9 và nhiều nhất là 1970. Bảng 4.1. Số lượng xã viên phân theo tỉnh. ĐVT: người Chỉ tiêu Tổng số Bình quân/HTX Thấp nhất Cao nhất Chênh lệch (lần) Tổng số 10046 210 09 1970 219 Gia nhập 3477 72 00 585 Rời khỏi 15 0.3 00 03 Vĩnh long 690 49 09 263 29 An Giang 3716 185 41 585 14 Tiền Giang 5640 403 16 1970 123 Nguồn: Số liệu điều tra. So với Vĩnh Long và An Giang thì Tiền Giang có sự vượt trội hơn về số lượng xã viên. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về số xã viên trong mỗi HTX cũng rất lớn. (HTX có số lượng xã viên cao nhất gấp hơn 100 lần so với số xã viên ít nhất trong HTX). Mặt khác, HTX có số xã viên cao nhất ở Tiền Giang gấp xấp xỉ 03 lần tổng số xã viên của 14 HTX ở Vĩnh Long. Điều đó cho thấy các HTXNN ở Tiền Giang có quy mô lớn hơn rất nhiều so với các HTXNN ở Vĩnh Long. An Giang có số lượng xã viên trung bình, số xã viên bình quân/HTX cũng không chênh lệch nhiều so với bình quân 03 tỉnh. Sự chênh lệch về số xã viên giữa HTX có số xã viên cao nhất và HTX có số xã viên thấp nhất cũng không cao lắm (khoảng 14 lần). Trong vòng 05 năm qua số lượng hộ xã viên gia nhập HTX là 3477 hộ, chiếm 34.6% tổng số hộ xã viên; bên cạnh đó số lượng hộ xã viên rời khỏi HTX không đáng kể (15 hộ xã viên). Tiền Giang được xem là tỉnh có HTX thu hút xã viên tốt nhất với số lượng xã viên gia nhập cao và không có xã viên rời khỏi HTX trong 05 năm qua. Mặc dù số lượng xã viên xin rời khỏi HTX không nhiều nhưng các TX ở Vĩnh Long có chính sách thu hút xã viên HTX kém nhất trong 03 tỉnh với số lượng xã viên gia nhập thấp (528 xã viên) và rời khỏi nhiều so với tổng số xã viên xin rời khỏi HTX (7/15 xã viên). 4.1.1.2. Loại hình hoạt động. Theo số liệu thống kê trên 48 HTXNN, có nhiều loại hình hoạt động khác nhau. (Biểu đồ 4.2). Dựa vào loại hình mang lại doanh thu nhiều nhất cho HTX, có thể chia thành 03 nhóm chính sau: - Nhóm cung cấp dịch vụ nông nghiệp: 23 HTX. Loại hình dịch vụ này chủ yếu tập trung ở các HTXNN trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó dịch vụ bơm tưới là chủ yếu, một ít HTX khác mở rộng sang dịch vụ khác như làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, suốt lúa, vận chuyển nông sản, phơi sấy, … - Nhóm tiêu thụ nông sản: 08 HTX, chủ yếu là tiêu thụ trái cây. Nhóm HTX này tập trung đại đa số ở Tiền Giang. HTX không tham gia sản xuất mà chỉ làm công tác thu mua sản phẩm từ xã viên. Bên cạnh đó hỗ trợ xã viên trong việc hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn, cung cấp vật tư nông nghiệp,… - Nhóm sản xuất nông sản và kinh doanh tổng hợp: 17 HTX, chủ yếu là sản xuất và tiêu thụ rau màu, trái cây. Nhóm HTX này tập trung chủ yếu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. HTX chuyên sản xuất và tiêu thụ nông sản từ xã viên của chính HTX sản xuất ra. Ngoài ra còn có hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho hộ xã viên và kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 4.1.1.3. Cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ bình quân mỗi HTX là 05 người: 01 Chủ nhiệm, 01 Phó Chủ nhiệm, 01 – 02 kế toán, 01 Kiểm soát, 01 Thủ quỹ. Trình độ văn hóa và chuyên môn của cán bộ quản lý HTX còn rất hạn chế, chủ yếu được học qua