Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ

Tầng 1: Kho nguyên vật liệu (vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ kiện đầu vào cho xưởng may số 2) kho thành phẩm cho xưởng may số 2 và khu điều hành sản xuất.

- Tầng 2: Xưởng may số 2 gồm 2 dây chuyền và các thiết bị phục vụ.

* Về đầu tư đổi mới và mở rộng sản xuất

Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ trong những năm gần đây không ngừng đổi mới về các trang thiết bị máy móc mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao.

Hiện nay mặt hàng của Công ty TNHH may Nhân đạo Trí Tuệ đã và đang được các khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty chủ yếu là các sản phẩm may mặc như áo sơ mi, quần kaki, áo jacket, quần gió Công ty xuất khẩu các sản phẩm của mình sang các thị trường Đài Loan, Đức, Séc, Hàn Quốc, EU, Mỹ

 

doc61 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tại Công ty TNHH May Nhân Đạo - Trí Tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra mẫu, kiểm tra áo mẫu theo thông số và yêu cầu của bộ phận tiêu chuẩn kỹ thuật. - Phải kiểm tra tất cả bộ mẫu từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn và kiểm tra áo thật kỹ lưỡng, không được phép bỏ qua một chi tiết nào dù nhỏ nhất. - Nếu khách hàng có gì thay đổi thì phải ghi vào hồ sơ kỹ thuật và có chữ kỹ của hai bên. 3. Sao mẫu đối Nhận bộ mẫu của khách hàng sau đó người cán bộ kỹ thuật đồng bộ tiến hành sao mẫu đối, sao từng chi tiết một, bắt đầu từ chi tiết lớn nhất đến chi tiết nhỏ nhất, các chi tiết được sao lên bìa cứng một cách chính xác nhất, không bị gỡ mép để giúp công đoạn cắt được chính xác và dễ dàng. - Cắt mẫu - Đồng bộ mẫu * Nếu trường hợp không có bộ mẫu đôi thì các bước công việc như sau: - Thiết kế dựng hình - Xây dựng mẫu móng - Chè thử - Nhận mẫu d. May mẫu đối: Sau khi kiểm tra hoàn chỉnh ta tiến hành may mẫu, công việc may mẫu được tiến hành như sau: - Kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết cắt xem có chuẩn xác không về màu sắc, kích thước. - Sang dấu những vị trí, những điểm khớp cần thiết phục vụ cho việc may mẫu. - Tiến hành may mẫu: Nếu khách hàng đưa ra quy trình may thì may theo quy trình của khách hàng, còn nếu không ta sẽ gia công theo một trình tự hợp lý logic khoa học sao cho việc may mẫu đạt hiệu quả cao nhất và năng suất , chất lượng. Trong quá trình may mẫu phải luôn luôn có sự kiểm tra. - Bấm giờ: Nhằm giúp xây dựng định mức thời gian cho các bước nguyên công và tổng định mức thời gian cho một sản phẩm - Hoàn thiện sản phẩm: Nếu sản phẩm yêu cầu là thì đưa đi là, nếu yêu cầu giặt mài thì đưa đi giặt mài. e. Duyệt mẫu đối. Sau khi may xong mẫu đưa sản phẩm cho khách hàng duyệt: Khi khách hàng duyệt được mẫu thì lúc đó mới tiến hành đi vào sản xuất hàng loạt. Nếu khách cho nhu cầu điều chỉnh mẫu thì chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu nhưng luôn phải so sánh, đối chiếu yêu cầu của khách với khả năng đáp ứng của Công ty về trang thiết bị máy móc. Nếu có khó khăn vướng mắc thì phải báo cho giám đốc để giám đốc giải quyết. Nếu đồng ý theo yêu cầu của khách thì tiến hành đưa vào sản xuất. f. Giác sơ đồ. - Lựa chọn phương pháp giác cho phù hợp với khổ vải, định mức và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. - Sao và cắt hoàn chỉnh bộ mẫu về giác sơ đồ, đồng bộ mẫu. - Tiến