Vị trí, vai trò của Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn đã được khẳng định trong các giai đoạn của đất nước, gần đây là trong các thành tựu to lớn những tích luỹ từ nội bộ còn rất thấp so với yêu cầu đầu tư phát triển. Do vậy, thu hút vốn đầu tư các khu vực thành phần kinh tế rất phong phú đa dạng, trong đó tín dụng Ngân hàng, đặc biệt là tín dụng NHN0& PTNT là một kênh có nhiều ưu thế và khả năng mở rộng. Nhìn chung, tăng trưởng của NHN0& PTNT là khá cao, góp phần thúc đẩy phát triển Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn. tuy nhiên tỷ trọg tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp Lào Cai đầu tư vào các dự án lớn hiệu quả rõ nét. Từ giác độ con số tổng quan cũng phản ánh những bất cập, hạn chế của tín dụng (đầu tư vốn) Ngân hàng Nông nghiệp trong trong đáp ứng nhu cầu của đơn vị kinh tế, ngành kinh tế.
Nhìn chung, Ngân hàng Nông nghiệp Lào Cai đã có những bước phát triển đáng kể trong hoạt động tín dụng của mình trong những năm gần đây.
- Về huy động vốn: Với mục tiêu khai thác sức dân để phục vụ cho dân, NHN0& PTNT Lào Cai đã huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân với nhiều cách khác nhau. Nhưng đây mới chỉ là vấn đề phát huy nội lực. Còn các nguồn vốn của các tổ chức tài trợ như WB, thông qua các dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư vốn lâu dài.
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng tin học
Bộ phận Kế toán tổng hợp
Mỗi phòng ban đều có phó Giám đốc riêng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn như Ngân hàng mở các lớp tập huấn về văn bản pháp quy Nhà nước, quy trình thẩm định dự án, quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay, tin học kinh tế…
Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai.
Tình hình và thực trạng huy động vốn của Ngân hàng.
2.1.1.Nguồn vốn huy động theo các đối tượng.
Nguồn vốn được huy động trực tiếp trên địa phương (tại tỉnh)
Nguồn vốn từ trung ương.
Thực chất, thì nguồn vốn từ trung ương rót xuống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai là không đáng kể mà chủ yếu Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huy động vốn được cứ lớn dần lên theo các năm: 1997 các là 68,97% trong tổng nguồn vốn năm 1998 là 69,3%, năm 1999 là 69,61% và năm 2000 Cơ cấu là 69.,75%.
Điều này chứng tỏ nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai thu được là khá tốt và cũng là nguồn vốn thu được từ dân cư là rất lớn cả về số lưọng và Cơ cấu. Đây cũng là nguồn vốn tiềm năng mà Ngân hàng cần phải khai thác tốt hơn năm 1997 với số lượng là 96202 tr.đ có Cơ cấu là 78,78% trên tổng nguồn vốn huy động được; năm 1998 số lượng 119050 T.đ Cơ cấu 80,27% năm 1999 số lượng 112.315 tr.đ Cơ cấu 76,18%, năm 2000 số lượng 125.009 tr. đ Cơ cấu 77,09%. Cũng qua bảng, thống kê ta thấy rằng chưa hẵn đã phải Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã biết tận dụng, biết khai thác và sử dụng đúng nguồn vốn huy động được bởi năm 1999 số lượng huy động có tăng so với năm 1998 nhưng về Cơ cấu thì giảm đi 4,09% nhưng sang đến năm 2000 Cơ cấu đã được tăng lên. Nhìn chung tiền gửi của dân cư chiếm phần lớn với tốc độ tăng bình quân trong 4 năm là 109,56 . Với mức độ tiền gửi cua dân cư tăng lên ta thấy được rằng đời sống kinh tế của người dân ngày một cao.
Mặc dù vậy, Ngân hàng cần có các biện pháp nhằm thu hút vốn từ các dự án phát triển kinh tế xã hội như dự án 327 phủ xanh đất trống đôì núi trọc và các dự án khác như dự án trồng dứa trong năm 2000 vừa qua ở một số xã như Vạn Hoà, xã Đồng Tuyến. Vì khi thu hút được tiền từ nguồn vốn này Ngân hàng sẽ được hưởng phần lời không nhỏ.
