hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời
gian vừa qua là khá tốt. Chính từsựtăng trưởng các chỉtiêu này đã đẩy mạnh sự đóng
góp to lớn của các TCTD đối với sựnghiệp phát triển kinh tếcủa tỉnh Đồng Nai. Việc
thay đổi cơcấu đầu tưcủa các TCTD đã góp phần chuyển dịch cơcấu nền kinh tếtỉnh
nhà theo hướng Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ, góp phần thực
hiện thắng lợi sựnghiệp CNH – HĐH nền kinh tếTỉnh nhà.
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, không đòi hỏi trình độ của chủ doanh nghiệp cho nên số lượng DNNVV tăng
nhanh.
- Chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNVV rất thấp: Nhu cầu lao động cho
các DNNVV ngày càng lớn trong khi khả năng đào tạo của các Trung tâm dạy nghề thì
có hạn. Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai chỉ có 29% trong tổng số lao
động đang sự dụng được đào tạo nghề mà số lao động này lại bị các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài thu hút và tâm lý người lao động cũng không muốn làm việc tại
các DNTN, mà muốn làm việc tại các doanh nghiệp lớn ở các khu vực công nghiệp tập
trung. Vì vậy DNNVV chỉ có khả năng thu nhận từ nguồn lao động phổ thông.
- Chưa chấp hành tốt chế độ kế toán, thống kê: DNNVV trên thực tế đại bộ phận
mang tính chất gia đình cho nên họ không quan tâm đến công tác kế toán, thống kê.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp thuê kế toán viên theo từng công việc, từng thời gian mà
chủ yếu phục vụ cho việc báo cáo, quyết toán với cơ quan thuế. Vì vậy có hiện tượng
một kế toán viên nhận làm kế toán cho nhiều doanh nghiệp.
- Hoạt động riêng lẻ thiếu mối liên kết: Các DNNVV hoạt động sản xuất kinh
doanh theo nhiều ngành nghề với qui mô nhỏ ở rải rác trên địa bàn rộng. Họ thường
hoạt động độc lập với nhau không có mối liên kết nên thiếu sức mạnh tập thể, để tạo
điều kiện giúp nhau phát triển, chống cạnh tranh tiêu cực.
-23-
- Điều kiện, khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin bị hạn chế: Hiện tại các
DNNVV sản xuất, kinh doanh đang chạy theo thị trường trước mắt. Cái gì có lợi là sản
xuất kinh doanh cho nên việc lãi ít ngày hôm nay, lỗ nhiều vào ngày mai là việc
thường xuyên xảy ra. Họ không có điều kiện và khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin
trong nền kinh tế thị trường mà hoàn toàn dự báo theo kinh nghiệm của từng cá nhân
cho nên rủi ro xảy ra lớn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, công nợ lớn hoặc phải giải thể.
- Bản thân doanh nghiệp thì tự ty, các cơ quan liên quan thì có tư tuởng phân biệt
đối xử.
Do còn rơi rớt tư tưởng từ thời kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên hiện tượng
phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, gây khó dễ trong quan hệ công tác, thiếu
sự hỗ trợ cần thiết khi doanh nghiệp cần giúp đỡ. Bản thân doanh nghiệp còn mang tư
tưởng tự ty nên thiếu mạnh dạn tiếp cận với các cơ quan khi có nhu cầu.
2.3. Thực trạng hoạt động TDNH đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.3.1. Vài nét về hoạt động Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua.
Năm 1976 Chi nhánh NHNN Tỉnh Đồng Nai được thành lập cùng với chín chi
nhánh cấp huyện, thực hiện hai chức năng vừa quản lý nhà nước về hoạt động Ngân
hàng trên địa bàn, vừa trực tiếp quan hệ với khách hàng để thực hiện chức năng kinh
doanh.
Năm 1989 thực hiện công cuộc đổi mới, Ngân hàng được tách làm hai cấp.
NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Các Ngân hàng
chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh. Sau đó lần lượt hai Pháp lệnh và hai
Luật về NHNN và Luật các TCTD ra đời đã tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng Đồng
Nai phát triển không ngừng, góp phần rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế tỉnh nhà.