các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc các lớp đào tạo từ xa, được thể hiện trong bảng sau. Dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt về độ tuổi trung bình của Chủ nhiệm HTX, Trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng. Điều này có thể lý giải do tính đặc thù của HTXNN do nông dân cùng nhau lập ra. Chủ nhiệm HTX và trưởng ban kiểm soát thông thường là những người có uy tín do những xã viên bầu chọn. Do đó, xét về mặt tuổi tác tương đối cao. Bảng 4.2: Trình độ học vấn – chuyên môn của cán bộ quản lý HTX. ĐVT: người Chỉ tiêu Chủ nhiệm Kế toán trưởng Trưởng ban kiểm soát Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tuổi Dưới 35 0 0 23 52 1 2 Từ 35 - 55 34 71 19 43 31 67 Trên 55 14 29 2 5 14 31 Trung bình 52 32.5 52 Trình độ học vấn Chưa biết chữ 1 2 0 0 2 4 Tiểu học 6 12 2 4 8 17 Trung học cơ sở 20 42 9 20 20 43 TH phổ thông 21 44 34 76 17 36 Trình độ chuyên môn Không CM 21 45 6 13 28 61 Sơ cấp 10 21 4 9 12 26 Trung cấp 13 28 24 53 4 9 Cao đẳng, ĐH 3 6 11 25 2 4 Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp. Xét về trình độ học vấn và chuyên môn của Chủ Nhiệm HTX và Trưởng ban kiểm soát, có đến hơn 50% có trình độ học vấn ở mức tốt nghiệp trung học cơ sở trở xuống. Số lượng chủ nhiệm HTX đã tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ đạt 44%, trong khi đó con số này ở Trưởng ban kiểm soát là 36%. Tương tự, số lượng Chủ nhiệm HTX và trưởng ban kiểm soát chưa qua đào tạo chuyên môn hoặc chỉ được đào tạo các lớp ngắn hạn sơ cấp chiếm đến hơn 60%. Ngược lại số người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ đạt dưới 10% so với tổng số. Công việc của kế toán mang tính nghiệp vụ cao hơn, do vậy nó đòi hỏi một trình độ nhất định về chuyên môn. Kế toán có độ tuổi còn khá trẻ (trung bình 32.5 tuổi), phần lớn là thuê mướn ngoài, hoặc là xã viên do HTX cử đi học. Xét trên mặt bằng chung, Kế toán có trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn Chủ Nhiệm và Trưởng ban kiểm soát (Có đến 78% số kế toán được qua đào tạo từ trung cấp trở lên). Tuy nhiên vẫn còn 22% số kế toán trưởng chưa qua đào tạo hoặc chỉ được tham dự các lớp đào tạo ngắn hạn. Thêm vào đó, có 3 HTX vẫn chưa có kế toán riêng. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thống kê sổ sách và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nhóm nghiên cứu chỉ điều tra trên các HTXNN được đánh giá là hiệu quả hoạt động khá, tốt. Kết quả thu được nêu trên cho thấy còn một bộ phận không nhỏ các HTX trong đó trình độ học vấn và chuyên môn của Ban quản lý còn rất hạn chế. 4.1.2. Quy mô và thời gian hoạt động. 4.1.2.1. Diện tích. Theo thống kê 46/48 HTX, tổng diện tích sản xuất và phục vụ của các HTX hiện nay là 11,179.95 ha, bình quân 243 ha/HTX. Trong đó có 7,929.35 ha diện tích trồng lúa, 681.75 ha trồng màu và 1,943.35 ha trồng cây ăn trái. Có sự khác biệt rất lớn về diện tích của các HTX ở ba tỉnh. Diện tích từng loại cây trồng của các HTX chịu ảnh hưởng lớn, trực tiếp từ đặc trưng nông nghiệp của tỉnh nơi HTX hoạt động. Cụ thể: - Tỉnh Vĩnh Long chiếm diện tích rất ít so với tổng diện tích. Trong đó, diện tích trồng cây cây ăn trái và rau màu là chủ yếu. Điều này có thể được giải thích do đa số các HTX ở Vĩnh