Đề tài Tình hình phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới và đối với Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Nội dung 0

Chương 1. Khái quát chung về Liên minh Châu Âu ( EU) 0

1.1. Các thành viên của Liên minh Châu Âu 0

1.2. Lịch sử hình thành 0

1.3. Cơ cấu tổ chức 4

Chương 2. Tình hình phát triển nền kinh tế EU 6

2.1. Những thành tựu về kinh tế của EU 6

2.1.1. Lạm phát 7

2.1.2. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu 7

2.1.3. Vấn đề hệ thống tiền tệ của châu Âu tác động đến nền kinh tế các nước nội khối và thế giới 9

2.2. Vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới 10

2.3. Những triển vọng của nền kinh tế EU 11

Chương 3: Quan hệ hợp tác Việt Nam – EU 14

3.1. Về thương mại 15

3.1.1. Những điểm cần lưu ý với các Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU 17

3.1.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU 18

3.2. Về viện trợ 21

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới và đối với Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 3 nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ. Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam - Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: 1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2. Tư pháp và đối nội; 3. Chính sách xã hội và việc làm; 4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung. Hiệp ước Schengen: Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến 27/11/90, 6 nước : Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh). Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF). Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên. 1.3. Cơ cấu tổ chức EU có bốn cơ quan chính là : Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu. Hội đồng Bộ trưởng : Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban đại diện thường trực và Ban Tổng Thư ký. Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc Chính phủ, các Ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU. Uỷ ban Châu Âu : Là cơ quan điều hành gồm 20 Uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là ông Rô man nô Prô đi, cựu Thủ tướng Italia (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23/3/1999 tại Berlin). Dưới các Uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực. Nghị viện Châu Âu : Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo Quốc tịch. Chức năng: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu. Toà án Châu Âu : Đặt trụ sở tại Lúc- xăm- bua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU. Chương 2. Tình hình phát triển nền kinh tế EU 2.1. Những thành tựu về kinh tế của EU Liên minh châu Âu ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt, đặc biệt hội tụ đông đảo các nền kinh tế phát triển (chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu). Lãnh thổ EU trải rộng hơn 4 triệu kilômét vuông với dân số gần 500 triệu người. Để có được sự hợp nhất trong suốt 50 năm qua, nguyên tắc hành động của liên minh là hợp tác và liên kết vì lợi ích giữa các dân tộc châu Âu. Liên minh chú trọng tăng cường nền dân chủ, hòa bình, phồn vinh và đóng góp vào sự giàu mạnh. Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu và sự ổn định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột giữa các quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này. Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế giới. Dân chủ, một trong những giá trị chung của EU đã được phát huy mạnh mẽ tại châu lục này. Những bản sắc văn hóa và truyền thống đa dạng của các nước thành viên EU đều được trân trọng và đón nhận. Các đường biên giới nội khối được rộng mở, di sản văn hóa của toàn châu Âu thêm phong phú. Một châu Âu giàu có về vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính là chìa khóa của sự tăng trưởng mạnh, việc làm và sự hoà hợp xã hội. Người dân EU được sống bình đẳng, đầy đủ quyền tự do đi lại, học tập và sinh sống thuận lợi trong toàn liên minh. Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được hưởng mức sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành công khi tạo dựng hình mẫu xã hội châu Âu công bằng và dân chủ. Không những thế, khối thị trường chung dần phát triển thành thị trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn nhất trên thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt nhất trong việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh. 2.1.1. Lạm phát Tỷ lệ lạm phát khá bình ổn và không cao, cụ thể: Lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đến tháng 9/2006 là 1,7. Trong số các nước thành viên của Eurzone, Phần Lan là nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất (0,8%) trong khi 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Pháp có tỷ lệ lạm phát lần lượt là 1% và 1,5%. 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu Nói đến EU chúng ta nghĩ đến một nền kinh tế hùng mạnh, một trong 3 đầu tàu của kinh tế thế giới (Mỹ, EU, Nhật Bản). Mỗi sự thay đổi nhỏ trong nền kinh tế của các nước này đều gây ảnh hưởng đến kinh tế của các nước khác ngoài khu vực. Ta có thể điểm qua tình hình tăng trưởng kinh tế trong nhưng năm gần đây nhất của EU như sau: Thứ nhất, là tình hình tăng trưởng kinh tế trong năm 2006. Năm 2006, kinh tế Liên minh Châu Âu cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Cao uỷ phụ trách các vấn đề kinh tế tiền tệ của EU, châu Âu đang ngày càng ít phụ thuộc hơn vào nền kinh tế Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của EU25 đạt 2,8%, cao hơn 1,1% so với năm 2005. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Sự tăng vọt của đầu tư kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng mạnh là động lực chính của bùng nổ kinh tế hiện nay. Trong đó tăng trưởng kinh tế thuộc khu vực đồng Euro đạt 2,6% năm 2006, cao hơn 1,2% so với năm 2005. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh đã giúp EU cải thiện được tình trạng thất nghiệp xuống còn 8%, tạo thêm khoảng 5 triệu viậc làm mới trong khu vực đồng Euro trong giai đoạn 2006-2008 và khoảng 2 triệu việc làm trong toàn EU. Ngoài sự năng động của nền kinh tế, các yếu tố khác như sự ổn định về lương và năng suất tăng cũng góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp trong EU. Tình trạng tài chính của chính phủ cũng được cải thiện nhờ thu nhập từ thuế tăng vọt. Tỷ lện thâm hụt công trung bình của EU25 và khu vực đồng tiền Euro ở mức thấp 2% GDP (ngoại trừ các nước như Séc, Hungari, Italia, Bồ đào nha và Xlô-va-ki-a có mức thâm hụt trên 3%GDP). Trong khi đó , lạm phát của EU giảm xuống còn 2,12%, đáp ứng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu đề ra. Thứ hai, đó là tình hình kinh tế châu Âu năm 2007. Năm 2007 kinh tế châu Âu khởi đầu với một nền tảng kinh tế khá vững: tỷ lệ thất nghiệp tháng 10/06 giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi số liệu này được thu thập năm 1993 là 7,5% và lòng tin tiêu dung ở mức cao. Những yếu tố này đã góp phần thu hẹp khoản cách về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa châu Âu cà Mỹ. Tuy nhiên, số liệu Chính phủ Mỹ công bố ngày 31/1/2007 cho thấy tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm 2006 (ước đạt 3,4%) tiếp tục vượt châu Âu một đoạn khá xa. Từ năm 1993 đến nay, tăng trưởng kinh tế của Eurozone chỉ vượt Mỹ trong hai năm 2000 và 2001, khi đó châu Âu được lại từ việc bùng nổ Internet cuộc thế kỷ trước. Trong dài hạn, Mỹ sẽ duy trì vị trí đứng đầu về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi dân số châu Âu đang già đi và theo qui định hạn chế nhập cư là giảm số lao động năng động. Nhưng theo thông tin mới nhất vào tháng 7/2007, ba viện kinh tế hàng đầu châu Âu là Insee (Pháp), Ifo (Đức), Isae (Italia)vừa công bố báo cáo, trong đó dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu gồm 13 nước thành viên sẽ tăng trưởng 3% năm 2007 Môi trường kinh doanh không ngừng khởi sắc đang tạo ra xu thế tăng trưởng khả quan cho ngành công nghiệp Eurozone; đàu tư ngày càng bùng nổ đang củng cố triển vọng sáng sửa của nền kinh tế Eurozone trị giá 8.000tỷ Euro, sau khi khu vực này đạt mức tăng yếu ớt trong quý I/2007, do ảnh hưởng của việc Đức tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 16% lên 19% kể từ đầu tháng 1/07 và chi tiêu tiêu dung trong khối giảm sút. Theo dự báo của Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế chu vực này sẽ còn tiếp tục tăng trưởng với mức dự kiến cao hơn 2%. EU đang phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra là 2,6% trong năm 2007 và 2,5% trong năm 2008. 