2.3.1.1. Hệ thống các TCTD trên địa bàn:
Để duy trì và giữ vững nhịp độ tăng trưởng, mở rộng kinh doanh chiếm lĩnh thị
phần, thời gian qua tất cả các TCTD trên địa bàn đều tập trung phát triển xây dựng
-24-
thêm nhiều cơ sở giao dịch mới ở các khu vực trọng điểm, kinh tế tập trung như các
khu công nghiệp, các thị trấn thuộc các huyện trong tỉnh.
Tính đến 31/12/2004 trên địa bàn toàn tỉnh có tất cả 104 cơ sở giao dịch của các
TCTD bao gồm: 12 chi nhánh cấp tỉnh, 24 chi nhánh cấp II, 53 chi nhánh cấp III và
phòng giao dịch, và 19 QTD ND cơ sở.
Đồng Nai là một trong những địa phương trong cả nước có hệ thống các TCTD
khá hoàn chỉnh, hiện diện đầy đủ các chi nhánh của 5 NHTM Nhà Nước (Ngân hàng
Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long) với đủ loại hình Chi nhánh Ngân hàng cấp I, Cấp II, phòng giao dịch, đủ
thành phần Nhà nước, Cổ phần, Liên doanh, Quỹ tín dụng. Địa bàn hoạt động rộng, đủ
thành phần như vậy là cơ sở thuận lợi cho công tác huy động vốn trong dân cư, có điều
kiện chuyển tải vốn tín dụng đến với khách hàng, cung cấp các tiện ích của Ngân hàng
đến với số đông dân chúng, trong đó có các DNNVV.
Bảng 2.2. Hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
TÊN CÁC TCTD
Chi
nhánh
cấp I
Chi
nhánh
cấp II
CN cấp III,
phòng giao
dịch, QTDND
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1 10 30
Ngân hàng Ngoại thương 1 2 1
Ngân hàng Đầu tư và phát triển 1 2 1
Ngân hàng Công thương Đồng Nai 1 2 1
Ngân hàng Công thương Khu công nghiệp Biên Hoà 1 2 2
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long 1 4
Ngân hàng Chính sách - Xã hội 1 10
Ngân hàng Sài gòn Thương tín 1 2 2
Ngân hàng Liên doanh Việt Thái 1
Ngân hàng Cổ phần Á Châu 1
Ngân hàng Cổ phần Nông thôn Đại Á 1 4 2
Chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 1
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 19
Tổng số 12 24 72
(Nguồn: Báo cáo của NHNN tỉnh Đồng Nai tổng kết 30 năm hoạt động ngân hàng).
-25-
2.3.1.2. Về hoạt động tín dụng của hệ thống các TCTD trên địa bàn thời gian
qua.
Trong thời gian qua, các TCTD trên địa bàn đã hoạt động ngày càng tăng về quy
mô và chất lượng hoạt động.
Bảng 2.3. Tổng hợp tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
§¬n vị tÝnh: Tû ®ång
Chỉ Tiêu N¨m 2000 N¨m 2001 N¨m 2002 N¨m 2003 N¨m
2004
1. Tæng nguån vèn 4.397 6.501 8.520 10.429 12.444
T.®ã: Huy ®éng t¹i chæ 2.609 3.248 5.112 6.829 8.187
- TiÒn göi d©n c− 1.414 1.806 2.572 3.680 4.010
- TiÒn göi TCKT 1.195 1.442 2.540 3.149 4.177
2. Tæng DSCV 7.303 7.935 12.064 15.499 19.083
T.®ã: - DSCV ng¾n h¹n 6.602 6.897 10.298 12.999 15.643
- DSCV trung, dμi h¹n 701 1.038 1.766 2.500 3.440
3. Tæng d− nî 4.062 5.877 7.643 9.147 11.070
Tr.®ã: - D− nî ng¾n h¹n 2.908 3.943 4.938 5.631 6.813
- D− nî trung, dμi h¹n 1.154 1.934 2.705 3.516 4.257
- Tû träng d− nî trung,
dμi h¹n/tæng d− nî(%)
28,41 32,91 35,39 38,44 38,4
4. D− nî qu¸ h¹n 91 113 199 170 111
- Tû träng D− nî qu¸
h¹n/ Tæng D− nî
2,24% 1,92% 2,60% 1,86% 1,00%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Đồng Nai qua các năm)
- Về huy động vốn: Đến cuối năm 2004, tổng nguồn vốn đạt 12.444 tỷ đồng,
tăng 19,3% so với năm 2003, tăng gần gấp 3 lần so với cuối năm 2000. Trong đó vốn
huy động tại chỗ đạt 8.187 tỷ đồng, tăng 19,9% so với đầu năm, chiếm 65,8% trên tổng
nguồn vốn và chiếm 74% trên tổng dư nợ.