Nguồn vốn huy động theo thời hạn.
Lượng vốn huy động.
Là khoảng tiền tạm thời Ngân hàng được sử dụng nhưng không có quyền sở hữu bởi Ngân hàng sẽ phải trả lại số tiền này khi hết hạn và cộng thên một khoản lãi Ngân hàng phải trả cho người có quyền sử dụng.
Cũng như nguồn vốn huy độg theo đối tượng, qua tìm hiểu thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai chúng tôi được biết nguồ vốn huy động theo trung gian cũng từ trung gian của các tổ chức kinh tế và của dân cư nhưng số tiền này họ gửi dưới hình thức là có hay không có kỳ hạn, tuỳ theo mục tiêu kinh doanh của mỗi tổ chức kinh tế của mỗi dân cư. Để có nguồn vốn lớn Ngân hàng đã mở rộng.
Địa bàn hoạt động tín dụng xuống những vùng tập trung dân cư và có nhiều tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ửo khu vực này và khuyến khích người gửi bằng trả lãi trước. Nhìn chung qua con số thống kê được ở biểu 4 thì tổng nguồn vốn huy động tăng hàng năm; năm 1997 nguồn vốn Ngân hàng huy động được là 134.024tr.đ, năm 1998 là 148.312 tr.đ … năm 2000 so với năm 99 là 105,89%, tốc độ tăng trưởng bình quân qua 4 năm thống kê được là 108,28%. Thực tế tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Tuy nhiên, tiền gửi của dân cư vẩn chủ yếu là gửi có kỳ hạn chứng tỏ số tiền nhàn rỗi của dân cư là khá lớn với khoản tiền nhàn rỗi được gửi có kỳ hạn nhằm thu được phần Lãi suất cao hơn so với gửi không kỳ hạn. Một số khác có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, luôn cần vốn để xoay vòng, số tiền nhàn rỗi chỉ là tạm thời nên họ cần phải rút tiền vốn bất kỳ lúc nào mà thời có đến, vì thế nên họ bắt buộc phải gửi khong kỳ hạn cho dù Lãi suất thấp hơn.
Giữa các tổ chức kinh tế và dân cư có sự khác nhau về khoảng thời gian có và không có kỳ hạn với các tổ chức kinh tế khoản tiền gửi có kù hạn là rất nhỏ chủ yếu họ đầu tư cho các dự án… với quy mô lớn nên loại tiền gửi không kỳ hạn được ưa chuộng hơn.
Qua biểu 4 ta thấy tiền gửi không kỳ hạn được tăng dần theo những năm gần đây cả về Cơ cấu và về số lượng. Cụ thể ta thấy được qua những con số của 4 năm từ năm 1997-2000; năm 1997 tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế vào Ngân hàng trên tổng nguồn vốn huy động là 17.109 tr.đ với Cơ cấu là 45,24%; năm 1998 là 14.468 tr.đ, Cơ cấu ;là 49 % năm 1999 là 20.153 tr.đ Cơ cấu là 52,69% và năm 2000 là 24.584 tr.đ Cơ cấu là 53,07%. Năm 1998 con số Ngân hàng huy động được tuy có giảm đi so với năm 1997 nhưng thực tế về Cơ cấu đã cứng minh được rằng số lượng có giảm nhưng về Cơ cấu khôg hề giảm mà vẫn tăng đáng kể. Chứng tỏ khả năng sử dụng nguồn vốn huy độg của Ngân hàng là rất tốt.
Tóm lại: tổng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai có xu hướng tích cực, chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn làm cơ sở cho việc đầu tư tới các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về vốn. Để có được mức độ tăng trưởng trong 4 năm là 108,28% đây cũng chính là những tích cực của tổ chức tín dụng và Ngân hàng đã biết tổ chức thức hiện tốt các dịch vụ rút tiền thanh toán cũng như gửi tiền vào của khách hàng được nhanh chóng. Thuận tiện và chính xác với đội ngũ cán bộ tín dụng năng động và Ngân hàng đã đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại (máy đếm tiền, máy tính…) và mở rộng địa bàn huy động vốn ở những nơi có mất độ dân cư cao và có nhiều các tổ chức kinh tế hoạt động.
