Đề tài Tình hình quản lý nhà nước về chất lượng hiện nay và một số giải pháp trong quản lý nhà nước về chất lượng trong và ngoài nước

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

I- Lý luận chung quản lý Nhà nước về chất lượng 2

1. Một số quan điểm về chất lượng. 3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ yêu cầu cơ bản quản lý nhà nước về chất lượng: 4

2.1. Mục tiêu. 4

2.2. Nhiệm vụ. 4

2.3. Yêu cầu cơ bản. 5

3. Một số khái niệm và nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về chất lượng. 7

3.1. Hoạt động đăng ký chất lượng hàng hoá của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước 7

3.2. Hoạt động chứng nhận và công nhận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng. 8

3.3. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chất lượng hàng hoá của cơ quan quản lý nhà nước. 12

3.4. Hoạt động đo lường và tiêu chuẩn hoá của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng. 17

II. Thực trạng Tình hình quản lý nhà nước về chất lượng. 20

1- Tình hình chất lượng sản phẩm trong những năm qua ở nước ta. 20

1.1. Giai đoạn trước đổi mới. 20

1.2. Giai đoạn sau đổi mới từ 1987 đến nay. 23

2. Tình hình quản lý nhà nước về chất lượng ở một vài nước trên thế giới. 29

2.1. Đôi nét về hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và thử nghiệm tại Pháp. 29