-26-
Các TCTD trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh huy động vốn tại chỗ, cải tiến thủ
tục gửi rút tiền, phương thức trả lãi linh hoạt, cung cấp nhiều sản phẩm huy động mới.
Ngoài ra, các TCTD trên địa bàn còn thu hút khách hàng thông qua các chương trình
quảng cáo, tiếp thị, mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển sản phẩm mới, cung ứng
dịch vụ hiện đại. Thực hiện chương trình công nghệ hoá ngân hàng, các TCTD đã trang
bị máy rút tiền tự động (ATM), hệ thống mạng có thể gửi một nơi, rút ở nhiều nơi,
thanh toán điện tử liên ngân hàng…
Đến cuối năm 2004, nguồn vốn để cho vay trung, dài hạn bao gồm: Vốn huy
động tại chỗ trung, dài hạn và một phần nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài
hạn chiếm 68,35% (2.910 triệu đồng /4.257 triệu đồng) so với dư nợ trung, dài hạn
toàn địa bàn Tỉnh. Do đó, các TCTD trên địa bàn phải nhận vốn điều hoà từ cấp trên để
đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp.
Biểu đồ số 2.3:
Tình hình nguồn vốn của các TCTD trên địa
bàn qua các năm
0
5000
10000
15000
2000 2001 2002 2003 2004
Tổ
ng
n
gu
ồn
v
ốn
:
tỷ
đ
ồn
g. Tổng nguồn vốn
Huy động tại
chỗ
Tiền gửi dân cư
Tiền gửi các
TCKT
- Doanh số cho vay:
-27-
Biểu đồ số 2.4:
Tình hình doanh số cho vay của các
TCTD trên địa bàn
0
5000
10000
15000
20000
25000
2000 2001 2002 2003 2004
D
oa
nh
s
ố
ch
o
va
y
: t
ỷ
đồ
ng
Doanh số cho
vay
Doanh số cho
vay ngắn hạn
Doanh số cho
vay trung, dài
hạn
Tổng doanh số cho vay năm 2004 đạt 19.083 tỷ đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ
năm 2003. Trong đó doanh số cho vay trung, dài hạn là 3.440 tỷ đồng, chiếm 18% so
với tổng doanh số cho vay.
- Dư nợ cho vay :
Tổng dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2004 đạt
11.070 tỷ đồng, tăng 21% so với cuối năm 2003, bằng 87,5% kế hoạch. Trong đó, dư
nợ trung, dài hạn là 4.257 tỷ đồng, tăng 21,1% so với năm 2003 và chiếm tỷ trọng
38,5% trên tổng dư nợ.
Biểu đồ số 2.5: Tình hình dư nợ của các TCTD trên địa bàn:
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2000 2001 2002 2003 2004
D
ư
n
ợ
c
ho
v
ay
:
tỷ
đ
ồn
g
Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung, dài
hạn
-28-
Phân tích kết cấu dư nợ đến cuối năm 2004, như sau:
Dư nợ theo thành phần kinh tế:
Biểu đồ số 2.7: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
DN ngoài
quốc doanh
39%
DN Nhà
Nước
29%
DN có vốn
đầu tư
nước ngoài
32%
DN có vốn đầu
tư nước ngoài
DN Nhà Nước
DN ngoài quốc
doanh
• Dư nợ các DNĐTNN: 3.542 tỷ, chiếm 32% trên tổng dư nợ.
