Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong những năm qua

 

A – LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN B – NỘI DUNG 3

I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHCT HOÀN KIẾM 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam 3

1.1.1 Cơ cấu lao động 4

1.1.2 Hệ thống tổ chức của NHCT Việt Nam 6

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm 10

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hoàn Kiếm 10

1.2.2 Ngành nghề kinh doanh 11

1.2.3 Sản phẩm, dịch vụ cung cấp 13

1.2.4 Hệ thống tổ chức 21

1.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phóng ban 23

II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CỦA NHCT HOÀN KIẾM 27

2.1 Cơ cấu lao động của NHCT Hoàn Kiếm 27

2.2 Hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 27

2.2.1 Hoạt động huy động vốn 28

2.2.2 Hoạt động tín dụng 32

2.2.3 Các hoạt động dịch vụ 36

2.2.4 Các hoạt động khác 39

III – NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CÙNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHCT HOÀN KIẾM 40

3.1 Thuận lợi, khó khăn và hạn chế 40

3.1.1 Thuận lợi 40

3.1.2 Khó khăn 43

3.1.3 Hạn chế 44

3.2 Phương hướng và giải pháp 45

3.2.1 Phương hướng và chiến lược kinh doanh trong những năm tới 45

3.2.2 Các giải pháp thực hiện kế hoạch 46

3.3 Kiến nghị 47

PHẦN C – KÊT LUẬN 48

D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

 

 

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

 

Hình 1.1: Hệ thống tổ chức của NHCT 6

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCT 7

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHCT được phân chia thành các khối chức năng 8

Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức Cấp chi nhánh 1 9

Hình 5.1: Cơ cấu tổ chức Cấp chi nhánh 2 9

Hình 6.1: Cơ cấu tổ chức Phòng Giao dịch 10

Hình 7.1: Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự của NHCT Hoàn Kiếm 21

Hình 8.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHCT Hoàn Kiếm 22

Biểu đồ: 2.1: Nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2004-2008 27

Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn huy động từ (2004-2008) 28

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của NHCT VN 5

Bảng 1.2 : Phân loại nguồn vốn theo đối tượng 29

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 32

Bảng 3.2: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 33

Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo thời hạn 34

Bảng 5.2: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền 35

Bảng 6.2: Kết quả hoạt động dịch vụ 38

 

