Phụ lục
Trang
Lời mở đầu. 1
Chương 1 Lý luận chung về vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. 2
1) Mục đích . 2
2) Sự khác nhau giữa tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước với các hình thức tín dụng khác. 2
3) Bản chất, đặc trưng và vai trò của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước . 3
3.1) Bản chất của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước . . 3
3.2) Đặc trưng của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nươc . 4
3.3) Vai trò của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước . . 5
4) Nguồn vốn và nguyên tắc vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước . 7
4.1) Nguồn vốn . 7
4.2) Nguyên tắc tín dụng . 7
5) Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước . 8
5.1) Cho vay đầu tư . 8
5.2) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư . 10
5.3) Bảo lãnh tín dụng Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. 11
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước . 14
1)Kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giai đoạn 2000-2005 . 14
2)Những thành quả đạt được trong việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 18
2.1)Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế. 18
2.2) Hỗ trợ phát triển một số ngành lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. 18
2.2.1)Về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế . 18
2.2.2) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm 19
2.2.3) phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. 19
2.3) Tạo sự chuyển biến về lượng và chất trong việc khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. 20
2.4) Giải quyết các vấn đề xã hội. 24
3) Những khó khăn tồn tại. 21
3.1) Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chậm được điều chỉnh, chưa phù hợp với diễn biến của thực tiễn. . 21
3.2)Nguồn vốn chưa thật sự ổn định và phát triển bền vững. 21
3.3) Khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 22
3.4) Chưa đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ theo yêu cầu của nền kinh tế hướng tới thị trường. 23
3.5)Quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn thông qua nhiều đầu mố. 23
3.6)Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được đầu tư chưa đồng bộ cơ chế quản lý vốn thường xuyên thay đổi. 24
3.7)Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được đầu tư chưa đồng bộ cơ chế quản lý vốn thường xuyên thay đổi. 25
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 26
1)Hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cấp . 26
2) Đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước phải phù hợp vói mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. . 27
3) Mức vốn vay và lãi suất vay hợp lý . 27
4) Hình thành cơ chế đảm bảo vốn vay năng động . 28
5) Thời hạn cho vay tín dụng đầu tư phát triển của nguồn vốn phải hợp lý. 28
6)Tiếp tục hoàn thiện các chính sách, cơ chế huy động và sử dụng vốn ODA trong các ngành, các vùng lãnh thổ . 29
7)Trong thời gian tới , cần hình thành chiến lược và xác định mục tiêu hỗ trợ có trọng điểm, không dàn trải. . 29
Kết luận. 31
35 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất mỗi năm tối đa 2 lần.
Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng đầu tiên và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
Trong thời hạn ân hạn các chủ đầu tư chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi.
5.2)Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
a) Khái niệm: Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay
Đây là hình thức cấp trực tiếp bằng tiền cho các dự án thuộc diện khuyến khích phát triển phải vay vốn từ các tổ chức tài chính – tín dụng để đầu tư, đã hoàn thành đầu tư đi vào sử dụng và hoàn trả vốn vay.Cũng giống như cho vay đầu tư hình thức này trong ngắn hạn chắc chắn sẽ được đẩy mạnh để khuyến khích đầu tư, tăng cường tiềm lực sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn hội nhập
b) Đối tượng được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bao gồm:
b1. Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy định của Nghị định này nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
b2. Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển.
c) Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
c1. Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư quy định tại Điều 22 Nghị định này.
c2. Dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay.
d)Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
Chủ đầu tư chỉ được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay của tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư tư tài sản cố định của dự án. Thời gian tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là thời gian thực vay vốn trong hạn của dự án.
e) Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
e1. Đối với các khoản vay vốn bằng đồng Việt Nam thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc thực trả, nhân với 50% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nhân với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
e2. Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án được xác định bằng nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm, nhân với 35% lãi suất vay vốn ngoại tệ theo hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, nhân với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
e 3. Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các chủ dự án 1 hoặc 2 lần trong 1 năm.
5.3) Bảo lãnh tín dụng
Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ trả nợ thay cho bên đi vay.