• Dư nợ các TCKT nhà nước 3.210 tỷ đồng chiếm 29% trên tổng dư nợ.
• Dư nợ các thành phần ngoài quốc doanh 4.318 tỷ đồng chiếm 39% trên tổng dư
nợ.
Theo ngành kinh tế:
Biểu đồ số 2.8: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:
Nông, lâm,
ngư nghiệp
16%
Thương
mại, dịch vụ
42%
Công
nghiệp -
xây dựng
42%
Công nghiệp -
xây dựng
Thương mại,
dịch vụ
Nông, lâm, ngư
nghiệp
• Dư nợ ngành Công nghiệp - xây dựng: 4.650 tỷ, chiếm 42% tổng dư nợ.
-29-
• Dư nợ ngành Thương mại - dịch vụ : 4.649 tỷ đồng chiếm 42% tổng dư nợ.
• Dư nợ ngành Nông, lâm, ngư nghiệp 1.771 tỷ, chiếm 16% tổng dư nợ.
Biểu đồ số 2.6: Tỷ trọng dư nợ của các TCTD trên địa bàn:
NH Ngoại Thương
25%
NHCS XH
1%
NH PT nhà
1%
NH Á Châu
1%
QTD ND
2%
NH Đại Á
3%
NH Sài Gòn Thương
Tín
2%
NH CT Đồng Nai
9%
NH Đầu Tư
10%
NH Nông nghiệp
28%
NHCT Khu Công
Nghiệp
18%
NH LD Việt Thái
0%
NH Nông nghiệp NH Ngoại Thương NHCT Khu Công Nghiệp NH Đầu Tư
NH CT Đồng Nai NH Đại Á QTD ND NH Sài Gòn Thương Tín
NHCS XH NH PT nhà NH Á Châu NH LD Việt Thái
Tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/2004 là 111 tỷ (tính cả nợ khoanh và nợ chờ xử
lý), chiếm tỷ trọng 1,0% trên tổng dư nợ. Nếu chỉ tính riêng nợ quá hạn bình thường là
86 tỷ đồng và tỷ trọng là 0,78% trên tổng dư nợ.
Nói tóm lại, hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời
gian vừa qua là khá tốt. Chính từ sự tăng trưởng các chỉ tiêu này đã đẩy mạnh sự đóng
góp to lớn của các TCTD đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Việc
thay đổi cơ cấu đầu tư của các TCTD đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tỉnh
-30-
nhà theo hướng Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại, Dịch vụ, góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH nền kinh tế Tỉnh nhà.
2.3.2. Nguồn vốn cho các DNNVV.
Vốn là yếu tố cơ bản quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Doanh nghiệp càng lớn nhu
cầu vốn càng lớn, thông thường vốn của DNNVV được hình thành như sau:
+ Vốn tự có và xem như tự có.
+ Vốn đi vay.
2.3.2.1 Vốn tự có của các DNNVV: Là vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn góp
của các cổ đông. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn,
chiếm từ 15 - 20% nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Vốn coi như tự có là vốn góp của bạn bè, người thân, chiếm dụng vốn hợp pháp,
như tiền mua hàng chưa thanh toán cho người bán, tiền bán hàng ký gửi…
2.3.2.2. Vốn vay : Bao gồm vay ngắn hạn và vay trung, dài hạn, nguồn vốn này chủ
yếu từ các TCTD. Ngoài ra, một số doanh nghiệp sản xuất một số mặt hàng mang tính
đặc thù, có quan hệ tốt với một tổ chức Phi Chính phủ có thể nhận được nguồn vốn tài
trợ từ tổ chức đó. Hiện nay có nhiều tổ chức quốc tế rất quan tâm tới sự phát triển của
các DNNVV ở Việt Nam, Dự án VIE/98 MO2/SID giữa Chính phủ Việt Nam (qua
VCCI - Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam) và Chính phủ Thụy Điển – ILO
có trị giá 1,7 triệu USD dành cho các DNNVV, chương trình hỗ trợ phát triển dự án
MeKong (MPDF) do Công ty tài chính quốc tế (IFC) quản lý và hỗ trợ thành lập, phát
triển DNNVV.
