Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118 phòng kinh tế thị trường

Trong quá trình thực tập tại công ty, về vấn đề tổ chức thi công bản thân em đã quan sát và thu thập được một số vấn đề chính sau:

* Biết được tổ chức của một cơ quan xây dựng cầu đường mà cụ thể ở đây là sơ đồ tổ chức hiện trường của công ty cổ phần xây dựng CTGT 118. Bao gồm:

• Trụ sở công ty

• Giám đốc điều hành dự án

• Phó giám đốc diều hành dự án.

• Các phòng: phòng kỹ thuật và quản lý chất lượng, văn phòng và phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, phòng thí nghiệm, phòng an toàn và môi trường

• Các đội thi công: đội thi công cống, rãnh, vỉa hè, công trình phòng hộ; đội thi công nền đường; đội thi công móng và mặt đường; đội sản xuất và gia công vật liệu.

 Tổ chức điều hành từ cao xuống thấp được minh họa cụ thể ở sơ đồ trang sau.

 

doc35 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118 phòng kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân dụng 5 TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 1 Cao đẳng giao thông đường sắt,bộ 15 TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 1 Trung cấp cơ khí 11 2 Trung cấp cầu đường 20 NỘI DUNG THỰC TẬP PHẦN I: CÔNG TÁC KHẢO SÁT THIẾT KẾ Mục đích của các bước khảo sát thiết kế: Khảo sát thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là thu thập những tài liệu cần thiết để sơ bộ đánh giá sự cần thiết phải đầu tư công trình, các thuận lợi và khó khăn, sơ bộ xác định vị trí, quy mô công trình và ước đoán tổng mức đầu tư, chọn hình thức đầu tư cũng như sơ bộ đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội của dự án. Khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi là thu thập những tài liệu xác định sự cần thiết phải đầu tư công trình, lựa chọn hình thức đầu tư, xác định vị trí cụ thể, qui mô công trình, lựa chọn phương án công trình tối ưu, đề xuất các giải pháp hợp lí, tính tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế và xã hội của dự án. Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật là thu thập những tài liệu cần thiết trên phương án công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập hồ sơ thiết kế kĩ thuật và dự toán công trình, cũng như lập hồ sơ đấu thầu phục vụ cho công tác đấu thầu hay chỉ định thầu. Khảo sát thiết kế lập bản vẽ thi công được thực hiện để phục vụ cho thi công công trình cầu, đường theo các phương án công trình đã được duyệt khi thiết kế kỹ thuật và đấu thầu xây dựng. Thiết kế lập bản vẽ thi công thường do nhà thầu lập Trình tự tiến hành các bước khảo sát thiết kế công trình xây dựng giao thông Khi nhận nhiệm vụ tiến hành khảo sát lập báo cáo NCTKT,NCKT hay TKKT một công trình các đơn vị tư vấn phải tiến hành công việc theo các bước sau đây: * Lập đề cương nghiên cứu . Đề cương lập bao gồm nội dung sau đây: Tên dự án: theo quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư. Tên chủ đầu tư. Tên đơn vị tư vấn. Địa điểm công trình Phạm vi nghiên cứu của tong đối tượng thiết kế trong dự án. Mức độ nghiên cứu các công trình đơn vị, các hạng mục công trình. Phạm vi điều tra, thu thập, khảo sát các thông tin cần thiết phục vụ cho từng đối tượng thiết kế trong dự án, mức độ tương ứng với NCTKT, NCKT hay TKKT và phù hợp với đặc trưng đơn giản hay phức tạp của đối tượng thiết kế. Dự kiến hoàn thành các dự thảo báo cáo hay hồ sơ. Các dự kiến khác có liên quan. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét đề cương và phê duyệt đề cương để tư vấn tiến hành các bước tiếp theo. * Nghiên cứu thu thập số liệu Đơn vị tư vấn căn cứ vào đề cương đã được duyệt tiến hành các bước nghiên cứu trong phòng, nghiên cứu thực địa để có các số liệu cần thiết phục vụ cho lập báo cáo hay thiết kế công trình * Lập báo cáo hay thiết kế công trình Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được, tiến hành lập báo cáo NCTKT, NCKT hay TKKT công trình theo các hồ sơ mẫu hiện hành Nội dung công tác thiết kế ở bước lập dự án tiền khả thi. * Điều tra, thu thập , khảo sát các số liệu kinh tế xã hội Mục đích của việc điều tra thu thập, khảo sát các số liệu về kinh tế xã hội nhằm cung cấp các tài liệu để làm căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư; dự báo lượng vận tải hàng hóa, hành khách; xem xét vị trí công trình xây dựng; xem xét các tác động của dự án tới các nghành, các thành phần kinh tế, các nhóm dân cư trong vùng trong thời gian thực hiện dự án và đưa dự án vào khai thác. Các số liệu kinh tế xã hội cần điều tra, thu thập, khảo sát bao gồm Tình hình kinh tế xã hội chung của vùng: dân số, dân sinh vùng dự án Các chỉ tiêu chung phát triển kinh tế xã hội các năm trước thông qua các số liệu thống kê báo cáo của các ngành, các địa phương liên quan tới dự án. Các ngành kinh tế, các cơ sở kinh tế quan trọng trong vùng về lượng nguyên vật liệu sử dụng, sản phẩm hàng năm… Các qui hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế xã hội trong vùng dự án. Địa diểm công trình có thuận lợi và khó khăn gì. Các điều kiện hạ tầng kĩ thuật vùng dự án: mạng lưới giao thông, điện nước… * Điều tra thu thập các số liệu về giao thông vận tải Tùy theo qui mô dự án, mức độ đơn giản hay phức tạp và khả năng thực tế mà đề ra yêu cầu khảo sát đầy đủ hay một số các số liệu GTVT sau: Giao thông vận tải đường bộ: mạng lưới giao thông hiện tại trong vùng dự án, cấp hạng kĩ thuật, lưu lượng giao thông, tình hình an toàn giao thông trên đường; nguồn hàng và yêu cầu chuyên chở; các dự báo đã có trước đó; qui hoạch phát triển mạng lưới đường và giao thông trong vùng… Giao thông vận tải đường sắt: hệ thống đường, nhà ga, năng lực thông qua, an toàn giao thông; nguồn hàng và yêu cầu vận tải; quy hoạch phát triển tương lai của đường sắt trong các vùng dự án Giao thông vận tải đường thủy: các tuyến giao thông vận tải thủy, bến cảng, năng lực vận tải trong vùng ảnh hưởng của dự án, lượng hàng và yêu cầu vận chuyển, quy hoạch phát triển mạng lưới đường thủy trong tương lai. Giao thông vận tải hàng không: sân bay, cấp hạng, năng lực hiện tại; kế hoạch phát triển trong tương lai. Giao thông vận tải đô thị: các số liệu về giao thông đô thị khu vực như mạng lưới đường, phương tiện giao thông, hệ thống giao thông công cộng, tình hình ùn tắc, tai nạn giao thông trong những năm qua; dự báo về tình hình giao thông đô thị trong các năm tới; dự án, kế hoạch phát triển mạng lưới đường và phương tiện… * Điều tra thu thập về mặt tài chính của dự án: Điều tra nguồn vốn: vốn ngân sách, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển… Điều tra thu thập giá liên quan tới giao thông, giá dịch vụ vận tải bốc xếp Các chính