Lời nói đầu
Chương I: Vốn cố định phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 1
I. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp 1
1. Khái niệm 1
2. Vai trò của TSCĐ 3
II. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong các doanh nghiệp 4
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụngvốn cố định 6
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 6
2. Yêu cầu quản lý và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp 8
Chương II: Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn cố định ở Công ty công trình giao thông 208 11
I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty công trình giao thông 208 11
1. Quá trình hình thành và phát triển 11
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất 11
* Đặc điểm tổ chức sản xuất 11
* Quy trình sản xuất 12
3. Cơ cấu bộ máy quản lý 13
4. Đặc điểm tổ chức công tác tài chính kế toán 13
II. Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn cố định ở Công ty công trình giao thông 208 13
1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh 13
* Tình hình vốn kinh doanh 13
* Tình hình nguồn vốn kinh doanh 14
2. Kết cấu nguồn vốn cố định 15
3. Cơ cấu tài sản cố định 18
4. Tình hình huy động năng lực sản xuất của TSCĐ 21
5. Tình hình thực hiện khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao 21
6. Tình hình quản lý TSCĐ, bảo toàn vốn cố định 24
7. Hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty công trình giao thông 208 25
8. Nhận xét, đánh giá chung 28
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty công trình giao thông 208 31
I. Hướng phát triển Công ty công trình giao thông 208 31
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao sử dụng hiệu quả vốn cố định của Công ty 31
Giải pháp I: Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 32
Giải pháp II: Tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ. 33
Giải pháp III: Cải tiến phương pháp khấu hao TSCĐ 34
Giải pháp IV: Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ 37
Giải pháp V: Tiến hành phân tích TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ 37
Giải pháp VI: Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBCNV nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCĐ. 39
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
45 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động sử dụng, quản lý vốn có định ở Công ty công trình giao thông 208, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ 10,2
+74
50,5
56,7
+6,2
III.Hàng tồn kho
7,0
6,8
- 0,2
- 0,3
25,6
16
-9,6
IV.Tài sản lưu động khác
3,6
4,1
+ 0,5
+139
13,2
9,7
-3,5
B.Vốn cố định
6,5
6,85
+ 0,35
+5,3
19
14
-5
I.Tài sản cố định
4,8
4,95
+ 0,15
+3,1
73,8
72,3
-1,5
II.Đầu tư tài chính dài hạn
1,7
1,9
+ 0,20
+11,8
26,2
27,7
+1,5
cộng
33,8
49,25
+ 15,45
+45,7
100
100
-
* Tình hình vốn kinh doanh
(Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng 3)
Ta thấy rằng, vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn vay (55,2% năm 2001 và 69,3% năm 2002). Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp (44,8% năm 2001 và 30,7% năm 2002). Vốn vay phần lớn là để bổ sung vào vốn lưu động. Trong khi vốn vay năm 2002 tăng 83,1% so với năm 2001thì vốn chủ sỡ hữu lại giảm 0,30%. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty có nhiều khó khăn, tính tự chủ trong kinh doanh ít nhiều bị hạn chế. Đó là do vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng. Để tiếp tục duy trì hoạt đống sản xuất kinh doanh, Công ty buộc phải vay vốn ngân hàng và huy động thêm từ các nguồn khác. Nguồn vốn vay của Công ty chủ yếu là vay ngắn hạn( 83,9% năm 2001 và 79,5% năm 2002)
Cũng phải nói rằng, trong nguồn vốn kinh doanh của Công ty thì nguồn vốn từ chiếm dụng của nhà cung cấp chiếm tỷ trọng khá lớn(56,2% năm 2001 và 48,6% năm 2002). Ngoài ra, Công ty còn được người mua ứng trước hoặc nợ cán bộ công nhân viên, chậm nộp thuế cho Nhà nước... Đây là nguồn vốn của Công ty được sử dụng mà không phải chịu chi phí sử dụng vốn nhưng với điều kiện là Công ty phải hoàn trả đúng kỳ hạn nếu không Công ty sẽ có nguy cơ phá sản vì hệ số nợ quá cao.