Ngày 9 tháng 11 năm 2004, Thống đốc NHNN và đại diện Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) đã ký kết khoản vay 60 triệu USD nhằm cải thiện môi trường kinh
doanh cho các DNNVV, dự án hỗ trợ việc đăng ký doanh nghiệp với chi phí thấp, xây
dựng hệ thống qui trình cấp phép, đơn giản hoá hệ thống kế toán cho DNNVV. Tăng
-31-
cường việc sử dụng đăng ký đất đai và phát triển hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp và
kỹ thuật ở Việt Nam.
2.3.3. Tình hình đầu tư TDNH trong thời gian qua đối với các DNNVV trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tác giả đã điều tra một số chỉ tiêu liên quan
đến DNNVV đối với các TCTD trên địa bàn, hình thức điều tra là gửi bảng mẫu đến
các TCTD trên địa bàn và tổng hợp, kết quả như sau:
2.3.3.1. Tình hình số DNNVV quan hệ tín dụng với các TCTD:
Bảng số 2.4: Số DNNVV đang quan hệ tín dụng với các TCTD trên địa bàn qua các
năm:
Loại hình doanh nghiệp Năm 2002 Năm 2003 Quí I/ 2004
1. DNNN 42 59 36
2. DNĐTNN 5 10 10
3. CTCP 9 14 17
4. TNHH 87 150 186
5. DNTN 235 380 467
6. HTX 4 6 5
7. Cá thể 5.753 6.885 6.417
(Nguồn: Thống kê từ báo cáo của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
Qua bảng tổng hợp trên, tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng và hiện còn dư
nợ tại các TCTD như sau:
Năm 2002: 6.135 doanh nghiệp chiếm 22,23% tổng số doanh nghiệp
Năm 2003: 7.484 doanh nghiệp chiếm 27,12% tổng số doanh nghiệp
Quí I/2004: 7.138 doanh nghiệp chiếm 25,86% tổng số doanh nghiệp.
-32-
Biểu đồ số 2.9: Tình hình DNNVV (chưa kể hộ kinh doanh cá thể) quan hệ tín
dụng với các TCTD qua các năm:
42
59
36
5 1010 9 14 17
87
150
186
235
380
467
4 6 50
100
200
300
400
500
DNNN DNĐTNN CT CP CT THHH DNTN HTX
2002
2003
Q1/2004
2.3.3.2. Nhu cầu về vốn đầu tư của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Theo số liệu điều tra, trong năm 2004 nhu cầu vốn vay của 7.138 doanh nghiệp
đang quan hệ tín dụng với các TCTD trên địa bàn là 1.789.802 triệu đồng, tăng 59% so
với dư nợ của DNNVV tại các TCTD cuối năm 2003 trên toàn địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trong đó, loại hình DNNN và hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vốn vay cao nhất,
chiếm 68% tổng nhu cầu vốn của các DNNVV.
Nhu cầu về vốn là rất lớn và ngày càng tăng, trong khi khả năng cung ứng vốn
của các TCTD trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, khó khăn đến từ chính các TCTD, từ
bản thân các DNNVV và chính sách của Nhà nước. Vì vậy, điều cấp thiết là phải tìm
những khó khăn và nguyên nhân gây ra để từ đó có các giải pháp phù hợp và khả thi
nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn tín dụng cho các DNNVV.
2.3.3.3. Tình hình về cho vay DNNVV trên địa bàn:
Năm 2002: 1.172 tỷ đồng, chiếm 9,71% tổng DSCV trên địa bàn.
Năm 2003: 1.948 tỷ đồng, chiếm 12,56 % tổng DSCV trên địa bàn.
Quí I/2004: 609 tỷ đồng, chiếm 6,62 % tổng DSCV trên địa bàn.
-33-
Bảng số 2.5: DSCV đối với DNNVV của các TCTD trên địa bàn qua các năm:
Đơn vị: Triệu VND.
