Đề tài Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu và thực trạng qui trình thu thập và lập chứng từ thanh toán hàng dệt may xuất khẩu

MỤC LỤC

PHẦN I: 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHƯƠNG THỨC 1

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 1

A. KHÁI QUÁT CHỨNG TỪ THANH TOÁN. 1

1. Khái niệm chứng từ: 1

2. Hệ thống chứng từ: 1

2.1. Chứng từ hàng hoá: 1

2.2. Chứng từ xác minh bản chất hàng hoá: 1

2.3. Chứng từ vận tải : 1

2.4. Chứng từ kho hàng : 2

2.5. Chứng từ bảo hiểm: 2

2.6. Chứng từ làm thủ tục hải quan: 2

3. Khái niệm chứng từ thanh toán trong kinh doanh ngoại thương: 2

B. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C VÀ QUY ĐỊNH CHỨNG TỪ THANH TOÁN TRONG XK. 3

I. Phương thức tín dụng chứng từ: 3

1. Khái niệm: 3

2. Khái quát qui trình nghiệp vụ: 3

2.1. Sơ đồ: 3

2.2. Giải thích sơ đồ: 3

3. Qui định về chứng từ thanh toán: 4

3.1. Trong L/C: 4

3.2. Trong hợp đồng: 5

3.3. Trong ISBP 681: 5

3.4. Trong UCP 600: 5

II. QUI TRÌNH LẬP CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 6

1. Lập hoá đơn thương mại: 6

1.1. Khái niệm: 6

1.2. Tác dụng của hoá đơn thương mại: 6

1.2.1. Đối với người bán: 6

1.2.2. Đối với người mua: 6

1.2.3. Đối với cơ quan hữu quan: 7

1.2.4. Đối với toà án hay trọng tài kinh tế: 7

1.3. Nội dung trong hoá đơn thương mại: 7

1.4. Một số điểm lưu ý khi lập hoá đơn thương mại: 7

1.5. Các loại hoá đơn khác: 8

1.5.1. Hoá đơn tạm tính (Provisional invoice). 8

1.5.2. Hoá đơn chiếu lệ (Proforma invoice). 8

1.5.3. Hoá đơn chi tiết (Detail invoice). 8

1.5.4. Hoá đơn lãnh sự (Consular invoice). 8

1.5.5. Hoá đơn hải quan (Customs invoice). 8

2. Chứng từ vận tải (Bill of Transport). 9

2.1. Khái niệm: 9

2.2. Các loại chứng từ vận tải: 9

2.2.1. Vận đơn đường biển (Marine/Ocean Bill of lading – B/L). 9

2.2.1.1. Khái niệm: 9

2.2.1.2. Tác dụng: 9

2.2.1.3. Nội dung của B/L: 10

2.2.1.4. Các căn cứ phân loại vận đơn: 11

2.2.1.4.1. Căn cứ vào việc chuyển nhượng: 11

2.2.1.4.1.1. Vận đơn đích danh (Straight of B/L): 11

2.2.1.4.1.2. Vận đơn theo lệnh (To order B/L): 11

2.2.1.4.1.3. Vận đơn xuất trình (To bearer bill of lading): 12

2.2.1.4.1.4. Vận đơn đường biển không lưu thông (Non – Negotiable Sea Way bill): 12

2.2.1.4.2. Căn cứ vào sự chuyên chở: 12

2.2.1.4.2.1. Vận đơn chở suốt (Through bill of lading): 12

2.2.1.4.2.2. Vận đơn đi thẳng (Direct bill of lading): 12

2.2.1.4.3. Căn cứ vào những ghi chú trên vận đơn: 13

2.2.1.4.3.1. Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of lading): 13

2.2.1.4.3.2. Vận đơn không hoàn hảo (Unclean bill of lading): 13

2.2.1.4.4. Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp: 13

2.2.1.4.4.1. Vận đơn xếp hàng (Shipped on board bill of lading): 13

2.2.1.4.4.2. Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment bill of lading): 13

2.2.2. Các chứng từ vận tải khác: 14

2.2.2.1. Chứng từ vận tải hàng không (Air transport document): 14

2.2.2.2. Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hay đường thuỷ nội địa (Road, Rail, or Island waterway transport document): 15