hành giác: Khi giác sơ đồ cần chú ý sao cho định mức nguyên liệu là thấp nhất, đúng canh sợi. Công việc giác sơ đồ chia làm 2 bước: + Bước 1: Giác sơ đồ định mức trên cơ sở báo khổ, giác sơ đồ theo khách hàng đòi hỏi, duyệt sơ đồ nguyên liệu với khách hàng và nhận định mức trên cơ sở sơ đồ. + Bước 2: Sơ đồ sản xuất trên cơ sở kế hoạch và tác nghiệp sản xuất của xí nghiệp. Giác tất cả các sơ đồ theo cỡ và khổ vải thực tế để phục vụ, sản xuất. Khi giác sơ đồ để sơ đồ đạt yêu cầu kỹ thuật thì tất cả các chi tiết phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý khoa học. Chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau. Các chi tiết phải đúng theo chiều canh sợi, đối với sản phẩm có tuyết, có hình trang trí có hướng, có kẻ thì phải giác sao cho khi may có hình trang trí theo đúng áo mẫu. - Đo mẫu, ghi kí hiệu các chi tiết, các cỡ lên các chi tiết giác trên mẫu. g. Xây dựng định mức Trên cơ sở dựa theo tài liệu của khách hàng tiến hành may mẫu, giác sơ đồ để xây dựng định mức cho mã hàng. - Định mức nguyên liệu: Từ sơ đồ giác sản phẩm. - Định mức phụ liệu: Trên cơ sở thực tế của sản phẩm may mẫu, cần có những phụ liệu gì, số lượng như thế nào như: khóa, cúc, chỉ. h. Thiết kế dây chuyền. Căn cứ vào phía công nghệ may lắp sản phẩm, nhân viên thiết kế dây chuyền tiến hành phân công công việc trong dây chuyền may. Việc thiết kế dây chuyền này phải được thiết kế tỉ mỉ kỹ lưỡng, phân chia công việc sao cho hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện máy móc, nhà xưởng của các tổ may, cũng như phù hợp với trình độ, năng lực của các công nhân trong dây chuyền. k. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng. * Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật: Hệ thống toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật được xây dựng ở các công đoạn của quá trình sản xuất. Nhưng phải chú trọng luôn luôn kiểm tra đều công đoạn may lắp sản phẩm. Bản tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các nội dung. + Hệ thống đặc điểm, hình dáng, cấu tạo mã hàng. + Quy định sử dụng nguyên phụ liệu (bảng màu) + Quá trình chế thử và xác định kích thước thành phẩm + Kỹ thuật cắt + Kỹ thuật may + Quy cách công nghệ cho công đoạn hoàn thành. * Xây dựng tiêu chuẩn bao gói hoàn thành mã hàng. Xây dựng tất cả các văn bản kỹ thuật để hướng dẫn các bước công việc của phân xưởng hoàn thành như sau: - Phương pháp là sản phẩm: là như thế nào, nhiệt độ, độ ẩm ra sao, là chi tiết nào trước, chi tiết nào sau. - Phương pháp gấp: gấp như thế nào, kích thước bao nhiêu? - Quy cách đóng gói, đóng thùng: Quy định kích thước của túi PE, của thùng (hòm) cotton, phương pháp đóng gói, thùng các sản phẩm 3. Công tác tổ chức sản xuất. Hình thức tổ chức sản xuất của phòng kỹ thuật là chuyên môn hóa các bước công việc tới từng người lao động, phù hợp với khả năng chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người. 4. Phân công lao động. Sau khi nhận tài liệu của khách hàng, tổ trưởng tổ kỹ thuật tiến hành xem xét và phân công công việc theo chức năng và nghiên cứu của mỗi người trong tổ kỹ thuật. Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện các bước công việc các lao động phải phối hợp với nhau chặt chẽ để trao đổi thông tin, để thực hiện tố các công việc của mình. Cụ thể như sau: STT Tên các bước công việc Thiết bị sử dụng Loại lao động 1 Nhận hồ sơ kỹ thuật Thủ công Trưởng phòng Kỹ thuật 2 Kiểm tra mẫu Máy, thủ công Tổ trưởng, nhân viên 3 Sao mẫu đối Thủ công Nhân viên thiết kế 4 May mẫu đối Máy, thủ công Tổ trưởng 5 Duyệt mẫu đối Máy, thủ công Trưởng phòng kỹ thuật 6 Xây dựng bộ mẫu Thủ công Nhân viên đồng bộ 7 Giác sơ đồ Thủ công, máy Nhân viên giác sơ đồ 8 Xây dựng định mức May, thủ công Nhân viên định mức 9 Thiết kế chuyền Nhân viên thiết kế chuyển 10 Xây dựng bản tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng Máy, thủ công Nhân viên tiêu chuẩn III. Công nghệ sản xuất của công đoạn cắt bán thành phẩm. 1.Nhiệm vụ : Công đoạn cắt bán thành phẩm có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp bán thành phẩm cho công đoạn may đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng cho kế hoạch sản xuất. 2. Quy trình cắt bán thành phẩm Chuẩn bị bàn cắt -> Trải vải -> Truyền hình cắt lên vải -> Khoan dấu, khoan dính -> Cắt phá, cắt gọt -> Đánh số - > Phối kiện -> Hạch toán bàn a. Chuẩn bị bàn cắt. * Bước 1: Nhận kế hoạch cắt + Nhận mẫu sơ đồ cắt + Nhận phiếu cắt (phiếu hành trình công nghệ cắt) * Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và kê bàn cắt phù hợp với mẫu sơ đồ cắt. * Bước 3: Kiểm tra mẫu sơ đồ + Kiểm tra kích thước mẫu sơ đồ (dài x rộng mẫu) đối chiếu voíư số liệu ghi trên đầu mẫu. + Kiểm tra số lượng các chi tiết ghi trên mẫu * Bước 4: Mực bàn cắt + Khung mẫu sơ đồ lên bàn cắt. + Sang dấu chiều dài mẫu sơ đồ lên bàn cắt, đánh dấu 2 mép biên và đánh dấu mép bằng bên cạnh bàn phía phải. Trên 2 cạnh của bàn cắt đánh dấu khu vực trên bề mặt của sản phẩm để trong quá trình trái vải có thể tận dụng những nỗi nhỏ trùng với khu vực A, B, C của sản phẩm khi trải vải phải trải vải, một cách chính xác để tiết kiệm vải, hạn chế phát sinh đầu tấm. * Bước 5: Nhận vải và xếp vải ở đầu bàn cắt. - Nhận từng tấm vải hoặc từng cây, ghi chiều dài tấm vải vào phiếu cắt, kiểm tra đối chiếu màu sắc chất lượng của vải. - Xếp vải ở đầu bàn cắt thì phải xếp vải theo một chiều tấm vải có khổ hẹp nhất đặt ở dưới sau đó chuẩn bị dao xén đầu vai thước gạt vải, phấn đánh số. b. Trái vải. *Mục đích: Nhằm tạo ra những bàn vải đảm bảo đủ số lượng lớp vải theo quy định. Các lớp vải phải êm, ba cạnh của bàn vải phải đứng thành trong đó 2 cạnh là 2 đầu bàn vải và một cạnh ở mép bàn bên phải * Quy trình trải vải. - Ke mẫu: Căn cứ vào phiếu bàn cắt công nhận lấy mẫu và phối mẫu so sánh chiều dài, vóc cỡ, khổ vải, loại vải, đơn hàng, mã hàng và số sản phẩm được giác trên mẫu. - Xác định mặt trái, mặt phải rồi xiên vào trục. - Trước khi trải vải công nhân phải trải 1 lớp giấy mỏng lên trên mặt bằng cắt để tránh cho sản phẩm bị bẩn và để máy cắt, cắt chính xác, khổ giấy và chiều dài giấy bằng sơ đồ cắt. - Trải thử mẫu: + Trải thử 3 lá vải rồi áp sơ đồ lên thử khổ vải so mép bàn vải sao cho vuông góc với mẫu rồi ke chiều dài cắt đầu bàn để lại dư 1cm khi chuẩn bị. + Trái tiếp 30 lá vải nữa tiếp tục đặt mẫu sơ đồ lên kiểm tra + Khi kiểm tra song yêu cầu công nhân tiến hành trải theo số lượng ghi ở phiếu trong quá trình trái vải công nhân thường xuyên kiểm tra 2 mép vải để phát hiện sản mẫu. Nếu trên lá vải lỗi sợi loang ố phải đánh dấu từng lá vải. - Công nhân phải kiểm kê số m của từng cuộn vải, hạch toán số lá nhân với chiều dài mẫu để phát hiện kịp thời thừa