2. Kết cấu nguồn vốn cố định.
Tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh là khâu đầu tiên trong quản trị vốn cố định của bất kỳ doanh nghiệp nào và Công ty công trình giao thông 208 cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Hàng năm, Công ty đều thực hiện lập các dự án đầu tư tài sản cố định để từ đó khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.
Nhận thức được mỗi nguồn vốn đều có ưu nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau nên Công ty chủ yếu tạo lập và khai thác nguồn vốn cố định từ ngân sách Nhà nước, vốn tự bổ sung và từ quỹ của Công ty.
(Kết cấu nguốn vốn cố định của Công ty được thể hiện qua bảng 4)
Bảng 3 : Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty
công trình giao thông 208
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch(±)
Tỷ trọng(%)
Số tiền
(%)
2001
2002
±
A.Nợ phải trả
18,65
34,15
+15,5
+83,1
55,2
69,3
14,1
I.Nợ ngắn hạn
15,65
27,15
+11,5
+73,5
83,9
79,5
-4,4
1.Vay ngắn hạn
3,2
4,5
+1,3
+40,6
20,4
16,6
-3,8
2.Phải trả người bán
8,8
13,2
+4,4
+50,0
56,2
48,6
-7,6
3.Người mua ứng trước
0,6
3,4
+2,8
+466,7
3,8
12,5
+8,7
4.Phải trả CBCNV
1,8
2,8
+1,0
+55,5
11,5
10,3
-1,2
5.Thuế và các khoản phải nộp NSNN
0,25
2,45
+2,2
+880,0
1,6
9,0
+7,4
6.Phải trả, phải nộp khác
1,0
0,8
- 0,2
-20,0
6,4
2,9
-3,5
II.Nợ dài hạn
3,0
7,0
+4
+133,3
16,1
20,5
+4,4
B,Nguồn vốn chủ sở hữu
15,15
15,1
-0,05
-0,30
44,8
30,7
-14,1
Cộng
33,80
49,25
+15,45
+45,7
100
100
-
Nhìn vào bảng 4, ta thấy kết cấu nguồn vốn cố định của Công ty khá hợp lý, đảm bảo khả năng tự chủ của Công ty trong sản xuất kinh doanh và phát huy mọi tối đa những ưu điểm của các nguồn vốn tự có, vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nguồn vốn cố định thì nguồn vốn vay là hoàn toàn không có.
Năm 2002, nguồn vốn cố định đã tăng 0,8 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2001. Đồng thời, tỷ trọng các nguồn vốn cũng có sự thay đổi đáng kể. Nếu như tỷ trọng nguồn vốn ngân sách năm 2001 là 26,9% thì đến năm 2002 tỷ trọng nguồn vốn ngân sách giảm còn 24,1% mặc dù về số tuyệt đối đã tăng 0,05 tỷ đồng .
Đáng chú ý, nguồn vốn tự bổ sung tăng nhiều nhất, tăng 20,5% tương ứng với số tiền là 1,15 tỷ đồng. Về tỷ trọng, nguồn vốn tự bổ sung cũng có sự thay đổi lớn, năm 2002 giảm 6,3% so với năm 2001. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm tới việc phát huy chính nội lực của mình để đầu tư đổi mới trang thiết bị, đảm bảo cho tài sản cố định của Công ty được tài trợ bằng một nguồn vốn ổn định, lâu dài, không phải vay ngân hàng tranh được chi phí lãi vay cao do thời gian thu hồi vốn có từ tài sản cố định lâu hơn.
Mặt khác, ta cũng thấy được những khó khăn mà Công ty đang phải đối mặt. Tuy là một doanh nghiệp Nhà nước, là một đơn vị mạnh của tổng Công ty nhưng trong năm 2002 Công ty mới nhận được 0,05 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách để mua sắm tài sản cố định, chiếm 6,25% trong tổng nguồn vốn cố định tăng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay cộng với việc Nhà nước chậm thanh toán những công trình đầu tư bằng vốn ngân sách nên nguồn vốn tự bổ sung của Công ty là rất cần thiết. Đó là một trong những lý do vì sao trong năm 2002, Công ty chỉ đầu tư thêm được 0,8 tỷ đồng cho tài sản cố định chủ yếu đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ thiết thực đáp ứng nhu cầu thi công các công trình vừa và nhỏ.