3. Chứng từ bảo hiểm: 15

3.1. Khái niệm: 15

3.2. Mục đích của chứng từ bảo hiểm: 15

3.3. Phân loại chứng từ bảo hiểm: 15

3.3.1. Bảo hiểm đơn (Insurance Policy): 15

3.3.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): 16

3.4. Nội dung chứng từ bảo hiểm: 16

3.5. Lưu ý khi lập chứng từ bảo hiểm: 17

4. Các loại giấy chứng nhận hàng hoá: 17

4.1. Khái niệm: 17

4.2. Mục đích của giấy chứng nhận hàng hóa: 17

4.3. Phân loại: 18

4.3.1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) – C/O: 18

4.3.2. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality): 18

4.3.3. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quality/weight): 18

4.3.4. Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): 18

4.3.5. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate): 19

4.3.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary certificate): 19

4.3.7. Phiếu đóng gói (Packing list): 19

4.3.8. Giấy chứng nhận của người hưởng lợi (Beneficiary Certificate): 19

5. Lập hối phiếu: 20

5.1. Khái niệm: 20

5.2. Tính chất của hối phiếu: 20

5.2.1. Tính bắt buộc: 20

5.2.2. Tính trừu tượng: 20

5.2.3. Tính lưu thông: 21

5.3. Hình thức của hối phiếu: 21

5.4. Những yếu tố chính của hối phiếu: 22

PHẦN II: 23

TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG QUI TRÌNH THU THẬP VÀ LẬP CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU 23

TẠI CÔNG TY VINATEX ĐÀ NẴNG 23

A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 23

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY. 23

1.Lịch sử hình thành : 23

2. Sự phát triển của Công ty: 24

3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty: 25

4. Cơ cấu tổ chức của Công ty: 26

a. Sơ đồ : 26

b/ Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng ban 27

II. Tình hình sử dụng các nguồn lực tại Công ty: 28

1. Tình hình cơ sở vậy chất kỹ thuật: 28

a. Tình hình máy móc thiết bị: 28

b. Tình hình sử dụng mặt bằng: 30

2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực: 31

3. Tình hình tài chính của Công ty: 33

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2005 – 2007) 34

B. Quy trình lập chứng từ thanh toán hàng dệt may xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty: 36

I. Nội dung điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong hợp đồng xuất khẩu tại Công ty: 37

II. Nghiên cứu về nội dung về chứng từ trong L/C: 38

III. Thu thập và lập bộ chứng từ thanh toán: 39

1. Các chứng từ và nội dung chứng từ theo yêu cầu: 39

1.1. Phiếu đóng gói: 39

1.2. Hoá đơn thương mại: 39

1.3. Vận đơn: 40

1.4. Giấy chứng nhận xuất xứ: 42

1.5. Giấy kê khai chi tiết về mặt hàng: 43

1.6. Bảng kê khai Container chở h àng: 44

1.7. Thông báo giao hàng bằng Fax: 44

1.8. Hối phiếu: 44

II. KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN 45

1. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán: 45

2. Kiểm tra tính thống nhất giữa các loại chứng từ trong bộ chứng từ: 45

3. Kiểm tra danh mục và số lượng các loại chứng từ: 46

4. Kiểm tra nội dung cụ thể chi tiết của từng loại chứng từ: 46

III. XUẤT TRÌNH BỘ CHỨNG TỪ ĐỂ ĐƯỢC THANH TOÁN: 46

IV. SỬA ĐỔI BỘ CHỨNG TỪ KHI CÓ SAI SÓT: 47

PHẦN III: KIẾN NGHỊ 48

I. NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH LẬP CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C. 48

1. Lập hoá đơn: 48

2. Vận đơn đường biển: 48

3. Chứng nhận xuất xứ: 49

4. Hối phiếu: 50

II. NHỮNG QUI ĐỊNH MỚI CỦA UCP600: 50

UCP 600 51

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN KHẮC PHỤC TRONG CÔNG TÁC LẬP CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY: 55

