LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI WTO 2
I. Tổng quan về ngành xuất khẩu gạo Việt Nam 2
1. Điều kiện lịch sử của quỏ trỡnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam: 2
2. Tầm quan trọng của xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế của Việt Nam: 5
2.1/ Tớch luỹ vốn cho sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước 5
2.2/ Gúp phần cải thiện, nõng cao đời sống của nhõn dõn 6
2.3/ Tranh thủ cơ hội cua thị trường 6
2.4/ Xuất khẩu gạo phự hợp với xu hướng chung trong khu vực 7
II. tổ chức thương mại WTO 7
1. Sự ra đời của tổ chức WTO: 7
2. Cơ cấu tổ chức và nguyờn tắc hoạt động của WTO: 8
2.1. Bộ mỏy tổ chức của WTO 8
2.2. Nguyờn tắc hoạt động của WTO 8
3. Cỏc hiệp định của WTO 10
3.1. Thương mại hàng hoỏ (GATT): 10
3.2. Hiệp định chung thương mại dịch vụ đối với - GATS 11
3.3. Hiệp định về quyền sở hữu trớ tuệ 11
3.4. Hiệp định cỏc biện phỏp đầu tư liờn quan đến thương mại (TRIMS) 12
5. Cỏc hiệp định liờn quan đến lĩnh vực nụng nghiệp của WTO 14
5.1. Hiệp định nụng nghiệp 14
5.2. Hiệp định TBT 16
5.3. Hiệp định SPS 17
CHƯƠNG 2:VIỆC GIA NHẬP WTO Cể ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 18
I. Thực trạng của ngành xuất khẩu gạo của việt nam 18
1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo. 18
2.2. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. 22
2.3. Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trờn thị trường thế giới . 25
2.3.1. Về chất lượng. 25
2.3.2. Về giỏ. 27
2.3.3.Phương thức thanh toỏn. 30
2.4. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo. 31
2.5. Đỏnh giỏ về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua. 32
II. Cơ hội và thỏch thức việc gia nhõp WTO đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam 34
1. Cơ hội 34
2. Thỏch thức 40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRèNH GIA NHẬP WTO 44
I. Những cam kết của việt nam khi gia nhập Wto 44
1. Cam kết đa phương 44
2. Cam kết về thuế nhập khẩu 47
3. Cam kết về mở của thị trường dịch vụ 48
II. Những biện phỏp nõng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của việt nam 50
1. Cấp độ vĩ mụ 50
2. Cấp độ vi mụ 57
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
126 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình phát triển và mở cửa hội nhập của bưu điện Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đến chóng mặt. Đến hết năm 1998 có gần 18834 thuê bao tăng gần 600% so với năm 1997. Hiện tại Bưu điện Việt Nam đang cung cấp các dịch vụ cơ bản của Internet bao gồm:
+ Dịch vụ thư tín điện tử (E.Mail): Cho phép thuê bao trao đổi thông tin dạng văn bản với bất cứ thuê bao Internet nào dù họ ở bất cứ đâu trên thế giới. Đây là dịch vụ rất phổ cập và được rất nhiều khách hàng sử dụng.
+ Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol/FTP): Cho phép thuê bao bao gửi nhận thông tin dạng File bất cứ tới / từ một máy tính nào đó đặt ở nơi xa. Thuê bao có thể sao chép các File này về máy của mình để sử dụng.
+ Dịch vụ Telnet: Cho phép thuê bao truy nhập các máy tính khác trên mạng Internet để chạy các chương trình hoặc truy nhập các cơ số dữ liệu trên các máy đó.
+ Các dịch vụ tìm kiếm thông tin: Gồm Wide - Area Infomation Saver (WAIS), Gober, Word Wide - Web (WWW)... cho phép thuê bao tìm kiếm từ nhiều cơ sở dữ liệu cùng một lúc trên nhiều máy chủ Internet khác nhau.