Phương thức huy động vốn:
Để có được khoản tiền nhàn rỗi của dân cư của các tổ chức kinh tế Ngân hàng cần phải có những phương thức huy động thích hợp, hai bên cùng có lợi vì như một số phương pháp huy động, như huy động không thời hạn: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, tiền gửi không kỳ hạn, kỳ phiếu. Bên cạnh đó Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai thực hiện thanh toán và rút tiền của khách hàng trong mọi điều kiện thuận lợi nhất.
Lãi suất huy động vốn:
- Lãi suất là công cụ hữu hiệu cho việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi và Lãi suất cũng là điều kiện cần thiết để cho mỗi dân cư hay mỗi tổ chức kinh tế quan tâm khi họ chó khoản tiền nhà rỗi muốn gửi vào Ngân hàng. Nếu Lãi suất cao Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vố nhàn rỗi lớn và ngược lại nguồn vốn thấp sẽ hạn chế việc gửi tiền của các nơi thừa vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã căn cứ trên cơ sở khung Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước để điều chỉnh mức Lãi suất hợp lý cho chính Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai. Bởi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cũng có hình thức hoạt động của một Ngân hàng nó là trung gian tài chính, đồng thời là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, việc sử dụng Lãi suất huy động vốn phải đảm bảo an toàn cho việc chi trả của Ngân hàng và đảm bảo việc xoay vòng đồng vốn huy động được.
Qua tìm hiểu ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai, Lãi suất huy động được liên tục thay đổi theo từng thời điểm tháng, quý trong năm 1/9/98 Lãi suất huy động vốn được quy định đối với tổ chức kinh tế loại kỳ hạn 3 tháng là 0,3, 6 tháng là 0,35. Đối với khu vực dân cư lọại 3 tháng là 0,35%, loại 6 tháng là 0,4% và không huy động loại 12 tháng.
Đến 6/12/99 Lãi suất công bố ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đối với tổ chức kinh tế loại 3 tháng; 0,3%; 6 tháng 0,35% loại 12 tháng 0,4%; tiền gửi dân cư; 3 tháng 0,35%; 6 tháng 0,4%. Năm 2000.
Lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế và của dân cư vào Ngân hàng là thấp bởi còn phụ thuộc vào sự thoả thuận chung trong việc điều hành Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nên các chi nhánh bắt buộc phải thực hiện theo sự điều hành này. Lãi suất huy động thấp cũng là một phần do hoạt động của một số chi nhánh Ngân hàng xoay vòng vốn của Ngân hàng là khá tốt bởi nhu cầu sử dụng vốn của các nganh nghề của các đơn vị kinh tế, các tổ chức kinh tế là tăng lên.
Đánh giá một cách tổng thể thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt, điều đó đã được chứng minh qua số liệu đã thống kê được qua 4 năm từ 1997 –2000 ở biều 4. Mặc dù đây chưa phải là con số cuối cùng nhưng nó cũng đã nói lên được những cố gắng của ban tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai nói chung và của Ngân hàng và cuả từng cán bộ tín dụng nói riêng. Ngân hàng cố gắng để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, để khách hàng luôn có niềm tin vào sự an toàn khi gửi tiền vào Ngân hàng.
Tuy nhiên, khi xét trên từng khía cạnh từng phạm vi vốn huy động còn không ít hạn chế: Ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn trung và dại hạn trong khi với kinh doanh kinh tế thị trường như hiện nay thì nhu cầu về nguồn vốn này là rất lớn bởi nó là nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị mà nguồn vốn ngắn hạn khó đáp ứng được. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai nguồn vốn tài trợ vào Ngân hàng còn rất thấp vì thế ngoài việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn Ngân hàng cần phải tìm nguồn vốn tài trợ nhiều hơn.
Về những thông tin tuyên truyền của Ngân hàng tới khách hàng là còn thấp, nhiều người còn nghi ngờ vì thiếu hiểu biết về việc huy động vốn (gửi tiền cua khách hàng) của Ngân hàng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết Ngân hàng chỉ dàm niêm yết Lãi suất Ngân hàng ở các bàn tiết kiệm nên không phổ biến tới toàn bộ dân cư. Đây chính là thiếu sót của Ngân hàng bởi những thông tin về những ưu thế tiền gửi của mỗi khách hàng sẽ có khi họ gửi tiền vào Ngân hàng hơn là để nhàn rỗi. Vì vậy Ngân hàng cần thiết phải tổ chức tốt hơn về công tác thông tin tuyên truyền để thu hút vốn nhàn rỗi đặc biệt là vốn trung và dài hạn trong dân cư và các tổ chức kinh tế.