Long là HTX sản xuất là chính, số lượng xã viên rất ít và diện tích đất của mỗi xã viên rất hạn chế (trung bình dưới 01 ha). Bên cạnh đó, các HTX được khảo sát, điều tra phần lớn là HTX sản xuất và tiêu thụ trái cây. - An Giang nổi bật với hơn 80% diện tích HTX là đất chuyên lúa, tiếp đến là diện tích trồng màu và cuối cùng là diện tích cây ăn trái chiếm tỉ lệ không đáng kể. Điều này có thể dễ hiểu vì An Giang là vùng đất chuyên lúa và là một trong những tỉnh có sản lượng lúa đứng đầu khu vực ĐBSCL và cả nước. - Tiền Giang nổi tiếng là xứ sở của trái cây và lúa gạo. Chính vì vậy, diện tích sản xuất, phục vụ của các HTX nơi đây chủ yếu là diện tích chuyên lúa và cây ăn trái. Diện tích trồng lúa và cây ăn trái không có sự khác biệt đáng kể. 4.1.2.2. Tình hình đầu tư đổi mới. Hầu hết các HTX đều thực hiện đầu tư đổi mới, mức độ và quy mô đổi mới tùy thuộc vào điều kiện vốn, nhu cầu của từng HTX. Các hoạt động đầu tư chủ yếu của các HTX tập trung vào việc mua máy móc thiết bị (trên 60%) và đưa nhân viên đi đào tạo nghề (75%), đa phần là đưa nhân viên tham dự các cuộc hội thảo và các lớp tập huấn ngắn hạn, số còn lại đưa nhân viên đi học chuyên tu ở những trường đào tạo từ xa. Một số HTX thực hiện tổ chức lại hệ thống sản xuất, tìm kiếm đối tác, thị trường mới,… Việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, phục vụ và sản xuất sản phẩm, dịch vụ mới ít được các HTXNN quan tâm đầu tư cải tiến (tỉ lệ dưới 30%). Nguyên nhân do nguồn vốn cho đầu tư đổi mới rất hạn chế. Ban quản lý HTX cũng rất tích cực trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới nhưng kết quả đạt được không đáng kể do chưa xây dựng được thương hiệu cho sản sẩm hoặc yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của đối tác nghiêm ngặt, số lượng sản phẩm sản xuất ra không đủ cung ứng cho các đối tác lớn,… 4.1.2.3. Thời gian hoạt động và cơ sở thành lập HTX. Bảng 4.3 Thời gian hoạt động và cơ sở thành lập HTX. ĐVT: HTX Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ (%) Thời gian hoạt động Trên 07 năm 25 52 Từ 05 – 07 năm 05 11 Từ 03 – 05 năm 04 8 Từ 01 – 03 năm 10 21 Mới thành lập 04 8 Cơ sở thành lập Hộ gia đình cùng nhau thành lập 17 35 Đối tác liên kết tài trợ và đề nghị thành lập 01 2 Dự án chương trình tài trợ thành lập 02 4 Chính quyền vận động thành lập 18 38 Chuyển từ HTX, tổ đoàn kết kiểu cũ sang 08 17 Khác 08 17 Nguồn: số liệu điều tra sơ cấp. Đa số các HTX được đánh giá là hoạt động có hiệu quả có thời gian hoạt động lâu năm (trên 05 năm), chiếm 63% trên tổng số HTX điều tra. Để có thể hoạt động lâu dài, các HTX không những phải mang lại lợi ích nhiều hơn cho xã viên mà còn phải hoạt động có lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Thông thường các HTX hoạt động không hiệu quả sẽ không thu hút được nông hộ tham gia, hoặc bản thân xã viên sẽ rời khỏi HTX. Do đó các HTX hoạt động không hiệu quả nếu còn hoạt động thì chỉ hoạt động trên danh nghĩa, hoặc sẽ bị giải thể sau khi thành lập từ 3 – 5 năm. Các HTX có thời gian hoạt động dưới 05 năm chiếm 37% trên tổng số HTX điều tra, cở sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX có thời gian hoạt động ngắn là lợi ích ước tính mà xã viên sẽ nhận được sau khi gia nhập