doc54 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm trong những năm qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vụ Tài khoản Có hai loại là: Mở tài khoản doanh nghiệp Mở tài khoản cá nhân Các loại tài khoản - Tài khoản tiền gửi thanh toán: Tài khoản tiền gửi của tổ chức, tài khoản tiền gửi của cá nhân, tài khoản tiền gửi của các đồng chủ tài khoản. - Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, - Tài khoản tiền gửi khác: Tài khoản séc bảo chi, tài khoản chuyển tiền, tài khoản tiền vay, Lưu ý: Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi VND và ngoại tệ của người không cư trú và người cư trú phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý ngoại hối Thanh toán xuất nhập khẩu Các hình thức thanh toán: - Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) xuất khẩu, nhập khẩu: Đây là một sản phẩm chủ yếu của VietinBank, thực chất là sự thỏa thuận giữa VietinBank với ngân hàng phục vụ người mua, người bán, đảm bảo với người xuất nhập khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình tới Ngân hàng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. Để phục vụ người xuất, nhập khẩu, VietinBank có thể đóng vai trò: Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng chiết khấu chứng từ. - Ngoài phương thức thanh toán bằng L/C, VietinBank còn thực hiện các phương thức thanh toán khác như: + Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) + Nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A Tiết kiệm Tiết kiệm là một sản phẩm huy động tiền gửi dân cư của VietinBank và được NGCT Hoàn Kiếm áp dụng dành cho các khách hàng có các khoản tiền nhàn rỗi, muốn gửi khoản tiền đó vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm tại VietinBank để được hưởng lãi theo quy định. 1.2.4 Hệ thống tổ chức Thực hiện Quyết định số 090/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 4/6/2003 của Hội đồng quản trị về việc “ phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hóa chi nhánh”, từ 1/1/2004, mô hình của chi nhánh thay đổi về căn bản. Các phòng ban được chia tách, sát nhập: từ 7 phòng nghiệp vụ và một phòng giao dịch lên 12 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng cũng thay đổi. Cơ cấu tổ chức ngân hàng được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự Hình 7.1: Sơ đồ tổ chức quản lý nhân sự của NHCT Hoàn Kiếm Giám đốc Các Phó giám đốc Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch Các phòng nghiệp vụ Tổ kiểm tra nội bộ Trưởng phòng Sơ đồ tổ chức bộ máy Hình 8.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHCT Hoàn Kiếm Giám đốc Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 4 P. Khách hàng doanh nghiệp lớn P. quản lý rủi ro P. Khách hàng cá nhân P. Thông tin điện toán P. Tổng hợp P. Tiền tệ kho quỹ P. Tổ chức hành chính P. Thanh toán xuất xuất nhập khẩu Phó giám đốc 4 Giám đốc P. Khách hàng doanh nghiệp lớn P. Khách hàng số 2( DN vừa và nhỏ) P. Khách hàng cá nhân P. quản lý rủi ro Tổ quản lý nợ có vấn đề P. Kế toán tài chính P. Kế toán giao dịch P. Thanh toán xuất nhập khẩu P. Tiền tệ kho quỹ nhập khẩu P. Kế toán giao dịch P. Kế toán tài chính P. Khách hàng số 2 ( DN vừa và nhỏ) Tổ quản lý nợ có vấn đề P. Kiểm toán nội bộ 1.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phóng ban Căn cứ Quyết định 359/QĐ – HĐQT - NHCT1 ngày 23/11/2005 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch, Ngân hàng Công thương Việt Nam. Căn cứ Quyết định số 066/QĐ – HĐQT – NHCT1 ngày 30/03/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại các chi nhánh tham gia dự án hiện đại hóa. Căn cứ Quyết định số 704/QĐ – NHCT1 ngày 15/8/2006 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. Căn cứ Quyết định số 1500/QĐ – NHCT1 ngày 06/04/2006 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban của chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm gồm các phòng: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ) Phòng khách hàng cá nhân Phòng quản lý rủi ro Tổ quản lý nợ có vấn đề Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng kiểm toán nội bộ Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam( NHCT VN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng số 2 ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N), để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N. Phòng khách hàng cá nhân Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng cho phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Tổ quản lý nợ có vấn đề Tổ quản lý nợ có vấn đề có trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu. Phòng kế toán tài chính Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của nhà nước và NHCT VN. Phòng kế toán giao dịch Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp đối với khách hàng; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm ngân hàng. Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu cho tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng tổ chức - hành chính Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh. Phòng thông tin điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ vế thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCTVN Phòng tổng hợp Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. II – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CỦA NHCT HOÀN KIẾM 2.1 Cơ cấu lao động của NHCT Hoàn Kiếm NHCT Hoàn Kiếm có 277 nhân viên trong đó có 60% người có trình độ trên đại học và đại học, 5% cao đẳng ,10% trung cấp .Đây là một đội ngũ đã được đào tạo chuyên sâu về nghiệp cụ ngân hàng nên có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên nay luôn được đào tạo và đào tạo lại , được tham gia các thực tập, học tập, hội thảonên luôn năng động, có nhiều sáng tạo trong quá trình công tác và lao động. 2.2 Hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây Trong những năm gần đây NHCT Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tựu đáng kể , lợi nhuận trong các năm luôn ở mức cao,là chi nhánh có nhiều đóng góp cho hệ thống NHCT VN.Điều đó được thể hiện qua lợi nhuận Ngân hàng mang lạ thẻ hiên dưới đồ thị sau: Đơn vị: tỷ đồng Biểu đồ: 2.1: Nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2004-2008 Năm 2005, Ngân hàng đã đạt mức lợi nhuận rất cao 68.000 triệu đồng, tăng tới 36 % so với năm 2004. Năm 2006 và 2007 tuy lợi nhuận của Ngân hàng có giảm một chút và tăng trưởng vừa nhưng Ngân hàng đã luôn giữ vững được uy tín trong chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Vì vậy mà trong năm 2008, Ngân hàng đã có mức lợi nhuận đạt tới 90.000 triệu đồng, tăng 38,46% so với năm 2007. Năm 2008 là một thành tựu lớn vì thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong thời ký khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, các tổ chức tài chính gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay và huy động vốn.Mặt khác lãi suất cho vay trên thị trường tăng nên lợi nhuận cũng tăng. 2.2.1 Hoạt động huy động vốn Trong giai đoạn 2004-2008 và đặc biệt là năm 2008 , thị trường tiền tệ đã có nhiều biến động về lãi suất trong nước và quốc tế , lạm phát và cạnh tranh giữa các TCTD trong nước về huy động vốn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của NHCT VN nói chung và NHCT Hoàn Kiếm nói riêng. Mặc dù môi trường đầy thách thức , NHCT Hoàn Kiếm đã thành công trong việc tăng cường các hoạt động huy động vốn và được thể hiện qua biểu đồ và bảng dưới đây: Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn huy động từ (2004-2008) Đơn vị: Triệu đồng Theo dõi biểu đồ 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn huy động được trong năm 2004 là 2.733.500 triệu đồng; năm 2005, tổng nguồn vốn huy động là 2.761.000 triệu đồng tăng 1% so với năm 2004; năm 2006, tổng nguồn vốn huy động là 4.546.800 triệu đồng tăng 46,68% so với năm 2005; năm 2007, tổng vốn huy động là 5.146.000 triệu đồng tăng 13,18% so với năm 2006; và năm 2008, tổng vốn huy động là 5.500.000 triệu đồng tăng 8,98% so với năm 2007. Bảng 1.2 : Phân loại nguồn vốn theo đối tượng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tổng nguồn vốn 2.733,5 100 2.761 100 4.546,8 100 5.146 100 5.500 100 Tiền gửi doanh nghiệp 1.922,6 70,33 1.826 66,14 3.593,1 79.02 4.172 81,1 4300 78,18 Tiền gửi dân cư 810,9 29,67 935 33,86 953,7 20,98 971 18,9 1200 21,82 (Phụ lục 1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Nguồn vốn của NHCT Hoàn Kiếm luôn tăng trưởng đều qua các năm trung bình là 17,55% đặc biệt là năm 2006 tăng mạnh mẽ nhất với mức tăng đạt 64,68%. Cụ thể :Năm 2004 huy động được 2.733,5 tỷ đồng; năm 2005 huy động được 2.716 tỷ đồng; năm 2006 huy động được 4.546,8 tỷ đồng; năm 20007 huy động được 5.146 tỷ đồng; năm 2008 huy động được 5.500 tỷ đồng . Điều này có được là do