Như vậy, Công ty mới chỉ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tự bổ sung để đầu tư vào tài sản cố định mà chưa khai thác từ nguồn vốn vay dài hạn. Đây cũng là một khó khăn nữa của Công ty vì đã vay ngắn hạn nhiều để bổ sung vào vốn lưu động do khách hàng chậm thanh toán dẫn đến chi phí lãi vay cao. Nếu Công ty lại vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn để đầu tư vào tài sản cố định thì Công ty khó chịu đựng nổi. Vấn đề đặt ra là Công ty phải điều chỉnh cơ cấu vốn vay cho vốn lưu động và vốn cố định sao cho hợp lý, đi đôi với đẩy nhanh việc thu nợ.
Bảng 4 : kết cấu nguồn vốn cố định của công ty công
trình giao thông 208
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch(±)
Tỷ trọng(%)
Số tuyệt đối
%
2001
2002
±
Tổng nguồn vốn
10,8
11,6
+ 0,8
+7,4
100
100
-
1.Nguồn vốn NS
2,9
2,95
+ 0,05
+1,7
26,9
25,4
- 1,5
2.NV tự bổ sung
5,6
6,75
+ 1,15
+20,5
51,9
58,2
+ 6,3
3.Nguồn từ quỹ
0,35
0,35
0
0
3,2
3,0
-0,2
4.NV khác.
1,95
1,55
- 0,4
- 20,5
18,1
13,4
- 4,7
5.NV vay.
-
-
-
-
-
-
-
3.Cơ cấu tài sản cố định .
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản lại tổ chức sản xuất theo các xí nghiệp, tài sản cố định ở Công ty công trình giao thông 208 được phân loại theo nguồn hình thành kết hợp với đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này khá phù hợp với đặc điểm vận động, tính chất và yêu cầu quản lý tài sản cố định cũng như giúp cho việc hạch toán chi tiết, cụ thể từng loại, nhóm tài sản cố định. Từ đó, Công ty lựa chọn tỷ lệ khấu hao thích hợp với từng loại, nhóm tài sản cố định và có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao theo nguồn vốn đã hình thành nên tài sản cố định theo chế độ quy định.
(Cơ cấu tài sản cố định của Công ty công trình giao thông 208 –bảng 5)
Như vậy, tổng nguyên giá tài sản cố định của Công ty năm 2002 đã tăng 7,4% so với năm 2001 tương ứng với số tiền là 0,8 tỷ đồng .
Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách giảm 3,4%; trong đó máy móc thiết bị tăng 6,7%, thiết bị dụng cụ quản lý giảm 4%, nhà cửa vật kiến trúc không có gì thay đổi và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách ( 31% năm 2001 và 32,1% năm 2002)
Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung tăng 23,2%, chủ yếu tăng ở loại thiết bị dụng cụ quản lý (112,5%), trong khi đó máy móc thiết bị nguồn vốn này chỉ tăng 12,2%. Nhà cửa vật kiến trúc vẫn giữ nguyên giá như năm 2001, phương tiện vận tải giảm 16,7% là do năm 2002 Công ty đã thanh lý một xe ô tô KAMAZ.
Nếu xem xét kết cấu tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật thì thấy rằng tỷ trọng máy móc thiếy bị của Công ty trong tổng tài sản cố định chưa nhiều lắm.
