Hoạt động đầu tư có đặc điểm vốn lớn diễn ra trong thời gian dài, vốn nằm khê đọng lâu tức là bỏ vốn ở hiện tại và chỉ có thể thu thẩm định dự án đầu tư vốn dần trong tương lai, trong khoảng thời gian đó thường chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trước khi chi vốn vào các công cuộc đầu tư các nhà đầu tư đều tiến hành soạn thảo chương trình dự án. Đây là công việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực do đó phải huy động sức lực và trí tuệ của nhiều người, nhiều tổ chức. Việc lắp ghép trí tuệ, phối hợp hành động của nhiều thành viên không tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn nên cần được theo dõi rà soát và điều chỉnh lại.
Chủ đầu tư muốn khẳng định được quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ chức tài chính muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể lãng phí vốn đầu tư cần phải thẩm tra lại tính hiệu của, khả thi của dự án.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong thời gian dài, vốn nằm khê đọng lâu tức là bỏ vốn ở hiện tại và chỉ có thể thu thẩm định dự án đầu tư vốn dần trong tương lai, trong khoảng thời gian đó thường chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trước khi chi vốn vào các công cuộc đầu tư các nhà đầu tư đều tiến hành soạn thảo chương trình dự án. Đây là công việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực do đó phải huy động sức lực và trí tuệ của nhiều người, nhiều tổ chức. Việc lắp ghép trí tuệ, phối hợp hành động của nhiều thành viên không tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn nên cần được theo dõi rà soát và điều chỉnh lại.
Chủ đầu tư muốn khẳng định được quyết định đầu tư của mình là đúng đắn, các tổ chức tài chính muốn tài trợ hay cho vay vốn đối với dự án, để ngăn chặn sự đổ bể lãng phí vốn đầu tư cần phải thẩm tra lại tính hiệu của, khả thi của dự án.
Một dự án dù được nghiên cứu soạn thảo rất cẩn thận vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo bởi họ đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề của dự án. Để đảm bảo tính khách quan cần thiết phải thẩm định vì người thẩm định thường khách quan hơn trong nhìn nhận và đánh giá, do vị trí của người thẩm định tạo nên, họ được phép tiếp cận và có điều kiện thu thập thông tin tổng hợp đầy đủ hơn. Đặc biệt khi xem xét lợi ích của cả cộng đồng người thẩm định ít bị lợi ích trực tiếp của dự án chi phối.
Khi soạn thảo và giải trình chi tiết dự án có thể có những sai xót, các ý tưởng có thể mâu thuẫn với nhau, có thể có những câu văn, chữ dùng sơ hở gây ra những bất đồng, tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư mà bản thân người soạn thảo không nhận ra, thẩm định sẽ hiệu chỉnh những khiếm khuyết đó.
Như vậy thẩm định dự án đầu tư là cần thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng và các chủ đầu tư. Nó còn là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho dự án khả thi và đạt hiệu quả cao.Tuỳ theo mục đích quy mô tính chất của dự án, hình thức và nguồn vốn đầu tư chủ đầu tư sẽ tiến hành thẩm định các nội dung khác nhau.
2.3.1 Lợi nhuận từ hoạt động
Lợi nhuận đạt được là chỉ tiêu đầu tiên khi phân tích hiệu quả của một ngân hàng. Nước ta là một nước đang phát triển, do đó thu từ hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng chiếm ty trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo của chi nhánh nên lợi nhuận chủ yếu của chi nhánh là từ cho vay do ngân hàng không có tài sản đầu tư tài chính, đây là biểu hiện tốt thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng đã tăng hơn, đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng ngày càng tốt hơn. Theo Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2008 cho thấy: Thu nhập ngoài tín dụng: 7637 triệu đồng, chiếm 2,8% Tổng thu nhập và chiếm 25,4% Quỹ thu nhập. Qua đó ta thấy Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 97% Tổng thu nhập và chiếm khoảng 75% Quỹ thu nhập. Đây là biểu hiện tốt của chất lượng tín dụng và thể hiện vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng – Lợi nhuận của NHNN&PTNT Cầu Giấy.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Tổng thu nhập
268.829
Tổng chi phí
238.837
Quỹ thu nhập
29992
( Báo cáo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm2008)
2.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn.