Loại hình DN Năm 2002 Năm 2003 Quí I/ 2004
1. DNNN 571.580 664.555 132.485
2. DNCVĐTNN 17.125 63.371 6.669
3. CTCP 24.348 314.214 58.433
4. TNHH 129.460 190.044 80.623
5. DNTN 93.815 217.891 130.866
6. HTX 22.611 26.768 5.035
7. Cá thể 313.601 471.966 195.652
(Nguồn: Thống kê từ báo cáo của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
2.3.3.4. Tình hình dư nợ tín dụng các DNNVV trên địa bàn:
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay của các TCTD đối với DNNVV trên địa bàn qua các năm:
Đơn vị: Triệu VND.
Loại hình DN Năm 2002 Năm 2003 Quí I/ 2004
1. DNNN 326.351 338.053 363.510
2. DNCVĐTNN 13.633 43.509 47.952
3. CTCP 13.144 78.647 83.559
4. TNHH 73.186 181.037 201.794
5. DNTN 60.236 146.235 172.169
6. HTX 5.829 6.955 7.327
7. Cá thể 209.829 330.060 373.403
Tổng 702.208 1.124.496 1.249.714
(Nguồn: Thống kê từ báo cáo của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
Qua bảng tổng hợp trên, dư nợ cho vay các DNNVV của các TCTD như sau:
-34-
Đến cuối năm 2002 là: Dư nợ đạt 702 tỷ đồng, chiếm 9,18% tổng dư nợ trên địa
bàn.
Đến cuối năm 2003 là : Dư nợ đạt 1.124 tỷ đồng, chiếm 12,28% tổng dư nợ trên
địa bàn.
Quý I/2004: Dư nợ 1.249,7 tỷ đồng, chiếm 12,34% tổng dư nợ đến cuối quý
I/2004 trên địa bàn.
Biểu đồ 2.10: Tình hình dư nợ của DNNVV tại các TCTD qua các năm.
Tình hình dư nợ DNNVV tại các TCTD trên địa bàn
7379
181
201
172
373
6
209
326
13
14
60
7
330
338
44
146
7
363
83
48
0
50
100
150
200
250
300
350
400
DNNN DNĐTNN CT CP CT THHH DNTN HTX Hộ cá thể
D
ư
n
ợ
: t
ỷ
đồ
ng
2002
2003
Q1/2004
2.3.3.5. Chất lượng của các khoản vay đối với các DNNVV, biểu hiện qua:
• Nợ quá hạn đến cuối năm 2002: 2.796 triệu đồng, chiếm 0,3% dư nợ của
DNNVV
• Nợ quá hạn đến cuối năm 2003: 8.223 triệu đồng, chiếm 0,7% dư nợ của
DNNVV
• Nợ quá hạn đến cuối quý I/2004: 16.645 triệu đồng, chiếm 1,3% dư nợ của
DNNVV.
-35-
2.3.4. Một số khó khăn tồn tại trong việc cấp TDNH đối với các DNNVV tại
Đồng Nai.
Khó khăn liên quan đến việc cấp TDNH cho các DNNVV tại Đồng Nai, có thể
chia thành ba loại:
2.3.4.1. Những khó khăn từ phía doanh nghiệp:
- Đa số doanh nghiệp thiếu tài sản để làm đảm bảo vay vốn ngân hàng, chưa đủ
uy tín để ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm.
- Vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh thấp, nên
hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay tại các TCTD.
- Một số doanh nghiệp có đất đai nhưng do chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nên không có cơ sở pháp lý để nhận làm tài sản bảo đảm. Có doanh
nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng giá trị tính toán làm cơ sở đảm
bảo không cao, các TCTD thông thường cho vay số tiền khoảng 70% giá trị tài sản
đảm bảo theo thoả thuận, nên tổng số tiền được vay thấp, không đáp ứng nhu cầu vay
của khách hàng.
- Một số doanh nghiệp dùng vốn tự có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng
… nhưng do quá trình xây dựng không theo đúng thủ tục xây dựng cơ bản nên không
làm được thủ tục hoàn công để cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình, do đó cũng
không có cơ sở làm tài sản thế chấp.
- Nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc mua bảo hiểm cho tài sản theo yêu
cầu của TCTD đối với nhà xưởng, máy móc thiết bị, công trình xây dựng …nên không
được các TCTD nhận làm tài sản bảo đảm.