1,5 + 4,1 + 1,1
chiếm 62,03% ( = .......................... x 100 ) năm 2001 và 58,26% năm 2002
10,8
1,6 + 4,6 +0,9
( = .......................... x 100) .Hơn nữa, máy móc thiết bị tăng chỉ chiếm
11,6
0,1 + 0,5 -0,2
50% ( = .......................... x 100 ) trong tổng giá trị tài sản cố định tăng năm
0,8
2002
Với chức năng, nhiệm vụ sản xuất là chủ yếu, việc Công ty đầu tư vào máy móc thiết bị chưa thoả đáng sẽ hạn chế năng lực của Công ty, nhất là trong điều kiện hiện nay vấn đề cơ giới hoá, hiện đại hoá trong nghành xây dựngđược đặt ra rất cần thiết và trở thành một trong những yếu tố để tăng sức cạnh tranh không chỉ với các Công ty xây dựng trong nước mà với cả những tập đoàn xây dựng lớn của nước ngoài.
Phương tiện vận tải của Công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản cố định hiện có 5,56% năm 2001( = x 100 ) và 4,31% năm 2002 ( = x 100)
Thêm vào đó, trong năm 2002 Công ty không đầu tư vào loại tài sản cố địnhnày. Do địa bàn hoạt động rộng, công trình thi công xa và nằm rải rác nhiều nơi, cùng lúc Công ty có thể thi công nhiều công trình khác nhau nên phương tiện vận tải rất cần thiết để di chuyển máy móc thiết bị. Thiếu phương tiện vận tải sẽ gây ra khó khăn như di chuyển máy móc không kịp thời làm gián đoạn tiến độ thi công, ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành công trình.
Năm 2002, thiết bị dụng cụ quản lý giảm đáng kể : 4% từ nguồn vốn ngân sách tăng 112,5% từ nguồn vốn tự bổ sung. Điều đáng chú ý ở đây là năm 2002 Công ty chủ yếu đổi mới thiết bị dụng cụ quản lý nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các phòng ban chức năng. Cụ thể, Công ty đã mua 6 máy vi tính, 2 máy in, 1 máy photo, 4 máy điều hoà và 6 bộ bàn ghế ...
Ngày nay, phương tiện làm việc hiện đại là cần thiết để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời phục vụ các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định. Trong thời gian qua, việc Công ty đầu tư nhều vào thiết bị dụng cụ quản lý cũng không nằm ngoài mục đích đó. Nhưng với lượng vốn đầu tư cho tài sản cố định trong năm 2002 không nhiều, chỉ có 0,8 tỷ đồng ;Vả lại, Công ty hoạt động sản xuất là chính, đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì cơ cấu đầu tư tài sản cố định như vậy là chưa hợp lý .
Bảng 5 : Cơ cấu tài sản cố định của công ty công trình giao thông 208
Đơn vị tính : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch(±)
Tỷ trọng(%)
Số tuyệt đối
%
2001
2002
±
Tổng nguyên giá TSCĐ.
10,8
11,6
+ 0,8
+ 7,4
100
100
-
I.Nguồn vốn NS
2,9
2,8
- 0,1
- 3,4
26,9
24,1
-2,8
1.Nhà cửa và vật kiến trúc.
0,9
0,9
0
0
31,0
32,1
+1,1
2.Máy móc thiết bị.
1,5
1,6
+0,1
+6,7
51,7
57,1
+5,4
3.Thiết bị dụng cụ quản lý.
0,5
0,3
- 0,2
-4,0
17,2
10,7
-6,5
II.Nguồn vốn tự bổ sung.
5,6
6,9
+1,3
23,2
51,9
59,5
+7,6
1.Nhà cửa và vật kiến trúc.
0,1
0,1
0
0
1,8
1,4
-0,4
2.Máy móc thiết bị.
4,1
4,6
+ 0,5
+12,2
73,2
66,7
- 6,5
3.Phương tiện vận tải.
0,6
0,5
- 0,1
-16,7
10,7
7,2
- 3,5
4.Thiết bị dụng cụ quản lý.
0,8
1,7
+0,9
112,5
14,3
24,6
+10,3
III.Nguồn vốn khác.
1,95
1,55
- 0,4
-20,5
18,0
13,4
- 4,6
1.Máy móc thiết bị.
