Đề tài Tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Trường đại học tài chính kế toán Hà Nội 1

Khoa kế toán 1

Đề tài : 1

tình hình phát triển các khu công nghiệp 1

trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp 1

Lời mở đầu 2

Chương I 3

Lý luận chung về khu công nghiệp và khu chế xuất 3

I. Khái niệm và vai trò của khu Công nghiệp, khu Chế xuất. 3

I.1. Khái niệm khu Công nghiệp, khu Chế xuất. 3

I.2. Vai trò của các KCN, khu chế xuất trong phát triển kinh tế. 4

I.3. Các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của khu công nghiệp ở Việt Nam. 5

I.4. Các quy định đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội. 6

II. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. 8

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất. 10

IV. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất trên thế giới và ở Việt nam. 13

Chương II 16

Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hà nội. 16

I. Sự cần thiết phải phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở hà nội. 16

II. Phân tích tình hình hoạt động của các khu công nghiệp hà nội. 22

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3323 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 36/CP tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý thực hiện quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp. Ngoài ra còn các nguồn luật và văn bản khác có liên quan như Luật đầu tư nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, các văn bản liên quan đến hoạt động xuất khẩu, tài chính, quản lý lao động, quản lý đất đai xây dựng cơ bản, các văn bản liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường... I.4. Các quy định đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội, đã ban hành QĐ/06-1998 quy định việc tiếp nhận thẩm định và cấp giấy phép đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội. Hồ sơ xin đầu tư phải được thành lập thành 8 bộ đối với dự án có vốn đầu tư đến 10 triệu USD, 11 bộ đối với dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD. Hồ sơ được xem là đầy đủ nếu có đủ các mục chính : - Đơn xin đầu tư - Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác liên doanh. - Điều lệ công ty. - Nghiên cứu khả thi. - Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của chủ đầu tư. - Báo cáo có xác nhận của cơ quan kiểm toán về tình hình tài chính của Công ty trong 2 năm gần nhất trước năm xin đầu tư. - Văn bản thoả thuận về thuê đất với Công ty hạ tầng có kèm theo trích lục bản đồ giới thiệu lô đất. - Bản vẽ thiết kế quy hoạch sử dụng lô đất. Đối với dự án thuộc nhóm A, theo quy định tại Nghị định 24/2000/NĐ-CP, không thuộc phạm vi Ban quản lý xét duyệt, Ban quản lý làm thủ tục chuyển toàn bộ dự án cho Bộ Kế hoạch đầu tư. Ngày 11-12-1998, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội đã ban hành văn bản số 07/QĐ/BQL quy định cụ thể một số nội dung về quản lý thương mại đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Doanh nghiệp trước khi tiến hành các hoạt động thương mại phải xin đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Ban quản lý. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 100% vốn Việt Nam phải xin phép Bộ Thương mại về quyền Xuất nhập khẩu. Căn cứ giấy phép đầu tư, kinh doanh, giải trình kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, doanh nghiệp lập kế hoạch nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư trang bị, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải. Hàng năm phải lập kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trình Ban Quản lý phê duyệt. I.5. Các lĩnh vực được phép đầu tư trong khu công nghiệp. Trong các KCN, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực sau : - Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. - Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước, phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ. - Dịch vụ và hỗ trợ sản xuất công nghiệp. - Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. Trong đó các ngành công nghiệp được Nhà nước khuyến khích đầu tư là: cơ khí, luyện kim, điện tử, công nghệ thông tin, hoá chất, hoá dầu, công nghiệp hàng tiêu dùng và một số ngành khác. II. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất là hết sức quan trọng. Với lợi thế của nó, việc phát triển thành công của khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ góp phần to klớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Nhưng để có được các KCN cần phải có nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Các nguồn vốn này có thể dược huy động trong nước, hoặc từ nước ngoài. Do đó có thể nói là vốn đầu tư không thể thiếu được đối với các KCN, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài với một số đóng góp đối với các KCN nói riêng và nền kinh tế trong nước nói chung được thể hiện như sau: II.1. Vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, để tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Vốn trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Do đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp, khu chế xuất là rất quan trọng vì khu công nghiệp, khu chế xuất phản ánh tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi nước. Theo Ngân hàng thế giới (WB), các dự án thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất do các nhà đầu tư nước ngoài hoặc do liên doanh với nước ngoài thực hiện (24% do liên doanh với nước ngoài, 33% do các nhà đầu tư nước ngoài, 43% do đầu tư trong nước). Do vậy khu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần đáng kể trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nước chủ nhà. II.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là kênh thu hút công nghệ từ nước ngoài. Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng là mục đích mà các nước đang và chưa phát triển rất quan tâm. Tình trạng lạc hậu về công nghệ của các nước này làm cho họ hy vọng thông qu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất công nghệ sẽ được chuyển giao. Bởi vì để tạo ra được sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và thị trường nội địa, các nhà đầu tư thường đưa vào khu công nghiệp, khu chế xuất những công nghệ tương đối hiện đại và cả những công nghệ loại tiên tiến nhất của thế giới. Mặc dù trong các KCN nghười ta chủ yếu thực hiện sản xuất hàng tiêu dùng, gia công lắp ráp, song quá trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức : đào tạo công nhân nước chủ nhà sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất. Ngoài ra chúng ta còn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. II.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất- thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Do tác động của vốn, khoa học kỹ thuật do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại mà cơ cấu kinh tế được chuyên dịch. Hướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào trong khu công nghiệp, khu chế xuất tăng sẽ thu hút được số lượng khá lớn lao động, giải quyết được công ăn việc làm cho nước sở tại. Ngoài ra, khu công nghiệp, khu chế xuất còn góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Theo thống kế của WEPZA (Hiệp hội khu chế xuất thế giới) một khu chế xuất có diện tích khoảng 100ha, cần đầu tư 50 triệu USD cho cơ sở hạ tầng trong vòng 20 năm sẽ tạo việc làm cho 10.000 lao động. Từ đó tạo ra hàng xuất trị giá 100 triệu USD/năm và 100 triệu USD/năm thông qua thu nhập gián tiếp ngoài Khu chế xuất. Như vây tính bình quẩn một công nhân trong khu chế xuất tạo ra giá trị 5.000 - 10.000 USD/năm. Thực tế có nhiều nước đã tiến hành Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước thành công nhờ một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất. Ví dụ như : Trung Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa đã chọn các tỉnh Duyển Hải xây dựng hàng loạt các KCN tập trung, đã biến các vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp thành các trung tâm công nghiệp, đô thị từ đó mở rộng hơn vào nội địa. Hàn Quốc từ cuối thập kỷ 60 đã xây dựng mới hàng loạt các KCN cùng các thành phố mới, các tập đoàn công nghiệp lớn lên từ đó... Nhật Bản, Đài Loan thành công trong việc xây dựng các khu công nghệ cao tạo ra các bước đột phá về công nghệ thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, chiếm vị trí hàng đầu thế giới như các sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, chế tạo xe hơi, luyện kim... Tại Việt Nam vào đầu thập kỷ này đã hình thành một số khu công nghiệp, khu chế xuất. Thành công bước đầu và quá trình phát triển, lớn mạnh các KCN góp phần quan trọng đưa nước ta tiến nhanh trên con đường Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. II.4. Mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế. Ngày nay trên thế giới không chỉ diễn ra sự cạnh tranh của các nước tiếp nhận đầu tư mà còn diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đi đầu tư. Xu hướng đa cực trong đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho các nước thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy đầu tư trực tiếp vào khu công nghiệp, khu chế xuất cũng góp phần mở rộng quan hệ kinh tế giữa nước chủ nhà với các nước, lãnh thổ của chủ đầu tư. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất. III.1. Vị trí của khu công nghiệp, khu chế xuất. Vị trí địa lý để xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất có vai trò rất to lớn trong việc quyết định sự thành công của khu công nghiệp, khu chế xuất. Do vậy khi xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải xem xét kỹ về vị trí địa lý, kèm theo đó là các điều kiện về kinh tế - xã hội. Khu công nghiệp là một hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp, luôn gắn liền phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Do vậy khi xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất cần chú ý tới các nhân tố sau : - Khu công nghiệp, khu chế xuất phải có kết cấu hạ tầng thuận lợi, có đất để mở rộng và nếu có thể sẽ liên kết thành các cụm Khu công nghiệp. Quy mô Khu công nghiệp và qui mô xí nghiệp phải phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng. - Vị trí khu công nghiệp, khu chế xuất phải gắn với hệ thống giao thông thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu nguyên liệu, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, giảm tối đa chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Vị trí đó tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nhằm giữ được an toàn lương thực cho quốc gia trong chiến lược dài hạn. Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch đô thị phân bố dân cư. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất đòi hỏi phải phát huy được các thế mạnh, tiềm năng kinh tế của từng vùng. III.2. Chính xách, môi trường đầu tư. - Chính sách đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Những chính sách ưu đãi nhằm miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, không hạn chế việc chuyển vốn và lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài, xác định rõ quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư... sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Do vậy, nhiều nước đã sử dụng những biện pháp này làm công cụ trong cạnh tranh trên thi trường đầu tư. Đồng thời quy chế hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất cần rõ ràng, cụ thể và ổn định. Có như vậy, các nhà đầu tư mới đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ quan quản lý mới có thể quản lý tốt được các hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực. Các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất như : chính sách về đầu tư thương mại, lao động, thế, các chính sách về khuyến khích đầu tư nước ngoài, chính sách đất đai, về tín dụng và thị trường vốn... Các chính sách này càng ưu đãi cho hoạt động đầu tư sẽ càng hấp hẫn và thu hút được nhiều các nhà đầu tư. - Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, luật pháp... Môi trường đầu tư có hấp dẫn tức là có sơ sở hạ tầng tốt, tình hình chính trị ổn định, thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, pháp luật có nhiều ưu đãi cho các chủ đầu tư, chế độ thuế, thủ tục thuế thuận tiện, rõ ràng... sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài ra còn tạo cho họ tâm lý ổn định, yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. III.3. Thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư chính là các công việc mà các nhà đầu tư phải làm để có được giấy phép đầu tư và tiến hành hoạt động đầu tư. Thủ tục đầu tư càng nhanh gọn thuận tiện bao nhiêu thì càng hấp dẫn được các nhà đầu tư bấy nhiêu. Dù chính sách đầu tư có mềm dẻo, thông thoáng nhưng thủ tục đầu tư rườm rà phải trải qua nhiều “cửa”, nhiều con dấu, thời gian kéo dài sẽ tạo ra những khe hở cho một số quan chức địa phương gây phiền hà... sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư. Ngoài ra các thủ tục thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thủ tục triển khai thực hiện quá trình xây dựng cơ bản cùng với thủ tục kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu nếu được thực hiện nhanh chóng thì quá trình đầu tư được thực hiện một cách nhanh chóng. Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy việc thực hiện cơ chế “một cửa” để giải quyết nhanh chóng các thủ tục đầu tư và sản xuất kinh doanh thuận lợi sẽ là nhân tố quan trọng sẽ thu hút cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. III.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống dịch vụ phục vụ cho việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm đường xá, cvầu cống, sân bay, bến cảng, hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc... Hệ thống dịch vụ bao gồm dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, giải trí, ngân hàng... Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, có sự phối hợp của các cấp, các ngành và hệ thống dịch vụ phát triển tốt, đáp ứng được nhu cầu các nhà đầu tư sẽ tạo ra tâm lý tin tưởng và yên tâm khi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các vùng có điều kiện kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém sẽ khó thu hút được hoạt động đầu tư. Trong khu công nghiệp, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp là hạt nhân quyết định sự thành bại của khu công nghiệp. Khu công nghiệp ra đời và phát triển phụ thuộc vào quá trình hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp yếu kém về năng lực quản lý điều hành, về vốn đầu tư hoặc về phương pháp tiếp thị, vận động đầu tư... thì việc lấp kín diện tích khu công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, hoạt động của công ty phát triển sẽ không đem lại hiệu quả, ngược lại còn bị chôn vốn, dẫn đến phá sản. Do vậy lựa chọn các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp là rất quan trọng. Trước năm 1997, Nhà nước ta chỉ cho phép các doanh nghiệp liên doanh thành lập công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Nhưng sau đó Nhà nước ta cho ban hành Nghị định 36/CP 1997 cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo hình thức công ty này. III.5. Nguồn nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Các khu công nghiệp, khu chế xuất hình thành sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Cùng với vốn trực tiếp các nhà đầu tư mang đến đây những công nghệ, dây chuyền sản xuất mới cũng như phương pháp quản lý mới... Do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Khi lập kế hoạch xây dựng hay muốn phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất cần phải tính tới nhân tố này. IV. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất trên thế giới và ở Việt nam. Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Anh vào năm 1896. Người ta sớm nhận ra ưu điểm của hình thức tổ chức này do đó số lượng của các khu công nghiệp được xây dựng ngày càng tăng trên thế giới. Trong mấy thập kỷ qua ở riêng Châu á - Thái Bình Dương đã cho ra đời hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất. Đài Loan là một trong những nước đi đầu xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. Qua 40 năm Đài Loan đã xây dựng được 80 khu công nghiệp, 2 khu chế xuất và 2 khu công nghệ cao. ở Inđônêxia có 165 khu công nghiệp, trong đó có 85 khu đang hoạt động, 80 khu khác trong quá trình đang phát triển. ở Phi líp pin có 58 khu công nghiệp trong đó có 41 khu đang hoạt động, 7 khu đang xây dựng, 6 khu đang kế hoạch hoạt động. Để đạt được thành công trong việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất của các nước đi trước là hết sức cần thiết, từ đó có thể đúc kết nhằm phát triển thành công các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội. IV.1. Kinh nghiệm của Đài Loan. Đài Loan là một nước đông dân, nghèo tài nguyên khoáng sản, địa hình chủ yếu là đồi núi, hoạt động ngoại thương là chủ yếu. Các nhà lãnh đạo của Đài Loan đã nhận thức được việc hình thành một cơ cấu kinh tế đối ngoại mang ý nghĩa sống còn đối với Đài Loan. Kể từ năm 1996, khi khu công nghiệp đầu tiên được thành lập, Đài Loan đã xây dựng được 80 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 3 khu công nghệ cao. Các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng với cơ sở hạ tầng kĩ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điện, nước