2.3.7. Dịch vụ Faxcimile (Fax)
Faxcimile viết tắt là Fax, là dịch vụ Viễn thông dùng để truyền đưa nguyên văn bản, biểu mẫu, hình ảnh, thư từ, bản vẽ... từ nơi này đến nơi khác qua thiết bị mạng lưới Viễn thông. Dịch vụ Fax có thể loại cơ bản sau:
Fax công cộng: Là dịch vụ Fax mở tại Bưu cục của Bưu điện để phục vụ khách hàng nhận gửi, truyền đưa các bức Fax theo yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
+ Fax Thuê bao: Fax thuê bao còn gọi là tele fax là thiết bị fax của tổ chức, cơ quan, công dân Việt Nam hoặc tổ chức người nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam, được đặt trụ sở hoặc nhà riêng và được đấu trực tiếp vào hệ thống tổng đài điện tử của Bưu điện để liên lạc với các thiết bị Fax thông qua mạng lưới Viễn thông.
2.3.8 Các loại dịch vụ khác.
Ngoài loại dịch vụ chủ yếu kể trên thì hiện tại Viễn thông Việt Nam còn cung cấp nhiều loại dịch vụ Viễn thông khác như dịch vụ điện thoại thấy hình, hội nghị truyền hình, truyền số liệu, chuyển tiền điện tử, dịch vụ điện thoại HCD (Home country Direct), điện thoại ảo, thuê kênh thông tin... Tất cả các dịch vụ này được tự động hoá giúp khách hàng sử dụng được dễ dàng. Các chỉ tiêu chất lượng, nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi ngày càng tiến bộ rõ rệt.
III. Tổ chức quản lý và môi trường pháp lý.
1. Về tổ chức quản lý
1.1 Cơ quan quản lý nhà nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về Bưu chính - Viễn thông và tần số vô tuyến điện. Đây là mô hình quản lý mới, thực hiện đối với tổ chức, quản lý, phân định rõ quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh. Năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu trong môi trường mở cửa và hội nhập. Theo Nghị định 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ thì Tổng cục Bưu điện có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1.1.1. Về văn bản pháp luật :
+ Trình Chính phủ các Dự án luật, pháp lệnh, Văn bản pháp quy, Chính sách về Bưu chính- Viễn thông và Tần số vô tuyến điện
+ Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị thông tư để chỉ đạo, hưóng dẫn kiểm tra việc thi hành Pháp luật và quy định của Chính phủ về Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện
+ Ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy phạm thể lệ, định mức kinh tế -kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ về mạng lưới, dịch vụ, thiết bị Bưu chính -Viễn thông (kể cả thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu ),về quản lý máy phát và Tần số vô tuyến điện
1.1.2 Về quy hoạch, kế hoạch kinh tế
+ Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án tổng thể phát triển ngành Bưu chính- Viễn thông và Tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước và hướng dẫn kiểm tra thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt; tham gia thẩm định phần về Bưu chính -Viễn thông trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và vùng lãnh thổ
+ Quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng chuyên ngành Bưu chính- Viễn thông,tham gia việc thẩm định các dự án hợp tác liên doanh với nước ngoài có liên quan đến lĩnh vực Bưu chính- Viễn thông theo quy định của Chính phủ
+ Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền khung giá và cước, giá và cước các dịch vụ bưu chính Viễn thông, giá hoặc khung giá thanh toán các dịch vụ bưu chính Viễn thông giữa các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ Bưu chính- Viễn thông .Tham gia ý kiến với các Ngành liên quan về quy định phí, lệ phí về Bưu chính Viễn thông và Tần số vô tuyến điện
+ Trình Chính phủ các chính sách khuyến khích, chế độ trợ giá, điều tiết, các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính -Viễn thông phục vụ Đảng, Nhà nước, Quốc phòng An ninh và hoạt động công ích
1.1.3 Về kỹ thuật nghiệp vụ
+ Cấp thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ theo quy định của chính phủ, gồm:
- Giấy phép hành nghề cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính -Viễn thông, sản xuất máy phát vô tuyến điện và tổng đài vô điện tử, đại lý cung cấp dịch vụ Bưu chính -Viễn thông cho tổ chức nước Ngoài
- Giấy phép thiết lập mạng lưới Bưu chính- Viễn thông (Kể cả công cộng và chuyên dùng ), sử dụng thiết bị phát sóng và Tần số vô tuyến diện
- Giấy phép xuất nhập khẩu tem Bưu chính
- Tham gia ý kiến với Bộ xây dựng trong việc cấp và thu hồi giấy phép hành nghề xây dựng và tư vấn xây dựng công trình Bưu chính- Viễn thông. Cấp và thu hồi giấy phép hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị Bưu điện