thiếu trong cuộn khi trải xong bàn vải phải đo đầu tám và kích kê từng loại theo quy định rồi hạch toán nếu thiếu phải cùng tổ trưởng cắt, KCS thủ kho nguyên liệu lập biên bản ngay xong mới ghi êtêket và dắt êtêket vào đầu bàn. - Trong êtêket ghi chiều dài, rộng sơ đồ cắt, ghi sổ bảng cắt, số lá vải/1 bàn cắt, số bàn bán thành phẩm trên bản cắt, cỡ vóc, chữ ký của KCS. - Khi trải xong bàn vải, công nhân trải vải và KCS phải ký vào phiếu theo dõi bàn cắt. * Kiểm tra. - Khi bàn vải đã dắt êtêket KCS cùng công nhân cắt kiểm tra số lượng so với phiếu và kích thước so với mẫu. Nếu đúng với tiến hành cắt truyền hình cắt lên vải. * Mục đích Tạo ra các đường cắt theo chu vi của các chi tiết một cách chính xác tới sơ đồ cắt và sang dấu ký hiệu của bàn cắt sang các chi tiết chính. * Căn cứ vào cấu tạo mặt vải, hình trang trí trên mặt vải, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm thì người ta sử dụng 1 trong những phương pháp sau: - Phương pháp xoa phấn: Dùng mẫu sơ đồ đã được đục lỗ theo chu vi của các chi tiết đặt lên mặt bàn vải điều chỉnh cho mẫu sơ đồ cân đối và ăn khớp với mặt bàn vải, dùng thước chặn 2 đầu của mẫu sơ đồ cho khỏi xê dịch. Chọn màu phấn phù hợp với màu vải dùng chổi bông thấm bột phấn xoa dọc chu vi của các chi tiết từ đầu mẫu bên này sang đầu mẫu bên kia. Bột phấn lọt qua các khe đục lỗ để lại trên mặt lá vải các chu vi ký hiệu các chi tiết. Phương pháp này áp dụng với những lô hàng có số lượng lớn, nhiều bàn vải và sử dụng chung 1 sơ đồ, mặt vải ăn phấn và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm không cao - Phương pháp phun: Xếp các chi tiết của mẫu cứng lên lá mặt của bàn vải theo sơ đồ dùng thiết bị phun màu để phun vào chỗ trống các chi tiết. Phương pháp này chi áp dụng với bàn vải chỉ cắt 1 bàn là đủ kế hoạch và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm không cao. - Phương pháp cắt trên sơ đồ mẫu giấy. Đặt mẫu sơ đồ cân đối trên mặt bàn vải, dùng kẹp ghim chặt mẫu lên bàn vải. Khi cắt cả sơ đồ. Phương pháp này áp dụng với loại vải có mặt vải trơn bóng không ăn phấn và với sản phẩm yêu cầu về mặt kỹ thuật cao, vệ sinh công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao. - Phương pháp vạch trực tiếp lên bàn vải. Xếp các chi tiết của mẫu cứng lên lá mặt bàn vải trên sơ đồ. Dùng phấn vẽ trực tiếp với bàn vải đơn chỉ cắt 1 lần hoặc là sản phẩm đơn chiếc. Khoan dấul, khoan dính * Khoan dấu: Nhằm định vị, sang dấu, khống chế vị trí đường may kích thước của một số chi tiết, một số bộ phận từ lá mặt đen lá mới của bàn vải để hỗ trợ cho công đoạn may thực hiện được chính xác, giảm các thao tác thừa. Dùng thiết bị khoan có gắn mũi khoan nhỏ, khoan dấu định vị trên lá mặt bàn vải, mũi khoan có tác dụng tách sợi vải để lại dấu định vị nhỏ từ lá mặt đến lá cuối của bàn vải. áp dụng: Đối với loại vải có khả năng chịu nhiệt cao, để lại dấu của mũi khoan. * Khoan dính: Ngoài chu vi các chi tiết (vải, trơn bóng) lợi dụng nhiệt độ của mũi khoan làm cho các lớp vải tại vị trí khoan nóng chảy dính lại với nhau có tác dụng giữ các lớp vải không bị xô lệch trong quá trình cắt. Khoan dính thực hiện ở các vị trí những khoảng chống ngoài đường chu vi của các chi tiết áp dụng cho các loại vải có khả năng chịu nhiệt kém, mặt vải trơn bóng. c. Cắt (cắt phá, cắt gọt) * Máy cắt tay (hay còn gọi là máy cắt di động