2.2. Thực trạng cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai.
2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai.
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ - Ngân hàng Nhà nước ngày 30/9/1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Cho vay: là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Nguyên tắc vay vốn:
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
-Sử dụng vốn vat đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồg tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiên vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện quy định của chính phủ và của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp về bảo đảm tiền vay đối với khách hàng.
Điều kiện vay vốn:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng co đủ các kinh doanh sau:
* Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật cụ thể là:
Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp từ người phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
* Có khả năng tổ chức đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; phải có nhu cầu tham gia sản xuất kinh doanh;
* Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
* Có dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.
* Thực hiện các quy đinh về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, với mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và chính phủ nên có rất nhiều ưu đãi đối với khách hàng vay vốn như khuyến khích vay hộ sản xuất không cần bảo đảm tiền vay với số lượng là 10.000.000tr.đ trở xuống chỉ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để góp phần đẩy mạnh Nông ngtổ chhiệp, Nông thôn trong thời kỳ CNH- HĐH, với hệ thống tổ chức rộng khắp, sau một thời gian trao đổi bàn bạc. hội nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã thống nhất ra nghị quyết liên tịch (tổ chức, thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ) liên tịch Trung ương hội nông dân Việt Nam. NHN0& PTNT Việt Nam số 2038/NQLT/1999. Nghị quyết ra đời với mục đích:
- Hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho 100% hộ nông dân có nhu cầu vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và cải thiệ đời sống được vay vốn tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên phạm vi toàn quốc.
- Nêu cao tinh thần hợp tác, tương trợ, hợp tác giữa các hội viên trong tổ vay vốn, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn có cơ sở để không ngừng mở rộng đầu tư phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, nâng cao an toàn vốn vay, năng lực tài chính, hội nông dân tăng cường sinh hoạt, xây dựng và củng cố cộng đồng dân cư lành mạnh, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nông thôn giầu đẹp, hội viên Nông thôn ngày càng gắn bó với tổ chức hội.
Để thực hiện đúng theo NQLT này trong năm 1999 mới chỉ là thí điểm và sang đến năm 2000 mới được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai phổ biến rộng rãi hơn.
2.2.2. Thủ tục cho vay, phương thực cho vay và cách thức cho vay.
Theo QĐ 180 của HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
Thủ tục cho vay:
Theo điều 21 của QĐ 180 trên
Tuỳ theo từng loại hình khách hàng, phương thức cho vay bộ hồ sơ cho vay bao gồm:
a1, Hồ sơ do Ngân hàng lập:
Báo cáo thẩm định, tái thẩm định
- Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay.
Báo cáo thẩm định tái thẩm định
Sổ theo dõi cho vay (dùng cán bộ tín dụng ):
a2. Hồ sơ do khách hàng và Ngân hàng cùng lập:
Hợp đồng tín dụng a1 sổ vay vốn
Hợp đồng tín đảm bảo tiền vay.
a3. Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi đến Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay các giấy tờ sau:
* Đối với pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu vay vốn phải có:
Hồ sơ pháp lý: (khi thiết lập quan hệ vay vốn)
Tuỳ theo loại hình pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có các giấy tờ sau:
+ Quyết định cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp.
+ Điều lệ doanh nghiệp (ngoại trừ các doanh nghiệp tư nhân)
+ Quyết định bổ nhiệm các ban ngành trong doanh nghiệp: tổng Giám đốc (Giám đốc ): Kế toán trưởng;
Quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Giấy phép hành nghề
+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài)
+ Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh)
+ Quyết định giao vốn và các văn bản giao tài sản của cục quản lý vốn tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước )
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Công ty cổ phần, công ty TNHH)
+ Giấy chứng nhận đầu tư ban đầu (doanh nghiệp tư nhân)
+ Hồ sơ dự án đối với cho vay trung và dài hạn:
+ Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Các thủ tục về Kế toán theo quy định của Ngân hàng như: Đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hay người được uỷ quyền; đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với Ngân hàng, giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi (khi chưa mở)
Hồ sơ kinh tế:
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ
+ Bảng CĐKT.KQHĐKD ký trước liền kề
+ Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ trước liền kề.