nên kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc nhờ các chính sách đúng đắn của chính phủ , tác động của quá trình Việt Nam gia nhập WTOvà NHCT Hoàn Kiếm luôn được NHCT VN quan tâm và theo dõi, chỉ dẫn các hoạt động của chi nhánh . Đặc biệt bằng cách áp dụng chiến lược huy động vốn với quan điểm đảm bảo hoạt động kinh doanh song song với việc tuân thủ các quy định hiện hành và luôn bám sát theo chiến lược của NHCT VN. Các chiến lược huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm như sau: Phát triển các sản phẩm mới với sự hỗ trợ của các hoạt động khuyến mại có trọng điểm và tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ tới các khách hàng . Xây dựng và hoàn thiện các quy định về tiền gửi tiết kiệm , về phát hành giấy tờ có giá theo chủ trương của NHCT VN . Áp dụng các sản phẩm huy động mới cho thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, linh hoạt về thời hạn và lãi suất huy động như sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt , sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm cùng với bảo hiểm, chứng chỉ tiền gửi Phối hợp với các bộ phận chức năng khác để phát triển sản phẩm thẻ ATM nhằm tăng cường khả năng huy động vốn . Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt dựa trên yếu tố cung-cầu theo chủ trương của NHCT VN. Theo dõi bảng 2.2.1 ta cũng thấy rằng lượng tiền gửi từ hai khối doanh nghiệp và dân cư luôn ổn định và có sự tăng trưởng, tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi dân cư lại có xu hướng giảm trong tổng nguồn vốn so với tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp: Năm 2004,tiền gửi dân cư là 810,9 tỷ đồng chiếm 29,67% tổng nguồn huy động, tiền gửi doanh nghiệp là 1922,6 tỷ đồng chiếm 70,33% tổng nguồn huy động; Năm 2005 tiền gửi dân cư là 935 tỷ đồng chiếm 33,86% tổng nguồn huy động, tiền gửi doanh nghiệp là 1.826 tỷ đồng chiếm 66,14% tổng nguồn huy động;Năm 2006, tiền gửi dân cư là 953,7 tỷ đồng chiếm 20,98% tổng nguồn huy động, tiền gửi doanh nghiệp là 3.593,1 tỷ đồng chiếm 79,02% tổng nguồn huy động; Năm 2007, tiền gửi dân cư là 971 tỷ đồng chiếm 18,9% tổng nguồn huy động, tiền gủi doanh nghiệp là 4.172 tỷ đồng chiếm 81,1% tổng nguồn huy động;Năm 2008 là một năm mà lãi suất tiền gửi có sự thay đổi chóng mặt , nó làm cho lượng tiền người dân gửi vào Ngân hang tăng cao , còn lượng tiền gửi từ doanh nghiêp chỉ tăng nhẹ: tiền gửi dân cư là 1.200 tỷ đồng chiếm 23,58% tổng nguồn huy động, tiền gửi doanh nghiệp là 4.300 tỷ đồng chiếm 78,18% tổng nguồn huy động. Như vậy có thể nói trong tổng nguồn vốn huy động của NHCT Hoàn Kiếm thì tiền gửi của các doanh nghiệp chiếm phần lớn. Đặc điểm của tiền gửi doanh nghiệp là không ổn định, các khoản tiền này là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc được gửi để thực hiện các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt qua ngân hàng,do đó nó thường là những khoản tiền gửi không kỳ hạn, có tính chất khôn ổn định, nếu không dự báo được nhu cầu gửi và rút tiền của doanh nghiệp thì rất dễ gây ra rủi ro thanh toán.Tuy nhiên qua bảng 2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn dưới đây cho thấy tiền gửi có kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Do đó tiền gửi doanh nghiệp tại NHCT Hoàn Kiếm không chỉ là tiền gửi không kỳ hạn mà còn có cả tiền gửi có kỳ hạn. Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tiền gửi không kỳ hạn 820 30 423 15,32 836,7 18,4 1.174 22,8 Tiền gửi có kỳ hạn 1.913,5 70 2.338 84,68 3.710,1 81,6 3.972 77,2 (Phụ lục 1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Từ bảng 2.2 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, điều này đảm bảo tính ổn định, an toàn và hiệu quả của cơ cấu tín dụng tại chi nhánh. Ngoài ra NHCT Hoàn Kiếm luôn theo sát với chiến lược tổng thể của NHCT VN là chiến lược huy động tiền gửi bằng đồng nội tệ và luôn có sự tăng trưởng trung bình là 90% trong hoạt động này.