- Đa số DNNVV chưa chấp hành tốt chế độ kế toán, thống kê, làm giảm độ tin
cậy đối với các TCTD khi thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh để
đầu tư vốn.
-36-
- Nhiều doanh nghiệp ngại tiếp xúc với các cơ quan chức năng cũng như các
TCTD vì cho rằng kinh tế tư nhân mà đa số có quy mô vừa và nhỏ sẽ bị phân biệt đối
xử và gây khó dễ khi vay vốn.
- Đại đa số DNNVV sản xuất, kinh doanh mang tính thương vụ hoặc ngắn hạn,
không có định hướng lâu dài nên không lập được các kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh
doanh.
- Mặc dù nhu cầu vay vốn cao, nhưng khả năng lập các dự án, phương án sản xuất
kinh doanh, chứng minh tính khả thi và hiệu quả của dự án hoặc phương án của nhiều
DNNVV còn yếu và thiếu sức thuyết phục trước các TCTD.
2.3.4.2. Những khó khăn từ phía các TCTD:
- Các TCTD đã và đang khan hiếm nguồn vốn trung, dài hạn, trong lúc đó các
DNNVV lại có nhu cầu lớn về loại vốn này để mua máy móc thiết bị, đổi mới công
nghệ, xây dựng nhà xưởng sản xuất.
- Vốn ngoại tệ khan hiếm, do đó khi có dự án vay vốn bằng ngoại tệ, ngoài việc
phải trực tiếp làm công tác thẩm định dự án, lại phải liên hệ với ngân hàng cấp trên
hoặc Ngân hàng khác để mua ngoại tệ, sau đó mới quyết định cho vay hay không.
- Tài sản đảm bảo trong trường hợp các bên không thỏa thuận để xử lý được, mặc
dù đã được các cấp Toà án xét xử, bản án có hiệu lực pháp luật nhưng chậm được thi
hành án, nên các TCTD không thể thu hồi nguồn vốn cho vay được.
- Công tác thẩm định dự án của CBTD còn bất cập, nhiều CBTD với năng lực hạn
chế, thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư mới
về máy móc thiết bị, các dây chuyền sản xuất…dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.
- Áp lực từ khối lượng công việc do số lượng DNNVV lớn, nên nhiều cán bộ tín
dụng có tâm lý ngại cho vay.
- Các Chi nhánh TCTD trên địa bàn chưa được phân cấp, uỷ quyền đúng mức,
mức phán quyết giao cho các chi nhánh rất thấp. Vì vậy, các hồ sơ tín dụng vượt mức
phán quyết phải trình ngân hàng cấp trên xem xét, kéo dài thời gian xét duyệt, dẫn đến
-37-
khách hàng phải mất nhiều thời gian chờ đợi, kết quả là cơ hội kinh doanh cho khách
hàng lẫn các TCTD bị bỏ nhỡ.
- Thiếu thông tin tin cậy về DNNVV, thông tin về năng lực pháp lý, về tình hình
tài chính, quan hệ tín dụng với các TCTD khác…do đó các TCTD rất khó khăn để đưa
ra quyết định cho vay.
2.3.4.3 Khó khăn từ các cơ quan quản lý, các Ban, ngành, địa phương:
- Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, do đó, các DNNVV
thiếu tài sản đảm bảo vay vốn ngân hàng.
- Thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo Thông tư liên tịch 03/2003/TTLT-
BTP-BTNMT, theo đó, các pháp nhân khi thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản là đất hoặc
tài sản gắn liền với đất thì phải đăng ký tại Sở Tài nguyên môi trường. Thời gian từ khi
khách hàng gửi đầy đủ hồ sơ đến khi khách hàng nhận lại hồ sơ là đúng bảy ngày làm
việc. Như vậy là quá chậm, đó là chưa kể những hồ sơ còn sai sót, chính vì vậy làm
nhỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mặc dù toàn tỉnh có 21 cụm công nghiệp được quy hoạch dành cho các
DNNVV, nhưng số doanh nghiệp thuê đất còn ít, đến nay chỉ có khoảng 119 doanh
nghiệp.
