Đề tài Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

ChươngI THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN 4

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN 4

1) Sự hình thành và phát triển của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền 4

2)Cơ cấu tổ chức 5

3)Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 5

II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY NGÔ QUYỀN 7

1)Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu. 7

2) Thực trạng nhập khẩu thép phế liệu của Công ty. 10

2.1. Động cơ kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty 10

2.2. Kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty 12

3) Cơ cấu, giá, chất lượng, thị trường thép phế liệu nhập khẩu của Công ty 17

4)Tình hình tiêu thụ thép phế liệu nhập khẩu của Công ty 21

4.1. Thị trường tiêu thụ 21

4.2. Hình thức tiêu thụ 21

4.3. Phương thức tiêu thụ 21

5) Kết quả kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty 22

Chương II: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP. PHẾ LIỆU CỦA CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NGÔ QUYỀN. 27

I.SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU. 27

1) Căn cứ vào các chỉ tiêu. 27

2) Xuất phát từ lợi ích của Công ty. 28

II. KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THÉP PHẾ LIỆU 28

1) Kiến nghị đối với Nhà nước 28

2) Kiến nghị đối với Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền 31

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình nhập khẩu thép phế liệu và các biện pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền là Xưởng phá dỡ tàu cũ và sản xuất khí công nghiệp thuộc Tổng công ty Vinashin, với chức năng đó thì mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xưởng đều phải dựa trên chỉ tiêu, mệnh lệnh của Tông công ty, chưa thực sự tự ý thức và phát huy tối đa mọi tiềm năng có được để đạt hiệu quả cao. Sau khi có quyết định thành lập Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền và trở thành một trong 29 đơn vị hạch toán độc lập, Công ty đã chủ động trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh của mình. Công ty đã có nhiều đổi mới, phát huy tối đa mọi nguồn lực có thể có để từng bước nâng cao chất lượng kinh doanh nói chung và kinh doanh thép phế liệu nhập khẩu nói riêng. Bảng 1. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu (KNNK) thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 – 19995 Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty giai đoạn 1996 - 1999 STT Năm Sản lượng(tấn) KNNK (USD) 1 1996 1130 63000 2 1997 1350 77000 3 1998 2300 138000 4 1999 3050 189100 Bảng 1 cho thấy sản lượng và kim ngạch nhập khẩu của Công ty nhìn chung tăng từ năm 1996 đến năm 1999. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này là không đều giữa các năm: giai đoạn 1996 – 1997 tăng thấp - sản lượng tăng 20%, KNNK tăng 22%, 1997 – 1998 tăng mạnh - sản lượng tăng 70%, KNNK tăng 79%, 1998 – 1999 sản lượng tăng 33%, KNNK tăng 37%. Năm 1998 có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do Nhà nước đã cho phép nhập khẩu mặt hàng này và từ năm nay sản lượng nhập khẩu vào Việt Nam nhìn chung tăng cao do nhu cầu nguyên liệu cho ngành thép lớn. Qua phân tích cũng cho thấy mức độ tăng sản lượng và KNNK không bằng nhau- KNNK thường tăng cao hơn sản lượng trong cùng một thời kì, nguyên nhân chủ yếu là do giá thép phế liệu trên thị trường trong nước và Thế giới đang biến động theo xu hướng ngày càng tăng. Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu của Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất sắt thép. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình9thức kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, do đó chỉ có thể được tính gộp vào là doanh thu chung của ngành “ phá dỡ tàu”. * Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do: 1. Do mới thành lập nên vốn của Công ty còn hạn hẹp, nên không thể thực hiện các hợp đồng lớn về nhập khẩu tàu cũ được, mà sản lượng thép phế liệu hoàn toàn dựa vào số lương tàu cũ nhập về để phá dỡ. Điều này dẫn đến sản lượng thép phế liệu của Công ty thấp. Ngoài ra, mới thành lập cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất lợi về thời gian và điều kiện gia nhập thị trường chưa đủ để tạo lập cho mình một vị trí và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy Công ty chưa khẳng định được uy tín của mình, Điều này khiến cho công việc kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn: khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu tàu cũ (khó khăn trong khâu đầu vào), các doanh nghiệp trong nước còn ít biết đến sự tồn tại của Công ty hoặc nếu có biết thì vẫn chưa có cơ sở để họ đặt niềm tin để kí các hợp đồng mua sắt thép phế liệu của Công ty (khó về đầu ra). 3. Nhiệm vụ đóng tàu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng thép phế liệu thấp: Do từ sau khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được phép phá dỡ tàu cũ để lấy sắt thép phế liệu, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ nên việc mua tàu cũ bị căng giá. 4. Việc làm thủ tục mua bán còn nhiều phiền toái, phụ phí cao, nhất là đối với tàu cũ của nước ngoài. Nhiều khi bế tắc sản xuất do khâu thủ tục phải “qua” nhiều “ cửa”, nhiều “dấu”, đối tác mất niềm tin, Công ty mất nguồn cung. 5.Mặt khác, lúc bấy giờ quy trình công nghệ phá dỡ tàu để sản xuất sắt thép phế liệu còn rất xa lạ đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa tự sản xuất vừa tự rút ra quy trình công nghệ sản xuất cho mình. Do vậy năng suất thấp, việc quản lý lao động rất khó khăn, khó giao chỉ tiêu, khó đạt mức khoán, khó quản lý sản phẩm và tài sản dễ dẫn đến lãng phí, hao hụt, mất mát... 6. Giá phế liệu không ổn, do việc cung cấp sản phẩm khi thì dồn dập, khi thì khan hiếm 7.Chất lượng công nhân viên làm việc chưa có chuyên môn kĩ năng cao dẫn đến năng suất lao động thấp, sản lượng thép phế liệu thấp. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” nói riêng và hiệu quả kinh doanh của cả Công ty nói chung chưa cao. Tính cho tới cuối năm 1999, doanh thu của cả ngành “phá dỡ tàu cũ” ước tính đạt trên 20 tỷ VNĐ. Thực trạng trên đòi hỏi Công ty phải có sự đổi mới từ công tác tổ chức, quản lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Giai đoạn 2000- 2004 Trước thực trạng làm ăn kém hiệu quả như vậy, Công ty đã phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để góp phần cải thiện lại tình hình. Trước hết phải kể đến sự đổi mới trong phương thức kinh doanh: thay vì nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn dưới hình thức “ nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất thép phế liệu”, nay Công ty đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp thông qua thu mua thép phế liệu. Điều này giúp cho sản lượng thép phế liệu mà Công ty nhập khẩu tăng cao. Bảng2. Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền6 Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty giai đoạn 2000 - 2004 TT Năm Sản lượng(tấn) Knnk( USD) Thị trường 1 2000 7.500 562.500 100%châu âu 2 2001 11.000 847.000 100%châu âu 3 2002 13.700 2.856.000 70%châu âu, 30%châu á 4 2003 16.000 4.080.000 90%châu á, 10%châu âu 5 2004 21.000 6.447.000 70%châu á,30%châu âu và mỹ Từ bảng trên cho thấy, số lượng thép phế liệu Công ty nhập khẩu tăng nhanh trong giai đoạn 2000- 2004, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đều giữa các năm: 2000- 2001 tăng 3500 tấn (tăng trên 40%), 2001- 2002 tăng 2000 tấn( tăng 18%), 2002- 2003 tăng 3000 tấn (tăng 24%), 2003- 2004 tăng 5000 tấn (tăng 30%). Mặc dù, sự tăng sản lượng thép phế nhập khẩu của Công ty trong những năm qua là không đồng đều cả về số lượng và tỷ lệ tăng trưởng giữa các năm, nhưng nhìn chung sản lượng thép phế nhập