HTX thông qua kế hoạch kinh doanh của các HTX, hoặc lợi nhuận mang lại trong kỳ kinh doanh đầu tiên. Bảng số liệu cũng cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức của nhân dân về HTX kiểu mới, Từ các HTX thành lập một cách bị động dựa trên sự vận động của chính quyền địa phương, đến nay đã có 35% HTX do các hộ gia đình cùng nhau thành lập. Bên cạnh đó, còn có các HTX chuyển từ hình thức hoạt động kiểu cũ sang (17%). Mặc khác, nhận thức và mức độ quan tâm của các đối tác liên kết và các chương trình hỗ trợ về tầm quan trọng và hiệu quả hoạt động của HTXNN kiểu mới đến thời điểm hiện tại còn thấp thể hiện qua việc chỉ có 03 HTX thành lập có sự tài trợ của các đối tác liên kết và của các dự án tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. 4.1.3. Cơ sở hạ tầng. Tính đặc thù của các HTXNN là trụ sở HTX phần lớn ở nông thôn, nơi HTX sản xuất, phục vụ. Vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế. Ngoài việc được trang bị một số trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính, điện thoại,… Hiện tại không đến 50% HTX có trụ sở hoạt động độc lập, số còn lại phải thuê, mượn đất dân để xây dựng trụ sở, hoặc thuê mượn nhà dân làm điểm giao dịch phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã. Qua việc điều tra, tìm hiểu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, chỉ có hệ thống đường giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, nước được phần lớn ban quản lý HTX đánh giá đạt mức trung bình trở lên; Bên cạnh đó: - 31% HTX không được trang bị hệ thống kho bãi hoặc hệ thống kho bãi không đạt yêu cầu tối thiểu để hoạt động tốt. - 37.5% HTX không có hoặc có trang bị máy móc thiết bị nhà xưởng kém - 71% HTX không được trang bị công nghệ, dây chuyền vận hành. - 64% HTX chưa tổ chức sản xuất theo mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung, Chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư tốt cho hoạt động của HTX cũng như đời sống người dân trong khi mức độ đầu tư của HTX cho hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh không cao thể hiện qua việc có hơn 50% HTX đánh giá hệ thống kho bãi, máy móc thiết bị nhà xưởng, … của HTX ở mức trung bình yếu. Hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, … được đánh giá tốt đều do Nhà nước và chính quyền địa phương đầu tư! 4.1.4. Các hình thức liên kết. Các HTX ngoài liên kết các xã viên lại với nhau còn liên kết với bên ngoài cùng sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn, số lượng, thời gian quy định. Qua việc tìm hiểu 48 HTX có 47 HTX có liên kết với bên ngoài, ít nhất là một liên kết, nhiều nhất là 09 liên kết và 01 HTX không có liên kết với bên ngoài. Bảng 4.4 Các hình thức và tổ chức liên kết với HTX. ĐVT: HTX Các hình thức HT Đối tác liên kết DN đầu vào DN đầu ra Tổ HT Cơ sở n/cứu Thương lái Nông dân, trang trại Khác Tổng số 23 43 06 40 06 05 38 HT nhận sản phẩm, dịch vụ đầu vào. 18 02 02 05 01 01 07 HT kỹ thuật canh tác. 02 - 01 22 - 01 13 HT thu hoạch, vận chuyển. 