Hồ sơ vay vốn: (cho mỗi lần vay hay một hợp đồng tín dụng )
+ Giấy đề nghị vay vốn:
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống;
+ Bản sao hợp đồng mua hàng hay báo giá, phiếu nhập kho, các chứng từ thanh toán (ít có)
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quyết định.
Đối với khách hàng đã vay vốn lần đầu, từ lần vay thứ 2 chỉ cần bổ sung các tài liệu có thể thay đổi.
Đối với hộ gia định, cá nhân, tổ chức hợp tác:
Hồ sơ pháp lý:
+ Các tài liệu chứng minh năng lực pháp lỳ dân sự và hành vi dân sự:
Xác nhận hộ khảu đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
Sổ hộ khẩu đôiư với gia đình, cá nhân ở đô thị.
+ Giấy phép kinh doanh được cấp có thẩm quyền cấp (đối với hộ kinh doanh )
+ Giấy tờ hợp pháp, hợp lệ được giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước (đối với hộ nông – lâm- ngư - diêm nghiệp)
+ Giấy phép đánh bắt thuỷ sản, hải sản, đăng kiểm tàu thuyền (đồi với hộ đánh bắt thuỷ, hải sản).
+ Hợp đồng hợp tác, chứng thựch của UBND xã, phường, thị trấn, quận huyện cho phép hợp đồng (đối với tổ hợp tác).
+ Hồ sơ dự án đối với cho vay trung và dài hạn.
+ Các giấy tờ khác cần thiết theo quy định của pháp luật
Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn kèm phương án sản xuất, kinh doanh.
+ Đối với hộ phải thực hiện thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
Giấy đề nghị vay vốn
Dự án hay phương án sản xuất, kinh doanh
Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định
- Đối với cho vay hộ gia đình, cá nhân qua tổ vay vốn: Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với từng hộ gia đình, cá nhân, phải có thên:
+ Biên bản thành lập tổ vay vốn, danh sách thành viên có xác nhận UBND xã, phường.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua doanh nghiệp:
Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải có thêm:
Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
Hợp đồng dịch vụ vay vốn.
- Đối với cho vay doanh nghiệp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân: Ngoài hồ sơ đã quy định như trên đối với doanh nghiệp phải có thêm:
+ Danh sách hộ gia đình cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay:
+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán.
Đối với khách hàng vay ..
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định
Trên đây là toàn bộ thủ tục cho vay hay bộ hồ sơ cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Nhìn chung thủ tục này còn nhiều rườm ra nên nhiều khi khách hàng vay vốn gặp nhiều khó khăn trong các bước làm thủ tục này, nhưng vì với điều kiện như hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai có một mạng lưới rông khắp, các cán bộ tín dụng và khách hàng có thể nói hai bên cùng đồng hành nên trong quá trình thực hiện có thể bỏ bớt một số bước mà cán bộ tín dụng đã nắm được ở khách hàng. Hiện nay Ngân hàng hầu như chỉ chú trọng tới tài sản thế chấp khi khách hàng vay vốn họ ít chú trọng tới sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ nên nhiều khi hiệu quả của đồng vốn không phát huy hết tác dụng. Nên chăng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cần có kiến nghị, đưa ra biện pháp hạn chế sự rườm rà về thủ tục tới Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện kịp thời về vốn cho các đơn vị sản xuất.
Phương thức cho vay và cách thức cho vay (theo điều 24 NQ 180 HĐQT ..)
Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vôNgân sách vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo một trong các phương thức cho vay như sau:
Cho vay từng lần:
- Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng Nông nghiệp làm thủ tục vay vốn cần thiết và kỳ hợp đồng tín dụng.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng cho các khách hàng vay ốn thường xuyên sản xuất kinh doanh ổn định và có quan hệ uy tín với Ngân hàng, đặc biệt ưu tiên đối với doanh nghiệp Nhà nước như: Doanh nghiệp kinh doanh lương thực, vật tư Nông nghiệp, các công ty kinh doanh thưong mại xuất nhập khẩu..