Về bản chất bảo lãnh tín dụng là tạo cho các dự án tiếp cận được với các nguồn vốn trên thị trường, vay vốn để đầu tư.Bảo lãnh không phải là trợ cấp, do đó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ mà không gặp phải rào cản nào mặc dù cũng cần có một số điều chỉnh nhất định theo hướng giảm phí bảo lãnh và điều kiện để được bảo lãnh cũng đơn giản hơn .
a. Đối tượng được bảo lãnh
a1. Các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo mục 5.1b ở trên nhưng mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
a2. Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối tượng vay vốn đầu tư và không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển.
b). Điều kiện bảo lãnh
b1. Thuộc đối tượng bảo lãnh vay vốn đầu tư quy định tại mục a ở trên
b2. Điều kiện dự án được bảo lãnh như quy định tại các khoản mục 5.1c ở trên.
b3. Được Quỹ Hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ.
c) Thời hạn bảo lãnh
Được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn theo thoả thuận giữa chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay.
d) Mức bảo lãnh
d1. Mức bảo lãnh đối với một dự án không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định được duyệt của dự án.
d2. Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượt quá tổng số vốn cho vay đầu tư trong năm đó.
6) Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Do vậy kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thông báo hàng năm bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
a) Tổng mức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm: mức cho vay đầu tư, dự án vay theo hiệp định Chính phủ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
b) Nguồn vốn để thực hiện tổng mức tín dụng đầu tư của Nhà nước.
c) Tổng mức cấp bù chênh lệch lãi suất của ngân sách nhà nước.
Quỹ hỗ trợ phát triển có trách nhiệm báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về dự kiến kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm kế hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho Quỹ hỗ trợ phát triển trước tháng 12 năm trước năm kế hoạch.
Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện việc cấp tín dụng cho phù hợp với từng loại đối tượng theo quy định trong phạm vi tổng mức được Thủ tướng Chính phủ giao.
Trường hợp nhu cầu tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong năm vượt mức kế hoạch đã thông báo hoặc vượt mức kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất, Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước trong giai đoạn 2001-2005
I)Tình hình sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nước ta trong giai đoạn 2000-2005
1)Kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giai đoạn 2000-2005
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là nguồn vốn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, nguồn vốn này sẽ phát huy tác dụng trong việc tạo đà thúc đẩy thu hút các nguồn vốn khác. Từ đó tạo ra nền cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho nền kinh tế,cho đất nước , nó sẽ tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với các nguồn vốn khác trong sự phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, tình hình sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có những bước thăng trầm, tuy nhiên nó cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể kế hoạch năm 2001 như sau:
Tổng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo kế hoạch năm 2001 là 25.000 tỷ đồng trong đó bao gồm:
Thứ nhất : Huy động nguồn vốn trong nước: 15.200 tỷ đồng.
Vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 1.500 tỷ đồng
Huy động Quỹ tiết kiệm Bưu điện: 1.400 tỷ đồng
Các Ngân hàng thương mại huy động để cho vay các dự án chuyển tiếp hiện đang vay tại các ngân hàng: 1.200 tỷ đồng.
Thu hồi nợ vay của Quỹ Hỗ trợ phát triển: 1.300 tỷ đồng.
Quỹ Hỗ trợ phát triển phối hợp với Bộ Tài chính và các Ngân hàng thương mại huy động: 9.800 tỷ đồng.
Thứ hai : Nguồn vốn ODA cho vay lại: 9.800 tỷ đồng.
Qua tình hình huy động vốn tín dụng trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển, tuy nhiên việc huy động là một điều rất quan trọng nhưng việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để phát huy được hiệu quả cao nhất từ nguồn vốn mà chúng ta phải đi vay đó thì lại là một điều quan trọng hơn.
Tuỳ theo tình hình cụ thể sử dụng vốn mà chúng ta phân chia thành 1. Phân theo loại hình tín dụng:
a) Cho vay đầu tư theo dự án: 14.800 tỷ đồng.
Trong đó:
Cho vay mới các dự án nhóm A năm 2001: 2.000 tỷ đồng.
Kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn: 500 tỷ đồng.
b) Bảo lãnh tín dụng đầu tư: 300 tỷ đồng.
c) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: 100 tỷ đồng.
2. Phân theo ngành kinh tế:
Ngành công nghiệp, xây dựng: 60%.
Ngành nông, lâm, thuỷ sản: 15%.
Ngành giao thông vận tải: 14%.
Các ngành khác: 11%.