và các phương tiện thông tin liên lạc được bán với giá rẻ và ổn định. Hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường không, các bến cảng được đặc biệt quan tâm. Các chính sách kinh tế vĩ mô thu hút FDI cũng đặc biệt quan tâm. Ngay từ 1995, Đài Loan đã tạo ra một hệ thống miễn thuế và rút gọn thuế với cái tên “hệ thống hạ trước thuế” nhằm giảm tối đa các hàng rào mậu dịch. Các quy định về thủ tục hành chính cũng được giảm thiểu để tránh phiền phức cho các nhà đầu tư thực hiện “chế độ một cửa”, các chính sách tỷ giá hối đoái và tài chính tiền tệ cũng được cải thiện, nguồn nhân lực cũng được đào tạo và đáp ứng đòi hỏi cao. IV.2. Kinh nghiệm của Philippin. Khu công nghiệp ở Phi líp pin được hình thành khá lớn (1969) so với Việt Nam (1991). Sau một thời gian hoạt động, các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các mục tiêu do họ đặt ra đều thực hiện được, giải quyết việc làm ở mức thấp, nguồn thu tiền tệ và FDI không đáng kể, lợi ích thu về không đủ bù đắp chi phí. Nguyên nhân : - Ví dụ lựa chọn khu công nghiệp, khu chế xuất không thuận tiện. - Biện pháp thu hút đầu tư chưa hấp dẫn. - Có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài, việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn, gây ấn tượng xấu về tâm lý và hoang mang cho các nhà đầu tư. - Các chi phí về dịch vụ khá cao, các thu hút hành chính, phiền hà, kinh tế chính trị bất ổn làm cho hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất bị đình đốn. Từ kinh nghiệm của các nước trên ta có thể học hỏi những bí quyết thành công và tránh những nhân tố dẫn đến thất bại trong việc xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Chương II Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn hà nội. I. Sự cần thiết phải phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở hà nội. I.1. Sự cần thiết phải phát triển khu công nghiệp tại Hà Nội. I.1.1. Yêu cầu của việc thúc đẩy và gia tăng phát triển công nghiệp để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá thủ đô và đất nước. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá thủ đô và đất nước là một tất yếu khách quan, bởi vì kinh nghiệm của các nước có hoàn cảnh giống như ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp đã chứng minh điều đó. Mặt khác so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chung ta còn tụt hậu quá xa về phát triển kinh tế. Do vậy để giảm bớt nguy cơ tụt hậu con đường duy nhất phải lựa chọn là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xét những lợi thế cho phát triên khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy : Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng thuận tiện cho việc thông thương không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn với thị trường nước ngoài (Hà Nội là tụ điểm của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến quốc lộ gắn liền với vùng công nghiệp Đông Bắc, chỉ cách cảng Hải Phòng và Cái Lân khoảng 100km, cách cửa ngõ biên giới Lạng Sơn khoảng 200km). Các nhân tố khác như tiềm lực khoa học kỹ thuật, các dịch vụ điện nước, bưu điện tương đối tốt, chất lượng lao động có tay nghề cao so với cả nước, lại có nhiều ngành nghề tuyền thống. Những lợi thế trên tạo điều kiện thuận lợi cho Hà Nội có khả năng phát triển các khu công nghiệp tận dụng hết khả năng sẵn có của mình để đạt được các chỉ tiêu đề ra, xứng đáng với tầm vóc của mình. I.1.2. Thúc đẩy phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành. Cơ cấu kinh tế khu vực ngoại thành hiện nay cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp, nếu chúng ta có chính sách phát triển hợp lý các khu công nghiệp sẽ góp phần làm chuyên dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này. Tuy rằng khi phát triển các khu công nghiệp ở đây có thể gặp phải một số khó khăn nhất định, nhưng khi đã phát triển một cách tập trung, hợp lý các khu công nghiệp tất yếu sẽ thu hút một lượng lao động nông thôn khá lớn nào đó, lao động góp phần đáng kể vào thay đổi thu nhập của người dân địa phương. I.1.3. Cải tạo, giải quyết ô nhiễm môi trường khu vực nội thành . Theo nghiên cứu của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội đã khuyến nghị năm 1997, Hà Nội có 11 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần phải chuyển ra khỏi nội thành. Năm 2000 và trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2010 sẽ có thêm 20 doanh nghiệp khác phải chuyển đi. Các doanh nghiệp khác lại phải tập trung rải rác trong nội đô khiến cho công tác quản lý môi trường khó khăn, chi phí xử lý tăng cao. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm đang diễn ra hiện nay trong nội thành và tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm soát ô nhiễm có tính lâu dài đối với sản xuất công nghiệp của thành phố, biện pháp tối ưu là hình thành các khu công nghiệp ở khu vực ngoại thành, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất di chuyển ra các khu vực này tiếp tục hoạt động và mở rộng quy mô sản xuất, thành phố sẽ có những điều kiện thuận lợi tập trung giải quyết và xử lý chất thải. I.1.4. Hình thành khu đô thị mới, từng bước thực hiện quy hoạch phát triển thủ đô đến năm 2020. Quy hoạch phát triển thủ đô phải dựa trên phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế và công nghiệp hoá thành phố Hà Nội đến năm 2020, phải vừa cải tạo, vừa xây dựng mới; chú trọng giữ gìn, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị của thành phố hiện nay, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện nhà cửa, tạo thêm các khu vui chơi giải trí, nâng cấp các công trình sinh hoạt, hạn chế chiều cao của các nhà xây dựng mới trong khu vực thành phố hiện nay. Các khu vực mới của thành phố sẽ được xây dựng hiện đại, có bản sắc dân tộc, có hệ thống vườn hoa, công viên cây xanh xen kẽ với các khu vực nhà ở; nhà làm việc và cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo ra môi trường sinh thái thủ đô thật tốt, xanh, sạch, đẹp, xây dựng nhiều nhà cao tầng để tiết kiệm đất ở các đô thị mới tận dụng không gian chiều cao tối đa. I.2. Điểm lại các khu công nghiệp trong thời gian hiện nay. I.2.1. Các khu công nghiệp đã có trước thời kỳ đổi mới. Bảng 1 : Các khu công nghiệp chính hiện có trên địa bàn Hà Nội. TT Các khu công nghiệp Số doanh nghiệp Diện tích đất (ha) Nhân công 1 Minh Kahi-Vĩnh Tuy-Mai Động 38 81 15.910 2 Giáp Bát - Trương Định 13 32 3.760 3 Văn Điển - Pháp Vân 14 39 59.000 4 Thượng Đình 29 76 17.270 5 Cầu Diễn - Mai Dịch 8 27 1.950 6 Gia Lâm - Yên Viên - Đức Giang 21 38 10.230 7 Đông Anh 22 68 8.280 8 Chèm 5 14 2.310 9 Cầu Bươu 5 4 1.390 Tổng cộng 155 379 120.100 Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp cũ ở Hà Nội trong những năm 60 và 70 chưa có sự định hình, định hướng như hiện nay. Có thể nói sự ra đời tự nhiên của một số tổ hợp nhà máy, xí nghiệp là do sự đòi hỏi cần thiết trong phát triển kinh tế công nghiệp của thành phố, chưa tính hết khả năng phát triển của thành phố trong tương lai, đặc biệt là vấn đề môi trường. Do vậy những khu công nghiệp này bộc lộ nhiều thiếu sót mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được. Điểm yếu cơ bản của các cụm công nghiệp này là thiếu quy hoạch, xây dựng thiếu đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng. Theo kết quả kiểm tra gần đây thì không một nhà máy xí nghiệp nào có phương án xử lý bảo vệ môi trường, đặc biệt không có cơ chế quản lý hành chính Nhà nước có chính quyền trên địa bàn có khu công nghiệp. Điều đó dẫn đến hiện tượng quy hgoạch lộn xộn, trong khu vực nhà máy xí nghiệp có đủ các công trình phục vụ sinh hoạt như : nhà ở, nhà trẻ, bệnh xá, cơ sở dịch vụ... Chính điều này giờ đây đã trở thành gánh nặng của thành phố và bản thân các công ty, doanh nghiệp trong quá trình giải toả để đảm bảo tính thuần nhất của khu công nghiệp : khu công nghiệp phải là nơi chỉ dành cho sản xuất kinh doanh và được quản lý chặt chẽ về mọi mặt. Mặt khác, cụm công nghiệp được hình thành từ những năm trước đây đã, đang và sẽ nằm trong khu phát triển dân dụng của thành phố Hà Nội, vì thế chúng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn về vấn đề môi trường và giao thông đô thị. I.2.2. Các khu công nghiệp mới tập trung : Ngoài các khu công nghiệp cũ đã có, thành phố đang sắp xếp củng cố để nâng cao hiệu quả và đi đúng qũy đạo khu công nghiệp theo định hướng chung của chính phủ. Năm khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, đó là Khu công nghiệp Sài Đồng B, khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư, khu công nghiệp Deawoo - Hanel và khu công nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV2183.DOC
Tài liệu liên quan