2.1.3. Vấn đề hệ thống tiền tệ của châu Âu tác động đến nền kinh tế các nước nội khối và thế giới a. Đối với các nước EU Tác động tích cực: - Hình thành một khối kinh tế vững mạnh, một thị trường rộng lớn với nền kinh tế gần tương với Mỹ - Đồng EURO ra đời: + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, góp phần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, gỡ bỏ những hàng rào phi quan thuế còn lại giữa các nước thành viên. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ mô cho liên minh. + Giảm sự chênh lệch giá hay sự phức tạp về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia. + Đẩy mạnh buôn bán nội khối, ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD Tác động tiêu cực : +Gây khó khăn trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ, làm cho các nước tham gia EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế. + Các nước có trình độ phát triển là khác nhau nên sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì được một đồng EURO mạnh. + Các nước thành viên luôn phải phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, buộc chính phủ các nước này phải có những chính sách ngặt nghèo trong ngân sách chi tiêu, chính sách thuế... b. Đối với thế giới: Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới Về dự trữ ngoại tệ: - Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. - EURO ra đời, các nước trên thế giới sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng EURO. Về ngoại thương: - Trao đổi trong nội bộ khối EU trước đây sử dụng nhiều USD nay chuyển sang thanh toán bằng đồng EURO sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng đồng đô la Mỹ bị giảm sút đáng kể. - Giao dịch ngoại thương trên thế giới sẽ có thêm một đồng tiền giao dịch sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương mại thế giới. 2.2. Vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới Cùng với Hoa Kỳ, EU được coi là một đối tác quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế, cụ thể là quan hệ đầu tư và thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó không thể kể đến các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, một nước nhận khá nhiều vốn FDI cũng như nguồn ODA từ EU. - Đồng Euro đã trở thành đồng tiền mạnh ngang với đồng đô-la, được coi là một trong những đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi cao trong rổ tiền tệ quốc tế. Trước đây khi ý tưởng sử dụng đồng tiền chung châu Âu mới được bắt đầu thực hiện thì giá trị của đồng Euro nhỏ hơn đồng USD rất nhiều. Nhưng cho đến giờ phút này thì đồng Euro đã vượt xa rất nhiều so với đồng USD. Điều này cũng phần nào phản ánh được sức tăng trưởng, sức bật của nền kinh tế EU so với các khu vực khác trên thế giới. Đồng Euro ngày càng được khẳng định là một đồng tiền mạnh và là một phương tiện thanh toán phổ biến hơn. Với việc một số quốc gia thuộc EU tham gia vào các tổ chức quốc tế, phần nào thể hiện tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của EU trong việc xây dựng các Hiệp định, Hiệp ước, và Hệ thống pháp luật quốc tế. - Quy mô kinh tế của Liên hiệp châu Âu đứng thứ hai thế giới (chiếm khoảng 25% GDP toàn thế giới), sau Mỹ. Về thương mại, EU chiếm 19,4% giá trị hàng hoá và 24,3% dịch vụ tổng giá trị thương mại thế giới năm 2002. Tình hình kinh tế nói trên của EU và của các nước trong khối đã và đang tác động sâu sắc quan hệ kinh tế thương mại giữa EU và các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 2.3. Những triển vọng của nền kinh tế EU Theo dự đoán của cơ quan thống kê EU (Eurostat), tăng trưởng kinh tế khu vực này trong quý I 2007 (0,6%) giảm nhẹ so với quý IV năm 2006. Trong quý IV năm ngoái tăng trưởng kinh tế của 13 quốc gia dùng đồng tiền chung châu Âu đứng ở mức 0,9%. Nếu tính theo năm, trong 3 tháng đầu năm nay kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng 3,1% trong khi con số này được ghi nhận trong quý IV năm ngoái là 3,3%, mức cao kỷ lục trong 6 năm qua. Tuy nhiên ước tính của cục thống kê châu âu vẫn khả quan hơn so với những dự đoán của chuyên gia kinh tế, theo đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro quý I/2007 là 0,5% và mức tăng trưởng cả năm tính trên quý I năm 2007 là 3%. Các phân tích cho thấy sự giảm tốc này một phần là do thuế giá trị gia tăng ở Đức tăng. Chính điều này làm nền kinh tế lớn nhất trong khối giảm tốc độ tăng trưởng theo quý từ 1,0% xuống 0,5% trong 3 tháng đầu của năm 2007. Tuy nhiên điều này tác động không nhiều như người ta lo ngại. Trong khi đó, Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực châu âu, duy trì ở mức tăng trưởng khiêm tốn là 0,5% theo quý, bằng quý cuối cùng của năm ngoái. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 2,0%, thấp hơn so với mức ghi nhận trong 3 tháng trước là 0,2%. Nền kinh tế Italia, nền kinh tế lớn thứ 3 trong khu vực cũng giảm mạnh xuống còn 0,2% theo quý, sau khi đạt được tỷ lệ 1,1% trong quý trước. Nền kinh tế của 27 nước châu âu cũng hạ nhiệt, giảm từ 0,9% xuống 0,6% tro ng ba tháng đầu năm nay. Mặc dù có sự giảm sút, nhưng khu vực đồng tiền chung châu âu và liên minh châu âu vẫn vượt Mỹ. Trong quý đầu tiên của năm 2007, kinh tế Mỹ tăng 0,3% so với quý trước và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Uỷ ban châu âu đã đưa ra dự đoán tăng trưởng kinh tế trong năm 2007 cho toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu và cho cả khối liên minh châu âu. Khu vực châu âu dự đoán tăng 2,6%, trong khi cả liên minh châu tăng 2,9%. Trong quý II, kinh tế của EU tăng trưởng chậm lại. GDP của EU gồm 27 nước thành viên cũng chỉ tăng 0,5% trong quý II/07 sau khi tăng 0,7% trong quý I/07. Tăng trưởng kinh tế của Eurozone và EU trong quý II/07 đạt lần lượt 2,5% và 3,3%, so với mức tăng 3,1% và 3,3% cùng kỳ năm 2006. Các nền kinh tế Đức và Pháp đều có mức tăng trưởng thấp hơn dự đoán là 0,3% trong quý II/07. GDP của Đức - nền kinh tế lớn nhất EU - đã ở mức thấp nhất kể từ năm 2005, còn GDP của Pháp cũng ở mức thấp nhất kể từ năm 2003. Anh và Pháp đều duy trì tỷ lệ lạm phát thấp hơn, với lạm phát của Pháp trong tháng 7/07 là 1,1% và lạm phát của Anh đã giảm xuống 1,9% -mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua. Những biến động trên các thị trường thế giới gần đây đã khiến ban phụ trách các vấn đề tài chính kinh tế của Ủy ban châu Âu điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế trong Eurozone xuống 0,3-0,8% trong quý III/07 và 0,2-0,8% trong quý IV/07. Mặc dù có một số suy giảm nhẹ trong nền kinh tế như vậy nhưng EU vẫn được các tổ chức thế giới đánh giá cao về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này và tới năm 2020 Đây là nhận định của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB) và nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Báo cáo của IMF công bố trong dịp họp Hội nghị Mùa Xuân với WB từ ngày 14/4, dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,9% năm 2007 và 4,8% năm 2008, so với mức tăng trưởng 5,3% năm 2006. Kinh tế Mỹ sẽ tránh đựơc cuộc khủng hoảng và có thể thoát khỏi tình trạng thị trường nhà ế ẩm hiện nay; dự báo tăng trưởng 2,2% năm nay và tăng 2,8% năm tới Trong khi kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, các nền kinh tế lớn EU đã đưa ra những dự báo lạc quan về tăng trưởng. Theo Uỷ ban châu Âu (EC) năm nay kinh tế EU tăng trưởng 2.7%. Khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro đã đạt mức tăng trưởng 2.6% năm 2006, mức tăng cao nhất trong 6 năm qua, so với mức tăng 1.4% năm 2005. Kinh tế Pháp dự báo đạt mức tăng trưởng 2-2,5% trong năm nay và năm 2008; sẽ tạo thêm 230.000 việc làm mới năm 2007 và sức mua tăng 2,5% trong năm 2008. Thâm hụt ngân sách nhà nước sẽ giảm xuống 2,4% trong năm 2007 và 1,7% trong năm 2008, so với mức thâm hụt 2,6% năm 2006. IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Anh từ mức 2,7% lên mức 2,9% năm nay, so với mức tăng 2,7% năm 2006. IMF cho rằng kinh tế Anh đã duy trì đà tăn trưởng ấn tượng. Theo dự báo tình hình kinh tế thế giới đến năm 2020 thì kinh tế EU dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 2%/năm trong giai đoạn 2006-2020 sau khi ổn định ở mức dưới 2% trong suốt một thập kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng GDP tại các nước thành viên gia nhập EU năm 2004 sẽ vào