IV. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC LẬP CHỨNG TỪ CỦA CÔNG TY SAU KHI UCP600 RA ĐỜI: 56

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY 59

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu và thực trạng qui trình thu thập và lập chứng từ thanh toán hàng dệt may xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
he sum of Value received as per our invoice(s) NO Dated Drawn under Irrevocable L/C NO.............Dated...................................... To...................... Signed Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị, thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoản trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Khi điền vào hối phiếu bằng cách viết tay hay đánh máy với thứ mực không phai, không được sử dụng mực đỏ hay bút chì. Trong thực tế, vì đã có mẫu hối phiếu nên khi lập hối phiếu người ta đánh máy và in rõ ràng chứ không viết tay. Ngôn ngữ lập hối phiếu phải phù hợp và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu thông thường là tiếng Anh. Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản để đề phòng thất lạc hư hỏng. Thông thường hối phiếu được lập thành 2 bản, mỗi bản được đánh số thứ tự. Bản thứ nhất ghi số (1), bản thứ hai ghi số (2) và có giá trị ngang nhau, Người trả tiền chỉ trả tiền cho một trong các bản của hối phiếu. Khi một bản đã được thanh toán thì các bản còn lại sẽ hết giá trị. Khi lập hối phiếu với 2 bản cần chú ý: Trên bản thứ nhất ghi “At...sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid)” - ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của tờ hối phiếu này (bản thứ hai viết cùng nội dung ngày tháng không trả tiền). Trên bản thứ hai ghi “At...sight of this second bill of exchange (first of the same tenor and date being unpaid)”- ngay sau khi nhìn thấy bản thứ hai của tờ hối phiếu này (bản thứ nhất viết cùng nội dung ngày tháng không trả tiền). 5.4. Những yếu tố chính của hối phiếu: Theo ULB, việc lập hối phiếu phải bao gồm các yếu tố sau đây: Tiêu đề hối phiếu: BILL OF EXCHANGE / EXCHANGE FOR. Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu. Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: “Pay to order of...”. Số tiền trên hối phiếu. Kỳ hạn trả tiền: Trả ngay: “At sight of the first bill of exchange”. Trả sau: - Trả sau bao nhiêu ngày khi nhìn thấy hối phiếu: At 90 days after sight. - Trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giao hàng, ngày lập vận đơn: At 90 days after bill of lading date, shipment date). - Trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu: At 90 days after date...). Người hưởng lợi hối phiếu. Người trả tiền hối phiếu. Người ký phát hối phiếu. Số và ngày tháng của hợp đồng thương mại. · Số hiệu và ngày mở L/C. PHẦN II: TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THỰC TRẠNG QUI TRÌNH THU THẬP VÀ LẬP CHỨNG TỪ THANH TOÁN HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY VINATEX ĐÀ NẴNG A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY. Tên doanh nghiệp : Công ty CP Sản xuất và XNK Dệt may Đà Nẵng Tên giao giao dịch : VINATEX DANANG Tên viết tắt : VINATEX DANANG Thuộc loại hình : Công ty cổ phần. Địa chỉ : 25 Trần Quý Cáp – Q. Hải Châu – TP Đà Nẵng Số điện thoại : +84.511.823725 Fax : +84.511.823367 Email : vinatexdn@dng.vnn.vn Website : www.vinatexdn.com 1.Lịch sử hình thành : Tiền thân của Vinatex Đà Nẵng có tên gọi là liên hiệp Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng được thành lập ngày 01/7/1992 khi đó cơ sở vật chất là xưởng thêu tự động, một xưởng may với 300 công nhân và một cửa hàng cung ứng phụ tùng ngành may mặc. Với cơ sở vật chất ban đầu Công ty không ngừng phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật và đến ngày 25/9/1995 theo Quyết định số 100/QĐ/TCLD của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã tiến hành sát nhập với chi nhánh Textimex Đà Nẵng và lấy tên là Tổng Công ty Dệt may Việt nam tại Đà Nẵng. Đến năm 2002, theo quyết định số 299/QĐ – TCCB ngày 28/1/2002 của Bộ trưởng bộ công nghiệp và theo thông báo số 392/TC – KT ngày 15/3/2002 của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam: sát nhập chi nhánh Tổng Công ty Dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng với Công ty Dệt may Thanh Sơn lấy tên Công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng với tên giao dịch là Vinatex