01 03 - - - 01 01 HT để bán sản phẩm. - 20 01 - 05 - 02 HT để đạt thương hiệu cho sản phẩm. - 04 01 06 - - 04 HT để đạt tiêu chuẩn chất lượng cho SP. - 07 01 05 - - 04 HT để có vốn sản xuất. 01 01 - 01 - 2 04 HT cùng sản xuất ra SP theo hợp đồng. 01 06 - - - - 03 Khác. - - - 01 - - - Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp. Thông qua phỏng vấn Ban quản lý HTX, đa phần các HTX hợp có liên kết với DN đầu ra và cơ sở nghiên cứu ở nhiều khâu như cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, tiêu thụ sản phẩm,… Ngược lại, mối liên kết giữa HTX với thương lái, tổ HT và nông dân khác còn thấp. Nguyên nhân là những đối tượng này chủ yếu HT trên cơ sở quen biết, HT miệng, không có hợp đồng ràng buộc nên tương đối lỏng lẻo. Ngoài ra, HTX còn liên kết HT với DN đầu vào, và các đối tượng khác, cụ thể: Liên kết nhận sản phẩm dịch vụ đầu vào: phần lớn các HTX liên kết với các doanh nhiệp đầu vào như doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị. Hợp tác kỹ thuật canh tác: chủ yếu liên kết với các cơ sở nghiên cứu và từ liên minh HTX. Hợp tác thu hoạch vận chuyển: rất ít HTX (04/48HTX) có hợp tác với bên ngoài ở khâu thu hoạch vận chuyển. Đa phần các HTX tự mình thực hiện khâu này. Đối tượng liên kết thu hoạch vận chuyển là các nông dân có phương tiện, máy móc thiết bị và doanh nghiệp đầu ra. Hợp tác để bán sản phẩm đầu ra: Doanh nghiệp đầu ra và thương lái là hai đối tượng liên kết chủ yếu. Ngoài ra còn có HTX khác và … Hình thức liên kết chủ yếu bằng miệng hoặc do quen biết, rất ít HTX có liên kết tiêu thụ bằng văn bản hoặc kí kết hợp đồng tiêu thụ. Hợp tác để đạt thương hiệu cho sản phẩm: Hiện nay có nhiều thương hiệu đang được các HTX xây dựng và phát triển như Nếp be Chợ Gạo, Rau an toàn Phước Hậu…; cũng có những thương hiệu đã có tên tuổi như Vú sữa Lò rèn, Xoài cát Hòa Lộc, Bưởi Năm roi, nếp Phú Tân… Đối tượng liên kết chủ yếu của các HTX là các cơ sở nghiên cứu của Tỉnh và khu vực, doanh nghiệp đầu ra và của Liên minh HTX. Hợp tác để đạt tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm: Hầu hết các HTX đều đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn bằng cách sản suất đúng quy trình, sử dụng phân, thuốc hóa học đúng cách; Nhiều HTX đang tiến hành xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn như VietGAP, EUROGAP, GlobalGAP để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Các doanh nghiệp đầu ra và cơ sở nghiên cứu là đối tượng liên kết chủ yếu của các HTX. Hợp tác sản xuất theo hợp đồng: rất ít HTX có kí kết hợp đồng tiêu thụ (9 HTX) Hợp tác để có vốn sản xuất: hình thức hợp tác này không phổ biến ở các HTX, Các HTX chủ yếu liên kết với ngân hàng (vay vốn ưu đãi) và doanh nghiệp đầu ra (ứng tiền trước hoặc vay với lãi suất thấp) để sản xuất. Hình thức tín dụng nội bộ thường được áp dụng ở các HTX hơn. 4.1.5. Tiêu chuẩn sản phẩm. Hiện nay hầu hết tất cả các HTX đều thực hiện tiêu chuẩn phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, tiêu chuẩn “03 giảm 03 tăng” và “04 đúng” trên cây lúa theo hướng dẫn của Nhà nước để sản xuất đúng thời vụ, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Riêng các HTX ở An Giang đang triển khai và thực hiện tiêu chuẩn “01 phải 05 giảm” trên cây lúa. Các HTX trái cây ở Tiền Giang đang xây dựng tiêu chuẩn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLU7852N V258N T7888T NGHI7878P Autosaved.doc
  • docM7908C L7908C.doc
Tài liệu liên quan