Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hiệu quả sử dụng vốn kém là do việc ứ đọng vốn tại các dự án quá lớn và lâu. Nhiều dự án, công trình tuy đã thi công, hoàn thành bàn giao nhưng vẫn chưa được thanh toán, nhiều khoản nợ khó đòi tới nay vẫn chưa được giải quyết (chủ yếu là các khoản nợ phải thu tại các địa phương). Vấn đề chủ yếu là do các đơn vị chỉ chú trọng việc tìm kiếm các dự án và thi công mà không chú trọng tới công tác thu hồi nợ tại các dự án, công trình.

Vậy, Tổng công ty cần đôn đốc các đơn vị tiến hành đối chiếu công nợ tại các địa phương và có phương án, kế hoạch thu hồi vốn nhanh chóng, hợp lý. Có những khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ báo cáo Tổng công ty để kịp thời phối hợp, giúp đỡ giải quyết, khi cần có thể phối hợp cùng với các Bộ, ngành và địa phương để có kế hoạch bố trí vốn và giải ngân kịp thời cho các dự án, công trình. Đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị không ký kết các hợp đồng mà không rõ nguồn vốn và khả năng thanh toán không rõ ràng

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty xây dựng Công trình giao thông I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc, trở thành một Tổng công ty mạnh và khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giao thông Vận tải. Hiện nay Tổng công ty đã và đang hợp tác, liên doanh với các tập đoàn của Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ...Tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng giá trị các hợp đồng trên 6000 tỷ VND. 2- Những đặc điểm cơ bản của tổng công ty a- Đặc điẻm ngành nghề kinh doanh Là một Tổng công ty trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 gồm có các ngành nghề sản xuất kinh doanh sau: - Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường bộ: Là ngành mũi nhọn chủ yếu của Tổng công ty. Lực lượng xây dựng đường bộ của Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh với 10 công ty đã từng thi công nhiều loại đường các cấp khác nhau, từ giản đơn đến hiện đại (đá dăm nước, bán thấm nhập, láng nhựa, bê tông Asphalt...). - Xây dựng các công trình cầu: Tổng công ty có lực lượng xây dựng cầu lớn mạnh tập trung ở hai công ty cầu 12 và cầu 14. Trong 35 năm qua, Tổng công ty đã xây dựng hanhg trăm cây cầu với tất cả các kết cấu đã có ở Việt Nam, bằng tất cả các giải pháp thi công hiện có. Một số công trình cầu như: Cầu Chương Dương, cầu Phú Lương, cầu Hoà Bình, cầu Hoàng Thạch, cầu Quán Toan, cầu Kroong... - Xây dựng cảng: Trong lĩnh vực xây dựng Cảng, Tổng công ty có công ty xây dựng công trình thuỷ bao gồm 8 xí nghiệp lớn nhỏ và các chi nhánh trực thuộc tại Đà Nẵng, Bình Định, Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra các công ty cầu của Tổng công ty cũng tham gia xây dựng các Cảng lớn của Việt Nam. Trong các năm qua Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã xây dựng phần lớn các Cảng biển, Cảng sông, Cảng chuyên dùng cho các ngành công nghiệp quốc phòng, năng lượng, và các cảng lớn trên toàn quốc. - Xây dựng công trình đường sắt: Giao thông vận tải bằng đường sắt là một ngành giao thông chiếm phần quan trọng không nhỏ trong việc giao lưu phát triển kinh tế của các miền, làm giảm cước phí vận tải, tăng được số lượng hàng hoá. Do vậy sẽ góp phần tăng nhanh lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với vai trò rất quan trọng của đường sắt trong ngành giao thông vận tải, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 có công ty chuyên lắp đặt mới và đại tu, nâng cấp đường sắt,xây dựng nền và mặt hầu hết các tuyến đường sắt quan trọng như: Bắc- Nam, Hà Nội – Lạng Sơn,Lào Cai... - Xây dựng sân bay: Ngay từ đầu thập kỷ 60, các lực lượng của Tổng công ty đã tham gia xây dựng các công trình sân bay quân sự và sân bay dân dụng góp phần bảo vệ đất nước. Và liên tục từ đó tơí nay Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã xây dựng tới 7 sân bay trong nước như: Sân bay Kép Hà Bắc, sân bay Yên Bái, sân bay Nội Bài, sân bay Sao Vàng Thanh Hoá, sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Bài, sân bay Điện Biên, và mới đây nhất là thi công đường lăn đầu Đông, đầu Tây, nhà ga T1 sân bay Nội Bài và tham gia đấu thầu các dự án xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất. - Xây dựng nhà máy, khu công nghiệp và các công trình dân dụng: Từ đầu thập kỷ 70 đến nay, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã góp phần xây dựng các nhà máy, đóng mới và sửa chữa tầu biển. Đồng thời xây dựng các công trình giao thông phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, giấy, xi măng, khu công