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quyết định việc cấp và thu hồi các loại giấy phép ,chứng chỉ khác thuộc ngành Bưu chính -Viễn thông theo quy định của Chính phủ
+ Quy định kế hoạch đánh số các mạng lưới Viễn thông
+ Quyết định việc đóng mở các đường liên lạc Viễn thông liên tỉnh và Quốc tế, đường thư Quốc tế theo quy định của Chính phủ
+ Quản lý sự hoạt động của hệ thống đường trục Viễn thông Quốc gia .Quy định việc đầu nối các mạng lưới Viễn thông chuyên dùng và mạng lưới kinh doanh dịch vụ, truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình, truyền trang báo, đào tạo từ xa vào hệ thống đường trục Viễn thông quốc gia
+ Quyết định huy động các mạng lưới, phương tiện, thiết bị Bưu chính -Viễn thông để phục vụ trong những trường khẩn cấp theo uỷ quyền của Chính phủ
+ Quyết định và công bố việc, đóng mở các dịch vụ Bưu chính -Viễn thông trong nước và với nước ngoài bao gồm cả việc thiết lập thông tin máy tính qua mạng lưới Viễn thông công cộng,việc đóng mở các Bưu cục ngoài dịch, bưu cục kiểm quan, các đài duyên hải công cộng và chuyên dùng theo quy định của Chính phủ
+ Ban hành quy chế đại lý dịch vụ Bưu chính -Viễn thông và phát hành báo chí
+ Quyết định in và phát hành tem Bưu chính
+ Trình Chính phủ chính sách, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ về bưu chính Viễn thông và Tần số vô tuyến diện ;quản lý việc nghiên cứu khoa học công nghệ, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về bưu chính Viễn thông và tần số vô tuyến điện
+ Quản lý và giám định chất lượng sản phẩm công nghiệp, dịch vụ Bưu chính -Viễn thông theo quy định của Chính phủ
+ Hướng dẫn và kiểm tra các hội các tổ chức phi Chính phủ thuộc lĩnh vực Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện hoạt động tuân theo pháp luật
+ Làm nhiệm vụ thường trực Uỷ ban tần ssố vô tuyến điện, - Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện giữ chức Chủ tịch Uỷ ban tần số vô tuyến điện
+ Giải quyết các tranh chấp về mạng lưới và dịch vụ Bưu chính-Viễn thông và tần số vô tuyến điện theo quy định của Chính phủ
1.1.4. Quan hệ Về quốc tế
+ Trình Chính phủ việc ký kết, phê duyệt, gia nhập điều ước Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện, việc hợp tác Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện .Ký kết các điều ước Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện nhân danh Chính phủ theo uỷ quyền của Chính phủ
+ Tổ chức thực hiện các điều ước Quốc tế về Bưu chính- Viễn thông và Tần số vô tuyến điện mà Nhà nưóc, Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia
+ Hướng dẫn kiểm tra các doanh nghiệp Bưu chính -Viễn thông Việt Nam trong việc thực hiện các điều ưóc Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông, hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính Viễn thông Việt Nam trong các tổ chức bưu chính Viễn thông quốc tế
+ Trình Chính phủ các giải pháp để bảo vệ quyền lợi và chủ quyền Quốc gia về Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện ;tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khi được Chính phủ giao
+ Chỉ đạo thực hiện các chương trình ,dự án quốc tế tài trợ về bưu chính Viễn thông và tần số vô tuyến điện theo quy định của Chính phủ
+ Tổ chức tham gia các hội nghị, hội thảo Quốc tế về Bưu chính -Viễn thông và tần số vô tuyến điện thuộc thẩm quyền và theo uỷ quyền của Chính phủ
1.1.5. Về tổ chưc, cán bộ
+ Trình Chính phủ quyết định hệ thống tổ chức, chức danh, tiêu chuẩn công chức, viên chức Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện .Tổ chức hướng dẫn thực hiện sau khi được phê duyệt
+ Quản lý công tác tổ chức, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bưu chính -Viễn thông và Tần số vô tuyến điện theo quy định của Chính phủ
1.1.6. Về thanh tra kiểm tra
+ Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành Bưu chính- Viễn thông và Tần số vô tuyến diện, xử lý các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật .Kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành luật pháp, chính sách và các quy định của Tổng cục Bưu điện về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực Bưu chính Viễn thông và Tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước
+ Kiểm soát việc sử dụng các thiết bị phát sóng và tần số vô tuyến điện, xử lý các can nhiễu theo quy định của pháp luật
+ Giải quyết theo thẩm quyền việc khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong nước về hoạt động Bưu chính -Viễn thông
1.1.7 Thực hiện chức năng quản lý nhà Nước đối với các doanh nghiệp Bưu chính -Viễn thông và một số quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp về Bưu chính -Viễn thông theo quy định của Chính phủ
(Xem sơ đồ I tổ chức Tổng cục Bưu điện)