hoặc máy cắt phá) - Trước khi cắt công nhân phải định hình các mảng trên sơ đồ cần phải cắt phá, các chi tiết thường cắt phá: Thân áo, thân quần, tay áo. đơn vị các chi tiết lớn phải dùng mẫu cứng áp vào sơ đồ rồi cắt bâừng máy cắt tay ngay tại bàn vải rồi bấm các dấu đã quy định trên mẫu ứng như đường may chắp sườn, tay, tra cổ, đường trần bóng * Máy cắt vòng (cắt bằng máy tự động) - Các mảng chi tiết phải đưa lên máy cắt vòng để đảm bảo tính mỹ thuật và chính xác. Các chi tiết cắt vòng thường là những chi tiết nhỏ, khó cắt đã được cắt phá ở bàn vải rồi đưa lên máy cắt vòng để đảm bảo chính xác bán thành phẩm. - Các chi tiết thường cắt vòng: Măng xéc, nẹp ve, túi áo. * Yêu cầu kỹ thuật của các bán hệ thốngành phẩm sau khi cắt - Các chi tiết phải được cắt chính xác từ lá mặt đen cuối, không lẹm hụt, không để vải sơ và rút sợi. - Độ sâu của các chi tiết điểm bấm không quá 0,5 cm đơn vị các chi tiết nhỏ độ dung sai không quá 0,2cm - Cắt xong công nhân cắt buộc từng chi tiết rồi thu gọn vào nơi quy định Đánh số * Mục đích: Tránh cho khi may lắp bị sai màu trên sản phẩm. Nguyên tắc là tất cả các tập chi tiết từ chi tiết chính đến chi tiết phụ đều phải đánh số từ lá mặt đến lá cuối theo đúng số thứ tự số lớp vải trên bàn cắt. Vị trí đánh số phải đảm bảo đúng vị trí trình lắp ráp đồng thời không ảnh hưởng đến vệ sinh công nghiệp của sản phẩm. * Quá trình đánh số. - Trước khi công nhân đánh số phải mang hàng ra lấy êtêket xem số lượng hàng là bao nhiêu, cỡ gì rồi lấy chi tiết xem loại vải này đánh số bằng bút gì, chiều cao bao nhiêu, đánh số vải mặt trái hay phải, quy định đánh số vào chỗ nào thì mới đánh. - Có loại sản phẩm không đánh số bằng bút mà đánh số bằng cách dán băng dính có in số vào bán thành phẩm. - Đánh số xong nếu có hàng in, thêu buộc êtêket giao cho khâu đó nếu chi tiết phải ép. Mex thì đóng gói viết êtêket treo lên êtêket chính và đưa vào một chỗ quy định sau đó xuất bán thành phẩm cho dây chuyền. d. Phối kiện. - Là đóng gói tất cả các chi tiết của cùng một sản phẩm, cùng một cỡ đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển từ công đoạn cắt đến công đoạn may. - Trước khi phối kiện phải kiểm tra số mặt bàn, đem các chi tiết theo bảng liệt kê cấu tạo các chi tiết. h. Hạch toán tiêu hao nguyên liệu (hạch toán bàn cắt) Mục đích: Nhằm khống chế lượng vải tiêu hao cho 1 bàn cắt HBCTT = Hnhận - Hcòn HBCTT = [ (Dm+3) L ] + Hsx Hsx = 0,5 - 1 Hao phí sx đòi hỏi Trong đó: HBCTT: lượng vải tiêu hao thực tế cho 1 bàn cắt Dm: Dài mẫu sơ đồ L: Số lớp vải quy định cho 1 bàn cắt Sơ đồ tổ chức sản xuất xửơng cắt Công ty may TNHH Nhân Đạo - Trí Tuệ. Tổ trưởng cắt Tổ phó cắt Trải vải Công nhân cắt Công nhân đánh số Công nhân vệ sinh công nghiệp a. Tổ trưởng cắt. * Chức năng: Được phân công quản lý và điều hành toàn bộ tổ cắt * Nhiệm vụ: - Bố trí phân công công việc cho từng tổ viên, hướng dẫn và kiểm tra cũng như tạo điều kiện cho từng tổ viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Quản lý ngày, giờ công của các tổ viên. - Nhận kế hoạch cắt và phiếu bàn cắt của công nhân viên tác nghiệp và điều hành tổ sản xuất theo kế hoạch đó - Chịu toàn bộ trách nhiệm khâu kỹ thuật của tổ cắt mình quản lý. b. Tổ phó cắt. * Chức năng: Được phân công cấp bán thành phẩm cho các tổ may * Nhiệm vụ: Được ủy quyền điều hành tổ cắt khi tổ trưởng đi vắng. - Cấp