khoảng 3,5%/năm trong giai đoạn 2006-2020, tương đương mức trung bình của thế giới. Mặc dù tăng trưởng cao hơn, dự báo kinh tế của các nước thành viên mới ở Đông Âu vẫn chưa thể bắt kịp các nước EU15. Thu nhập bình quân đầu người của những nước thành viên mới sẽ chỉ tăng từ mức dưới 50% thu nhập bình quân của EU15 vào thời điểm 2004 lên 60% vào năm 2020. Trong giai đoạn 2011-2020, năng suất lao động của EU dự báo có thể tăng trở lại do nhiều nền kinh tế châu Âu đang tiến hành cải cách thị trường lao động và cải cách thuế. Chương 3: Quan hệ hợp tác Việt Nam – EU Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU được thiết lập từ năm 1975. Đến năm 1975, EU tạm ngưng quan hệ đại sứ và không viện trợ cho Việt Nam. Cho đến năm 1984, EU bắt đầu nối lại viện trợ, đặc biệt là chương trình Hồi hương tái hòa nhập do EU tài trợ 35 triệu USD đã giúp cho 120.000 người di tản Việt Nam trở về đất nước trong 9 năm ( từ 1989 đến 3/1999). Vào ngày 22-10-1990, Việt Nam và EU thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Quan hệ hai bên bắt đầu có những sự phát triển mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Bước phát triển mới này được đánh dấu vào ngày 17/7/1995 khi Hiệp định hợp tác giữa hai bên được ký tại Bruxelles. Mục tiêu chính của Hiệp định này là: + Tạo điều kiện và khuyến khích tăng trưởng và phát triển đầu tư thương mại hai chiều vì lợi ích chung, có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên. + Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu bền và cải thiện điều kiện sống cho các tầng lớp dân nghèo ở Việt Nam. + Thúc đẩy hợp tác kinh tế vì lợi ích chung bao gồm cả hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển sang kinh tế thị trường. + Hỗ trợ bảo vệ môi trường và sử dụng lâu bền tài nguyên thiên nhiên. Kể từ khi ký kết Hiệp định khung năm 1995, quan hệ Việt Nam – EU đã không ngừng phát triển. EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với Việt Nam về thương mại, đầu tư, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật và đặc biệt EU còn là bên tài trợ rất lớn cho Việt Nam. 3.1. Về thương mại Về xuất khẩu: - Giai đoạn 1990-1999, quy mô thương mại giữa hai bên tăng 12,1 lần, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt gần 4.500 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 3.300 triệu USD, nhập khẩu 1.120 triệu USD. + Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bao gồm mặt hàng dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản… + EU xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy công cụ , dược phẩm… - Năm 2000, xuất khẩu sang EU chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, trong khi đó, giá trị thương mại của EU với Việt Nam chỉ chiếm 0,12% tổng kim ngạch ngoại thương của EU. - Năm 2004, Tổng kim ngạch thương mại hai bên đạt 7.47 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu gần 5 tỷ USD, nhập khẩu 2,51 tỷ USD. - Năm 2006, EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba trong trao đổi mậu dịch hai chiều với Việt Nam. + Tổng khối lượng xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU đạt khoảng 9,87 tỷ USD, tăng 22,2% so với năm 2005 là 8,2tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tăng 25% đạt 6,9 tỷ USD và nhập khẩu tăng 16% đạt 3 tỷ USD. + Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có kim ngạch lớn vẫn là: thủy sản, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em… Về nhập khẩu Việt Nam có quan hệ với hầu hết các nước thành viên EU. Trong đó, nguồn cung cấp lớn nhất là Đức và Pháp với kim ngạch nhập khẩu bình quân từ 500 – 800 triệu USD/ năm). Tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan có kim ngạch trung bình từ 200-300 triệu USD/năm. Các sản phẩm nhập khẩu chính từ EU là máy móc thiết bị công nghệ, nguyên liệu dệt may da, tân dược, hóa chất và các sản phẩm hóa chất và phương tiện vận tải. Trong đó, khoảng 90% hàng nhập khẩu của Việt Nam từ EU là sắt, thép, phân bón, và sản phẩm dầu mỏ. Thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam năm 2006 cũng đạt mức kỷ lục mới 4,43 tỷ EURO ( với 3,6 tỷ EURO năm 2005). Để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành cho hành hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam, công nhận hơn 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU. Một số doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam đã được chấp nhận và từng bước có chỗ đứng ổn định tại thị trường EU. Nếu xét về cơ cấu các nước thuộc EU có quan hệ thương mại với Việt Nam, đứng đầu là CHLB Đức chiếm tỷ trọng 28,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam – EU. TT Nước Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu (%) 1 Đức 28.5 2 Pháp 20.7 3 Anh 12.7 4 Italia 9.6 5 Bỉ- Luxembourg 8.1 6 Hà Lan 7.6 7 Tây Ban Nha 4.2 8 Thụy Điển 2.8 9 Đan Mạch 2.2 10 Áo 1.4 11 Phần Lan 0.9 12 Hy Lạp- Bồ Đào Nha 0.4 Thị trường EU được cho là vô cùng quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam bởi quy mô khổng lồ của thị trường – thị trường lớn nhất trong nhóm các nước phát triển với nửa tỷ dân có sức tiêu dùng mạnh mẽ cũng như yêu cầu cao về tính tinh xảo của hàng hóa. 3.1.1. Những điểm cần lưu ý với các Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU EU là một thị trường rộng lớn nên mọi doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới đều muốn tấn công khai phá thị trường này. Vì vậy ông Wybren Bouwes, chuyên gia của CBI đã nhận định là đến nay thị trường hàng hoá tại EU gần như bảo hoà, tình trạng hàng hoá luôn ở thế nguồn cung cao hơn cầu. 4 năm trở lại đây giá cả hàng hoá đã giảm xuống thấp hơn so với thời gian trước kia. Các doanh nghiệp VN yếu về khâu khi phá thị trường, hiểu biết về thị trường, đối tác và cả nguời tiêu dùng ở các nước trong Liên minh Châu Âu (EU).Đặc điểm của thị trường các nước EU là có sự thống trị của dây truyền phân phối hàng hóa, là những siêu thị lớn, và rất hiếm, nếu như không muốn nói là không có doanh nghiệp nào của VN có mối quan hệ tốt với những dây chuyền phân phối hàng hóa này để có thể đưa được hàng hóa của mình vào. Về sở thích, thị hiếu nói chung của người Tây Âu rất thích các hàng hóa chất lượng cao và có xu hướng thích mua những đồ mà họ có thể tự lắp ráp. Nhìn vào đồ gỗ xuất khẩu của VN, chúng ta có thể thấy, hầu hết đồ gỗ đã được đóng sẵn, Chính vì vậy, mặt hàng này không những không được người tiêu dùng Tây Âu ưa chuộng, mà việc vận chuyển khi xuất khẩu cũng rất khó khăn. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng một số đồ dùng chỉ qua một lần rồi vứt bỏ cũng là một điểm đáng lưu ý. Sản xuất hàng hóa kiểu ‘‘ăn chắc, mặc bền’‘ như chúng ta vẫn làm ngày càng trở nên không thực tế. Ngay cả VN cũng thế thôi, trong những tình huống khẩn cấp như bùng bổ dịch SARS, dịch cúm gà thì loại quần áo, trang thiết bị bảo hộ chỉ dùng một lần càng tỏ ra cần thiết. Trong khi tự mình có thể sản xuất được, song vì không ‘‘thức thời’‘, nên chúng ta đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để nhập khẩu loại hàng đó về. Cuộc sống hàng ngày tại châu Âu rất vội vã. Ngày nay, phụ nữ châu Âu đều đi làm ở bên ngoài. Mọi người trong gia đình lại không sống chung với nhau, hình thành kiểu gia đình quy mô nhỏ ít thành viên. Vì quá bận rộn, người tiêu dùng ở đây rất chuộng những sản phẩm chế biến sẵn do đó họ rất quan tâm đến mùi vị, chất lượng sản phẩm, độ an toàn vệ sinh. Do đó, hàng hoá xuất khẩu vào thị trường EU cần đóng gói với trọng lượng nhỏ, gọn, sạch sẽ và tiện lợi. Thực tế là những bao gạo nặng tới 15-20 kg mà VN xuất khẩu sang EU đã không được ưa chuộng. Trong khi đó, Thái Lan đã rất nhạy bén khi xuất các bao gạo chỉ nặng có 1kg. Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của chúng ta cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp VN vẫn chưa mạnh dạn, chủ động trong việc tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu, mà thường trông mong vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước để đưa hàng vào các hội chợ, cũng như không gửi hàng mẫu vào các siêu thị để giới thiệu với người tiêu dùng. Trong khi Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) là một đầu mối xúc tiến thương mại rất tốt, thì họ xung không chủ động tiếp cận. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đều liên hệ với Eurocham để cơ quan này giúp họ đưa hàng mẫu, đưa các th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74947.DOC
Tài liệu liên quan