Sau đây là bảng danh mục các dự án nhóm A khởi công năm 2001
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NHÓM A KHỞI CÔNG MỚI NĂM 2001
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn (Số: 41/2001/QĐ-TTg)
Stt
Dự án
Địa điểm
Thời gian xây dựng
Năng lực thiết kế
Kế hoạch năm 2001
Đơn vị quản lý
t ỷ trọng
Tổng số:
1.592
1
Mỏ đồng Sinh Quyền.
Lào Cai
2001
50
Bộ Công nghiệp
3.14
2
Nhà máy điện cao ngan
Thái Nguyên
2001
100 MW
400
Tổng công ty Than Việt Nam
25.13
Cao Ngạn.
3
Nhà máy nhiệt điện Na Dương.
Lạng Sơn
2001 - 2003
100 MW
705
Tổng công ty Than Việt Nam
44.28
4
Nhà máy điện Uông Bí mở rộng.
Quảng Ninh
2001 - 2004
300 MW
45
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
35.38
5
Nhà máy thuỷ điện Ô Môn.
Cần Thơ
2001
600 MW
57
Tổng công ty Điện lực
3.58
Việt Nam
6
Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh.
Bình Thuận
2001
300 MW
100
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
6.28
7
Đường dây 500KV Pleiku - Phú Lâm và trạm
2001 - 2003
538 Km
120
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
7.54
8
Đường dây 500KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm và trạm.
2001 - 2003
114 Km
40
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
2.51
9
Hạ tầng khu đô thị An Phú - An Khánh.
TP Hồ Chí Minh
2001
140 Ha
50
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
3.14
10
Hạ tầng khu công nghiệp Hiệp Hoà.
Phú Yên
2001
101 Ha
15
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
0.94
11
Hạ tầng khu công nghiệp Hố Nai.
Đồng Nai
2001
10
Tổng công ty Cao su Việt Nam
0.63
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được, hầu hết các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia, những công trình nắm mạch sống của kinh tế đất nước như công trình điện , khu hạ tầng kĩ thuật, khu công nghiệp.Trong đó vốn đầu tư vào xây dựng các nhà máy điện chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 82%. Việc các dự án nhà máy điện chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ chiến lược sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước nhằm vào các ngành trọng điểm , độ rủi ro cao , thời gian thu hồi vốn dài. Ngoài ra cũng là để đưa điện đến vùng sâu vùng xa.
Việc đầu tư vào những công trình, vùng trọng điểm quốc gia sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho kinh tế,tạo ra động lực thúc đẩy phát triển mới cho các thành phần khác của nền kinh tế.
2)Những thành quả đạt được trong việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
2.1)Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội: giai đoạn 2000- 2005 đạt 13%- 14%, đến nay khoảng 17%. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc ngành công nghiệp , xây dựng chiếm tỷ trọng 64%, các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 14%, giao thông vận tải 19%, các ngành khác 3%. Khoảng 32% tổng số vốn cho vay được đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn- nơi các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời thấp, độ rủi ro không hấp dẫn các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng.Như vậy sẽ từng bước xoá bỏ sự chềnh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân dân các vùng , miền tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển.
Đên nay cả nước có trên 3000 dự án , trong đó 32 dự án nhóm A đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng góp phần tăng thêm năng lực sản xuất mới cho các ngành kinh tế then chốt của đất nước. Số vốn đầu tư của các dự án đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP của đất nước , bình quân mỗi năm 7.5%, trong đó các ngành nông lâm nghiệp tăng 3.8%, công nghiệp xây dựng tăng 10.3%, khu dịch vụ tăng 7%. Tỷ trọng GDP của các ngành nông lâm nghiệp có tốc độ tăng giảm từ 24.5% năm 2000 xuống 20.9% năm 2005, các ngành dịch vụ giữ mức tăng bình quân 38% /năm.
2.2) Hỗ trợ phát triển một số ngành lĩnh vực trọng điểm của nền
kinh tế
2.2.1)Về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
Hàng nghìn km cầu đường giao thông được làm mới và nâng cấp mở rộng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên từng địa bàn và trong phạm vi cả nước, nhất là vùng biên giới hải đảo.
Xây dựng mới hơn 500km đường dây 500kv, gần 2000 đường dây 220kv và 110kv, hàng trăm trạm biến áp các loại công suất phát điện tăng 2.000 Mv. Vốn đầu tư cho các dự án góp phần tăng năng suất điện năng. Công suất nước sạch tăng thêm hàng triệu m3 ngày đêm , tập trung các đô thị lớn.