toàn bộ bán thành phẩm do tổ may theo hóa đơn của nhân viên tác nghiệp. - Giao nhận hàng in, thêu với tổ thêu. - Thời gian còn lại cùng tham gai công việc với tổ cắt. c. Công nhân trải vải * Nhiệm vụ: Tạo ra những bàn vải đảm bảo đủ số lượng lớp vải theo quy định. Các lớp vải phải êm, ba cạnh của bàn vải phải đứng thành trong đó 2 cạnh là 2 đầu bàn vải và 1 cạnh ở mép bàn bên phải. - Trong quá trình trải vải phải đồng thời theo dõi phát hiện nỗi của vải để loại bỏ hoặc đánh dấu cắt đổi. Trong lúc đó người đứng đầu bàn phải cắt vải và đánh số thứ tự lên lá vải và đầu tấm của vải để tiện theo dõi trong quá trình cắt đổi. - Kết thúc bàn vải thì thu nhập đầu tấm, xác định chiều dài đầu tấm để thanh toán và hạch toán bàn cắt với kho nguyên liệu. d. Công nhân cắt, đánh sổ. * Chức năng: Cắt toàn bộ bán thành phẩm theo phiếu bàn cắt * Nhệm vụ : Nhận hóa đơn lấy vải, bảng phân phối mẫu và phiếu bàn cắt do nhân viên tác nghiệp cắt. - Nhận nguyên liệu từ kho nguyên liệu - Nhận mẫu sơ đồ từ nhân viên tác nghiệp cắt. - Tiến hành trải vải và các nguyên liệu khác - Tiến hành công việc cắt đánh số - Nếu chi tiết có thêu phải giao cho phòng in, thêu. - Viết êtêket cho từng bàn cắt theo số thứ tự. e. Công nhân vệ sinh công nghiệp. * Chức năng: thực hiện tốt việc vệ sinh công nghiệp trong toàn xí nghiệp. * Nhiệm vụ: Quét dọn vệ sinh trong toàn xí nghiệp IV. cong nghệ sản xuất của công đoạn này. 1. Quy trình công nghệ sản xuất. Đây là công đoạn chiếm khối lượng công việc lớn nhất trong quá trình gia công sản phẩm (từ 70-80%) vì vậy nó quyết định năng xuất và chất lượng của toàn cơ sở công đoạn may có thể coi như là một đơn vị thi công thiết kế dây chuyền. Quy trình công nghệ sản xuất của công đoạn này bao gồm. a. Chuẩn bị kỹ thuật. - Tổ chức nghiên cứu quy cách kỹ thuật của mã hàng mới. - Giới thiệu mẫu chuẩn mà hình dáng bên ngoài và cấu tạo của sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất. - Phổ biến cho người sản xuất nắm được yêu cầu kỹ thuật và phương pháp gia công sản phẩm. - Nghiên cứu lại bản thiết kế dây chuyền, cân đối lại lực lượng lao động và trang thiết bị để có kế hoạch phân công và bổ xung, thay thế cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm nếu cần. * Chuẩn bị bán thành phẩm. Bán thành phẩm phải được cắt chính xác, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và được cung cấp tới từng vị trí làm việc. Độ lớn của chi tiết phụ thuộc vào số lượng bán thành phẩm và độ lớn của lô hàng. Để tránh tình trạng lao động cuối chuyền phải chờ việc thông thường tập bán thành phẩm ban đầu được chi nhỏ (từ 5 - 10 chi tiết). Trước khi cấp phát tập bán thành phẩm tới từng vị trí làm việc phải: - Kiểm tra tập bán thành phẩm của từng chi tiết về cả số lượng và chất lượng. - Kiểm tra mức độ ăn khớp của các đường may giữa các tập chi tiết có liên quan đến nhau. Mực sửa bán thành phẩm, phát hiện kịp thời các sai hỏng. Nếu tự khắc phục được thì mực sửa, nếu không báo lại cho bộ phận cắt xử lý. * May Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kỹ thuật, vật chất đầy đủ ta tiến hành dải chuyền. Mỗi tổ được phân theo dây chuyền hàng dọc, máy đựơc kê dọc theo hai bên bàn băng chuyền, tổ chức theo một chiều thuận phù hợp với điều kiện sản xuất. Các bó bán thành phẩm được giao tới tận tay các công nhân trong chuyền sau khi đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn Người công nhân phải có trách nhiệm làm chuẩn xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Sau khi may xong bước công việc của mình người công nhân cần kiểm tra lại để chuyển cho người kế tiếp và người kế tiếp lại có trách nhiệm kiểm tra lại nếu thấy chưa đạt thì trả lại. b. Giám sát kỹ thuật điều hành sản xuất. Cán bộ kỹ thuật giám sát quá trình sản xuất của các công nhân trong dây chuyền. Khi đã phân công công việc cho từng lao động thì phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết kỹ thuật thực hiện và giám sát chất lượng trong suốt thời gian sản xuất, khắc phục những sai hỏng thường gặp xảy ra. Người quản lý phải bao quát toàn bộ dây chuyền theo dõi năng suất của từng cá nhân và cung cấp kịp thời các tập bán thành phẩm tới tận tay người lao động theo dõi và điều động lao động để không bị ứ đọng trong dây chuyền, thu gom sản phẩm thoát chuyền chuyển sang thu hóa đôn đốc tái chế (sửa chữa những sai hỏng sau thu hóa lần thứ nhất). c. Kiểm tra sản phẩm thoát chuyền. Công tác kiểm tra sản phẩm thoát chuyền là đối chiếu chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với những tiêu chuẩn trong quy cách kỹ thuật công tác này thực hiện triệt để theo nguyên tắc: - Sản phẩm thoát chuyền qua thu hóa 100%, - Số lượng sản phẩm thóat chuyền được chuyển đến thu hóa phải báo trước. - Cán bộ thu hóa phải nắm chắc các tiêu chuẩn kỹ thuật và có trình độ cao. - Đánh dấu bằng phấn hoặc chỉ ra trên êtêket vị trí không đảm bảo chất lượng - Sau khi sửa phải kiểm tra lại lần 2. 2. Công tác tổ chức sản xuất. a. Hình thức tổ chức sản xuất. Quá trình gia công sản phẩm có thể chia nhỏ thành nhiều nguyên công vì vậy có thể tổ chức sản xuất theo một dây chuyền rõ rệt nhất và xác định định mức của từng nguyên công. Hình thức tổ chức sản xuất là chuyên môn hóa tới từng người lao động thành phần của tổ may gồm có: tổ trưởng, tổ phó, thu hóa, công nhân. b. Phân công lao động Bám sát bản thiết kế dây chuyền và căn cứ vào khả năng của từng lao động trong dây chuyền tiến hành phân công công việc cho tưngf lao động cụ thể đảm bảo các yêu cầu của dây chuyền sản xuất cũng như người lao động. Với những công nhân có trình độ lao động trung bình người ta chia khối lượng công việc tương đương với thời gian trung bình của dây chuyền, mức độ phức tạp của công việc phù hợp với trình độ bậc thợ. Đối với những công nhân có trình độ vượt trội hoặc kém hẳn người ta chia khối lượng công việc tăng thêm hoặc kém đi một cách tương đối với thời gian trung bình của dây chuyền khi phân công lao động cần xem xét các điều kiện cụ thể của cơ sở như quy mô sản xuất, tính chất của đơn hàng, mức độ chuyền hóa của mặt hàng, điều kiện sử dụng trang thiết bị , khả năng của công nhân trình độ của cán bộ quản lý. Trong quá trình phân công công việc phải xác định được giới hạn của phân công lao động nghĩa là phải tránh các lao động tối thiểu hoặc tối đa không nên phân công quá nhiều công việc nhỏ hoặc đơn giản sẽ gây nên ức chế và nhàm chán cho ngươì lao động. 3. Công tác kiểm tra và quản lý chất lượng. a. Công tác kiểm tra chất lượng Công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành thường xuyên ở 3 cấp là: - Người sản xuất. - Cán bộ kỹ thuật. - KCS. Trước khi sản xuất người công nhân phải kiểm tra bán thành phẩm, kiểm tra bảng màu