1,1
0,9
- 0,2
-18,2
56,4
58,1
+1,7
2.Thiết bị dụng cụ quản lý.
0,85
0,65
- 0,2
-23,5
43,6
41,9
-1,7
IV.Nguồn vốn từ quỹ.
0,35
0,35
0
0
3,2
3,0
- 0,2
1.Thiết bị dụng cụ quản lý.
0,35
0,35
0
0
100
100
-
4. Tình hình huy động năng lực sản xuất của tài sản cố định.
Trong quá trình hoạt động, toàn bộ tài sản cố định của Công ty đã được huy động hết phục vụ sản xuất kinh doanh, số tài sản chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý là hoàn toàn không có. Điều này có ý nghĩa kinh tế to lớn vì khi tất cả tài sản cố định được trang bị hay mua sắm mới đều tham gia vào sản xuất sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo dưỡng. Bởi vì việc bảo quản máy móc thiết bị do bản thân quá trình lao động thực hiện là một cống hiến tự nhiên, không mất tiền của, lao động sống.Ngoài ra, những tài sản không cần đã được Công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn tái tài sản cố định.
Mặt khác, việc huy động toàn bộ tài sản cố định vào sản xuất cũng chứng tỏ định hướng đúng đắn của Công ty ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định để tránh tình trạng tài sản cố định mua về mà chưa có nhu cầu sử dụng, gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn.
Để có thể huy động tối đa năng lực sản xuất của tài sản cố định nhất là máy móc thiết bị, kế hoạch thi công của từng công trình được lập và theo dõi chặt chẽ, đảm bảo điều động kịp thời máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp, không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công và hạn chế thời gian ngừng hoạt động của máy.
Đối với một số máy móc thiêt bị có giá trị đầu tư ban đầu lớn nhưng số lần sử dụng trong năm không nhiều, Công ty đã sử dụng phương thức thuê tài sản có hiệu quả hơn là tự đầu tư.
5. Tình hình thực hiện khấu hao tài sản cố định và quản lý quỹ khấu hao.
Công ty công trình giao thông 208 áp dụng chế độ trích khấu hao theo quyết định 1062 / TC/QĐ/BTC có hiệu lực từ ngày1/1/1997. Công ty đã căn cứ vào tuổi thọ kỷ thuật của tài sản cố định theo thiết kế, hiện trạng tài sản cố định và tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định để xác định thời gian sử dụng tài sản cố định. Đồng thời, Công ty đã đăng ký với Nhà nước về thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định.
Bảng 6: Thời gian sử dụng của tài sản cố định
( Đã đăng ký với Nhà nước.)
Loại tài sản cố định
Năm sử dụng
1. Nhà cửa,vật kiến trúc.
20
2.Máy móc thiết bị.
5
3.Thiết bị dụng cụ quản lý.
4
4.Phương tiện vận tải.
6
Hiện nay, Công ty trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính . Do vậy, tỷ lệ khấu và mức khấu hao của từng tài sản cố định hàng năm là không đổi, chi phí khấu hao phân bổ vào giá thành sản xuất tương đối ổn định. Việc tính toán đơn giản, dễ làm, giúp tổng hợp số liệu hao mòn luỹ kế, tính toán giá trị còn lại của tài sản cố định được kịp thời, chính xác, hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch đổi mới tài sản cố định. Mức khấu hao tài sản cố định được xác định theo từng tháng, sau đó trên cơ sở số ca máy thi công để định ra mức khấu hao phân bổ cho từng công trình.
Nhìn chung, công tác khấu hao tài sản cố định ở Công ty đã đảm bảo đúng các quy định về chế độ quản lýtài chính hiện hànhcủa Nhà nước và quy chế tài chính của Tổng Công ty.
Việc xác định một cách chính xác số khấu hao luỹ kế và giá rị còn lại cảu tài sản cố định là căn cứ quan trọng, từ đó Công ty biết được tình kỹ thuật của tài sản cố định để điều chỉnh cơ cấu của tài sản cố định cũng như cơ cấu đầu tư ở từng thời điểm cho hợp lý. Vì vậy, quản lý tốt công tác khấu hao tài sản cố địnhcũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ốn cố định.