Đà Nẵng. Đến đầu năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần sản xuất XNK Dệt may Đà Nẵng. 2. Sự phát triển của Công ty: Công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng là doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng Công ty dệt may Việt Nam được thành lập theo quyết định số 299/QĐ – TCCB ngày 28/01/2002 của Bộ Công nghiệp với nhiệm vụ chính là gia công may mặc hàng xuất khẩu tại thị trường miền Trung. Trong thời gian đầu Vinatex có tên gọi liên hiệp SX –XNK dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng được thành lập vào ngày 01/07/1997 với một xưởng thêu tự động, một xưởng may gồm 350 công nhân và một cửa hàng cung ứng phụ tùng, thiết bị ngành may. Với nền tảng ban đầu này góp phần thúc đẩy sự phát triển và hồi sinh của dệt may miền Trung. Ngày 25/09/1995 chi nhánh liên hiệp SX – XNK dệt may Đà Nẵng được sát nhập với chi nhánh TEXTIMEX Đà Nẵng theo quyết định số 100/QĐ/TCLD của HĐQT Tổng công ty dệt may Việt Nam và lấy tên là chi nhánh Tổng Công ty dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng (Đơn vị hạch toán phụ thuộc). Ngoài việc kinh doanh thương mại, hoạt động gia công may thêu cho các đơn vị trong và ngoài nước, Vinatex DaNang còn giúp các đơn vị khác nhận gia công giải quyết lao động thất nghiệp trong xã hội. Trên đà phát triển mạnh mẽ và cũng cố vị thế tại khu vực miền trung, ngày 28/01/2002 Bộ Công nghiệp quyết định sát nhập chi nhánh Tổng Công ty dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng và Công ty Thanh Sơn và lấy tên gọi là Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng (Đơn vị hạch toán độc lập) cho tới ngày hôm nay. - Tên giao dịch đối nội: Công ty SX- XNK Dệt may Đà Nẵng - Tên giao dịch đối ngoại: Da Nang Textile Manufacturing – Export Company - Trụ sở giao dịch: 25 Trần Quý Cáp – TP Đà Nẵng - Các đơn vị thành viên gồm: + Xí nghiệp dệt may 1,2,3,4 & 5 + Xưởng hoàn thành + Xưởng thảm len + Xưởng thêu tự động + Trung tâm kinh doanh thiết bị dệt may - điện, điện lạnh + Trung tâm thương mại dệt may * Ngành nghề sản xuất của Vinatex Đà Nẵng - Gia công xuất khẩu ngành dệt may - Sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thêu đan, hàng áo len tơ tằm - Kinh doanh xuất nhập khẩu: Nguyên liệu hàng hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ thực phẩm, ô tô, xe máy, máy điều hoà không khí, các mặt hàng tiêu dùng khác - Sản xuất và kinh doanh: Nguyên phụ liệu phụ tùng, hóa chất thuốc nhuộm, thảm len, máy móc, thiết bị dệt may. - Thi công lắp đặt: Hệ thống điện dân dụng công nghiệp phục vụ ngành dệt may và xây dựng hệ thống điện lạnh. Hiện nay ngành công nghiệp dệt may khu vực miền trung đang phát triển, đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội nói chung và ngành dệt may nói riêng, công ty đã củng cố từng bước tổ chức hoạt động theo mô hình của công ty dịch vụ thương mại, với phương châm lấy ngắn nuôi dài, lấy kinh doanh phụ bổ sung kinh doanh chính. Công ty cũng đã củng cố và thành lập một số cửa hàng kinh doanh trang thiết bị giới thiệu sản phẩm dệt may, phát triển cơ sở hạ tầng. Đối với ngành may mặc là hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Công ty không ngừng mở rộng thị trường, đến nay công ty SX- XNK dệt may Đà Nẵng có thể sản xuất được tất cả các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật cao, mẫu mã phức tạp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với đường lối của Đảng và Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam thậm chí thị trường thế giới, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động. Hiện nay công ty trực tiếp ký hợp đồng với nước ngoài như Mỹ, Nhật, Đài Loan, các nước Asean.......... 3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty: * Chức năng: - Tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc để đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong và ngoài nước - Xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, nguyên vật liệu phục vụ cho may mặc kinh doanh linh kiện thiết bị phụ tùng liên quan đến ngành may. - Tổ chức gia công chế biến theo đơn hàng của của các bên tổ chức cá nhân có nhu cầu. - Đồng thời nhiệm vụ đặt ra cho Công ty là: + Tham gia xuất khẩu trực tiếp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmthông qua các hoạt động marketing, với tinh thần chủ động tìm khách hàng đảm bảo chất lượng uy tín tạo sự