Hiệu suât sử dụng vốn của NHNo&PTNT Cầu Giấy
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ cho vay
318
1011,6
1.506,6
Tổng nguồn vốn huy động
1081
1881,5
2.282
Chênh lệch huy động và cho vay
765
869,9
775,4
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
29,5%
53,8%
66%
( Báo cáo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm2008)
Hiệu suất sử dụng vốn cho biết tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, một hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, chỉ số này càng cao càng thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng trên cho thấy chi nhánh có nguồn vốn huy động dồi dào đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng tăng lên qua từng năm. Vì trong những năm gần đây nhu cầu vốn của thi trường tăng lên nhanh chóng, tổng mức cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Tổng dư nợ của chi nhánh cao hơn tốc độ tăng của Nguồn vốn huy động thể hiện: năm 2008 tổng nguồn vốn huy động la 2.282 tỷ đồng tăng 400,5 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 21,2%; trong khi đó Tổng dư nợ đạt 1.506,6 tỷ đồng, tăng 495,6 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 49%. Đây là vấn đề chi nhánh cần xem xét, ngân hàng cần tăng nguồn vốn huy động nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường ngày càng tăng.
2.3.3 Tổng dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
Tổng dư nợ của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm hoạt động. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm khá cao: 325%. Khi xem xét tình hình dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy cũng sẽ cho ta thấy được cơ cấu dư nợ và phần nào chính sách tín dụng của ngân hàng. Tình hình dư nợ của ngân hàng trong 3 năm vừa qua thể hiện qua bảng sau:
Bảng – Tình hính Dư nợ của NHNo&PTNT Cầu Giấy.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tăng giảm so với 2006.
Năm 2008
Tăng giảm so với 2007.
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
Tuyệt đối
Tỷ lệ %
-Tổng dư nợ
318
1.011,6
+693,6
+218%
1.506,6
+495
+49%
1. Phân loại theo loại tiền
- VND.
251
830,6
+579,6
+231%
1.334,2
+513,6
+61,8%
-Ngoại tệ quy đổi VND.
67
181
+114
+170%
172,4
- 8,6
- 4,8%
2. Phân loại theo thời gian
- Ngắn hạn.
133,8
620
+486,2
+363%
901
+281
+45,3%
- Trung dài hạn.
89,2
391
+301,8
+338%
605,6
+314,6
+80,5%
3. Phân loại theo thành phần KT
- Doanh nghiệp.
284
813
+529
+186%
1.314,4
+501,4
+61,7%
- Hộ gia đình.
70
198
+128
+183%
192,2
-5,8
- 3%
( Báo cáo KQKD của NHNN&PTNT chi nhánh Cầu Giấy)
2.4 Phũng ngừa và hạn chế rủi ro
Phũng ngừa và hạn chế rủi ro là chỉ tiờu hết sức quan trọng trong Ngõn Hàng. Giỳp cho Ngõn Hàng hạn chế được rủi ro cú thể xảy ra trong quỏ trỡnh cho vay vốn.
2.4.1 Tỡnh hỡnh nợ xấu
Năm 2008, nền kinh tế nước ta diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thiên tai dịch bệnh liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao gây thiệt hại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn và rủi ro so với những năm trước đây. Tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy, Nợ xấu của ngân hàng năm 2008 chiếm tỷ trọng 2,7% Tổng dư nợ.
Trong đó: - Nợ xấu hộ, cá thể chiếm tỷ trọng 0,78% Tổng dư nợ.
- Nợ xấu của Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 1,92% Tổng dư nợ.
Như vậy, chi nhánh đã thẩm định được những khách hàng tốt để cho vay, đồng thời cũng tạo sự chắc chắn và an toàn, hạn chế rủi ro quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng
2.4.2 Tình hình thu nợ của chi nhánh.
Theo Báo cáo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy, năm 2008 Doanh số cho vay của chi nhánh là 6.962 tỷ đồng, Doanh số thu nợ 6.467 tỷ đồng, Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2008 là 1.506,6 tỷ đồng. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao, thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay đạt 92,9% mặc dù năm 2008 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế, điều đó thể hiện công tác thu nợ và quản lý nợ, quản lý rủi ro của ngân hàng đã tốt hơn. Đây là biểu hiện tốt về chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.5 Kết quả các hoạt động khác của ngân hàng:
Theo Báo cáo KQKD NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm2008:
- Phát hành L/C: 15.460.843 USD
- Thanh toán L/C: 32.208.012 USD
- Thanh toán nhờ thu: 6.979.369 USD
- Thanh toán biên mậu: 465.757 USD
Phí dịch vụ thu được: 1.226.631.000 VND
- Doanh số mua ngoại tệ: 60.143.289 USD
- Doanh số bán ngoại tệ: 59.208.246 USD
Lãi kinh doanh ngoại tệ: 4.144.536.000 VND
Thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng. Số lượng các doanh nghiệp thanh toán quốc tế qua chi nhánh ngày càng nhiều, đây là một dịch vụ hỗ trợ tích cực cho việc mua bán ngoại tệ, do vậy phí thu được từ dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng cao. Bên cạnh đó, dịch vụ thẻ ATM cũng phát triển mạnh: tổng số thẻ ATM tính đến 31/12/2008 là 36.173 thẻ, với số dư 41.270 triệu đồng, tăng 12.026 thẻ so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng 50%, số dư bình quân đạt 1,14 triệu/thẻ.
2.6 Đỏnh giỏ kết quả đạt được
2.6.1 Những kết quả đạt được.
a - Về chiến lược kinh doanh:
Chi nhánh đã xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp. Tập trung và kiên quyết thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đã xây dựng.
b -Về nguồn vốn:
Chi nhánh đã huy động được nguồn vốn khá lớn đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường tạo sự thuận lợi trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của chi nhánh thể hiện uy tín và khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Đã chủ động trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch, chủ động tìm kiếm khách hàng có nguồn vốn lớn và chi phí rẻ, tích cực tìm nhiều biện pháp , thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dịch theo hướng ổn định lâu dài. Bên cạnh đó chi nhánh cũng đã có những điều chỉnh lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất.
c - Về tín dụng:
Trong những năm hoạt động, chi nhánh luôn bám sát mục tiêu, chủ động tăng trưởng với kiểm soát chất lượng tín dụng, xây dựng kế hoạch mục tiêu phù hợp với sự phát triển của chi nhánh. Chi nhánh luôn tuân thủ những quy định về giới hạn và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu tín dụng được giao.
Xác định phát triển phải đảm bảo an toàn và chất lượng. Chi nhánh đã tiến hành rà soát lại toàn bộ dư nợ, chỉnh sửa lại hồ sơ tín dụng đảm bảo cho vay đúng quy trình và tính pháp lý của hồ sơ cho vay, đánh giá phân tích thẩm định rõ tình hình tài chính của khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng. Có cơ chế lãi suất cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chi nhánh đã chú trọng đến đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Chi nhánh luôn quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá toàn diện khách hàng, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm nợ vay toàn chi nhánh, hoàn thiện hồ sơ giao dịch bảo đảm và thực hiện bổ xung tài sản bảo đảm nợ vay kịp thời. Thực hiện đánh giá phân loại nợ và hoàn thiện thủ tục hồ sơ trích và xử lý rủi ro đúng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tổng dư nợ của ngân hàng không ngừng tăng: năm 2007 Tổng dư nợ đạt 1.011,6 tỷ đồng thì đến hết ngày 31/21/2008 Tổng dư nợ đạt 1.506,6 tỷ đồng, Doanh số thu nợ đạt 6.467 tỷ đồng, Tỷ lệ nợ xấu 2,7% (<3%). Thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng được cải thiện, cho thấy trình độ của cán bộn tín dụng không ngừng được nâng cao cùng với nỗ lực trong việc thu nợ, xử lý nợ quá hạn và cho vay có hiệu quả hơn. Đó là nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ tín dụng nói riêng cũng như toàn thể chi nhánh nói chung nhằm đạt đựoc các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng đề ra.
d - Về công tác kiểm tra – kiểm soát:
Chi nhánh đã tiến hành tự kiểm tra không chỉ nghiệp vụ tín dụng mà kiểm tra toàn diện đến 100% các Phòng giao dịch và tại Hội sở về tất cả các nghiệp vụ: Tín dụng, Huy động vốn, Kế toán và Ngân quỹ… Tiếp các đoàn kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam kiểm tra về công tác: Kế hoạch, Tín dụng, Phòng ngừa rủi ro… nhìn chung các phòng nghiệp vụ, các phòng giao dịch chấp hành đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ.