2.2. Vài nét về Tổng cục nhà nước về chất lượng và giám sát kỹ thuật Trung Quốc. 31

III- Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng. 32

1. Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về chất lượng. 32

2. Những giải pháp trong hoạt động quản lý nhà nước về TC-ĐL- CL của chi cục tỉnh Sóc trăng. 34

Kết luận 37

Tài liệu tham khảo 38

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý nhà nước về chất lượng hiện nay và một số giải pháp trong quản lý nhà nước về chất lượng trong và ngoài nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao gồm: - Những hàng hoá nhập thuộc diện TCVN bắt buộc áp dụng. - Hàng hoá nhập khẩu là những NVL, máy móc thiết bị quan trọng. - Hàng hoá xuất khẩu theo hoạch định giữa các chính phủ. - Hàng hoá xuất khẩu có thông tin ổn định, có truyền thống lâu đời. Mọi hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về mặt chất lượng phải có xác nhận của chính quyền nhà nước có thẩm quyền mới được phép lưu thông trên thị trường và mới được hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng có quyền: - Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hoá cung cấp đầy đủ các loại tài liệu có liên quan đến chất lượng để làm căn cứ cho kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. - Tiến hành kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, căn cứ vào tiêu chuẩn và hợp đồng mua bán giữa các đối tác. - Cấp hoặc không cấp giấy xác nhận chất lượng đối với các lô hàng đã kiểm tra nhưng thấy có vấn đề về chất lượng. - Thu phí kiểm tra theo qui định của nhà nước đối với các đối tượng được tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng cũng phải có trách nhiệm như sau: - Thực hiện việc kiểm tra nhà nước trong phạm vi quyền hạn được giao. - Phải hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra và xác nhận chất lượng của sản phẩm hàng hoá trong thời gian đã thoả thuận. - Thực hiện việc kiểm định và hiệu chuẩn các trang thiết bị đo lường theo qui định để đảm bảo tính chính xác trung thực, khách quan khi tiến hành thử nghiệm các lô hàng. - Chịu trách nhiệm bồi thường vật chất cho doanh nghiệp về những sai phạm của mình gây ra trong việc tiến hành quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng. Mức bình thường ở đây có thể là hoàn trả lạimột phần lệ phí kiểm tra hoặc toàn bộ số lệ phí đã thu. - Lưu trữ hồ sơ kiểm tra và những sổ sách có liên quan trong thời gian là 3 năm và xuất trình khi cơ quan có trách nhiệm yêu cầu. Nội dung và phương pháp kiểm tra: Nội dung tiến hành kiểm tra: - Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng và các điều kiện bao gói, ghi nhãn,vận chuyển, bảo quản, liên quan đến chất lượng sản phẩm hàng hoá. Việc kiểm tra này bao gồm từ việc lấy mẫu thực nghiệm và ra quyết định. - Căn cứ để kiểm tra là các hợp đồng và các tiêu chuẩn đã được qui định trong pháp lệnh hàng hoá. - Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì có thể tiến hành kiểm tra chất lượng tại nơi sản xuất hoặc tại kho bảo quản trước khi xuất khẩu. - Hàng xuất nhập khẩu có chất lượng đạt yêu cầu, có nghĩa là đã được cấp giấy chứng nhận của một tổ chức thứ 3 thì được miễn kiểm tra. - Giấy chứng nhận chất lượng do các tổ chức cấp chỉ có giá trị hiệu lực trong điều kiện vận chuyển baỏ quản, nhưng không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm hàng hoá Kiểm tra chất lượng hàng hoá bằng các phương pháp sau: Phương pháp kiểm tra chất lượng bằng cảm quan: Đây là phương pháp kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các nhân viên kiểm tra, chính vì vậy tính chính xác và khách quan không cao. Nhưng có ưu điểm là rất ít tốn kém. Phương pháp kiểm tra bằng thực nghiệm: Đây là phương pháp kiểm tra hoàn toàn dựa trên cơ sở phân tích một cách chi tiết, đầy đủ các chi tiết, thành phần của sản phẩm hàng hoá, do đó nó có tính chính xác cao nhưng đòi hỏi cơ bản là rất tốn kém và phải có nhân viên có trình độ. Có hai hình thức kiểm tra thường được sử dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng: - Kiểm tra toàn bộ: Đây là hình thức kiểm tra 100% tất cả các sản phẩm hàng hoá có trong lô. Hình thức này chỉ có thể áp dụng kiểm tra đối với các lô hàng bé và quí hiếm, không bị phá huỷ. - Kiểm tra chọn mẫu: Là hình thức kiểm tra dựa trên sự lựa chọn một mẫu nhất định trong lô hàng và kiểm tra nó, sau đó đánh giá chung cho toàn bộ lô. Đây là hình thức kiểm tra kiểm tra phổ biến vì nó tiết kiệm, không phá huỷ lô hàng, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn nhất đó là sự rủi ro trong việc chấp nhận hay bác bỏ lô hàng. Hoạt động thanh tra. Thanh tra nhà nước về chất lượng có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra trật tự kỉ cương về sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá. Nó bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Thanh tra việc đăng kí chất lượng và đảm bảo chất lượng trong điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức. - Thanh tra việc thực hiện các TCVN bắt buộc đã dược ban hành trong pháp lệnh chất lượng hàng hoá. - Thanh tra việc duy trì hệ thống bảo đảm chất lượng đã được công nhận của các doanh nghiệp và tổ chức. - Thanh tra việc công bố các quảng cáo, các thông tin trung thực về chất lượng. - Thanh tra việc sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng kém phẩm chất và hàng quá hạn sử dụng. - Thanh tra những vi phạm trong việc thực hiện pháp lệnh chất lượng hàng hoá. - Thanh tra việc đảm bảo sự phù hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng và thanh tra việc tuân thủ những qui định của nhà nước về đảm bảo chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường và an toàn. - Thanh tra nề nếp tổ chức, công tác quản lý chất lượng và kết quả thực hiện các chỉ tiêu do nhà nước giao. Việc thanh tra được thực hiện theo nguyên tắc phân cấp theo thứ bậc, cơ cấu bộ máy tổ chức. Mỗi cơ quan có trách nhiệm thanh tra việc tuân thủ pháp luật về chất lượng của các cơ quan ngoài nghành và việc thực thi trách nhiệm, nhiệm vụ của các cơ quan cấp dưới theo ngành tuyến dọc. Thanh tra tổng cục: Bao gồm việc thanh tra với các đối tượng sau: - Thanh tra những vấn đề lớn, quan trọng, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều khu vực và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và xã hội. Thanh tra việc thực thi trách nhiệm của các trung tâm, các đơn vị chuyên môn và các đơn vị chức năng thuộc TCTCĐLCL trong việc thực thi các công việc QLNNVCL. Thanh tra các đối tượng thanh tra thuộc các trung tâm hoặc các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn và hoạt động của các chi cục TCĐLCL. Thanh tra trung tâm: Tiến hành thanh tra nhà nước về chất lượng đối với các đối tượng sau: - Thanh tra các chi cục TCĐLCL thuộc tỉnh, thành phố. - Thanh tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm hàng hoá, kể cả sản phẩm hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc trung ương quản lý và tất cả các liên doanh nước ngoài trên địa bàn khu vực. - Thanh tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, các loại sản phẩm hàng hoá đã được tổng cục cấp giấy chất lượng và các cơ sở có hệ thống đảm bảo chất lượng được chứng nhận trên địa bàn khu vực. - Thanh tra các đối tượng của thanh tra chi cục trên địa bàn khu vực. Thanh tra chi cục: Tiến hành thanh tra nhà nước về mặt chất lượng đối với các đối tượng sau: - Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn do chi cục đảm nhận, trong các trường hợp đặc biệtchi cục có thể thanh tra tất cả các đối tượng của thanh tra trung tâm. Chế độ thanh tra nhà nước về mặt chất lượng: Thanh tra có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng bao gồm hai hình thức cơ bản: + Thanh tra định kì: Được tiến hành theoquyết định hoặc kế hoạch thanh tra của nhà nước.Thời hạn thanh tra định kì được qui định cụ thể đối với từng nội dung thanh tra, từng đối tượng thanh tra, tuỳ theo yêu cầu cần thiết của cơ quan QLNNVCL và thanh tra định kì được xây dựng kế hoạch từ đầu năm và được thông báo trước cho các doanh nghiệp. + Thanh tra bất thường: Khi cơ quan thanh tra nhà nước xét thấy cần thiết và không cần thông báo trước cho doanh nghiệp, việc thanh tra bất thường được dựa vào các căn cứ sau đây: Có xảy ra tranh chấp, khiếu nại về chất lượng hàng hoá do bất kì một tổ chức nào sản xuất, những vụ việc vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá do tổ chức thanh tra phát hiện hoặc do cơ quan quản lý cấp trên giao. Các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước có quyền yêu cầu các cá nhân cung cấp đầy đủ tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra. Đề nghị TCTCĐLCL huỷ bỏ giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận hợp chuẩn, nếu trong quá trình thanh tra phát hiện ra các vi phạm pháp luật có quyền tạm đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu xét thấy gây hậu quả nghiêm trọng về vệ sinh môi trường