- Việc xử lý tài sản đảm bảo cho các TCTD chậm, thậm chí đã có bản án hiệu lực
của Toà án nhưng công tác thi hành án còn chậm. Một trong những lý do là số lượng
hồ sơ phải thi hành án lớn, trong khi số lượng cán bộ thi hành án ít.
2.3.5. Nguyên nhân của những tồn tại trên là:
Trong hoạt động TDNH, có nhiều vướng mắc, khó khăn gây cản trở quá trình đầu
tư tín dụng của các TCTD trên cả nước nói chung và tại Đồng Nai nói riêng, những
khó khăn ấy bắt nguồn từ nhiều khía cạnh, đối tượng khác nhau. Có thể phân chia
thành các nhóm đối tượng sau đây:
-38-
2.3.5.1. Nguyên nhân từ phía DNNVV:
- Do đại đa số DNNVV hiện nay, với quy mô nhỏ và vừa nên giá trị tài sản của
doanh nghiệp thấp, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án thấp, đặc biệt là các dự án đổi
mới máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ. Mặt khác, tài sản đảm bảo
chưa đủ giấy tờ pháp lý để các TCTD nhận làm tài sản đảm bảo.
- Do phần lớn các DNNVV chưa có tầm nhìn xa trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, kể cả về đào tạo nguồn nhân lực nên khó có khả năng thích ứng kịp với thị
trường, chất lượng đội ngũ quản lý và nhân viên của DNNVV thấp.
- Có doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng công trình, nhà xưởng đã không quan
tâm đến việc xin giấy phép xây dựng, nên khi muốn làm thủ tục hoàn công để có được
giấy chủ sở hữu công trình gặp nhiều khó khăn.
- Do chính sách thuế chưa chặt chẽ đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, dẫn
đến tình trạng các doanh nghiệp mua bán hoá đơn để hoàn thuế hay kê khai không
đúng giá trị đầu vào, đầu ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp để giảm thuế. Điều
này đã làm khó khăn cho TCTD khi thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Do DNNVV chưa có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ tín dụng với ngân hàng,
nên còn lúng túng, thiếu sự chuẩn bị cần thiết.
2.3.5.2. Nguyên nhân từ phía các TCTD trên địa bàn:
- Nguồn vốn còn hạn chế, phần lớn các TCTD trên địa bàn còn phải nhận vốn
điều hoà từ cấp trên. Khả năng huy động vốn của các TCTD khó khăn vì trên địa bàn
hiện nay ngoài hệ thống các NHTM, còn có nhiều tổ chức khác được phép huy động
vốn như: Quỹ Tín dụng Nhân dân, Công ty bảo hiểm, Bưu điện, Quỹ hỗ trợ Phát triển.
Mặt khác, các TCTD chưa có chiến lược kế hoạch về nguồn vốn, khi khách hàng
rút vốn đột ngột dẫn đến có thời điểm phải ngưng cho vay, không thể đáp ứng nhu cầu
vốn vay cho doanh nghiệp.
- Các TCTD còn tâm lý e ngại khi quan hệ tín dụng với các DNNVV. Do tâm lý
cho rằng, đầu tư vốn vào DNNVV sẽ chịu nhiều rủi ro, vì tình hình tài chính, uy tín và
-39-
khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp. Mặt khác, các TCTD còn có sự phân biệt giữa
các thành phần kinh tế, xem DNNN là “điểm đến” an toàn vì cho rằng, khi doanh
nghiệp bị phá sản sẽ được Nhà nước bảo hộ, trong khi cho DNNVV vay, nếu gặp rủi
ro sẽ khó xử lý và dễ bị mất vốn.
- Các TCTD còn xem nặng vấn đề tài sản đảm bảo trong các điều kiện vay vốn,
trong khi các DNNVV không đủ tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng.
- Trình độ của CBTD chưa tương xứng với yêu cầu công việc, nguyên nhân chính
bắt nguồn từ công tác tuyển dụng, bố trí, đào tạo của các TCTD và tiếp cận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 42864.pdf