sách tài chính của nhà nước, ngành có liên quantới dự án Giá xây lắp công trình… Các thông tin cần thiết tính tổng mức đầu tư, hiệu quả công trình * Điều tra thu thập các số liệu về tự nhiên môi trường: Điều tra khảo sát các điều kiện tự nhiên môi trường nhằm có được các tài liệu cần thiết để: nghiên cứu dự kiến các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của công trình và kết cấu công trình; nghiên cứu vị trí công trình, các phương án tuyến, công trình vừa và lớn; nghiên cứu điều kiện và các giải pháp thi công công trình; nghiên cứu các tác động tới môi trường ở giai đoạn thi công và giai đoạn đưa công trình vào khai thác. Tài liệu về điều kiện tự nhiên môi trường có thể sử dụng của các đơn vị chuyên ngành có liên quan: Tổng cục địa chính, Cục bản đồ- Bộ tổng tham mưu, Tổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục địa chất,…Nếu tài liệu không đủ phải tiến hành khảo sát tại hiện trường trên cơ sở đề cương đã được duyệt. Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên môi trường bao gồm: Khảo sát điều kiện địa hình, điều tra thu thập và khảo sát địa chất, điều tra thu thập và khảo sát các số liệu thủy văn * Điều tra thu thập các số liệu về tự nhiên môi trường phục vụ lập báo cáo NCKT Điều tra thu thập và khảo sát địa hình bao gồm + Công tác trong phòng và thị sát: thu thập các bản đồ có tỷ lệ lớn, tài liệu thiết kế hoàn công đường hiện có, qui hoạch về mạng lưới đường khu vực, các công việc đã được tiến hành trước đó về phương án tuyến…, tiến hành vạch tuyến trên bình đồ. Sau đó đối chiếu giữa bản đồ với thực địa xem phương án tuyến đã vạch trên bản đồ có hợp lí không, phát hiệmn bổ sung các phương án cục bộ, các công trình có liên quan, thu thập ý kiến địa phương để góp phần lựa chọn phương án tối ưu nhất. Phải tìm hiểu tình hình dân cư, các quy hoạch địa phương, tình hình vật liệu và điều kiện vận chuyển….Từ đó lập các văn bản cần thiết với các cơ quan về các phương án tuyến và công trình. + Đo đạc ngoài thực địa: Lập bình đồ địa hình khu vực đặt tuyến, thu thập các tài liệu phục vụ so sánh phương án tuyến. Các phương án tuyến được đo đạc là phương án đã được lựa chọn trên bình đồ và qua quá trình thị sát. Ngoài phương án chính còn phải đo các phương án cục bộ trong đó.Bình đồ địa hình được lập trên cơ sở đường sườn tim tuyến đã chọn trên bình đồ, các cọc đường sườn phải bám sát hướng chung. Trình tự đo đạc để lập bình đồ bao gồm các bước: định đỉnh, đo góc, đo dài rải cọc, đo cao và đo trắc ngang + Điều tra công trình: phải điều tra tất cả các công trình xây dựng hiện có trong phạm vi tuyến về mỗi bên 20m đến 50m tùy theo cấp hạng của đường. Các công trình hiện có cần được đưa vào bản vẽ bình đồ, đó là tài liệu cần thiết để tính tổng mức đầu tư sau này. Ngoài ra phải điều tra diện tích chiếm dụng đất các loại (đất đô thị, đất thổ cư, đất canh tác,…) làm cơ sở tính tiền đền bù. + Các tài liệu khảo sát cần nộp: Báo cáo về tình hình chung các phương án hướng tuyến đã khảo sát, các tài liệu khảo sát, bình đồ trắc dọc tuyến tỷ lệ 1:2000 đến 1:10000, trắc ngang tỷ lệ 1:200; bản thống kê các điểm tọa độ, mốc; văn bản làm việc với địa phương về hướng tuyến; thống kê khối lượng giải phóng mặt bằng - Khảo sát thủy văn lập BCKT Để thiết kế được đường và công trình phải tiến hành khảo sát thủy