Ở các vùng kinh tế trọng điểm và cửa khẩu quốc gia hạ tầng nhiều khu kinh tế và khu công nghiệp khu chế xuất được hình thành , nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vốn đầu tư phát triển đang giải ngân cho nhiều dự án giao thông , điện cấp nước đang được đầu tư để đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
2.2.2) phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm
Vốn tín dụng phát triển của nhà nước đầu tư cho 17 nhà máy đóng tàu có khả năng đóng mới hàng chục tàu trọng tải từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn mỗi năm , 42 tàu vận tải biển trọng tải từ 3.600 tấn đến 22.000 tấn
Ngành đường sắt được đầu tư đóng mới 166 toa xe khách và 610 toa xe hàng
Nguồn vốn này cũng góp phần tăng thêm năng lực sản xuất :2.8 triệu tấn xi măng, 0.55 triệu tấn thép , 50 vạn tấn phân bón các loại , trên 1 triệu bộ săm lốp ôtô, 45.000 tấn sợi , 110 triệu m2 vải thành phẩm,23 triệu sản phẩm dệt kim mỗi năm.Hiện nay đang giải ngân đầu tư tiếp 5 nhà máy xi măng công suất 8.3 triệu tấn năm, 2 nhà máy thép công suất 0.75 triệu tấn thép/năm và 0.7 triệu tấn phôi/ năm.
2.2.3) phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn
Trên 800 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn được vốn tín dụng phát triển đầu tư, vì vậy năng lực chế biến thuỷ sản nông lâm, thuỷ hải sản được tăng thêm: trồng mới240.000 ha rừng nguyên liệu, 50.000 ha cây công nghiệp dài ngày, cải tạo xây dựng 27.000 km kênh mươn nội đồng và F2000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá, hoàn thành tôn nền 637 cụm tuyến dân cư đồng bằng sông cửu long với tổng diện tích trên 15.000 ha... Nhiều chương trình vẫn đang được vốn tín dụng phát triển của nhà nước đầu tư.
2.3) Tạo sự chuyển biến về lượng và chất trong việc khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
Tổng nguồn vốn trong nước của kênh tín dụng phát triển của nhà nước đến tháng 6/2005 đạt 47.664tỷ đồng gấp 7 lần so với đầu năm 2000, trong đó vốn huy động là 42.898 tỷ đồng chiếm 90% đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu giải ngân của các dự án đầu tư và hợp đồng xuất khẩu. Thông qua huy động vốn thì trái phiếu chính phủ có thời hạn 2 năm,5 năm, đặc biệt là trái phiếu giao quỹ hỗ trợ phát hành có thời hạn dài 10 năm, 15 năm đã tăng thêm một lượng hàng hoá đáng kể và đa dạng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển các định chế tài chính, các công ty bảo hiểm , các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư... bước đầu hình thành một kênh huy động vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển.Cùng với hình thức hỗ trợ trực tiếp, hình thức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đã cung ứng một số “vốn mồi” , từ đó thu hút được một lượng vốn lớn của các tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển góp phần phát triển thị trường tín dụng ngân hàng. Hiện nay cả nước có1.846 dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng là 1.550 tỷ đồng và 5 dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư với tổng số vốn gần 30 tỷ đồng.
Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã đảm bảo nguồn vốn đối ứng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện trên 3 tỷ USD vốn ODA cho vay lại trong tổng số trên 5 tỷ USD vốn cam kết. Đồng thời, thông qua cơ chế tự chịu trách nhiệm thẩm định, quyết định cho vay và quản lý rủi ro đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả trên 300 triệu USD từ các nhà tài trợ song phương và đa phương dưới dạng các quỹ uỷ thác quy vòng để cho vay đầu tư.