1.2. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ Viễn thông
1.2.1 Về tổ chức thị trường Viễn thông.
Trong một thời gian dài do điều kiện đặc thù của ngành Viễn thông, cũng như do điều kiện, môi trường kinh tế, việc kinh doanh, khai thác các dịch vụ Viễn thông là do Nhà nước độc quyền và thực hiện độc quyền công ty, chỉ có doanh nghiệp Nhà nước là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Trong thời gian này, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã đảm nhiệm tốt việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, thực hiện tốt giai đoạn I tăng tốc phát triển Bưu Chính -Viễn thông Việt Nam. Tới năm 1995, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông của người tiêu dùng trong xã hội ngày càng tăng. Chính phủ đã cho phép thành lập hai Công ty 100% vốn nhà nước được tham gia vào thị trường khai thác dịch vụ Viễn thông đó là:
+ Công ty điện tử Viễn thông quân đội(VIETEL) là một công ty trực thuộc Bộ quốc phòng, được phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Internet và một số dịch vụ cơ bản (điện thoại nội hạt sử dụng công nghệ vô tuyến điện, điện thoại di động, nhắn tin, điện thoại trung kế vô tuyến).
+ Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính - Viễn thông Sài Gòn (GBT): GPT gồm 11 cổ đồng gồm các cơ quan Nhà nước do VNPT dẫn đầu. Công ty này được phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ Internet và một số dịch vụ cơ bản (điện thoại nội hạt sử dụng công nghệ vô tuyến cố định, điện thoại di động, nhắn tin.)
Như vậy, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh. Tuy nhiên cho đến nay Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hiện vẫn là doanh nghiệp chủ đạo, độc quyền về mạng lưới cũng như khách hàng. Về mặt pháp lý từ nay đến năm 2000 trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ Viễn thông vẫn thực hiện độc quyền Nhà nước. Chỉ có doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được phép tham gia vào thị trường này.
Còn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet thì có 5 Công ty tham gia ngoài 3 công ty trên thì còn có thêm 2công ty sau:
+ Công ty phát triển đầu tư công nghệ - FPT: Đây là công ty trực thuộc Bộ KHCN - MT.
+ Net Nam là công ty trực thuộc Viện công nghệ thông tin - trung tâm khoa học công nghệ quốc gia.
Ngoài ra còn có 9 nhà cung cấp thông tin lên Internet . Đó là Cinet của Bộ Văn hoá thông tin; Phương Nam của trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam; Công ty Pacrim; FPT Vnn của VDC (Công ty điện toán và truyền số liệu); Thông tấn xã Việt Nam; Tổng cục Bưu điện; Trung tâm thông tin Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Các nhà cung cấp nội dung thông tin trên Internet được mở nhiều Website trong nước và giới thiệu ra nước ngoài.
1.2.2. Về cơ chế quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mặc dù hiện tại trên thị trường đã có 3 công ty được khai thác và cung cấp dịch vụ Viễn thông. Nhưng hai công ty Điện tử Viễn thông quân đội và công ty dịch vụ Bưu chính - Viễn thông Sài Gòn mới được cấp phép cung cấp một số dịch vụ do vậy đến nay hầu như chưa có các hoạt động gì đáng kể trong thị trường dịch vụ. Cho nên về cơ chế quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đây chủ yếu là xét từ Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Bắt đầu từ năm 1995 Chính phủ ra quyết định 249/TTG thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 91, là một trong 18 Tổng công ty mạnh của Việt Nam hiện nay. Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành đều do Chính phủ đề cử. Hiện tại hạch toán kinh doanh của Tổng công ty gồm có hai khối:
+ Khối phụ thuộc: Gồm có 61 Bưu điện tỉnh thành, Công ty VTN, Công ty VTI, Công ty VPS, Công ty VDC.