văn. Các số liệu về thủy văn có thể thu thập từ các cơ quan hữu quan, các số liệu lưu trữ của các cơ quan lưu trữ nhà nước. Khảo sát thủy văn bao gồm điều tra thủy văn dọc tuyến và điều tra thủy văn phục vụ thiết kế công trình. + Khi điều tra thủy văn dọc tuyến cần chia tuyến đường thành các đoạn có đặc điểm thủy văn giống nhau để điều tra, bao gồm: Điều tra mực nước khống chế khi tuyến qua các công trình thủy lợi thủy điện, điều tra mực nước lũ dọc tuyến theo tần suất qui định với từng cấp hạng đường, khi điều tra mực nước cần có biên bản xác nhận của người cung cấp. + Điều tra thủy văn phục vụ thiết kế công trình thoát nước nhỏ, kiểm tra bổ sung vị trí công trình thoát nước, đo mặt cắt ngang lòng sông, suối tại vị trí công trình, độ dốc, độ nhám, kiểm tra lưu vực trên bình đồ và trên thực địa, xác định mực nước cao nhất và mực nước thấp nhất, xác định các công trình hiện có tại vị trí thượng lưu và hạ lưu công trình, sơ bộ xác định khẩu độ công trình. + Khảo sát thủy văn công trình cầu trung, cầu lớn một cách cẩn thận vì giá thành xây dựng lớn và khẩu độ ở giai đoạn NCKT phải phù hợp với giai đoạn TKKT sau này. Xác định vị trí công trình, đo mặt cắt ngang tại vị trí công trình và thượng hạ lưu công trình. Xác định mực nước thấp nhất, cao nhất, thông thường, độ dốc lòng sông, địa chất. Lưu lượng xác định dựa vào số liệu đo thủy văn của trạm gần nhất. Tham khảo khẩu độ các công trình hiện có ở thượng và hạ lưu công trình sẽ xây dựng. - Khảo sát địa chất: là thu thập các tài liệu địa chất có liên quan đến vùng xây dựng công trình của các cơ quan liên quan hay cơ quan lưu trữ của ngành địa chất nhằm xác định mức độ thuận lợi, khó khăn cho xây dựng công trình, có các giải pháp tránh vùng địa chất phức tạp hay đề ra những giải pháp thích hợp. Bao gồm: khảo sát địa chất nền đường; khảo sát địa chất cống; khảo sát địa chất cầu nhỏ, cầu trung, cầu lớn. Trong quá trình điều tra địa chất còn phải điều tra mỏ vật liệu dùng xây dựng nền, mặt đường, khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất trong vùng. Sau quá trình điều tra khảo sát phải có báo cáo về địa chất, về vật liệu xây dựng và các bản vẽ miêu tả theo qui định - Khảo sát môi trường: để đánh giá hiện trạng môi trườngvà các tác động tới môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác công trình. Điều tra hiện trạng đất đai và mức độ chiếm dụng khi xây dựng, đời sống dân cư trong vùng và triển vọng sau khi xây dựng công trình, các danh lam thắng cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước hiện tại và tương lai, tiếng ồn hiện tại và tương lai. Sau khi điều tra khảo sát mỗi phần phải có báo cáo kết quả điều tra: bao gồm thuyết minh, các số liệu điều tra, các bản vẽ theo qui định. * Nội dung báo cáo NCTKT: Gồm 3 phần Phần I Các căn cứ pháp lý Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư Quyết định duyệt đề cương lập báo cáo NCTKT và đề cương được duyệt. Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và cơ quan tư vấn lập dự án. Các văn bản có liên quan như chiến lược phát triển kinh tế, qui hoạch vùng lãnh thổ …có liên quan tới dự án Phần II Những nội dung chủ yếu của báo cáo NCTKT Sự cần thiết phải đầu tư: + Tình hình kinh tế, xã hội, GTVT trên cơ sở các thông tin điều tra thu thập. + Phân tích dự báo về lượng vận chuyển, tình hình phát triển giao thông trong vùng dự án + Từ các phân tích trên đưa ra căn cứ kết luận cần thiết phải đầu tư + Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng Dự kiến vị trí và qui mô công trình + Đối với dự án đường cần đưa ra các phương án tuyến, phân tích ưu nhược điểm từng phương án + Cấp hạng kĩ thuật chủ yếu của đường về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, kết cấu mặt đường, công trình… + Các bản vẽ kèm theo.. + Xác định khối lượng xây dựng công trình và tổng mức đầu tư. Hiệu quả dự án hình thức đầu tư + Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án. + Nguồn vốn và hình thức đầu tư + Thời gian dự kiến xây dựng công trình + Tác động tới môi trường của dự án. Phần III Các kết luận và kiến nghị Đưa ra kiến nghị có tiếp tục nghiên cứu tiếp hay không? Hướng NCKT tiếp tục và các chú ý khi lập báo cáo NCKT Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi: Thuyết minh Tên công trình: Địa điểm xây dựng: Chủ đầu tư: Cơ quan tư vấn thiết kế: Phần I Giới thiệu chung, các căn cứ pháp lí Tổng quan Các căn cứ pháp lí lập báo cáo NCKT: các quyết dịnh phê duyệt, các văn bản hợp liên quan… Đối tượng phạm vi nghiên cứu Các tài liệu sử dụng và các xuất xứ các tài liệu đó Phần II Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi Tình hình kinh tế xã hội trong vùng hiện tại và tương lai: dân số trong vùng, tổng sản phẩm xã hội trong vùng, tình hình ngân sách của vùng hay khu vực tuyến đi qua, một số ngành kinh tế chủ yếu, kinh tế các vùng xung quanh có liên quan đến dự án, tình hình các nước liên quan (nếu dự án liên quan tới nước ngoài). Chiến lược phát triển kinh tế của vùng: + Định hướng phát triển kinh tế của vùng : chiến lược phát triển kinh tế vùng qua các giai đoạn, một số chỉ tiêu chủ yếu, phát triển dân số. + Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng có liên quan tới dự án. + Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu như công, nông, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ… Các quy hoạch có liên quan đến dự án: các khu đô thị, khu công nghiệp tập trung có liên quan tới dự án; qui hoạch mạng lưới giao thông trong vùng; qui hoạch các ngành có liên quan như thủy lợi, năng lượng, nông nghiệp; qui hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên Hiện trạng giao thông trong vùng: Tổng quan về mạng lưới giao thông; mạng lưới giao thông đường bộ; đường sắt; đường thủy, các cảng có liên quan; hàng không; nếu là cải tạo nâng cấp đường cũ phải đánh giá các mặt của tuyến hiện có như tiêu chuẩn kĩ thuật, nền, mặt đường và các công trình trên đường cũng như lưu lượng giao thông trên tuyến. Đánh giá về vận tải và dự báo nhu cầu vận tải: Đánh giá về vận tải trong vùng, dự báo khu vực hấp dẫn của tuyến đường, dự báo về nhu cầu vận tải trong vùng. Sự cần thiết đầu tư tuyến đường: Tổng hợp những vấn đề có liên quan đến việc đầu tư xây dựng tuyến đường, phân tích lập luận sự cần thiết phải đầu tư. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên: Mô tả chung, điều kiện địa hình, điều kiện địa chất và địa chất thủy văn công trình, điều kiện khí tượng, thủy văn. Xác định qui mô và tiêu chuẩn kĩ thuật: qui trình áp dụng, cấp hạng đường, qui mô và các tiêu chuẩn kĩ thuật chủ yếu, thiết kế mặt đường, tiêu chuẩn thiết kế cầu cống. Các giải pháp và kết quả thiết kế: kết quả khảo sát tuyến, cầu cống trên tuyến; kết quả khảo sát thủy văn, địa chất; thiết kế tuyến: điểm khống chế, hướng tuyến, bình đồ, trắc dọc, nền đường, mặt đường, công trình thoát nước, công trình phòng hộ, công trình phục vụ khai thác; thiết kế cầu; tổng hợp khối lượng xây dựng, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng, tổng hợp các chỉ tiêu kĩ thuật của tuyến. Tổng mức đầu tư và các giải pháp xây dựng: khối lượng xây dựng, tổng mức đầu tư, kiến nghị phương án chọn, giải pháp xây dựng. Giải pháp nguồn vốn: giải pháp phân kì xây dựng, phân tích kĩ phương án lựa chọn; giải pháp nguồn vốn đầu tư. Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính: phương pháp phân tích kinh tế và các giải pháp cơ bản, phương pháp tính toán, kết quả tính toán, kết luận và kiến nghị. Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp xử lí: đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn 22TCN242- 98 và lưu ý các đặc điểm địa hình, địa chất và tài nguyên đất, khí hậu, chất lượng không khí, tiếng ồn, thủy văn và tài nguyên nước, các hệ sinh thái trong vùng, tài nguyên khoáng sản, đẳc điểm kinh tế xã hội, dự báo diễn biến môi trường khi không thực hiện dự án; đánh giá tác động tới môi trường, mô tả các hoạt động của dự án gây tác hại đến môi trường, các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác đọng môi trường và đề xuất các biện pháp hạn chế; các giải pháp và kiến nghị. Kết luận và kiến nghị: kết luận sự cần thiết đầu tư, điều kiện kinh tế xã hội thực hiện dự án, phương án kiến nghị, tổng mức đầu tư và giải pháp phân kì, kiến nghị. B : Phần bản vẽ Bình đồ hướng tuyến: vẽ trên bình đồ 1:50000, 1:25000, hay 1:10000 Trắc ngang điển hình tỷ lệ 1:100, có đầy đủ các loại trắc ngang điển hình như đào hoàn toàn, dào chữ L, hay đắp hoàn toàn, các công trình thoát nước. Bản vẽ kết cấu mặt đường trên trắc ngang có đủ kích thước chiều dày các lớp Bình đồ tuyến Trắc dọc Thống kê các công trình thoát nước và bản vẽ mỗi loại một bản Cầu lập hồ sơ riêng Bảng thống kê các công trình phòng hộ, có bản vẽ điển hình Bản vẽ các nút giao thông Bản thống kê và vẽ các công trình phục vụ khai thác C Phần phụ lục Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư Đề cương lập dự án được duyệt Các văn bản có liên quan Bảng thống kê khối lượng từng Km Các tính toán kèm theo. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật của tuyến Các phương pháp đánh giá kinh tế tài chính dự án. Thiết kế kỹ thuật * Khảo sát thiết kế kĩ thuật là thu thập các tài liệu cần thiết để lập thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình trên cơ sở dự án khả thi đã được duyệt. Công tác chuẩn bị là nghiên cứu kĩ báo cáo NCKT đã được duyệt và quyết định phê duyệt nhiệm vụ đầu tư của dự án, nghiên cứu các tài liệu đã có, cập nhật số liệu mới phát sinh từ qui hoạch của trung ương và địa phương có liên quan đến tuyến đường, tìm hiểu lại các số liệu về thủy văn, địa chất, các hệ thống tọa độ, mốc cao đạc đã lập trong giai đoạn khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Công tác khảo sát thiết kế kĩ thuật bao gồm các bước sau đây: Khảo sát tuyến : phóng tuyến định đỉnh, công tác đo dài rải cọc, đo cao, đo mặt cắt ngang, cố định tuyến ngoài thực địa Khảo sát thủy văn: khảo sát thủy văn dọc tuyến, khảo sát thủy