và một số điều kiện cần thiết khác nếu có gì sai sót phải báo cáo để có biện pháp xử lý thích hợp. Trong khi gia công sản phẩm phải luôn kiểm tra để phát hiện, những sai sót xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời. Một nguyên tắc bất di bất dịch trong ngành may là người thực hiện bước công việc sau phải kiểm tra người có bước công việc trước. Sau khi hoàn thành sản phẩm cán bộ thu hóa phải kiểm tra theo đúng quy trình (thứ tự kiểm tra các bộ phận) và mỗi bộ phận phải đối chiếu với tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm - Đúng vị trí, kích thước của các bộ phận - Đảm bảo độ cân đối, đối xứng của các chi tiết bộ phận - Đảm bảo độ êm phẳng - Đảm bảo kỹ thuật đường may - Vệ sinh công nghiệp: Không còn đầu chỉ, không sườn, xơ. * Công tác quản lý chất lượng Trước khi triển khai dây chuyền phải tiến hành một cách chắc chắn, mọi bộ phận phải hoạt động một cách đều đặn, phải theo dõi bán thành phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, thường xuyên xem xét kiểm tra để xử lý sai hỏng, kịp thời. Kiểm tra và giám sát công nhân thực hiện, yêu cầu công nhân tự kiểm tra sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Người cán bộ kỹ thuật luôn bám sát kiểm tra, đôn đốc kịp thời để tránh tình trạng sai hỏng xảy ra hàng loạt. 4. Công tác quản lý điều hành sản xuất Kế hoạch sản xuất mã hàng căn cứ vào những thông tin, hồ sơ kỹ thuật mã hàng cùng những thông tin cơ sở như số lượng thiết bị, chủng loại, số lượng công nhau cùng trình độ tay nghề của họ. Quá trình sản xuất bao giờ cũng trải qua 3 giai đoạn là: triển khai sản xuất, sản xuất ổn định và kết thúc sản xuất hao hụt sản lượng xảy ra ở giai đoạn 1 và 3 do có sự thay đổi sản xuất từ mã hàng này sang mã hàng khác do người sản xuất phải có thời gian làm quen với sản phẩm mới, công nghệ mới, chất liệu mới do công việc cung cấp vật tư chậm trễ không đồng bộ. * Giai đoạn 1: Triển khai sản xuất - Công tác chuẩn bị: + Nghiên cứu nắm chắc các vấn đề: yêu cầu kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất may mã hàng, yêu cầu chất liệu, chất lượng trang thiết bị + Chuẩn bị bổ xung, điều hành lao động hoặc thiết bị phù hợp phân công công việc cho từng lao động, bổ xung hoặc thay đổi thiết bị. + Bóc tách bán thành phẩm thành các tệp chi tiết nhỏ. - Xác định việc nào cần thiết nhất để lao động cuối chuyền có việc làm trong thời gian sớm nhất. * Giai đoạn 2: Sản xuất ổn định. - Đây là giai đoạn mà năng suất của dây chuyền đạt được năng suất đề ra. Người quản lý cần quan sát để đáp ứng đầy đủ các điều kiện vật chất kỹ thuật cho lao động trong chuyển như cung cấp bán thành phâmr hoặc sửa chữa thiết bị trục trặc. - Tăng cường kiểm tra chất lượng phát hiện sai hỏng uốn nắn kịp thời tránh hiện tượng sai hỏng hàng loạt phát hiện, khắc phục kịp thời những yếu tố gây ra sự ngưng trệ. ách tắc trong dây chuyền. * Giai đoạn 3: Kết thúc sản xuất Là giai đoạn cuốn chiếu mã hàng. Cần tổ chức kiểm tra chất lượng của sản phẩm đã thoát chuyền đồng thời điều chỉnh lao động bổ xung cho công đoạn cuối để sản phẩm cuối của mã hàng kết thúc sớm nhất. 5. Các tình huống thường xảy ra trên dây chuyền * Bán thành phẩm nhận về không hoàn chỉnh - Do cắt không chính xác. - Mẫu sơ đồ, không chuẩn, lẫn chi tiết tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT641.doc
Tài liệu liên quan