khẩu của Công ty đã tăng khá cao từ năm đầu giai đoạn (năm2000) cho tới năm kết thúc giai đoạn (năm 2004) từ 7.500tấn lên tới 21.000tấn ( tăng 180%). Cùng với sự tăng lên về số lượng thì KNNK đối với mặt hàng này cũng tăng với mức tăng cao hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2004, KNNK tăng tới mức chóng mặt (tăng 5.600.000 – tương ứng trên 660%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá thép trong giai đoạn này tăng cao( tăng từ 77USD/tấn năm 2001 lên tới 307USD/tấn năm 2004),và một phần cũng là do sản lượng tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2005, sản lựong thép phế liệu nhập khẩu của Công ty đạt 16.450tấn, đạt 57% kế hoạch năm, KNNK đạt trên 5triệu USD. Mặc dù con số này còn rất nhỏ so với tổng KNNK của Việt Nam nhưng nó cũng góp phần bình ổn lại thị trường đang trong tình trạng hỗn loạn cung – cầu về thép. Nếu tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng như vậy việc hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu năm nay của Công ty sẽ là tất yếu. Từ bảng 2 cũng cho ta thấy sự thay đổi đáng kể về thị trường nhập khẩu của Công ty, chuyển dịch từ nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn từ Châu Âu (năm 2000, 2001 nhập khẩu 100%) dần sang nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Châu á ( hiện nay lượng thép phế nhập khẩu từ châu á chiếm trên 70%). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trên? Trước đây, bạn hàng truyền thống của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là các nước nằm trong khu vực Châu Âu, Công ty chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh ở khu vực thị trường này, do đó việc thép phế liệu được nhập khẩu 100% từ đây là hoàn toàn phù hợp . Tuy nhiên đó chỉ mang tính tạm thời và tình thế. Xuất phát từ mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận, đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm kiếm những khu vực thị trường mới có giá rẻ hơn, có nhiều lợi thế đối với công việc kinh doanh của mình. Thị trường Châu á bao gồm các nước nằm trong cùng khu vực địa lý, có cùng chung đường bờ biển, hoặc là những nước có đường biên giới giáp với Việt Nam, vì vậy thuận lợi rất nhiều cho các hoạt động giao lưu kinh tế văn hoá giữa ta với các nước bạn nói chung và cho hoạt động nhập khẩu của Công ty nói riêng. Điều này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí và thời gian từ khâu nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng và cuối cùng là vận chuyển thép phế liệu về nước. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước Châu á là tương đối gần so với Châu âu, vì vậy ta có bắt thể nắm bắt tình hình thị trường và có thông tin nhanh về sự thay đổi của thị trường này giúp ta có sự điều chỉnh nhanh, chính xác và kịp thời. Ngoài ra, lợi thế có chung đường bờ biển sẽ tạo lợi thế cho việc tiến hành mua bán ngoại thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, do việc vận chuyển dễ dàng, mà thép phế liệu do Công ty tàu thuỷ Ngô Quyền nhập khẩu được coi là mặt hàng cồng kềnh, có trọng tải lớn nên phương tiện vận chuyển chủ yếu là bằng tàu thuỷ. Trên cơ sở đó cho thấy quyết định chuyển hướng thị trường này của Công ty là đúng đắn, phù hợp với thực tế kinh doanh của Công ty. 3. Cơ cấu, giá, chất lượng và thị trường nhập khẩu thép phế liệu của Công ty * Về cơ cấu nhập khẩu: Do chính sách bảo hộ ngành thép của Nhà nước nên hoạt động nhập khẩu thép phế liệu có những bước phát triển đáng kể nhằm đáp ứng thị trường về cơ cấu, chủng loại, chất lượng. Trong số các mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, cơ cấu nhập khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào 2 mặt hàng sau: Thép phế liệu dùng cho cán kéo chiếm 48% tổng KNNK, thép phế liệu dùng cho nấu chảy chiếm 45% tổng KNNK của Công ty. * Về giá nhập khẩu: Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng mua bán là rất cần thiết. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả ở một số thị trường lớn đóng vai trò quyết định và là cơ sở để người mua chấp nhận giá từ phía chào hàng đưa ra. Đối với Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền cũn vậy: Sau khi nhận được đơn chào hàng của nước ngoài chào bán, cơ sở để tính giá nhập khẩu của Công ty là giá ở một số thị trường thép phế liệu lớn trên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của bạn hàng truyền thống Châu Âu hay giá trên các tạp chí , bản tin có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, Công ty không thể không tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo thu lợi nhuận và làm ăn có hiệu quả. Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía chào hàng đưa ra hay không, Công ty phải tính toán phần chênh lệch giữa giá thép phế liệu nhập khẩu và giá bán lại ở thị trường trong nước, sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan có thu được lợi nhuận không và khoản lợi nhuận thu được này có được coi là hiệu quả kinh doanh hay không? Hiện nay, giá nhập khẩu và giá bán lại thép phế trên thị trường Việt Nam của Công ty: Tuỳ từng chủng loại mà Công ty sẽ nhập khẩu và bán lại với các mức giá khác nhau: - Loại thép phế liệu dùng cho Cán kéo: Công ty nhập khẩu với giá là 270- 280 USD/ tấn giá CNF Cảng Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C, phí giao nhận bốc xếp Cảng, phí giám định...), giá bán loại này trên thị trường hiện nay: từ 4.800.000đ/tấn đến 5.400.000đ/tấn tuỳ thuộc vào kích thước và chủng loại cụ thể. - Loại thép phế liệu dùng cho nấu chảy: giá nhập khẩu là 225 USD/tấn giá CNF Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C...), giá bán 3.900.000đ/tấn- 4.100.000đ/tấn( chỉ bán cho các lò luyện phôi thép, như: Công ty gang thép Thái nguyên, Thép Hoà Phát...). Ngoài việc thụ động chờ phía chào hàng đưa ra đơn giá, sau đó so sánh và đưa ra quyết định có chấp nhận giá đó hay không, Công ty cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để chuyển mình sang thế chủ động tìm đến những thị trường mới có giá thấp và đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài cho Công ty. * Về chất lượng thép phế liệu nhập khẩu: Chất lượng là một trong những điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy, phải đề cập chi tiết, cụ thể về chất lượng và quy cách phẩm chất của hàng hoá để tránh xảy ra sự tranh chấp giữa người bán và người mua. Mỗi một mặt hàng có những quy định riêng về tiêu chuẩn phẩm chất và ở mỗi nước lại có những quy định khác nhau về mặt hàng đó, đối với thép phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam cũng vậy. Nhưng khi tham gia vào buôn bán ngoại thương thì phải sử dụng những tiêu chuẩn mang tính quốc tế. Đối với việc nhập khẩu thép phế liệu, Nhà nước ta vẫn chưa có văn bản pháp lý cụ thể quy định về tiêu chuẩn đối với mặt hàng này. Vì vậy khi nhập khẩu thép phế các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì họ chưa có một tiêu chuẩn nào để dựa vào đó mà xem xét, xác định thép phế liệu do doanh nghiệp mình nhập khẩu về có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Do đó, đã có nhiều ý kiến kiến nghị về vấn đề này, trong đó đáng kể nhất là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sưa - kiến nghị Nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn về thép phế và của ông Phạm Chí Cường- kiến nghị Nhà nước cần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho sắt thép phế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế. Những ý kiến này được đưa ra đều nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xác định tiêu chuẩn chất lượng đối với thép phế nhập khẩu, khiến cho hoạt động nhập khẩu được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thép phế nói riêng và nhập khẩu các phế phẩm vào Việt Nam nói chung luôn phải đảm bảo quy định của Bộ Tài nguyên - môi trường, đó là: “không biến Việt Nam thành bãi giác của thế giới”. Hiện nay, chất lượng thép phế do Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền nhập khẩu không chỉ đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của Việt Nam theo quy định pháp luật (Quyết định số 03/QD- BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường) đối với mặt hàng này mà còn phù hợp và có thể phục vụ cho công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ của Tổng Công ty, các loại thép có khả năng tái chế được để phục vụ cho sản xuất. * Về thị trường nhập khẩu: Xây dựng thị trường nhập khẩu ổn định vững chắc và lâu dài có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhập khẩu trước mắt cũng như lâu dài. Làm tốt phương châm này là góp phần tích cực vào sự phát triển của Công ty nói riêng và của Tổng Công ty Vinashin nói chung. Do vậy mà Công ty luôn duy trì những thị trường nhập khẩu ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của mình. Trong giai đoạn đầu của công cuộc xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của ta vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp thì bạn hàng chủ yếu là Liên Xô cũ và các nước thuộc khối SEV. Trong đó tổng sản lượng thép nhập khẩu từ các nước này chiếm 90 - 95%. Sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế của ta còn nghèo nàn, lạc hậu - cơ sở hạ tầng còn thấp kém, công nghệ kĩ thuật chưa phát triển khiến cho nền sản xuất của ta còn yếu kém, chưa thể tự mình đáp ứng được những nhu cầu trong nước, do đó việc nhập khẩu thép thành phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước là phù hợp và không thể tránh khỏi. Từ năm 1986 trở lại đây, Việt Nam thực hiện cơ chế đổi mới, từng bước tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá, ngành sản xuất thép trong nước đã có sự chuyển mình. Thay cho nhập khẩu thép thành phẩm , Việt Nam nhập khẩu phôi thép và thép phế liệu về để phục vụ cho ngành luyện kim, từ đó tự mình sản xuất thép và từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước. Đây là kết quả đáng mừng cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta nói riêng- Việt Nam từ chỗ là một nước nhập khẩu thành phẩm là chính nay đã trở thành một thị trường nhập khẩu nguyên liệu về để tự mình sản xuất Cơ chế mở cửa đã giúp Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, thực hiện phương châm của Đảng “ Việt Nam muốn trở thành bạn của tất cả các nước trên thế giới”. Trên cơ sở đó, bạn hàng của Việt Nam không còn chỉ hạn chế là Liên Xô cũ và các nước thuộc khối SEV mà đã mở rộng ra ở tất cả các nước trong khu vực và thế giới. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có nhiều cơ hội để lựa chọn và xác định bạn hàng cho phù hợp với nhu cầu và ngành nghề kinh doanh của mình, hơn nữa còn giúp cho Công ty có điều kiện tiến hành phân tích kỹ lưỡng và phân loại thị trường nào sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho mình. Phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, Công ty nhập khẩu thép phế liệu chủ yếu từ thị trường Châu á và các nước thuộc khu vực Châu Âu và một số lượng nhỏ từ các nước khác (Nhập khẩu từ Châu á chiếm 70%, Châu Âu và các nước khác chiếm trên 30% tổng sản lượng thép phế liệu nhập khẩu của Công ty). Các yếu tố dẫn tới việc quyết định lựa chọn thị trường của Công ty: giá cả, chất lượng, số lượng và một vài yếu tố khác. 4. Tình hình tiêu thụ thép phế liệu nhập khẩu của Công ty Thị trường trong nước hiện nay, cầu luôn luôn lớn hơn cung, vì vậy mà số lượng thép phế Công ty nhập về luôn được tiêu thụ hết, Công ty bán lại sản phẩm này với mức giá vừa phải, phù hợp với giá bán trên thị trường và đảm bảo Công ty làm ăn có lãi. Tuỳ thuộc vào từng loại mà giá bán chúng có sự khác nhau, ví dụ: thép dùng cho cán kéo giá bán là 4.800.000đ/tấn- 5.400.000đ/tấn, thép phế liệu dùng cho nấu chảy từ 3.900.000đ đến 4.100.000đ/tấn 4.1. Thị trường tiêu thụ thép