và về kinh tế. Các cơ quan có chức năng thanh tra nhà nước về chất lương có nhiệm vụ: Lập biên bản sử phạt theo thẩm quyền cũng như các kiến nghị, sử lí những vi phạm với các cơ quan cấp trên có thẩm quyền cao hơn. Làm hoàn tất các hồ sơ, thủ tục, và chuyển sang cơ quan điều tra hình sự nếu thấy cấu thành tội phạm.Trởng đoàn thanh tra và các thành viên trong đoàn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về kết luận của mình trong quản lý, thanh tra. Chương 6 gồm sáu điều từ điều 26 đến điều 31 của pháp lệnh chất lượng hàng hoá qui định về kiểm tra chất lượng hàng hoá và thanh tra chuyên nghành về chất lượng hàng hoá cụ thể như sau: - Chính phủ qui định danh mục hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng và tổ chức kiểm tra trong từng thời kỳ. Chính phủ ban hành qui chế kiểm tra chất lượng hàng hoá. Hàng hoá đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn. Hàng hoá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được miễn kiểm tra về chất lượng, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá. - Việc thanh tra chất lượng hàng hoá do thanh tra chuyên nghành về chất lượng thực hiện. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên gnhành về chất lượng do chính phủ qui định. - Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thanh tra chuyên nghành về chất lượng hàng hoá. Trách nhiệm, quyền hạn của một tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra về chất lượng hàng hoá. 3.4. Hoạt động đo lường và tiêu chuẩn hoá của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng. Hoạt động đo lường Đo lường là một tập hợp các thao tác cụ thể nhằm mục đích xác định giá trị của một đại lượng bằng việc so sánh đại lượng đó với một loại đại lượng khác coi là chuẩn và xác định đó là đơn vị đo. Đo lường là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về chất lượng trong các tổ chức, các hoạt động và qúa trình diễn ra các hoạt động trong tổ chức đó hầu hết đều cần trong các hoạt động đo lường để đánh giá hiệu quả công việc cũng như việc tuân thủ các qui định trong các hợp đồng. Đo lường giúp cho việc đánh giá được chính xác và thống nhất, mọi hoạt động trong tổ chức thông qua đảm bảo các yêu cầu về phương tiện, phương pháp, đơn vị, và người thực hiện đo. Điều đó làm kết quả đo có sức thuyết phục cao, thể hiện đầy đủ các yêu cầu và làm cơ sở cho các hoạt động đánh giá sau này. Đo lường là công cụ giúp cơ quan nhà nước có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu của mình trong quản lý đó là: + Giúp cho việc triển khai, nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn. Đặc biệt là các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng. + Giúp cho công tác kiểm tra, đăng kí chất lượng, thanh tra chất lượng và sử lý vi phạm về chất lượng cũng như tranh chấp chất lượng. + Giúp cho nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và xác định chất lượng một cách chính xác, nhanh chóng và đầy đủ. Hoạt động tiêu chuẩn hoá: Tiêu chuẩn hoá là hoạt động nhằm cung cấp những giải pháp được lặp đi, lặp lại cho những vấn đề trọng yếu của khoa học kỹ thuật và kinh tế để đạt được mức độ nề nếp tối ưu trong hành chính hiện đại Chính vì vậy, tiêu chuẩn hoá có vai trò to lớn trong việc ổn định duy trì, nâng cao chất lượng, đảm bảo kết quả tốt trong các chu kì sản xuất, kinh doanh tiếp theo. Tạo cơ sở cho các hoạt động đánh giá cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp. Tăng hiệu quả sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm tối đa các nguồn lực nhưng không gây ảnh hưởng sấu đến chất lượng và tác động đến môi trường xung quanh. Đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng như các yêu cầu khác của mọi thành viên trong xã hội. Mở rộng hợp tác phát triển trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Bản chất của tiêu chuẩn hoá qui định chức năng của nó : + Chức năng tiết kiệm: Tiêu chuẩn hoá được xây dựng dựa trên những thành tựu khoa học tiên tiến và những kinh nghiệm tốt nhất được rút ra từ các hoạt động thực tiễn. Do đó nó là cơ sở khoa học cho việc xác định một cách hợp lí, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trong việc tạo ra và cung cấp các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã hội. Bên cạnh đó tiêu chuẩn hoá cũng là cơ sở theo dõi, đánh giá sự lãng phí do sự dao động lệch khỏi tiêu chuẩn gây ra. + Chức năng thống nhất và lắp lẫn: Thống nhất hoá là những qui định hợp lí cho