Bảng 7: Bảng kiểm kê tài sản cố định của công ty công
trình giao thông 208.
(Tính đến 0 giờ ngày 31/12/2002)
Đơn vị tính : tỷ đồng
Nhóm tài sản cố định.
Nguyên giá
TSCĐ
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
Số tiền
%NG
Số tiền
%NG
1.Nhà cửa, vật kiến trúc
1
0,4
40
0,6
60
2.Máy móc thiết bị
7,1
4,3
60,6
2,8
39,4
3.Phương tiện vận tải
0,5
0,45
90
0,05
10
4.Thiết bị dụng cụ quản lý
3
1,5
50
1,5
50
Cộng
11,6
6,65
57,3
4,95
42,7
Tính đến cuối năm 2002, số khấu hao luỹ kế đã lên tới 6,65 tỷ đồng, chiếm 57,5% nguyên giá tài sản cố định; giá trị còn lại là 4,95 tỷ đồng chiếm 42,7% nguyên giá tài sản cố định.
Nhìn chung, tài sản cố định của Công ty có hệ số hao mòn khá cao. Hầu hết tài sản cố định đều đã được khấu hao được trên 50%. Đặc biệt là phương tiện vận tải đã khấu hao gần hết (90%). Phương tiện vận tải chủ yếu dùng để di chuyển máy móc thiết bị, thường xuyên hoạt động nhưng lại có tỷ trọng thấp và khá cũ kỹ, lạc hậu. Tỷ lệ khấu hao máy móc thiết bị đã lên tới 60,6% nguyên giá, nhất là những máy móc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng, chưa đưa vào thanh lý và kế hoạch đầu tư mua sắm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ thi công mà còn đe doạ an toàn lao động, đòi hỏi phải tăng cường công tác bảo quản, sữa chữa để duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định.
Tình hình sử dụng, quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định ở Công ty công trình giao thông 208 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: tình hình tăng giảm quỹ khấu hao cơ bản.
Chỉ tiêu
Số tiền (tỷ đồng)
Vốn ngân sách
Vốn tự bổ sung
Cộng
1.Số dư đầu năm 2000
2,8
6,9
9.7
2.Số tăng trong năm
0,09
1,55
1,64
3.Số giảm trong năm do mua sắm tài sản cố định
2,08
3,25
5,33
4.Số dư cuối năm
0,81
5,2
6,01
Một thuận lợi cho Công ty là toàn bộ tài sản cố định đều hình thành từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung và các quỹ của Công ty. Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay là hoàn toàn không có. Theo điều 22 Quyết định 1062/QĐ/BTC thì doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn ngân sách mà không phải nộp lại cho Nhà nước. Đây là giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu vốn hiện nay của các doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Như vậy, Công ty được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao thu được cùng với vốn tự bổ sung của mình để mua sắm tài sản cố định.Thực tế, Công ty công trình giao thông 208 đã khai thác triệt để quỹ khấu hao. Trong năm 2002, Công ty mua sắm tài sản cố định với tổng trị giá 5,33 tỷ đồng. Tòan bộ số tiền này được lấy từ quỹ khấu hao mà không phải huy động thêm từ nguồn khác. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản cố định và khả năng đáp ứng từ quỹ khấu hao, Công ty sẽ tiến hành mua sắm tài sản cố định. Việc Công ty chỉ khai thác nguồn vốn cố định từ quỹ khấu hao để đầu tư vào tài sản cố định đã giúp Công ty tiết kiệm được chi phí nếu phải sử dụng vốn vay bên ngoài, chính điều này đã khẳng định phần nào năng lực tiềm tàng của Công ty . Đó là lý do vì sao trong năm 2002 Công ty đã đầu tư vào những loại tài sản cố định hiện đại có giá trị công nghệ cao đáp ứng mọi nhu cầu thi công các công trình .