e - Về công nghệ:
Chi nhánh không ngừng nâng cao công nghệ, hiện đại hoá hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho tác phong và chất lượng phục vụ ngày càng chuyên nghiệp hơn, tạo sư thoải mái cho khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng cường vị thế cạnh tranh và lợi nhuận cho ngân hàng.
f - Về Tài chính của chi nhánh:
Về hoạt động tài chính của chi nhánh, theo Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy năm 2008: Khối lượng giao dịch bình quân khoảng 3.480 giao dịch/ngày (bao gồm cả giao dịch ATM) tăng 1980 giao dịch so với năm 2007; Tổng số khách hàng đến gửi tiền là 33.320 khách hàng trong đó doanh nghiệp là 988 DN; Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 66.339.175 triệu đồng gấp 3,5 lần so với năm 2007. Tổng thu nhập của chi nhánh năm 2008 là 268.829 triệu đồng, Tổng chi phí là 238.837 triệu đồng.
g - Về thu nhập từ hoạt động tín dụng:
Nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng thu nhập của ngân hàng. Do ngân hàng chỉ cung ứng sản phẩm dịch vụ cho vay và các dịch vụ ngân hàng khác. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng năm 2008 chiếm khoảng 75% Quỹ thu nhập của ngân chi nhánh. Điều này thể hiện sự chuyên môn hoá trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.6.2 Những tồn tại và nguyên nhân.
a - Những tồn tại tại NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
- Việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng chưa đạt hiệu quả tối đa, ngân hàng còn thận trọng trong cho vay dài hạn thể hiện Phần dư thừa nguồn vốn trung dài hạn là khá nhiều chưa sử dụng.
-Tỷ lệ Nợ xấu phát sinh tăng, Chỉ tiêu thu nợ rủi ro còn thấp.
- Công tác quảng cáo, tiếp thị, thông tin, tuyên truyền các sản phẩm tín dụng cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đã có nhiều cố gắng và đã có những thành công nhất định xong vẫn còn những hạn chế về chất lượng, phương thức quảng cáo tiếp thị chưa thực sự chủ động.
- Trình độ cán bộ còn nhiều bất cập không đồng đều, tư tưởng kinh doanh chưa triệt để, cá biệt có bộ phận cán bộ còn tư tưởng cào bằng, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của bản thân và khai thác hết tiềm năng trên địa bàn.
b - Nguyên nhân.
Hạn chế của chi nhánh trong hoat động tín dụng là do xuất phát từ các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Một phần là nguyên nhân từ khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, từ bản thân ngân hàngvẫn còn nhiều bất cập, từ môi trường kinh doanh có những biến động ngoài ý muốn.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng: Chiếm phần lớn trong các nguyên nhân gây ra rủi ro của ngân hàng. Vì thế chi nhánh đang có biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Điều đầu tiên phải nói ở đây, đó là năng lực của khách hàng còn hạn chế. Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt, nhưng nhìn chung thì vốn của các doanh nghiệp còn ít ỏi, nghèo nàn, để hoạt động được các nhà kinh doanh đều phải dựa vào vốn vay của Ngân hàng do đó chỉ cần một sự biến động nhỏ của thị trường… cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính. Các doanh nghiệp thiếu khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Thêm vào đó là công nghệ sản xuất hiện hành của các doanh nghiệp lạc hậu, làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng kém, do hạn chế về kiến thức kinh doanh hoặc sử dụng vốn đã làm chất lượng khoản vốn vay kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra, chúng ta nhận thấy rằng không ít chủ doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của Ngân hàng không chỉ kém về năng lực quản lý điều hành kinh doanh mà còn yếu kém cả về tư cách, đạo đức khi xét theo góc độ ý muốn trả nợ Ngân hàng. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp khách hàng chủ động xây dựng phương án kinh doanh rất có hiệu quả để xin vay ngân hàng nhưng khi vay được vốn rồi lại sử dụng vào mục đích khác.
* Nguyên nhân từ ngân hàng: Để xảy ra rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng là điều không ngân hàng muốn nhưng trong quá trình tác nghiệp chi nhánh vẫn còn một số tồn tại và đó là nguyên nhân gây ra rủi ro của ngân hàng. Các phòng nghiệp vụ phối hợp với nhau chưa thực sự hiệu quả để tham mưu cho Ban lãnh đạo chỉ đạo thực hiện mục tiêu kinh doanh. Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh chưa nhiều và còn hạn chế về chất lượng.
* Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế nghiên cứu môi trường kinh doanh cho ta thấy nhiều nguyên nhân gây khó khăn cho chi nhanh làm cho chất lượng tín dụng giảm xuống.
- Trong thời gian vừa qua nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình lạm phát diễn ra trong nền kinh tế quốc dân. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả, khả năng vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư nhiều sau bị thu hẹp, thiếu thị trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vốn vay Ngân hàng.
- Bản thân ngân hàng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt do trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện có rất nhiều TCTD đang hoạt động. Nên chi nhánh phải không ngừng tìm cách chiếm lĩnh thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục sản phẩm cho vay để tạo vị thế cạnh tranh.
- Do hệ thống pháp luật ban hành thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã lợi dụng sơ hở để gây ra thất thoát của Ngân hàng.
- Môi trường thông tin không thuận lợi: hiện nay để phục vụ cho các ngân hàng thuận lợi hơn trong vấn đề kinh doanh, nước ta có trung tâm thông tin tín dụng được xây dựng , trung tâm CIC do Ngân hàng nhà nước xây dựng tuy nhiên những thông tin đưa ra độ chính xác chưa cao và chưa thực sự cập nhập. Vấn đề thông tin không thuận lợi là thách thức cho chi nhánh trong việc kiểm soát chất lượng và mở rộng cho vay.
CHương 3
ĐÁNH GIÁ NHèN NHẬN,HOẠT ĐỘNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ
1. Định hướng về hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy trong năm 2009.
Thực hiện phương châm phát triển kinh doanh “Cân đối, hài hoà, năng suất và hiệu quả” nhằm khai thác tối đa những lợi thế trên địa bàn và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo lợi ích giữa chi nhánh với khách hàng, giữa chi nhánh với NHNo&PTNT Việt Nam, giữa chi nhánh với người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bám sát định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh đề ra những chỉ tiêu kinh doanh năm 2009 cụ thể như sau:
+ Tổng nguồn vốn: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ 25-30% so với năm 2008, đến 31/12/2009 Tổng nguồn vốn đạt 2.500 tỷ đồng.
+ Tổng dư nợ : Tốc độ tăng trưởng từ 30-35% so với năm 2008, đến 31/12/2009 Tổng dư nợ đạt 2.000 tỷ đồng.
Trong đó: Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 45-50% Tổng dư nợ.
+ Nợ xấu (Từ nhóm 3-5): <= 3% / Tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ thu ngoài tín dụng: Tăng trưởng từ 25-30% so với năm 2008.
+ Tài chính: Đảm bảo đủ quỹ thu nhập để chi lương, thưởng cho cán bộ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
2. Giải pháp và kiến nghị tại NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy.
2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt nam ngày càng trở nên sôi động và có sự cạnh tranh gay gắt, chính vì vậy NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy cần xây dựng chiến lược kinh doanh, trong đó xác định số mục tiêu, định hướng phát triển lâu dài của mình.
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp hay ngân hàng nào vì đó là kim chỉ nam, là cơ sở cho các ngân hàng triển khai hàng loạt các hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu được đặt ra từ chiến lược kinh doanh.
Như vậy chiến lược kinh doanh giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng nhất là chất lượng tín dụng. Nếu xây dung chiến lược kinh doanh không hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác thị trường và thu hút khách hàng, còn nếu không có chiến lược kinh doanh thì ngân hàng hoạt động mò mẫm và tự phát làm gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
* Kiến nghị:
Với chiến lược kinh doanh hợp lý thì NHNo&PTNT chi nhánh Cầu Giấy đã đạt được những kết quả nhất định. Định hướng phát triển hoạt động đã đề ra, một số ý kiến về chiến lược kinh doanh như sau:
- Mở rộng tín dụng gắn chặt với kiểm soát, quản lý chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ kèm theo, đảm bảo cho vay đúng quy trình, quy định của ngành và của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính, phân loại khách hàng để có định hướng đầu tư đối với tong khách hàng cụ thể, tăng cường tiếp cận đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp SXKD có hiệu quả để thiết lập và mở rộng quan hệ rín dụng.
- Đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động cho vay, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu về an toàn của khoản vay, điều nay thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng.
2.2. Đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Vốn là cơ sơ của mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng rất quan trọng vì nó đóng vai trò là đầu vào cho hoạt động tín dụng, do đó cơ cấu nguồn vốn huy động quyết định đến cơ cấu thời hạn cho vay ra của ngân hàng.
* Kiến nghị: Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn, một mặt chú trọng công tác huy động vốn từ khu vực dân cư, mặt khác tăng cường công tác tiếp thị nhằm thu hút những nguồn vốn rẻ từ các tổ chức. Nâng cao chất lượng những sản phẩm, dịch vụ đã có và mở rộng cung cấp những sản phẩm mới. Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với cán bộ có thành tích trong công tác huy động vốn.
2.3. Nâng cao chất lượng phân tích thẩm định khách hàng.
Phân tích thẩm định khách hàng là khâu quan trọng trước khi quyết định cho khách hàng vay. Khi thẩm định khách hàng thì cán bộ tín dụng thường có nhiều nguồn thông tin khác nhau để thẩm định: xác định mức độ rủi ro, mức cho vay thích hợp, quyết định cho vay hay không? Nâng cao chất lượng phân tích thẩm định khách hàng cần nâng cao kỹ năng thu thập thông tin và khả năng phân tích tín dụng.
Về kỹ năng thu thập thông tin tín dụng, khi thẩm định khác hàng, cán bộ tín dụng có nhiều nguồn thông tin: từ bản thân khách hàng, cơ quan địa phương, từ các bạn hàng, mối quan hệ với mọi người xung quanh, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng… Do đó để có thể xác định thông tin về khách hàng chính xác, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kỹ năng thu thập thông tin tốt. Vì thế nâng cao kỹ năng thu thập thông tin là một điều rất cần thiết.
- Chi nhánh cần tăng cường bồi dưỡng cán bộ tín dụng hơn nữa trong việc phân tích thông tin và sự hiểu biết cho cán bộ tín dụng về các ngành nghề khác nhau.
- Quan tâm đến các thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chính quyền địa phương về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng tại địa phương và các thông tin khác về khoản vay và tài sản đảm bảo.
- Chú trọng việc phỏng vấn khách hàng qua gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, qua fax để tăng cường lượng thông tin.
Về khả năng phân tích tín dụng, việc đánh giá thông tin thu thập được ngân hàng thực hiện thường xuyên và trong tờ trình của cán bộ tín dụng bao giờ cũng có nội dung phân tích tín dụng và xếp hạng tín dụng nhưng chủ yếu vẫn là do đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm và năng lực phân tích thông tin chính xác.
* Kiến nghị: Chi nhánh cần chú trọng tăng cường công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.
2.4. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát của ngân hàng.
Khách hàng sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng đúng mục đích sẽ giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng. Để đảm bảo cho khách hàng sủ dụng vốn vay đúng mục đích thì ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay và tình trạng tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng bổ xungtài sản đảm bảo phù hợp với giá trị khoản vay đồng thời cũng tạo cho khách hàng ý thức hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả.
Thanh tra giám sát không chỉ đơn thuần là giám sát khách hàng mà còn phải thanh tra giám sát chính ngân hàng, chính các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và các cán bộ khác có liên quan nhằm nâng cao nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm từng ngườivà phát hiện những sai xót có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.
* Kiến nghị: Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và có kế hoạch cụ thể, nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai xót trên tất cả các mặt nghiệp vụ đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển an toàn và hiệu quả.
2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.
Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá với những đặc trưng nổi bật là tự do hoá thương mại và tự do hoá tài chính ngày càng phát triển mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh hướng cả cấu trúc vận động của hệ thống tài chính-NH từng Quốc gia. Từ khi đổi mới nền kinh tế, hệ thống NHTM Việt nam đã sớm bắt kịp quá trình hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới. Do đó việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ Ngân hàng ngày càng tiên tiến và hiện đại là phù hợp với xu thế chung. Đồng thời nó góp phần làm tăng năng suất lao động trong hoạt động Ngân hàng.
* Kiến nghị: NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Giấy cần tập trung hoàn thiện các chương trình phần mềm trong công tác huy động vốn và các nghiệp vụ khác. Một khi cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ Ngân hàng tiê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110931.doc