(Xem phụ lục II để hiểu rõ thêm ) 2.2.2 Hoạt động tín dụng Quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN và NHCT VN về việc nâng cao chất lượng tín dụng, khắp phục tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã có quan điểm định hướng cụ thể nhằm minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của mình. Để đạt được định hướng đó trong những năm qua Ngân hàng đã từng bước thực hiên rà soát, sàng lọc 100% đội ngũ khách hàng và dư nợ đã có, lựa chọn tiếp tục đầu tư với khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với Ngân hàng, chủ động rút dần dư nợ; chấm dứt với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp; tăng cường công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng, các phương án, dự án vay vốn, nhất là đối với khách hàng mới, các dự án lớn; thực hiện một cách bài bản, quyết liệt, dứt khoát trong sử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn khó đói; chú trọng phát triển lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Kết quả hoạt động tín dụng từ năm 2004 đến 2007 như sau: Bảng 3.2: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Cho vay DNNN 725,4 78 880 80 778 72,7 800 72,7 Cho vay NQD 204,6 22 220 20 292 27,3 300 27,3 Tổng 930 100 1.100 100 1.070 100 1.100 100 (Phụ lục 1: Báo các kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Từ bảng 3.2 ta thấy rằng giai đoạn 2004-2007 dư nợ cho vay của NHCT Hoàn Kiếm không biến đổi nhiều: Năm 2004, dư nợ cho vay là 930 tỷ đồng; năm 2005, dư nợ cho vay là 1.100 tỷ đồng; năm 2006, dư nợ cho vay là 1.070 tỷ đồng; năm 2007 là 1.100 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế bao gồm dư nợ cho vay DNNN và dư nợ cho vay NQD, trong đó dư nợ cho vay DNNN biến đổi không đều và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Trong khi đó, dư nợ cho vay NQD có xu hướng tăng lên từ 2004 đến 2007. Cụ thể là: Năm 2004 dư nợ cho vay DNNN là 725,4 tỷ đồng chiếm 78% tổng dư nợ, cho vay NQD là 204,6 tỷ đồng chiếm 22% tổng dư nợ; năm 2005, dư nợ cho vay DNNN là 880 tỷ đồng chiếm 80% tổng dư nợ, dư nợ cho vay NQD là 220 tỷ đồng chiếm 20% tổng dư nợ; năm 2006, dư nợ cho vay DNNN là 778 tỷ đồng chiếm 72,7% tổng dư nợ, dư nợ cho vay NQD là 292 tỷ đống chiếm 22,3% tổng dư nợ; năm 2007, dư nợ cho vay DNNN là 800 tỷ đồng chiếm 72,7% tổng dư nợ, dư nợ cho vay NQD là 300 tỷ đồng chiếm 27,3% tổng dư nợ. Bảng 4.2: Dư nợ cho vay theo thời hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Cho vay ngắn hạn 232,5 25 200 18,2 220 20,6 402 36,5 400 36,4 Cho vay trung và dài hạn 697,5 75 900 81,8 850 79,4 698 63,6 700 63,6 Tổng 930 100 1.100 100 1.070 100 1.100 100 1.100 100 (Phụ lục 1 và 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Từ bảng 4.2: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn cho thấy dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ so với cho vay ngắn hạn. Cụ thể là: Năm 2004, dư nợ cho vay ngắn hạn là 232,4 tỷ đồng chiếm 25% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn là 697,5 tỷ đồng chiếm 75% tổng dư nợ. Năm 2005, dư nợ cho vay ngắn hạn là 200 tỷ đồng chiếm 18,2 tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn là 900 tỷ đồng chiếm 81,8% tổng dư nợ. Năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn là 220 tỷ đồng chiếm 20,6 tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn là 850 tỷ đồng chiếm 79,4% tổng dư nợ. Đặc biệt năm 2007, dư nợ cho vay ngăn hạn tăng lên cả số tuyệt đối lẫn số tương đối, còn cho vay trung và dài hạn giảm đi, trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn là 402 tỷ đồng chiếm 36,5% tổng dư nợ, cho vay trung và dài hạn là 698 tỷ đồng chiếm 63,6% tổng dư nợ. Năm 2008, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn hầu như không thay đơi so với năm 2007. Bảng 5.2: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Tỷ VND % Cho vay VND 651 70 890 81 779 72,8 877 79,7 Cho vay ngoại tệ 279 30 210 19 291 27,2 223 20,3 Tổng 930 100 1.100 100 1.070 100 1.100 100 (Phụ lục 1: Báo các kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) Từ bảng 5.2 ta thấy cơ cấu dư nợ của Chi nhánh qua các năm 2004-2007 phân theo loại tiền có sự biến đổi phức tạp, điều này là do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, sự thay đổi các chính sách của Chính phủ, lạm phátlàm cho nhu cầu tiền tệ thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp với thị trường. Cho vay bằng VND vẫn là chủ yếu 2.2.3 Các hoạt động dịch vụ Bám sát chủ trương hiện đại hóa và phát triển Ngân hàng bán lẻ của NHCT VN, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm quan tâm đúng mức đến phát triển hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịc vụ, tăng tiện íc của sản phẩm và nâng cao thu nhập từ dịch vụ của Chi nhánh. Kết quả là hoạt động dịch vụ tại chi nhánh đã có những bước