thu hút của khách hàng. + Áp dụng tin học trong công tác quản lý + Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật dạy nghề may đảm bảo chất lượng đào tạo. + Sản xuất kinh doanh có lãi và từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước * Nhiệm vụ: - Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp đáp ứng nhu cầu thị trường trong hiện tại và tương lai - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý có năng lực có thể đáp ứng nhiệm vụ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công nhân kỹ thuật có tay nghề sẽ làm chủ được công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ kỹ thuậth tiên tiến tăng năng suất giảm bớt sức người - Tuân thủ chính sách xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại do Nhà nước quy định - Có trách nhiệm bảo toàn cho người lao động, khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. - Nộp thuế trực tiếp cho Nhà nước tại địa phương và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Pháp luật. - Từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động. 4. Cơ cấu tổ chức của Công ty: Giám đốc a. Sơ đồ : P. Giám đốc kỹ thuật P. Giám đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng tổ chức Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Cửa hàng kinh doanh thiết bị phụ tùng Xí nghiệp may I, II, III, IV, V Cửa hàng dệt may Phân xưởng thêu b/ Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các phòng ban * Giám đốc: Giám đốc có trách nhiệm quản lý Công ty theo chế độ một thủ trưởng, điều hành phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi công tác hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, công tác tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó Giám đốc là người có trách nhiệm trực tiếp đến hoạt động sản xuất của Công ty trước Tổng Công ty, trước pháp luật và chủ thể có liên quan. Ngoài ra Giám đốc còn có trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên , giúp họ an tâm hoàn thành công tác và hoàn thành nhiệm vụ. * Phó Giám đốc: Là người tham mưu cho Giám đốc về sản xuất kinh doanh, có nhiệm vụ cùng các phòng ban theo dõi hoạt động sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị phụ tùng cho sản xuất tình hình tài chính của Công ty đồng thời ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật. * Phòng Tổ chức hành chính: Có trách nhiệm quản lý nhân sự, theo dõi ngày công làm việc, bố trí điều động . Ngoài ra phòng Tổ chức hành chính còn tham mưu cho Giám đốc về việc tuyển lao động, ra quyết định về nhân sự và phân công lao động hợp lý. * Phòng kinh doanh – XNK: Có trách nhiệm điều tra nghiên cứu thị trường kết hợp với năng lực sản xuất của Công ty để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế. * Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ may mẫu, nhập mẫu bằng giấy cứng cho mã hàng, xử lý các trục trặc trong quá trình may trên dây chuyền. * Phòng Kế toán tài chính: - Quản lý, theo dõi giám sát tình hình tài chính của Công ty - Tham gia xây dựng và quản lý hợp đồng kinh tế. - Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng thể lệ các khoản thanh toán của Công ty. - Cùng Giám đốc ra quyết định tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh. * Các xí nghiệp may và xưởng thêu: Các xưởng này chịu trách nhiệm may thêu thiết kế, thực hiện các hợp đồng theo chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, ngoài ra các xưởng còn có trách nhiệm bổ trợ giúp nhau hoàn thành chỉ tiêu chung của Công ty một cách nhanh hơn và chịu trách nhiệm luân chuyển lao động nếu cần nhằm cân đối giữa các đơn vị. * Cửa hàng dệt may và cửa hàng phụ tùng: Cửa hàng này dùng để trưng bày sản phẩm của Công ty với mục đích để bán sản phẩm hoặc để cho đối tác tham quan. Các cửa hàng phụ tùng dùng để trưng bày và cung cấp phụ tùng ngành may cho các đơn vị, ngoài ra còn thực hiện kinh doanh các thiết bị ngành may mục đích cung cấp cho các công ty khác trong ngành. II. Tình hình sử dụng các nguồn lực tại Công ty: 1. Tình hình cơ sở vậy chất kỹ thuật: a. Tình hình máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị của Công ty là loại máy móc phục vụ cho ngành may như: máy may, máy vắt sổ, máy thêu, đa phần các loại thiết bị này đều được nhập từ Nhật Bản, một nước có công nghệ nguồn nên đáp ứng được tình hình phát triển của công nghiệp dệt may hiện nay. Ngoài những máy móc chính của ngành