phế của Công ty: - Các Công ty có chức năng kinh doanh sắt thép phế liệu ở Hải Phòng. - Làng cán kéo thép Đa hội- Bắc Ninh. - Làng nghề Nam Định. - Một số cơ sở cán kéo thép ở Hải Phòng, Hà Nội. - Công ty gang thép Thái Nguyên. - Công ty cổ phần thép Hoà Phát.... 4.2. Hình thức tiêu thụ - Bán cả lô cho một đơn vị hoặc nhà máy. - Bán chọn lọc từng phần nhỏ trong lô hàng nhập khẩu về cho các đơn vị cá nhân, làng nghề theo nhu cầu người mua hàng. - Bán hàng trên Bill khi hàng đang trên đường về. 4.3 Phương thức tiêu thụ: - Bán thanh toán 100% tiền mặt hoặc chuyển khoản. - Bán giao hàng và thu tiền dần, người mua phải chịu lãi suất của số tiền chậm trả theo mức lãi suất của ngân hàng. - Bán theo bảo lãnh ngân hàng của người mua ( nếu người mua là lần đầu hoặc chưa có uy tín trên thị trường). Như vậy, Công ty đã tận dụng mọi hình thức và phương thức bán hàng để tiêu thụ hàng với số lượng lớn nhất có thể, và chúng phải đảm bảo khả năng an toàn cho công tác bán hàng của Công ty tránh những rủi ro có thể xảy ra gây thất thoát và thiệt hại cho Công ty. 5. Kết quả kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền Trong 5 năm gần đây, nhìn chung tình hình sản xuất của Công ty ổn định và phát triển, doanh thu năm sau tăng 30% so với năm trước. Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu của Công ty đã hỗ trợ rất nhiều cho các đơn vị luyện thép trong nước, cung cấp đầu vào cho sản xuất, góp phần tạo môi trường cạnh tranh làng mạnh trong nước. Hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng thông qua việc đóng thuế (thuế doanh thu, thuế VAT…). Trong đó chủ yếu là 2 ngành kinh doanh chính là : sản xuất khí công nghiệp; phá dỡ tàu cũ và nhập khẩu thép phế liệu. Trong đó, đóng góp của hoạt động “ phá dỡ tàu cũ và nhập khẩu thép phế liệu là rất lớn trong tổng doanh thu của cả Công ty. Để minh chứnh cho điều này, ta có thể làm một phép so sánh đơn giản giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu với doanh thu từ sản xuất khí công nghiệp trong cùng kì: Năm 2000 doanh thu từ nhập khẩu thép phế liệu là 17,75 tỷ VNĐ, trong khi đó sản xuất khí công nghiệp chỉ đạt doanh thu 2,7 tỷ (gấp 7 lần); so sánh tương tự, trong năm 2004 nhập khẩu thép phế liệu đạt 84 tỷ VNĐ - gấp 14 lần sản xuất khí công nghiệp (5,85 tỷ VNĐ). Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do: hoạt đông sản xuất khí công nghiệp chủ yếu phục vụ cho công nghiệp phá dỡ trong Công ty và Tổng công ty, chỉ phần nhỏ còn lại là đem ra tiêu thụ trên thị trường. Bảng 3 Bảng doanh thu và lợi nhuận từ “nhập khẩu thép phế liệu” của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô quyền7 Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu của Công ty giai đoạn 2000 - 2004 TT Năm Đơn vị tính Doanh thu Lợi nhuận 1 2000 1000đ 18.750.000 562.500 2 2001 1000đ 29.700.000 891.000 3 2002 1000đ 43.840.000 1.096.000 4 2003 1000đ 56.000.000 1.120.000 5 2004 1000đ 84.000.000 1.680.000 Từ bảng 3 cho ta thấy: doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động “nhập khẩu thép phế liệu” của Công ty tăng tỷ lệ thuận với mức tăng sản lượng thép phế nhập khẩu. Do nhu cầu đối với thép phế liệu ở thị trường trong nước ngày càng tăng, cung không đủ đáp ứng cầu nên lượng thép phế do Công ty nhập về không bị tồn kho, nhập về bao nhiêu lại xuất ra hết bấy nhiêu. Thông thường, giá tăng sẽ dẫn đến cầu giảm, nhưng vì trong giai đoạn hiện nay, sắt thép được coi là mặt hàng thiết yếu đối với người dân nên nhu cầu tiêu dùng sắt thép là cần thiết, mà nguyên liệu chính cho công nghiệp luyện thép lại là thép phế liệu. Do đó, cầu đối với mặt hàng này không còn phụ thuộc nhiều vào giá cả nữa (mặc dù giá thép phế liệu tăng cao - trong vòng 3 năm tính từ đầu năm 2001 đã tăng lên gấp 3 lần từ 77USD/tấn lên đến 307USD/tấn). Giá thép phế liệu tăng cao là một trong những nhân tố tạo lên sự tăng nhanh cả về doanh thu và lợi nhuân