tiến rõ nét. 2.2.3.1 Hoạt động dịch vụ ngân hàng đa dạng Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động dịch vụ ngày càng được chú trọng và mở rộng. Hoạt động dịch vụ Ngân hàng hiện đại đã được triển khai đồng bộ tại toàn bộ các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch của Chi nhánh: “Đây là mô hình quỹ tiết kiệm thực hiện dịch vụ Ngân hàng đa dạng, phong phú. Với mô hình này, hoạt động của các quỹ tiết kiệm được thay đổi cơ bản về chất và lượng” các quỹ tiết kiệm không chỉ đơn thuần cung cấp sản phẩm huy động vốn mà còn có thể cung cấp một chuỗi sản phẩm dịch vụ phong phú như dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Nhờ đó hình ảnh của các QTK nói riêng của Chi nhánh nói chung đã được nâng cao, bước đầu khẳng định vị thế của một Ngân hàng hiện đại trên thị trường, tạo khả năng cạnh tranh cao, giữ được nguồn vốn huy động từ đan cư ổn định và tăng trưởng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt; tận dụng được tối đa , có hiệu quả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, nguồn thông tin sẵn có của Chi nhánh; cán bộ được nâng cao trình độ và có sự hiểu biết về các dịch vụ Ngân hàng hiện đại, được sử dụng bố trí công việc hợp lý, có điều kiện phát huy được khả năng, kiến thức của mình. 2.2.3.2 Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ và ngoại hối: Năm 2007, hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại gặp khó khăn do chính sách thắt chặt bảo đảm an toàn về tín dụng và thanh toán quốc tế, do sự biến động của thị trường nguyên vật liệu thế giới và thị trường tiền tệ. Đồng thời do đặc thù tín dụng của Chi nhánh chủ yếu cho vay trung dài hạn, việc phát triển mạng lưới khách hàng là các khách hàng DNVVN làm tăng số lượng các món giao dịch đáng kể nhưng số tiền nhỏ nên doanh số tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế không cao Doanh số TT XNK năm 2004 đạt 70 triệu USD, năm 2005 đạt 50 triệu USD giảm 28,6% so với năm 2004, năm 2006 đạt 70 triệu USD tăng 40% so với năm 2005 nhưng chỉ bằng năm 2004, năm 2007 đạt 80 triệu USD tăng 14,3% so với năm 2006. Có được sự tăng trưởng trong năm 2006 và 2007 là do Nhà nước và Chính phủ đã có những chính sách kích thích XNK và tiêu dung, do Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO nên các rào cản thương mại đã được giảm bớt, thị trường cho hàng xuất khẩu được mở rộng, hàng nhập khẩu cũng có điều kiện vào thị trường trong nước. 2.2.3.3 Hoạt động thanh toán trong nước và chuyển tiền Doanh số thanh toán trong nước năm 2004 là 27.360 tỷ đồng, năm 2005 là 32.600 tỷ đồng tăng 19,6% so với năm 2004, năm 2006 đạt 31.500 tỷ đồng giảm 3,4% so với năm 2005 nhưng lớn hơn 15% so với năm 2004, năm 2007 đạt 33.000 tỷ đồng tăng 4,8% so với năm 2006. Hoạt động thanh toán trong nước trong những năm qua biến đổi không đang kể nhưng là một hoạt động rất quan trọng của Chi nhánh. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm với hệ thống chuyển tiền điện tử VND mới đã đáp ứng được yêu cầu về thời gian, về mức độ sử lý tự động, thông suốt trong cả hệ thống NHCT VN và với các ngân hang khác.Và Ngân hàng đã thanh toán được một khối lượng tiền rất lớn trong những năm qua bảo đảm tính thanh khoản cho thị trường, gớp phần khẳng định dịch vụ và uy tín của Chi nhánh. 2.2.3.4 Hoạt động tiền tệ kho quỹ Công tác tiền tệ kho quỹ không chỉ bảo đảm việc thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả mà còn tham mưu cho ban giám đốc kiểm soát hoạt động của các nhân viên đứng quầy chăm sóc khách hàng theo dung quy trình nghiệp vụ và đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Bảng 6.2: Kết quả hoạt động dịch vụ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Doanh số TT XNK 70 50 70 80 Doanh số Mua bàn ngoại tệ (triệu USD) 108 100 195 110 Doanh số dịch vụ ngoại hối (triệu USD) 2,7 6,0 5,0 7,0 Doanh số thanh toán trong nước (tỷ đồng) 27.360 32.600 31.500 33.000 Thu dịch vụ 3.000 3.000 3.043 3.254 (Phụ lục 1: Báo các kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hoàn Kiếm) 2.2.4 Các hoạt động khác 2.2.4.1 Công tác thông tin, điện toán Công tác thông tin, điện toán tại NHCT Hoàn Kiếm đã được quan tâm chú trọng đúng mức trong những năm qua, trang thiết bị được nâng cấp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công việc,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5692.doc
Tài liệu liên quan