2.4)Giải quyết các vấn đề xã hội
Vốn tín dụng đã đầu tư và đưa vào sử dụng hàng trăm truờng học, trường dạy nghề , bệnh viện trạm xá và các khu nhà ở mới. Các dự án được đầu tư bằng vốn này góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu , vùng xa, vùng đồng bằng sông Cửu Long
3) Những khó khăn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được quá trình triển khai thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã bộc lộ tồn tại những vướng mắc sau:
3.1) Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chậm được điều chỉnh, chưa phù hợp với diễn biến của thực tiễn
Đối tượng được hưởng ưu đãi có dàn trải quá rộng trong thời gian dài. Từ năm 2000 đến tháng 4/2004 nghị định 106/2004/NĐ- CP của chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước mới có hiệu lực thi hành, tạo tâm lý ỷ lại vào nhà nước của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, gây căng thẳng về việc thu xếp nguồn vốn và hạn chế khả năng tập trung hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và các vùng khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong khi nguồn vốn NSNN còn khó khăn, cân đối chưa tương xứng với nhiệm vụ kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm, cơ chế lãi suất chưa được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường nên tạo ra sự bao cấp lớn, ngày càng thiếu hụt nguồn vốn cấp bù từ NSNN.
3.2)Nguồn vốn chưa thật sự ổn định và phát triển bền vững
Quỹ hỗ trợ phát triển trước đây và hiện nay là ngân hàng phát triển có vốn điều lệ 5.000 đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng nguồn vốn hoạt động và có xu hướng ngày càng giảm, trong đó hơn ½ không luân chuyển được do tồn đọng trong các chương trình dự án nhận bàn giao từ tổng cục đầu tư phát triển, thể hiện sự yếu kém về năng lực tài chính của một công cụ của chính phủ để hỗ trợ cho đầu tư phát triển. Nhu cầu vốn huy động ngày càng tăng vừa đáp ứng nhu cầu giải ngân theo kế hoạch hàng năm , năm sau cao hơn năm trước 205, vừa đảm bảo yêu cầu thanh toán các nguồn vốn đến hạn ngày càng lớn. Cơ cấu này hiện nay khoảng 60%/40% và sẽ biến động theo xu hướng tăng tỷ trọng sử dụng vốn để hoàn trả các khoản vốn huy động đến hạn. Khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển hạn chế do chưa thật sự gắn với thị trường, đặc biệt qua phát hành trái phiếu chính phủ, tính thanh khoản của trái phiếu còn thấp vì chưa có thị trường thứ cấp và chưa được cầm cố , chiết khấu, tài chiết khấu , hay giao dịch trên thị trường mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Độ vênh về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng lớn. Thị trường tài chính chưa phát triển nên việc huy động các nguồn vốn có kỳ hạn 5 năm trở lên rất khó khăn, trong khi thời hạn cho vay bình quân các dự án là 8 năm, riêng các dự án nhóm A từ 10-15 năm.Ngược lại, vẫn phải sử dụng nguồn vốn huy động trung dài hạn để cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu vì chưa được huy động các nguồn vốn ngắn hạn. Phương thức huy động vốn theo quy định chưa đa dạng từ loại tiền hình thức đến đối tượng huy động ... đã làm hạn chế việc khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội.
3.3) Khó khăn trong việc quản lý và đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Về mặt pháp lý, Quỹ hỗ trợ phát triển trước đây và hiện nay là Ngân hàng phát triển được vận dụng các quy định về đảm bảo tiền vay các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên trong nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện không đề cập đến hoạt động của quỹ : từ khâu xác định giá trị tài sản ban đầu, ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch đến khâu phát mại và xử lý tài sản ... gây khó khăn cho việc quản lý và xử lý tài sản để thu hồi nợ. Các ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của khách hàng vay vốn chưa được thiết lập đồng bộ và chặt chẽ , đặc biệt trong việc nghĩa vụ trả nợ, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ vay. Việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại quỹ chưa kịp thời từ các văn bản hướng dẫn đến khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện . Quỹ chưa triển khai được việc thanh toán với các khách hàng làm hạn chế vai trò kiểm soát đối với các luồng tiền của khách hàng thông qua giao dịch tài khoản. Lượng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chiếm phần đáng kể khoảng 17% trong tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế và có hướng ngày càng tăng , nhưng chưa nhận đựơc sự giám sát , hỗ trợ thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ , tín dụng.