6. Tình hình quản lý tài sản cố định, bảo toàn cố định.
Công ty công trình giao thông 208 có hệ thống chứng từ, sổ sách theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, tình hình trích khấu hao tài sản cố định được tổ chức khá chặt chẽ; Đặc biệt là việc hạch toán chi tiết tài sản cố định theo từng xí nghiệp sử dụng và nguồn hình thành cũng như việc xây dựng quy chế sử dụng, xác định rõ ràng trách nhiệm vật chất. Từ đó giúp Công ty theo dõi được tình hình huy động năng lực sản xuất của tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng như công suất làm việc của từng loại sản phẩm cố định để xác định và phân bổ mức khấu hao phù hợp .
Thẻ tài sản cố định được lưu và theo dõi trên máy vi tính trong suốt thời gian sử dụng và mỗi loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật được mở một sổ riêng. Qua đó, Công ty thấy được những chỉ tiêu quan trọng về cơ cấu tài sản cố định, tình hình phân bố tài sản cố định cho các xí nghiệp trực thuộc, số lượng, tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định cũng như trách nhiệm vật chất trong quá trình sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Đây là căn cứ để Công ty cải tiến, đổi mới tài sản cố định, phân bổ chính xác số khấu hao tài sản cố định cho các đơn vị sử dụng, nâng cao trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản cố định .
Công ty công trình giao thông 208 đã thực hiện giao tài sản cố định cho các xí nghiệp sử dụng và quản lý để tạo điều kiện cho các xí nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn đảm bảo thực hiện đúng quy chế sử dụng, định kỳ bảo dưỡng máy móc thiết bị, theo dõi chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn nhằm duy trì năng lực sản xuất của tài sản cố định.
Ngoài ra, Công ty cũng rất cố gắng trong việc đổi mới tài sản cố định mặc dù vẫn chưa đáp ứng được so với quy mô hoạt động hiện nay. Bên cạnh đó, Công ty đã kịp thời thanh lý những tài sản cố định không cần dùng, không giữ các tài sản cố định chưa cần dùng, tận dụng triệt để thời gian và công suất làm vệc của máy móc bằng cách tổ chức quá trình thi công và sản xuất hơp lý, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn chưa thực hiện việc đánh giá tài sản cố định để bảo toàn vốn cố định dù rằng hàng năm có tổ chức kiểm kê tài sản cố định. Hơn nữa, Công ty vẫn chưa chú trọng phân tích tình hình huy động, sử dụng tài sản cố định.
7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty công trình giao thông 208.
ở Công ty công trình giao thông 208, vốn cố định chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổn vốn kinh doanh. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh không chỉ cần nâng cao riêng hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên, để thấy được những cố gắng của Công ty trong việc sử dụng vốn cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta hãy xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua 2 năm 2001 – 2002 (Bảng 9) .
Như vậy, vốn cố định bình quân năm 2002 đã giảm 1,6% so với năm 2001 nhưng hiệu suất sử dụng vốn cố định lại tăng 79,4%. Nếu năm 2001 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,148 đồng vốn cố định thì trong năm 2002 con số này chỉ là 0,082, Để đạt doanh thunhư năm 2002 ở mức hiệu suất sử dụng vốn cố định của năm 2001 thì số vốn cố định bình quân cần thiết là :
75,2
_______ = 11,12 tỷ đồng
6,76
So với năm 2001 Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là 11,12- 6,2 = 4,92 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định trước thuế năm 2002 tăng 0,8%, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sau thuế tăng 7,8% so với năm 2001. Nguyên nhân của tình hình trên là do các công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách mà Công ty nhận thầu tăng, các chủ đầu tư là cơ quan Nhà nước thanh toán đối với những công trình này, hầu như Công ty phải ứng trước vốn mà chủ yếu bằng vốn tự bổ sung. Thêm vào đó, tình hình kinh tế nước ta ổn định và tốc độ phát triển ngày càng cao .