+ Khối hạch toán độc lập: Gồm có các đơn vị công nghiệp, các đơn vị xây lắp, các công ty Thương Mại, Công ty VM3, công ty Tem.
(Xem sơ đồ II)
Trong thời gian qua, Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã có những đổi mới nhất định trong cơ chế quản lý như tiếp tục mục tiêu hoàn thiện mô hình Tổng công ty 91 và mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho Tổng công ty, đồng thời tích cực triển khai công tác đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá theo chính sách của Đảng và Nhà nước hướng tới xây dựng tập đoàn Bưu chính - Viễn thông mạnh. Do vậy Tổng công ty đã đạt được hiệu quả khá trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1991 tài sản cố định của Tổng công ty là 497 tỷ đồng, vốn kinh doanh 465 tỷ, doanh thu 497 ty, lợi nhuận 46 tỷ, nộp ngân sách 50 tỷ. Đến năm 1997 tài sản cố định của Tổng công ty là 9909 tỷ, vốn kinh doanh 6365 tỷ, doanh thu đạt 9437 tỷ, lợi nhuận 237 tỷ, nộp ngân sách 1702 tỷ đồng.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tổng cục Bưu điện
Thủ tướng Chính phủ
Tổng cục trưởng
Phó Tổng cục trưởng
Phó Tổng cục trưởng
Văn phòng
Vụ chính sách Bưu điện
Vụ KHCN và HTQT
Vụ kinh tế và kế hoạch
Vụ tổ chức cán bộ
Thanh tra tổng cục
Cục tần số vô tuyến điện
Cục bưu điện khu vực 2
Cục bưu điện khu vực 3
Trung tâm thông tin
Nhà xuất bản Bưu điện
Biểu đồ 2: Doanh thu từ các hoạt động Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1991 - 1997.
(Báo cáo quyết toán hàng năm của tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam các năm 1991 đến 1997)
Biểu đồ 3: Nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 1991 - 1997.
(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam các năm 1991 đến 1997).
Thực tế cho thấy, doanh thu của khối hạch toán phụ thuộc từ hoạt động Bưu chính - Viễn thông chiếm gần 90% tổng doanh thu. Còn doanh thu dịch vụ Viễn thông ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 1991 doanh thu dịch vụ Viễn thông chiếm 79,7% trong tổng doanh thu Bưu chính - Viễn thông, đến năm 1997 là 95,2%.
Bảng 4: Tỷ trọng dịch vụ Viễn thông giai đoạn 1991 - 1997
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tỷ trọng%
79,7
87,4
91,5
93,2
94,22
94,6
95,2
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Tổng cục Bưu điện giai đoạn 1991 - 1995 và báo cáo Tổng kết công tác hai năm 1996 - 1997 của tổng công ty Bưu chính –Viễn thông Việt Nam).
1.2.3 Vốn đầu tư và cơ cấu sở hữu vốn trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần 100% vốn Nhà nước. Còn các công ty nước ngoài tham gia đầu tư khai thác dịch vụ Viễn thông dưới dạng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do vậy vốn đầu tư trong các doanh nghiệp này chủ yếu là nguồn vốn nước ngoài, nếu là nguồn vốn trong nước thì chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngân sách, vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay ngân hàng. Còn nguồn vốn từ các -thành phân kinh tế khác trong nước tham gia đầu tư vào lĩnh vưc dịch vụ rất hạn chế. Để xem xét một cách cụ thể hơn, chúng ta hãy xét tình hình huy động vốn đầu tư trong Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông. Tại vì cho đến hiện nay Tổng công ty Bưu chính Viễn thông vẫn chiếm tới 95% số vốn. Cụ thể như sau:
1.2.3.1 Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách (kể cả lợi nhuận để lại).