3.4) Chưa đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ theo yêu cầu của nền kinh tế hướng tới thị trường
Hiện nay các hoạt động nghiệp vụ của quỹ hỗ trợ phát triển chỉ hạn chế trong việc huy động nguồn vốn trung dài hạn bằng đồng Việt Nam để hỗ trợ cho các dự án theo danh mục quy định của Chính phủ với hình thức: cho vay, hỗ trợ, lãi suất đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Trong khi các tổ chức tài chính –ngân hàng đang cải cách mạnh mẽ, đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ để hướng tới một nền kinh tế thị trường hội nhập, việc hạn chế các hoạt động nghiệp vụ của quỹ đã đẩy quỹ vào vị trí tụt hậu không phát huy được lợi thế của một tổ chức tài chính nhà nước để khai thác mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển , tạo thêm nguồn thu tự bù đắp chi phí , giảm bớt và tiến tới xoá bỏ cấp bù chi phí hoạt động từ NSNN.
Từ giữa năm 2006 , Quỹ hỗ trợ đã chuyển thành Ngân hàng phát triển đã cố gắng nỗ lực vượt qua thách thức trong thời kỳ đổi mới , nhưng năng lực tổ chức điều hành , năng lực thẩm định , dự báo của Ngân hàng phát triển chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế , đặc biệt là khả năng đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong 5-10 năm sau còn hạn chế phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
3.5)Quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn thông qua nhiều đầu mối
Các chương trình mục tiêu, dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được giao cho nhiều bộ ngành, nhiều tổ chức, đoàn thể thực hiện.Do co nhiều đầu mối cùng tổ chức quản lý thực hiện nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước nên cơ chế vay trả không hoàn toàn giống nhau, dẫn đến việc không có một đầu mối nào tổng hợp, phân tích, định hướng phát triển trong quá trình thực hiện. Công tác điều chỉnh , điều hoà vốn, đánh giá tổng hợp hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn còn phân tán . Các chủ đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước gặp khó khăn trong việc định hướng và tiếp cận nguồn vốn cũng như sử dụng một cách hiệu quả sau này.
3.6)Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được đầu tư chưa đồng bộ cơ chế quản lý vốn thường xuyên thay đổi.
Việc đầu tư cho các đối tượng vay tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa đồng bộ và chưa cân đối. Cơ cấu vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước còn nhiều bất cập . Tỷ lệ chi phí cho công tác xây lắp trong vốn đầu tư phát triển của nhà nước còn nhiều bất cập . Tỷ lệ chi phí cho công tác xây lắp trong vốn đầu tư phát triển của Nhà nước mặc dù đã giảm mạnh từ 72.5 % (năm1990) xuống 68.5%(năm1992) và 59% (năm2000) nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn đầu tư. thành phần cho xây lắp có hiệu quả sử dụng thấp chưa phản ánh đúng quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Quá trình giảm dần tỷ lệ xây lắp trong vốn đầu tư đang bị chững lại trong những năm gần đây( giai đoạn 1997- 2000luôn giữ ở mức trên 59%). Đầu tư mua sắm thiết bị chưa được chú trọng đúng mức. Tỷ lệ chi phí cho thiết bị đạt thấp những năm gần đây lại co nguy cơ giảm.Chi phí xây dựng cơ bản khác có xu hướng tăng liên tục đạt gần 15% tổng vốn đầu tư. Chi phí cho công tác đền bù giai toả còn lớn có dự án lên tới trên 30% tổng số vốn đầu tư .
Mức vốn cho vay chưa hợp lý trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay lại thay đổi theo từng loại nguồn vốn ( theo quyết định của thủ tướng chính phủ thì mức vốn cho vay có thể đạt đến 100% vốn đầu tư nhưng theo luật khuyến khích đầu tư trong nước mức vốn cho vay của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thì chỉ tới 50-70% số vốn đầu tư...).
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường có rất ít hoặc không có vốn đầu tư để làm vốn đối ứng , do điểm xuất phát nên kinh tế nước ta còn thấp, các doanh nghiệp thường đi lên từ số “0”.
Lãi suất cho vay luôn thay đổi qua các năm ( từ 0.7%/tháng lên 1.1% tháng xuống 0.81%/tháng và 7% /năm) gây nhiều khó khăn cho việc xác định hiệu quả kinh tế ngay từ khi phê duyệt dự án và gây khó khăn cho các đầu mối cho vay trong việc xem xét tính toán thời gian vay trả gây nhiêu phiền hà thắc mắc cho các chủ đầu tư . Do vậy các đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước phải được tiếp nhận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi hơn và thương thấp hơn lãi suất th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4805.doc