Cho vay theo dự án đầu tư:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đời sống. Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay trung và dài hạn.
Cho vay hợ vốn:
Được thực hiện khi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vay đôí với một dự án, phương án của khách hàng. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng số 154/1998/QĐ - NHNN/4 ngày 29/4/98 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và văn bản hưóng dẫn số 1127/1998/NHN0- 05 ngày 01/6/1998 của tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
* Cho vay trả góp: Khi vay vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nơi cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản hình thành bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Căn cứ nhu cầu vau của khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn, hiệu lực của hạn mức dự phòng, Ngân hàng Nông nghiệp cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng Việt Nam Đồng hay ngoại tệ, trong thời gian hiệu lực của hợp đồng nên khách hàng không sử dụng hay sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng phải trả phí cam kết. Mức phí cam kết phải được thoả thuận giữa khách hàng à Ngân hàng Nông nghiệp.
Khi khách hàng vay chính thức phần vốn vay được tính theo Lãi suất tiền vay hiện hành.
* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng Nông nghiệp nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
* Phương thức cho vay khác: Các phưong thức cho vay khác do Ngân hàng Nông nghiệp quy định và phương thức cho vay trên là những phương thức mà tất cả các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam để phải sử dụng, vì thế Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai cũng cần phải sử dụng một trong 8 phương thức cho vay sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Cách thức cho vay vốn: Dưới đây là một vài cách thức cho vay vốn đã được Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai áp dụng:
+ Cho vay trực tiếp tới khách hàng
+ Cho vay thông qua Ngân hàng cấp IV
+ Cho vay thông qua các tổ chức xã hội như: Hội phụ nữ, hội nông dân,
+ Cho vay thông qua các tổ chức trung gian như: Quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng.
+ Cho vay qua các doanh nghiệp cung cấp vật tư Nông nghiệp tới hộ sản xuất.
Ngày nay với phương thức, cáh thức cho vay phong phú, đa dạng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đến gần với người nông dân có vốn để mua đầu vào cho sản xuất như thuốc trừ sâu, phân bón… Với phương trâm này Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã gián tiếp giúp cho chính phủ xoá đi được nạn cho vay nặng lãi thường xảy ra ở các vùng dân cư dân trí thấp.
Không chỉ cho vay không mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát định kỳ các hộ về số vốn cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không. Nhờ đó mà đã thúc đẩy cho quá trình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp Nông nghiệp của vùng cũng như kinh tế của đất nước.
2.3. Tình hình cho vay vốn theo thời hạn với đối tượng khách hàng.
Với hoạt động của Ngân hàng là “đi vay để cho vay” khi huy động nguồn vốn Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được nhiều vốn nhàn rỗi, vậy không thể huy động về để vào kho rồi trả lãi mà nguồn vốn đó phải được cho vay để lấy một khoản lãi lớn hơn lãi của vốn huy động, mà Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn không phải là ngoại lệ.
Mặc dù vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai vẫ làm đúng với nguyên tắc của thống đốc Ngân hàng từ khi làm hồ sơ thẩm định và cho vay.
Lào Cai là một tỉnh mới thành lập tất cả đang chỉ là bắt đầu cả về kinh tế-chính trị- xã hội – khoa học…nên các đơn vị kinh tế, các ngành kinh tế đang cần đầu tư với nguồn vốn lớn theo dự án, phưong án sản xuất hay cũng có thể để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai đã quan tâm đến cho vay trung và dài hạn.
Doanh số cho vay theo từng đối tượng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào Cai bình quân trong 4 năm là 103,1% là một con só đáng kể đã nói lên được mức vốn tín dụng mà Ngân hàng đáp ứng tới nhu cầu từng đỗi tượng vay vốn. Mức tăng trưởng bình quân thấp do năm 1998 số lượng cho vay vốn giảm 4,7% so với năm 1997, việc giảm xuống là do một số doanh nghiệp quốc doanh đang vay ở mức lớn đã hoàn trả vốn Ngân hàng khoản 40 tỷ đồng công ty du lịch 5 tỷ đồng và một số công ty khác.
Doanh số cho vay theo thời gian cho vay ngắn hạn vẫn chiếm một số lượng lớn gấp 3 lần so với cho vay trung và daì hạn những doanh số thì giảm qua các n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0240.doc