Trước những năm 1990, vốn hoạt động của ngành Bưu điện (vì trước năm 1990 chưa thành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông) chủ yếu dựa vốn ngân sách Nhà nước.Năm 1991,vốn ngân sách chiếm 17,7% so với tổng số nguồn vốn.Nhưng bắt đầu từ năm 1992, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông không còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, công ty đã thực hiện tự chủ trong việc thu hút vốn, đa dạng hoá các nguồn vốn. Tỷ trọng vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ngày càng nhỏ. Bình quân 7 năm, từ 1991 đến năm 1997, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông là 5,48% còn lại 94,52% huy động từ các nguồn vốn khác.
sơ đồ ii. Sơ đồ tổ chức của tổng công ty bưu chính Viễn thông việt nam
Ban Kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc
Các đơn vị thành viên
8 XN sản xuất thiết bị BCVT
1 XN in tem và 1 CTy tem
3 CTy thiết kế, XD công trình
2 CTy XN thiết bị bưu điện
Công ty VMS
Cục Bưu điện trung ương
Công ty phát hành báo chí TW
Công ty VPS, VTN, VTI
Công ty VDC, GPC
61 bưu điện tỉnh, thành phố
1 học viện BC - VT
3 trung tâm và trường đào tạo
1 bệnh viện, 2 viện điều dưỡng
Trung tâm thông tin bưu điện
8 Công ty liên doanh
Các công ty cổ phần
Hạch toán độc lập
Hạch toán phụ thuộc
Sự nghiệp
Bảng 5: Vốn ngân sách Nhà nước cấp cho Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông (1991 - 1997).
Tổng cộng
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
17142,435
Tổng cố vốn (tỷ VNĐ)
14025
890,118
339,382
2260
3133,93
4166,755
4212.
940,482
Vốn ngân sách Nhà nước (tỷ VNĐ)
24,8
55,231
68,96
77,519
205,89
255,432
252,72.
5,48%
Tỷ lệ (%)
17,68%
6,2%
2,94%
3,43%
6,56%
6,13%
6%.
(Nguồn: Báo cáo quyết toàn của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam các năm 1991- 1997).
Nguồn vốn tự bổ sung và huy động từ các địa phương và cán bộ công nhân viên chức.
Đây là nguồn vốn quyết định đối với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam khi chuyển sang cơ chế thị trường, nguồn vốn này ngày càng tăng nhanh cùng với sự lớn mạnh của Tổng công ty. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ các địa phương và cán bộ công nhân viên thông qua việc phát hành kỳ phiếu ghi danh với lãi suất quy định ghi trên kỳ phiếu, chứ vẫn chưa cho cá nhân, các thành phần kinh tế cùng tham gia vào kinh doanh khai thác dịch vụ Viễn thông.
Bảng 6:Vốn tự bổ sung và vay địa phương và cán bộ công nhân viên chức (1991 - 1997).
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tổng cộng
Tổng vốn (tỷ VNĐ)
140,25
890,118
2339,382
2260
3133,93
4166,755
4212.
17142,435
Vốn tự bổ sung và huy động (tỷ VNĐ)
16,32
273,928
1009,344
850,865
706,32
459
410,2
3725,968
Tỷ lệ(%)
11,63
30,77
43,14
37,64
22,53
11
9,,73
21,75
(Nguồn: Báo cáo quyết toán của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam các năm 1991 - 1997).
1.2.3.3. Nguồn vốn từ hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Dịch vụ Viễn thông là một ngành hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Nhưng hiện nay, để đảm bảo an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, chủ trương của Nhà nước Việt Nam chỉ cho phép các công ty, cá nhân nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó các bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Hình thức này được đánh giá là thành công trong chính sách huy động vốn nước ngoài của ngành Bưu điện trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian qua. Ví dụ:
+ Dự án phát triển mạng thông tin di động GSM (Hệ thống thông tin di động toàn cầu) với Thuỵ Điển, được uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp giấy phép ngày 19/05/1995 (này là Bộ Kế hoạch và đầu tư), có trị giá 341,5 triệu USD, trong đó tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam là 53%, phía nước ngoài là 47%. Thời gian hoạt động là 10 năm kể từ ngày cấp giấy phép. Địa điểm hoạt động là trên phạm vi toàn quốc.
+ Dự án xây lắp đặt hệ thông cáp biển T-V-H (Thái Lan - Việt Nam -Hồng Kông) ký với Australia tháng 3/1994 có trị giá 90 triệu USD, trong đó tỷ lệ góp vốn phía nước ngoài là 70%, phía Việt Nam là 30%, thời gian hoạt động là 10 năm.
Cho đến nay nước ngoài tham gia 8 dự án đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với số vốn cam kết góp khoảng trên1 tỷ USD). Việc huy động vốn nước ngoài với một khối lượng lớn như trên đã góp phần vào việc đầu tư phát triển, hiện đại hoá mạng lưới, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý.