văn công trình thoát nước nhỏ, khảo sát thủy văn công trình cầu lớn. Khảo sát địa chất công trình: gồm công tác chuẩn bị, khảo sát địa chất trên nền đường thông thường, nền đường đặc biệt, khảo sát địa chất công trình cầu, cống, khảo sát mỏ vật liệu. Các công tác khác: điều tra công trình, đất đai, nhà cửa, hoa màu, trong phạm vi tuyến, cung cấp số liệu để tính tiền đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ thi công. Lập các văn bản thống nhất với địa phương về đường và công trình liên quan. Thu thập các văn bản liên quan đến giá đền bù, giá vật liệu hay giá xây lắp của địa phương phục vụ cho việc tính dự toán công trình * Tài liệu khảo sát cần nộp: Sau khi kết thúc đơn vị khảo sát phải lập báo cáo khảo sát theo qui định cũng như toàn bộ sổ sách ghi chép ngoài hiện trường. Đây là các tài liệu cần thiết lập ra hồ sơ thiết kế kĩ thuật công trình và là cơ sở thanh toán. Hồ sơ thiết kế kĩ thuật : sau khi có các số liệu khảo sát tiến hành lập ra hồ sơ thiết kế kĩ thuật. Hồ sơ bao gồm: Thuyết minh: +Tình hình chung của tuyến, địa hình, địa chất, thủy văn + Các chỉ tiêu kĩ thuật của tuyến đã được phê duyệt trong bước khả thi + Thiết kế bình đồ, trắc dọc + Thiết kế nền, mặt đường + Thiết kế công trình thoát nước + Thiết kế hệ thống đảm bảo an toàn giao thông + Bảng tổng hợp khối lượng và dự toán công trình. Bản vẽ: + Bình đồ tuyến, trắc dọc, trắc ngang tất cả các cọc + Bản vẽ cấu tạo cống, tường chắn đất. + Các nút giao thông, công trình phòng hộ + Hồ sơ các cầu làm riêng từng cầu. Các tài liệu trên làm thành từng bộ, số lượng theo qui định, hồ sơ thiết ké, dự toán phải được cấp có them quyền phê duyệt. Sau khi có hồ sơ thiết kế kỹ thuật có số liệu làm hồ sơ mời thầu. Nội dung hồ sơ mời thầu. Sau khi có số liệu từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật sẽ thành lập hồ sơ mời thầu. Hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư trực tiếp hoặc thuê công ty tư vấn xây dựng –giao thông lập . Nội dung chủ yếu bao gồm các phần sau đây: Phần I Hồ sơ mời thầu Thông báo mời thầu Lịch thực hiện đấu thầu Phần II Chỉ dẫn đối với nhà thầu Giới thiệu khái quát về dự án Dữ liệu về gói thầu Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu. Nội dung và yêu cầu lập hồ sơ dự thầu Mở và xét thầu: trao hợp đồng Phần III Các mẫu biểu lập hồ sơ dự thầu và hợp đồng Mẫu 1: Mẫu đơn dự thầu Mẫu 2: Bản phụ lục về một số điều kiện hợp đồng chính Mẫu 3: Mẫu bảo lãnh dự thầu Mẫu 4: Danh sách các nhà thầu phụ (nếu có) Mẫu 5: Dữ liệu liên danh Mẫu 5a: Giấy ủy quyền (áp dụng cho nhà thầu độc lập) Mẫu 5b: Giấy ủy quyền (áp dụng cho nhà thầu liên doanh) Mẫu 6: Thông tin chung. Mẫu 7: Số liệu về tài chính. Mẫu 8: Hồ sơ kinh nghiệm Mẫu 9a: Bảng kê máy móc, thiết bị thi công huy động để thi công công trình. Mẫu 9b: Bảng kê dụng cụ, thiết bị thí nghiệm kiểm tra. Mẫu 10a: Bố trí nhân lực. Mẫu 10b: Danh sách cán bộ chủ chốt điều hành thi công tại công trường. Mẫu 10c: Bảng kê năng lực từng cán bộ chủ chốt điều hành trong danh sách. Mẫu 10d: Dự kiến danh sách công nhân thi công Mẫu 11: Sơ đồ tổ chức hiện trường Mẫu 12: Mẫu biểu tổng hợp đơn giá và giá dự thầu. Mẫu 13: Bảng phân tích đơn giá dự thầu. Mẫu 14: Dự kiến giá trị thanh toán hợp đồng Mẫu 15: Mẫu phong bì gửi hồ sơ dự thầu. Mẫu 16: Mẫu giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng Mẫu 17: Mẫu hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình. Phần IV Bản điều kiện của hợp đồng Cơ sở pháp lí của bản điều kiện hợp đồng Định nghĩa và cách hiểu các từ ngữ trong bản điều kiện hợp đồng. Kỹ sư phụ trách giám sát và người được ủy quyền Văn kiện hợp đồng. Cung cấp bản vẽ thiết kế Trách nhiệm chính của nhà thầu Tính pháp lí của hồ sơ dự thầu Kiểm tra thử nghiệm chất lượng vật liệu, máy móc thi công, thí nghiệm tay nghề công nhân và chất lượng sản phẩm Kiểm tra nghiệm thu công trình bị che khuất Chi phí thí nghiệm Sửa chữa sai sót và chi phí sửa chữa sai sót Về việc giải phóng mặt bằng xây dựng Về tiến độ thi công Thay đổi thiết kế Nghiệm thu khối lượng và thanh toán khối lượng thực hiện Trông nom công trình trong quá trình thi công Trách nhiệm của chủ đầu tư Giải quyết tranh chấp Phần V Những chỉ dẫn và qui định kỹ thuật xây dựng chủ yếu cần lưu ý Một số qui định chung I – Giới thiệu các qui trình thi công và nghiệm thu hiện hành II – Vẽ nguyên tắc Một số yêu cầu kĩ thuật chi tiết I – Công tác dọn mặt bằng và đào đất hữu cơ II – Công tác đắp đất nền đường III – Công tác xây dựng các công trình IV – Công tác làm móng đường V – Công tác thi công mặt đường VI – Công tác hoàn thiện Phần VI Bản tiên lượng mời thầu Khi có xác nhận của cơ quan chuyên ngành quản lý xây dựng về thủ tục, điều kiện đấu thầu đã được thực hiện đầy đủ, chủ đầu tư sẽ thông báo mời thầu hoặc gửi thư mời thầu. Thông báo mời thầu được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi. Nội dung của thông báo mời thầu sẽ được phát hành rộng rãi để cung cấp thông tin ban đầu cho nhà thầu, bao gồm : Tên và địa chỉ của bên mời thầu Mô tả tóm tắt dự án, địa điểm, thời gian xây dựng Chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu Thời gian địa điểm nhận hồ sơ dự thầu Bên mời thầu phải tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tùy theo qui mô tính chất của từng gói thầu Một số vấn đề về đấu thầu trong xây dựng. * Nền kinh tế đất nước Việt Nam trong những năm gần đây đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, điều đó đã có tác động rõ rệt trong việc giữ thế ổn định và tạo nên mức tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân. Trong tình trạng hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân, chúng ta lại còn thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ bản, để thỏa mãn được các yêu cầu về quản lí một cách tối ưu nhất chúng ta đã áp dụng phương thức đấu thầu và nó đã tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nó có tác động lớn đến việc nâng cao những ưu việt của các doanh nghiệp trong vấn đề kinh tế- kỹ thuật- chất lượng. * Đứng ở mỗi góc độ khác nhau có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng: Đứng ở góc độ là chủ đầu tư thì đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu( khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị…) đáp ứng được yêu cầu kinh tế- kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình. Đứng ở góc độ là nhà thầu: đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành được cơ hội nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình. Đứng ở góc độ quản lí nhà nước : đáu thầu là phương thức quản lí thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC806.doc
Tài liệu liên quan