của Công ty. . Năm 2000-2001: doanh thu và lợi nhuận tăng 58,4% . Năm 2001-2002: doanh thu và lợi nhuận tăng 47,6% . Năm 2002-2003: doanh thu và lợi nhuận tăng 27,8% . Năm 2003-2004: doanh thu và lợi nhuận tăng 50% Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động “nhập khẩu thép phế liệu“ của Công ty đều tăng ở năm sau so với cùng kì năm trước, xét trong cả giai đoạn, doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh( doanh thu từ 18,75 tỷ đồng năm 2000 lên tới 84 tỷ đ vào năm 2004 – tức là tăng 65,25tỷ, lợi nhuận từ 562 triệu đ lên tới 1680 triệu đ)- tăng 348% doanh thu và 200% lợi nhuận.Tuy nhiên, tỷ suất tăng trưởng không đều giữa các năm, giai đoạn từ 2000 đến 2003 lại có xu thế giảm (từ 58,4% xuống 47,6% và cuối cùng là giảm xuống 27,8%), bước sang năm 2004 nó lại tăng mạnh (từ 27,8% lên đến 50%). Trong 5 năm qua chức năng này được Công ty thực hiện và phát huy tương đối tốt, dựa trên các lợi thế sau: + Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo và sát hạch với tình hình thực tế nhiều. Công tác này được tiến hành bằng việc mở các lớp, khoá học định kì để đạo tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty, hướng dẫn cho công nhân viên xuống thị trường để tìm hiểu và bám sát thị trường từ đó nâng cao hiệu quả công việc + Lợi thế về vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong việc vay vốn của các tổ chức tín dụng. Công ty được thành lập với vai trò là một đơn vị kinh doanh Nhà nước, do Nhà nước quản lý. Chính vì vậy mà đối với các tổ chức tín dụng, Công ty thuộc diện được ưu tiên khi xét duyệt việc cấp vốn. Hơn nữa, Công ty Nhà nước được coi là chứa đựng ít rủi ro nhất, vì vậy việc vay vốn của Công ty thuận lợi hơn. + Lợi thế về mặt bằng và công nghệ phá dỡ. Công ty có mặt bằng rộng lớn dành cho việc phá dỡ, mấy năm gần đây Công ty đã đầu tư 1 dây truyền hiện đại dành cho phá dỡ tàu, do đó công tác phá dỡ được tiến hành nhanh gọn, an toàn và dễ dàng...giúp nâng cao hiệu quả + Uy tín với ngân hàng và các khách hàng trong và ngoài nước: Uy tín với ngân hàng và khách hàng nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong khâu nhập khẩu của Công ty, các hợp đồng mua bán, thanh toán và mở L/C được thực hiện nhanh.Tạo lập được uy tín với khách hàng trong nứơc giúp Công ty có được thêm nhiều hợp đồng bán sản phẩm của mình và ngày càng mở rộng thị trường. + Ngoài ra, thị trường đầu ra của chủng loại hàng hoá này là rất lớn( cầu luôn lớn hơn cung), như đã được phân tích ở trên đối với nhu cầu này là rất lớn – cầu luôn lớn hơn cung (như đã phân tích ở trên). Việc đổi mới, cải tiến hoạt động kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu” theo hướng ngày càng nâng cao năng lực và chất lượng kinh doanh góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận , từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu còn một số vấn đề từ phía Nhà nước và cả phía công ty: + Trước hết cần phải kể đến sự cạnh tranh của các đơn vị ngoài ngànhtham gia nhập khẩu thép phế liệu: Trong cơ chế thị trường, hệ thống các công ty tư nhân rất phát triển. Do cơ chế thoáng, họ đã nhập ủy thác, nhập trực tiếp, lậu thuế… tạo thành sự cạnh tranh gay gắt về giá và một sự cạnh tranh gay gắt đáng sợ hơn cả là cơ chế thưởng, gửi giá …bất chấp mọi quy chế tài chính mà Công ty phải chấp hành đầy đủ. Trong khi đó, hệ thống phân phối của Công ty này vẫn trông mong vào sự mua lại của các công ty luyện thép và các làng nghề thủ công. + Nhà nước chưa có văn bản pháp lý cụ thể quy định chi tiết về quy cách phẩm chất đối với thép phế liệu nhập khẩu. + Thủ tục Hải quan phải qua nhiều khâu, nhiều cửa gây nên nhiều khó khăn cho các đơn vị kinh doanh nhập khẩu trong khâu làm thủ tục nhập khẩu. + Tồn tại cần được đề cập ở đây là sự yếu kém của một số đơn vị thuộc khối lưu thông, đầu mối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKQ41.doc
Tài liệu liên quan