(Xem bảng 5)
Trên đây là 3 hình thức huy động vốn chủ yếu của ngành Bưu điện trong lĩnh vực dịch vụ Viễn thông trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, Bưu điện còn huy động từ các nguồn sau: Vay ngân hàng, nguồn ODA do Nhà nước quản lý, vay ưu đãi nước ngoài.... Tuy nhiên vốn huy động từ nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân giai đoạn 1991 - 1997 là 57,8%; Vốn tự bổ sung và tự huy động trong ngành chiếm khoảng 21,75%; Vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 14,97%; Vốn ngân sách Nhà nước chiếm 5,48%.
(Xem bảng 6).
2. Chính sách và môi trường pháp lý cho các hoạt động Viễn thông tại Việt Nam.
Nghị định 12/CP ngày 11/3/1996 của Chính phủ quy đinh Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về Bưu chính, Viễn thông và tần số vô tuyến điện. Trong thời gian qua cùng với Chính phủ và Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng cục Bưu điện đã chỉ đạo thực hiện thắng lợi công cuộc dổi mới và hiện đại hoá mạng lưới và dịch vụ Viễn thông Việt Nam. Chính phủ và Tổng cục Bưu điện đã ban hành một số các chính sách về Viễn thông.
2.1. Môi trường pháp lý.
Hiện nay, mặc dù chưa xây dựng được luật nhưng nhiều thông tư, Nghị định, văn bản pháp quy của Chính phủ và Tổng cục Bưu điện đã được ban hành kịp thời để điều chỉnh hoạt động của ngành Bưu điện nói chung cũng như ngành dịch vự Viễn thông nói riêng.
+ Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của chính phủ về Bưu chính Viễn thông
+ Nghị định 21/CP ngày 5/3/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam.
+ Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
+ Quyết định 110/TTg ngày 22/2/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông giai đoạn 1996 - 2000.
+ Quyết định 89/1998/QĐ-TTg ngày 16/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.
+ Chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.
+ Quyết định 912 QĐ/KTKH ngày 11/12/1997 của Tổng cục Bưu điện ban hành cước các dịch vụ Viễn thông quốc tế.
+ Quyết định 157 QĐ/KTKH ngày 17/3/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành bảng giá dịch vụ lắp đặt điện thoại, Faxsimile.
+ Quyết định số 679/1997/QĐ-TCBĐ ngày 14/11/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành thể lệ Internet.
+ Các thông tư chuyên ngành Bưu điện được ban hành trong năm 1998 nhằm hướng dẫn thi hành Nghị đinh 109/1997/NĐ-CP đối với các lĩnh vực quản lý về Viễn thông.
bảng 7: Tổng số vốn đầu tư qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Năm cấp giấy phép
Tên dự án theo hợp đồng
Nước hợp đồng
Tổng vốn đầu tư (1000 USD)
Tỷ lệ góp vốn
bên nước ngoài
Thời gian
hoạt động
Địa điểm thực hiện
1989
Hợp đồng nhắn tin và điện thoại cầm tay
úc
217
75%
10
TP. HCM
1989
Hợp đồng khai thác Viễn thông quốc tế
OTC
(úc)
9000
70%
10
Hà Nội
1990
Hợp đồng Intelsat xây dựng 2 đài mặt đất
Telstra
(úc)
8700
81%
10
Hà Nội
1994
Nâng cấp mạng Viễn thông việt nam, chủ yếu là mạng Viễn thông quốc tế
(úc)
20000
70%
10
1994
Xây dựng, lắp đặt hệ thống cáp biển -T-V-H
(úc)
90000
70%
10
TP.HCM
1994
Dịch vụ công cộng làm thẻ
Malaixia
5200
60%
8
Toàn quốc
1995
Hợp tác để phát triển mạng thông tin di động Việt Nam
Komvik
Thụy Điển
341500
47%
10
Toàn quốc
1997
Phát triển mạng viễn thông nội hạt
NTT (Nhật bản và Franch Telecom) (Pháp)
661000
70%
10
Tổng vốn đầu tư
1135617
Bảng 8: Huy động vốn của ngành Bưu điện Việt Nam giai đoạn 1991 - 1997.
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
Nguồn vốn
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tổng cộng
Tỷ lệ vốn (%)
Tổng vốn:
140,25
890
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0021.doc