các đối tượng có cùng chức năng nhằm làm giảm bớt hay thay đổi đối tượng đã có, làm giảm nhẹ cũng như rút ngắn thời gian công tác, thiết kế, chế tạo, nâng cao trình độ chuyên môn hoá.Tiêu chuẩn hoá được thực hện qua sự thống nhất hoá và ngược lại tiêu chuẩn hoá tạo ra sự thống nhất giữa các bộ phận. Nhờ sản xuất các chi tiết, bộ phận theo đúng tiêu chuẩn mà có thể lắp lẫn được các chi tiết, bộ phận trên các sản phẩm được cung cấp từ những nhà sản xuất khác nhau. + Chức năng đào tạo, giáo dục: Nhờ tiêu chuẩn hoá và thông qua các tiêu chuẩn hoá mà người quản lí cũng như người lao động hiểu biết thêm và nhận biết đầy đủ hơn về sản phẩm và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Thông qua đó việc tạo ra cách dùng thuật ngữ các dụng cụ đo lường, các đơn vị đo, các nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị mới được thống nhất. Người lao động nhận biết được thực chất và tầm quan trọng của tiêu chuẩn hoá thông qua việc tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện hệ thống tiêu chuẩn do đó tiêu chuẩn hoá đòi hỏi người lao động phải không ngừng cải tiến học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề của mình, đồng thời cũng huấn luyện buộc người lao động hình thành thói quen hoạt động có cơ sở và căn cứ khoa học, thực tiễn. + Chức năng hành chính pháp lí: Trong doanh nghiệp hay tổ chức, hệ thống tiêu chuẩn được văn bản hoá, đó chính là cơ sở, thể chế bắt buộc mọi người đều phải tuân theo và thực hiện một cách nghiêm túc. Quản lý và thực hiện theo tiêu chuẩn là một nguyên tắc mang tính qui định hành chính, mọi đánh giá, theo dõi và chế độ thưởng phạt, khuyến khích đều dựa trên việc chấp hành và thực hiện các tiêu chuẩn nguyên tắc đã ban hành. Những yêu cầu trong tiêu chuẩn hoá: + Tiêu chuẩn hoá phải được văn bản hoá, phải được ghi lại một cách rõ ràng, cụ thể. Vì tiêu chuẩn hoá chính là cơ sở để quản lý và theo dõi mức độ nề nếp, đánh giá kết quả, ghi được trongviệc duy trì và cải tiến chất lượng. Tiêu chuẩn khi được ghi vào văn bản hoá, nó chính là cơ sở để đánh giá sự tiến bộ, cho phép kiểm soát bất kì một sự thay đổi nào trong quá ttrình. + Tiêu chuẩn hoá phải được đổi mới kịp thời, phải được thiết lập cho tương lai và hiện tại trong một giai đoạn nhất định, trong khi đó môi trường và những điều kiện hoạt động sản xuất luôn biến động và thay đổi. Vì thế mà duy trì hệ thống tiêu chuẩn quá lâu sẽ làm kìm hãm sự phát triển, do sự lạc hậu của tiêu chuẩn so với những đòi hỏi mới. Vì vậy khi phương pháp sản xuất thay đổi hoặc là khi áp dụng các phương pháp tiến bộ hơn thì tiêu chuẩn hoá cần phải được thay đổi. + Tiêu chuẩn hoá phải được mọi người hiểu, nắm vững và phải được thực hiện một cách nghiêm túc để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình. + Tiêu chuẩn hoá phải được thống nhất và được hình thành từ thực tế của tổ chức, phải được cụ thể hoá đối với từng hoạt động tránh được tình trạng các tiêu chuẩn chồng chéo. II. Thực trạng Tình hình quản lý nhà nước về chất lượng. 1- Tình hình chất lượng sản phẩm trong những năm qua ở nước ta. 1.1. Giai đoạn trước đổi mới. Thực hiện cơ chế quản lý nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung, cơ chế này được áp dụng một cách nghiêm ngặt trong lĩnh vực chất lượng. Điều đó được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản sau: Nhà nước trực tiếp quản lý ở mọi cấp, mọi khâu, mọi cơ sở trong nền kinh tế quốc dân. Nhà nước đưa chất lượng thành các chỉ tiêu pháp lệnh, trong kế hoạch sản xuất, lưu thông, phân phối. Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều hoạt động theo các chỉ tiêu chất lượng được giao. Quản lý tập trung thống nhất về chất lượng từ trên xuống dưới theo một tuyến ngành dọc nhất định. Các sản phẩm của mọi đơn vị sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế trước khi sản xuất và đưa ra thị trường đều phải được cơ quan quản lý chất lượng của nhà nước làTCTCĐLCLcấp giấy đăng kí. Trong giai đoạn này nhằm thực hiện được cơ chế quản lý chất lượng trên, nhà nước phải ban hành hàng loạt văn bản pháp lý quan trọng. Ngày 7/7/1973 Nhà nước ban hành văn bản pháp quy đầu tiên đề cập đến quản lý chất lượng đó là: Sáu biện pháp lớn được nêu ra trong Quyết định 159 TTgđể đảm bảo và nâng cao chất lượng là: 1. Đưa chất lượng sản phẩm, hàng hoá thành một chỉ tiêu pháp lệnh trong kế hoạch sản xuất và lưu thông phân phối cho nhà nước. 2. Sớm bổ sung và ban hành các chế độ, thể lệ làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá. 3. Phấn đấu nhanh chóng ổn định sản xuất, tạo điều kiện cho các cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. 4. Chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá, trước hết là cơ sở sản xuất cônh nghiệp. 5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật phục vụ cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng hoá. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa quan trọng của chất lượng sản phẩm hàng hoá, tạo nên một chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ công nhân viên. Tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản pháp qui đã được ban hành như: - Quyết định 26 CP (ngày21-2-1974) và nghị định số 26 CP( ngày 12-4-19760) của hội đồng chính phủ về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá. - Nghị định 216 CP (ngày 25-9-1974) và nghị định 217 CP của hội đồng chính phủ (ngày 30-12-1974) về công tác tiêu chuẩn hoá ở xí nghiệp công nghiệp. - Hàng chục quyết định và thông tư liên bộ đã được uỷ ban khoa học và kỹ thuật nhà nước (UBKHTNN) và các bộ ban hành về đăng ký chất lượng, chứng nhận chất lượng, hướng dẫn về quản lý chất lượng cho các ngành, địa phương và cơ sở. Các văn bản trên có tác động thúc đẩy từng mặt cụ thể của hoạt động quản lý chất lượng như: thanh tra, kiểm tra chất lượng; đăng ký chất lượng; chứng nhận chất lượng; xây dựng và thực hiện các chương trình đảm bảo chất lượng; nghiên cứu áp dụng một số chương trình quản lý chất lượng của nước ngoài vào điều kiện của nước ta, vv... Những kết quả nổi bật của việc thực hiện Quyết định 159- TTg là: Các hoạt động tiêu chuẩn hoá đo lường, kiểm tra chất lượng được tăng cường, gắn bó với nhau tạo nên một mạng lưới từ trung ương ngành địa phương tới cơ sở. Việc sáp nhập Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường, Cục kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá và Viện Định chuẩn thành một cơ quan thống nhất cùng với việc hình thành ba trung tâm khu vực và các chi cục TCĐLCL và tại các tỉnh thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng trong cả nước với một tiểm lực ban đầu về cán bộ và phương tiện vật chất kỹ thuật, nhất là hệ thống các phòng đo lường, thử nghiệm làm nòng cốt cho sự chuẩn bị đổi mới quản lý chất lượng trong điều kiện mới sau này. Công tác thanh tra nhà nước, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá được hình thành và phát triển từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Hầu hết các xí nghiệp quốc doanh đều có tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của mình(KCS), Công tác này đã góp phần hạn chế các tiêu cực, các sai sót về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, giúp các cơ sở thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu của mình để cải tiến và nâng cao chất lượng. Công tác đăng kí chất lượng được hình thành và là một hoạt động đặc thù của ta, đảm bảo tính công khai, tính hợp pháp của kinh doanh, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người sản xuất về trình độ chất lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của mình có thể đạt được. Qua công tác đăng kí, người tiêu dùng có thể biết được chất lượng sản phẩm của người sản xuất, các nhà quản lý có thể nắm bắt được trình độ chất lượng của từng loại mặt hàng, đưa ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh, hướng dẫn nhằm giúp các nhà sản xuất bảo đảm và nâng cao chất lượng, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực. Công tác đăng kí chất lượng được hình thành và triển khai thực hiện từ năm 1980 đã có một tác động rất tích cực tới việc động viên, khuyến khích các nhà sản xuất các nhà sản xuất nước ta hăng hái đi vào con đường chất lượng, đạt được những thành tích đáng kể. Tính đến giữa năm 1991 đã có tới 810 giấy chứng nhận chất lượng nhà nước cấp cho gần một loạt hàng hoá, sản phẩm cụ thể của gần 300 cơ sở bao gồm các xí nghiệp, nhà máy, liên hiệp xí nghiệp, hợp tác xã, tổ sản xuất, trạm, công ti thuộc 13 bộ, tổng cục và 22 tỉnh, thành phố. Công tác nghiên cứu khoa học- nghiệp vụ. Tổng kết kinh nghiệm trong nước, học tập kinh nghiệm nước ngoài và quốc tế, công tác thông tin dữ liệu, đào tạo, xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng được trú trọng. Tuy nhiên những thành tựu đạt được còn hạn chế, chưa tạo được chuyển biến đáng kể về chất lượng, do đó tình hình chất lượng sản phẩm nói chung vẫn còn ở trạng thái yếu kém, bấp bênh không ổn định hàng nhiều năm kéo dài: Không có sự tách biệt giữa quản lý nhà nước về chất lượng với quản lý chất lượng với các doanh nghiệp. Các chỉ tiêu chất lượng hầu hết đều do các viện nghiên cứu đưa ra và bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện do đó nó tách dời thực tế và rất khó thực hiện. Có sự tách biệt rõ ràng giữa nghiên cứu và ứng dụng, cho nên tính khả thi của các chỉ tiêu chất lượng là thấp. Sản phẩm do các đơn vị sản xuất đều không xuất phát từ nghiên cứu thực tế của thị trường mà đều đưa trên kế hoạch. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân là thấp, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng kém và ngày càng có xu hướng sấu đi. Cạnh đó máy móc thiết bị không được đổi mới. Dẫn đến mẫu mã sản phẩm, chủng loại hết sức ngèo nàn, lạc hậu, không đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng cả về chất và số lượng. 1.2. Giai đoạn sau đổi mới từ 1987 đến nay. Cùng với sự chuyển đổi của cơ chế quản lý chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong giai đoạn này quản lý chất lượng nước ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể và đi dần vào quĩ đạo của quản lý chất lượng trên thế giới, được thực hiện: Dần có sự tách biệt giữa quản lý nhà nước về chất lượng với quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp, nhà nước chỉ quản lý vĩ mô, còn doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong quản lý vi mô. Hoàn thiện, xây dựng, ban hành những văn bản pháp qui mới, theo hướng củng cố, tăng cường, hiệu lực hiệu quả của quản lý chất lượng nhưng vẫn bám sát những đòi hỏi thực tế. Nghị định 140 Quyết định về sử lý kiểm tra việc sản xuất hàng hoá sản phẩm kém chất lượng. Trong giai đoạn này tăng cường hợp tác quốc tế học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các phương pháp, kiến thức quản lý nhà nước về chất lượng hiện đại ở các nước tiên tiến. Nâng cao vai trò trợ giúp, cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các phương pháp quản lý chất lượng kiểu mới. Việc ban hành hàng loạt các văn bản pháp qui cơ chế quản lý mới, bắt đầu từ nghị quyết số 127CT ngày14-11-1987, là tiền đề quan trọng trong định hướng mới. Văn bản đầu tiên chuẩn bị cho sự đổi mới các hoạt động quản lý chất lượng ở nước ta thời kỳ mới đó là chỉ thị 222CT ngày 6-8-1988 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về các biện pháp cấp bách nhằm tăng cường, củng cố công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Bốn biện pháp được nêu ra trong chỉ thị 222 CT: Cải tiến và đẩy mạnh hoạt động đăng kí chất lượng trong mọi thành phần kinh tế. Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị sản xuất kinh doanh và của các cơ quan quản lý TCĐLCL. Cải tiến và đẩy mạnh công tác thanh tra và sử lý các vi phạm về chất lượng và đo lường. Cấp thẻ thanh tra viên về chất lượng cho các thanh tra viên chất lượng củaTCTCĐLCL và các chi cục TCĐLCL. Cải tiến hệ thống tiêu chuẩn các cấp theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý hiện nay theo hướng: Đẩy nhanh xây dựng áp dụng tiêu chuẩn cấp cơ sở. Chuyển hướng mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành cho các vấn đề KHKT chung, an toàn, bảo vệ sức khoẻ môi trường và cho các nhóm sản phẩm. Tiến hành công tác đánh giá và công nhận các phòng kiểm nghiệm, các số liệu tra cứu chuẩn và các mẫu chuẩn để dần dần hình thành các hệ thống các phòng kiểm nghiệm quốc gia phục vụ cho việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong nước và thực hiện nghĩa vụ của nước ta trong công ước quốc tế có liên quan. Ngày 29-12-1988 Hội đồng bộ trưởng ra tiếp Quyết định 207 HĐBT về công tác kiểm tra thanh tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu trong đó qui định rõ trách nhiệm của các tổ chức cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, các bộ, tổng cục, tỉnh thành phố, đặc khu chỉ định các cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá, các tổ chức làm nhiệm vụ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng xuất nhập khẩu, trách nhiệm của tổng cục TCĐLCL trong việc thanh tra và giám sát. Pháp lệnh đo lường do Hội đồng nhà nước công bố ngày 16-7-1990 và pháp lệnh chất lượng hàng hoá do Hội đồng nhà nước công bố ngày 2-1-1991 là văn bản quan trọng nhất hiện nay, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới các ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35186.doc
Tài liệu liên quan