Về chủ quan, trong tình cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi tham gia đấu thầu một số công trình, Công ty đã buộc phải giảm giá bỏ thầu để trúng thầu nhằm giải quyết vấn đề trước mắt là bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, duy trì hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, một số công trình thi công đã bị lỗ làm ảnh hưởng tới kết quả chung. Bù lại, Công ty đã phấn đấu quản lý chặt chẽ những chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để hạn chế bớt phần lợi nhuận bị giảm sút. Xét trong bối cảnh đó thì việc Công ty đứng vững và vẫn làm ăn có lãi là một điều tốt.
Năm 2002, hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất tăng 4,5% so với năm 2001. Năm 2002, nguyên giá tài sản cố định bình quân tăng 8,74% nhưng số công nhân trực tiếp sản xuất tăng 3,2%. Nếu năm 2002số công nhân trực tiếp sản suất vẫn giữ nguyên như năm 2001 thì hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất còn tăng với tốc độ lớn hơn(16,2%). Điều đó chứng tỏ Công ty đã hết sức cố gắng trong việc đổi mới, trang bị phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượngcông trình, tăng tốc độ thi công .
Bảng 9: hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty công
trình giao thông 208.
Chỉ tiêu
Năm2001
Năm2002
Chênh lệch (±)
Số tuyệt đối
%
1. Doanh thu thuần
42,6
75,2
+32,6
+76,53
2.Lợi nhuận trước thuế
3,15
5,56
+2,41
+76,51
3.Lợi nhuận sau thuế
2,56
4,52
+1,96
+76,6
4.Cố định bình quân
6,3
6,2
- 0,1
-1,6
5.Nguyên giá TSCĐ bình quân
10,3
11,2
+0,9
+8,74
6.Nguyên giá TSCĐ
10,8
11,6
+0,8
+7,4
7.Số khấu hao luỹ kế
5,2
6,65
+1,45
+27,9
8.Số công nhân trực tiếp sản xuất
465
480
+15
+3,2
9.Hiệu suất sử dụng vốn cố định (9) = (1) :(4)
6,76
12,13
+5,37
+79,4
10.Hàm lượng vốn cố định (10) = (4) :(1)
0,148
0,082
- 0,066
- 44,6
11.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
- Lợi nhuận trước thuế
(2) :(4)
- Lợi nhuận sau thuế
(3) : (4)
0,5
0,41
0,9
0,73
+ 0,4
+ 0,32
+ 0,8
+7,8
12.Hệ số hao mòn TSCĐ
(12) = (7) : (6)
0,48
0,57
+ 0,09
+18,8
13.Hiệu suất sử dụng TSCD
(13) =(1) :(5)
4,14
6,71
+2,57
+62,1
14.Hệ số trang bị TSCĐ
(14) = (5) : (8)
0,022
0,023
+0,001
+4,5
Năm 2002, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 62,1% so với năm 2001. Nếu năm 2001 đầu tư thêm1đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 4,14 đồng doanh thu thuần thì năm 2002 tạo ra được 6,71 đồng. Với hiệu suất sử dụng tài sản cố định như năm 2001 lẽ ra Công ty sẽ có doanh thu thuần là 4,14 x 11,2 ~ 46 tỷ đồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà Công ty đã không thực hiện được điều này.
8. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định, vốn cố định ở công ty công trình giao thông 208.
Có thể nói cho đến nay, Công ty công trình giao thông 208 – Tổng công ty công trình giao thông 4 Hà Nội đã khẳng định được vị trí vững vàng trong nghành giao thông . Trải qua nhiều năm trưởng thành và phát triển, Cônh ty đã không ngừng lớn mạnh. Từ chỗ có những lúc Công ty rơi vào tình hình hết sức khó khăn, chao đảo chật vật trong những năm đầu đổi mới; đến nay Công ty đã tìm ra được hướng đi đúng, tạo được uy tín trên thương trường và làm ăn có lãi. Sự lớn mạnh của Công ty được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng tốt hơn, trình độ quản lý, nghiệp vụ từng bước đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3283.doc