may, Công ty cũng trang bị đầy đủ các loại thiết bị phụ trợ: bàn ủi, nồi hơi....... Đối với các phòng ban, Công ty cũng trang bị đầy đủ, hợp lý các thiết bị văn phòng. Điều đó đã góp phần giúp cho các nhân viên ở đây giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả. Đa số các loại máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu nhập từ Nhật, một số của Đài Loan, Hàn Quốc. Đây là những nước có ngành dệt may khá phát triển trên phạm vi quốc tế. Các xe chuyên chở được mua trong nước của các hãng khác nhau để phục vụ cho việc tổ chức quản lý và giao dịch. Loại máy móc, thiết bị SL Loại máy móc thiết bị SL Thiết bị may thêu Thiết bị phụ trợ Máy may 1 kim 800 Bàn ủi 66 Máy may 1 kim (xén , may) 95 Nồi hơi 7 Máy may 2 kim 287 Bàn hút chân không 14 Máy vắt sổ 206 Băng chuyền may, máy ép keo 9 Máy Kansai 56 Hệ thống làm mát 6 Máy đính bọ 35 Thang nâng hàng 1 Máy thùa, đính nút 27 Máy kít thùng, tời kéo hàng 3 Máy đính cúc 16 Thiết bị dùng để quản lý và giao dịch Máy vắt lai 6 Máy vi tính 65 Máy gấu lai 1 Máy in, fax 23 Máy xén viền 1 Máy điều hòa nhiệt độ 30 Máy gấp áo sơ mi 14 Máy chấm công 5 Máy thiết kế mẫu 2 Máy photocopy 8 Máy dập, đóng, móc nút 12 Hệ thống cứu hỏa, báo cháy 5 Máy ép cổ 4 Phương tiện vận tải Máy kiểm tra vải 5 Xe 12 chỗ ngồi 4 Máy thêu 4 Xe Camry 5 chỗ 6 Máy san chỉ 4 Xe tải Daihu 6 Bảng 1: Các loại máy móc thiết bị của Công ty b. Tình hình sử dụng mặt bằng: - Về mặt bằng nhà xưởng có diện tích khoảng 10.032m2, trong đó văn phòng khoảng 1.200m2 gồm 4 tầng, còn lại là diện tích của khu vực sản xuất và nhà kho, trong đó nhà kho với diện tích khoảng 1500m2, còn lại là khu vực sản xuất và khu vực nhà - Các đơn vị thành viên: Đơn vị Diện tích(m2) Xí nghiệp may 1 974.25 Xí nghiệp may 2 846 Xí nghiệp may 3 2105 Xí nghiệp may 4 2105 Xí nghiệp may 5 2105 Xí nghiệp may 6 3105 Phân xưởng thảm len 4550.4 Phân xưởng thêu 205 Trung tâm thương mại dệt may 263 * Bảng 2: Diện tích mặt bằng sử dụng của các đơn vị thành viên (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực: * Cơ cấu lao động: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch SL SL TT% SL TT% SL TT% 2005/2006 2006/2007 1.Tổng lao động 2516 100 4062 100 4520 100 1546 458 LĐ trực tiếp 231 9.18 258 6.35 270 5.97 27 12 LĐ gián tiếp 2364 93.96 3804 93.65 4250 94.03 1440 446 2.Giới tính 2516 100 4062 100 4520 100 1546 458 Nam 338 13.43 600 14.77 620 13.72 262 20 Nữ 2178 86.57 3462 85.23 3900 86.28 1284 438 3. Trình độ LĐ 2516 100 4062 100 4520 100 1546 458 Đại học 87 3.46 124 3.05 150 3.32 37 26 Trung cấp 65 2.58 98 2.41 100 2.21 33 2 Công nhân kỹ thuật 2172 86.33 3631 89.39 3990 88.27 1459 359 Lao động phổ thông 192 7.63 209 5.15 280 6.19 17 71 * Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính, tính chất lao động, trình độ lao động Nhận xét: - Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động trong năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 vì trong năm nay Công ty mở rộng sản xuất lên 1546 côngnhân. Qua năm 2007 thì tình hình sản xuất của Công ty dần đi vào ổn định nên công ty đã tuyển thêm 458 người so với năm 2006. - Qua đây ta cũng thấy lao động nữ chiếm đa số. Do đặc thù của Công ty là kinh doanh ngành dệt may nên cần có sự nhẫn nại, khéo léo và cẩn thận ở nữ giới. - Số lượng lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng ít hơn, chủ yếu làm việc tại các phòng ban của Công ty hay ở bộ phận quản lý của xí nghiệp. Đa số nhân viên còn lại làm việc tại các xưởng sản xuất đều có trình độ phổ thông. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch năm SL TT% SL TT% SL TT% 2005/2006 2006/2007 Bậc thợ 2516 100 4062 100 4520 100 1546 458 Bậc 5-6 10 0.40 17 0.42 23 0.51 7 6 Bậc 3-4 143 5.68 160 3.94 220 4.87 17 60 Bậc 1-2 2363 93.92 3885 95.64 4277 94.62 1522 392 * Bảng 4: Cơ cấu lao động theo bậc thợ Nhận xét: Đối với tay nghề, bậc thợ thì lao động có tay nghề cao cũng chiếm một tỷ lệ rất thấp. Hiện tại Công ty thiếu lao động có tay nghề cao và lao động có nghề may công nghiệp. Bên cạnh đó xét về trình độ chuyên môn thì Công ty còn gặp khó khăn đối với những lao động làm việc ở các phòng ban, xí nghiệp. Cụ thể : - Bộ phận kỹ thuật: Công nhân kỹ thuật chủ yếu qua kinh nghiệm thực tế, số qua trường lớp đào tạo nghề chiếm tỷ lệ ít nên chất lượng chưa đạt yêu cầu đề ra. Thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật so với nhu cầu tại Công ty Đây là những khó khăn đòi hỏi Công ty phải có hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời trong thời gian đến. Mức lương thu nhập qua các năm: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tiền lương bình quân 814.000 1.020.000 1.350.000 Thu nhập bình quân 901.000 1.200.000 1.650.000 Bảng 5: Tiền lương và thu nhập bình quân của người lao động Đây là mức thu nhập tương đối cao trong ngành dệt may. Với mức thu nhập này đảm bảo tương đối cho cuộc sống của người công nhân. Công ty còn nộp đầy đủ các khoản BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định cho CBCNV. Công ty còn có những phần quà cho công nhân vào những ngày lễ tết. 3. Tình hình tài chính của Công ty: Tài sản Mã số 2005 2006 2007 Năm 06/05 Năm07/06 A Tài sản ngắn hạn 100 76,793,509,571 146,913,764,925 156,897,810,240 191.3 106.80 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 8,445,198,562 4,027,384,842 3,481,550,087 47,69 86,45 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 0 III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 43,919,224,381 72,945,286,287 71,490,107,544 166,09 98,01 IV Hàng tồn kho 140 23,453,480,412 64,358,766,332 74,793,411,324 274,41 116,21 V Tài sản ngắn hạn khác 150 975,606,216 5,582,327,464 7,132,741,324 572,19 127,77 B TÀI SẢN DÀI HẠN 35,374,111,186 73,188,029,165 73,659,953,041 206.90 100.64 I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 II Tài sản cố định 32,931,196,082 67,844,121,923 67,957,497,389 209.45 100.17 III Bất động sản đầu tư 0 0 0 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 600,000,000 V Tài sản dài hạn khác 2,982,915,104 5,343,907,242 5,102,455,652 179.15 95.48 TỔNG TÀI SẢN 112,167,620,757 220,101,794,090 230,557,763,281 196.23 104.75 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 100,319,749,021 194,816,049,252 202,706,648,132 194.20 104.05 I Nợ ngắn hạn 84,866,529,811 140,591,328,395 153,618,658,045 165.66 109.27 Nợ dài hạn 15,453,219,210 54,224,720,857 49,087,990,087 350.90 90.53 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 11,847,871,736 25,285,744,838 27,851,115,149 213.42 110.15 I Vốn chủ sở hữu 11,757,081,608 24,925,876,549 27,548,422,015 212.01 110.52 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 90,790,128 359,868,289 302,693,134 396.37 84.11 TỔNG NGUỒN VỐN 112,167,620,757 220,101,794,090 230,557,763,281 196.23 104.75 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của Công ty tăng lên rõ rệt. Năm 2006 tăng gần gấp đôi so với năm 2005 và 2007 tăng 4.75% so với năm 2006. Trong đó tài sản lưu động khác năm 2006 tăng 2.360.992.138 đồng so với năm 2005 và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 27.77%. Công ty đã áp dụng các biện pháp nhưu thu hồi lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng để có thể xoay vòng vốn nhanh. Công ty đã thu hồi từ các hoạt động như đầu tư tài chính ngắn hạn của năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 và năm 2005 góp phần làm cho tài sản lưu động của Công ty tăng lên. Bên cạnh những tăng trưởng nhanh chóng, Công ty còn gặp những khó khăn trong khâu phân phối và tiêu thụ nên lượng hàng tồn kho tăng. Tài sản cố định của Công ty năm 2007 đã tăng lên, điều đó chứng tỏ công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hầu hết các hoạt động sản xuất của Công ty đều là vốn vay. Do đó năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty được mở rộng, Công ty đã vay thêm ngân hàng, điều này làm nợ phải trả tăng lên trong năm 2007. Cụ thể là nợ ngắn hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 55.724.798.584 đồng và năm 2007 so với năm 2006 là 13.027.329.650 đồng. Từ năm 2006,2007 Công ty đã phát triển, kinh doanh hiệu quả nên tổng tài sản của Công ty tăng lên đều qua các năm. Bên cạnh đó nhu cầu vốn lưu động, các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên để đảm bảo cho việc kinh doanh. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2005 – 2007) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Năm06/05 Năm 07/06 1. DT thuần 240,506,811,841 339,340,134,937 538,788,499,651 141.09 158.78 2. Cá khoản giảm trừ 272,460,404 1,115,584,979 1,181,155,730 409.45 105.88 3. Doanh thu thuần(3=1 – 2) 240,234,351,437 338,224,549,958 537,607,343,921 140.79 158.95 4. Giá vốn bán hàng 212,758,028,983 304,344,891,878 459,953,933,109 143.05 151.13 5. Lợi nhuận gộp(5=3-4) 27,476,322,454 33,879,658,080 77,653,410,812 123.30 229.20 6. DT hoạt động tài chính 704,512,648 824,964,071 2,072,279,348 117.10 251.20 7. Chi phí hoạt động tài chính 4,633,942,019 8,004,141,241 13,542,990,537 172.73 169.20 8. Chi phí bán hàng 5,070,549,058 7,961,540,668 10,202,933,799 157.02 128.15 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18,041,219,598 17,290,544,548 21,751,720,816 95.84 125.80 10. Lợi nhuận thuần 435,124,427 1,448,395,694 34,228,045,008 332.87 2,363.17 11. Lợi nhuận khác 1,282,461,311 763,020,047 315,268,961 59.50 41.32 12. Tổng lợi nhuận trước thuế(12=10+11) 1,717,585,738 2,211,415,741 34,543,313,969 128.75 1,562.05 13. Các khoản chi phí trừ vào lợi nhuận sau thuế 453,399,931 619,247,367 1,272,127,911 136.58 205.43 14. Lợi nhuận sau thúê (14=12-13) 1,264,185,807 1,592,168,374 33,271,186,058 125.94 2,089.68 Nguồn: Phòng Kế toán Nhận xét: Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta nhận thấy xu thế biến động là ổn định, không có đột biến bất thường trong các giai đoạn từ năm 2005-2007, doanh thu và chi phí đều tăng. Doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đáng chú ý là tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 là 58,78%. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 là 2.839.649.314 đồng. Về chi phí, trong mối quan hệ tương đồng giữa doanh thu và chi phí có thể nhận thấy đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận, doanh thu giữa các năm đều tăng và kéo theo chi phí cũng tăng theo. Căn cứ vào mức lợi nhuận sau thuế của các năm qua có thể thấy lợi nhuận đạt được chưa tương xứng với qui mô hiện tại của doanh nghiệp, trong thời gian tới doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác khia thác thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp các giải pháp nâng cao lợi nhuận sau thuế, đó là đích đến mà doanh nghiệp cần đạt được. *Cơ cấu sản phẩm năm 2007: Vest : 27.000 chiếc Polo : 204.000 chiếc Jacket : 556.000 chiếc Shirt : 677.000 chiếc Ghile váy : 139.000 chiếc Bộ thể thao : 161.000 chiếc Loại khác : 439.000 chiếc èTổng sản phẩm sản xuất năm 2007: 4,696 triệu sản phẩm * Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007: Hoa Kỳ: 78,62 % Châu Âu: 19,92 % Thị trường khác: 1,46% Tổng trị giá xuất khẩu năm 2007: 30 triệu USD B. Quy trình lập chứng từ thanh toán hàng dệt may xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty: Phương thức thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty thường tuân theo các bước sau: Nhận L/C từ NH (1) Tu chỉnh L/C Kiểm tra L/C (2) Giao hàng-Lập bộ chứng từ thanh toán (3) Xuất trình bộ chứng từ thanh toán (4) Điều chỉnh hoặc thương lượng Nhận tiền Bộ chứng từ thanh toán là do phòng kinh doanh lập căn cứ vào điều 5 “Shipping Documents” trong hợp đồng (Mấu hợp đồng đính kèm) và yêu cầu của L/C ở mục 46A “Documents Required”. Với từng loại đối tượng khách hàng, sẽ có những yêu cầu khác nhau về bộ chứng từ thanh toán. Công ty phải lập đầy đủ, chính xác để tránh tình trạng bị từ chối thanh toán. Khi lập bộ chứng từ thanh toán phải tuân theo những yêu cầu sau đây: - Chứng từ phải được lập đúng và chính xác. - Phải lập đầy đủ các chứng từ cần thiết và các chứng từ có liên quan để đối chiếu khi có sai sót xảy ra. - Những nội dung trong bộ chứng từ phải được kiểm tra và phê duyệt. Đây là công việc mà các nhân viên phòng kinh doanh khi lập chứng từ phải cẩn trọng xem xét. Công việc này cũng đòi hỏi những nhân viên có kinh nghiệm, có nghiệp vụ vững , am hiểu và luôn cập nhập những thông tin mới nhất để đảm bảo cho bộ chứng từ được chấp nhận thanh toán. Bước lập chứng từ chỉ thực hiện sau khi các bước đóng hàng đã hoàn thiện. Sau khi nhận được lệnh cấp container nhân viên sẽ đem lệnh cấp container xuống cảng để kéo container về xưởng đóng hàng. Song song với việc nhận container , nhân viên sẽ thực hiện việc khai báo làm thủ tục Hải quan. Việc đóng hàng diễn ra tại Cảng, sau khi hoàn thành việc đóng hàng, hàng đã lên tàu lúc đó mới thực hiện quy trình lập chứng từ thanh toán. Bộ chứng từ sẽ được lập sau khi các bước đóng hàng đã hoàn thiện. I. Nội dung điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong hợp đồng xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình kinh doanh xuất nhập khẩu và thực trạng qui trình thu thập và lập chứng từ thanh toán hàng dệt may xuất khẩu.doc
Tài liệu liên quan