nghiệp... góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ: Sự nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và từng bước trẻ hoá lực lượng đã được Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 quan tâm đúng mức. Để cán bộ quản lý có đủ trình độ quản lý các dự án bằng vốn nước ngoài, có trình độ điều hành sản xuất và chỉ đạo thi công đạt chất lượng và hiệu quả những công trình có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao, có đôị ngũ công nhân lành nghề, làm chủ và sử dụng thành thạo những trang thiết bị hiện đại, nhiều chức năng mới được đầu tư. Ngoài việc Tổng công ty đã mạnh dạn đưa các cán bộ quản lý, các cán bộ kỹ thuật đi học, bồi dưỡng, đào tạo thêm Tổng công ty còn mở các lớp học ngoại ngữ, tin học nhằm nâng cao hiệu qua công tác. Tổng công ty có 01 trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông. Những năm qua Tổng công ty đã phát huy khả năng đào tạo của trường để đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân thuật. Trường lấy mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo công nhân bậc 3 cho các ngành nghề: sắt hàn, kích kéo, bê tông, sửa chữa cơ khí... ngoài ra trường còn đào tạo bậc trung học và nghiệp vụ tổ trưởng sản xuất với số lượng 300 - 400 học viên mỗi năm. Ngoài các ngành nghề kể trên Tổng Cty còn có các hoạt động như: Sữa chửa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí, cung ứng, xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị GTVT, tư vấn đầu tư xây dựng giao thông, thí nghiệm vật liệu xây dựng, khảo sát thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn… b - Đặc điểm về sản phẩm. Do sản phẩm của Tổng công ty là các công trình đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, sân bay... nên nó có những đặc điểm chung về sản phẩm của ngành xây dựng. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các đặc điểm sau: - Sản phẩm xây dựng là các công trình được xây dựng tại chỗ, đứng cố định tại địa điễm và phân bố tản mạn ở nhiều nơi. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định dẫn tới chi phí cho khâu vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, điều động nhân công cao, từ đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng từng đồng vốn của doanh nghiệp . - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, giá trị rất cao, thời gian thi công lâu và sử dụng lâu dài. Do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây ra sự lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Điều này đẫn tới việc chi ra một khoản để bảo hành các công trình đã hoàn thành (thường là 5% giá trị thanh lý hợp đồng) gây ra tình trạng ứ đọng lãng phí vốn. Do vậy, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cả Tổng công ty. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu, địa hình của địa phương và mang nhiều tính đa dạng, cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp sản xuất. Do đặc điểm này mà chi phí cho việc khảo sát, thiết kế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thí nghiệm vật liệu, giao dịch với khách hàng (các chủ đầu tư) là rất lớn. Do đó làm tốt công tác này sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung ứng nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm của xây dựng làm ra. Đặc điểm này yêu cầu Tổng công ty phải có sự hợp tác với các ngành có liên quan thì mới đảm bảo được yêu cầu của chủ đầu tư, nâng cao uy tín của Tổng công ty trên thị trường. c. Đặc điểm về sản xuất trong xây dựng . Không giống như các ngành sản xuất hàng hoá bình thường khác, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông có các đặc điểm sau: - Sản xuất xây dựng các công trình giao thông được tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điêù kiện thời tiết. Đặc điểm này đòi hỏi Tổng công ty phải chỉ đạo các đơn vị lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công trên hiện trường, áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý sự bền chắc của máy móc thiết bị . Đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý tới các nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán đấu thầu. Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo từng gói thầu cụ thể vì sản xuất xây dựng có tính cá biệt cao và chi phi lớn. Đặc điểm này đẫn đến yêu cầu là phải xác định giá cả sản phẩm trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu cho từng công trình cụ thể trở lên phổ biến trong sản xuất xây dựng. -Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa diểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra khó khăn cho việc tổ chưc sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất. Do vậy làm tốt công tác quản trị sản xuất sẽ dẫn tới việc tiết kiệm chi phi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh trong xây dựng thường kéo dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư công trình và vốn sản xuất của Tổng công ty bị ứ đọng lâu dài tại các công trình còn đang thi công dở dang, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty. Ngoài ra các công trình thi công xong dễ bị hao mòn vô hình do tiến bộ của khoa học kỹ thuật nếu thời gian xây dựng quá dài. Do đó phải chú ý đến yếu tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian thích hợp, để tránh thất thoát vốn trong sản xuất kinh doanh. 3. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Hội đồng Quản trị Tổng Giám Đốc P.Tổng Giam Đốc Kinh doanh P.Tổng Giám Đốc Vật tư - Thiết bị Công nghệ P.Tổng Giám Đốc Kỹ thuật - Công nghệ thi công P.Tổng Giám Đốc Quản lý thi công P.Tổng Giám Đốc Nội chính Phòng kế hoạch thống kê Phòng tài chính kế toán Phòng quản lý thiết bị vật tư Phòng thông tin thị trường Phòng quản lý dự án Phòng tổ chức cán bộ lao động Văn phòng Ban ĐH các dự án trong nước Ban ĐH các dự án ngoài nước Khối xây dựng cầu, cảng Khối xây dựng đường sân bay Khối xây dựng hỗn hợp Khối dịch vụ, phục vụ Ban kiểm soát Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến 1 - Hội đồng Quản trị: Bao gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các uỷ viên. Hội đồng Quản trị thực hiện chức năng quản lý các hoat động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo quyền hạn, trách nhiệm Nhà nước giao. 2 - Ban kiểm soát: Hội đồng Quản trị thành lập ban kiểm soát để giúp Hội đồng Quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viển trong hoạt động điều hành,hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị và luật pháp. 3- Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc. Tổng Giám đốc: Là người do Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ của Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, trước Bộ trưởng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Bộ máy giúp việc: -Các phó tổng Giám đốc: Là người giúp tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực như: Kinh doanh, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật thi công, quản lý thi công và nội chính. Các phó tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc giao phó. Các phòng ban: + Phòng kế hoạch- thống kê: Làm chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức giám sát thực hiện các kế hoạch. + Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Thu thập, phân loại, tổng hợp và xử lý các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản trị doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình sử dụng vốn, lập kế hoạch huy động vốn, phân phối các nguồn vốn cho các đơn vị thành viên. + Phòng quản lý thiết bị vật tư: Có các nhiệm vụ sau: Tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất về mặt kỹ thuật thi công, áp dụng công nghệ mới, đưa ra các giải pháp kỹ thuật mới đảm bảo tiến độ thi công các công trình đạt hiệu quả cao. Chuyển giao công nghệ, mua máy móc thiết bị vật tư. + Phòng thông tin thị trường: Có các chức năng sau: Tìm kiếm các gói thầu, chuẩn bị các thông tin cần thiết cho đấu thầu, lập hồ sơ dự thầu các công trình. Tìm kiếm các nguồn cung ứng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị với giá rẻ hơn. + Phòng quản lý các dự án: Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đã thắng thầu. + Phòng tổ chức cán bộ lao động: Có các chức năng nhiệm vụ sau Quản lý lao động, thực hiện chế độ đối với người lao động: chế độ tiền lương, thưởng, phạt, hưu trí, bảo hiểm và công tác an toàn trog lao động. + Văn phòng : Giúp cho Tổng Giám đốc và các phòng ban chức năng trong việc sau: Tổ chức quản trị, xây dựng và giải quyết văn bản. Công tác hành chính: Lập kế hoạch tổ chức, chuẩn bị các cuộc họp, hội nghị cho Tổng công ty, tổ chức các chuyến đi công tác cho lãnh đạo. + Các ban điều hành các dự án trong và ngoài nước: Các ban này được thành lập theo đòi hỏi của các dự án. Khi thắng thầu một dự án nào đó thì các ban này được thành lập nhằm giúp Tổng Giám đốc điều hành các hoạt động khi tiến hành các dự án. II - Đánh giá hiệu quả về mặt quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty 1 - Đánh giá khái quát tình hình tài chính: a .Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty những năm qua. Theo tính toán từ bảng 1, ta thấy chỉ tiêu tổng doanh thu của Tổng công ty liên tục tăng qua các năm: + Năm 2001 tăng cao hơn năm 2000 là: 429.052 triệu đồng (37,3%) đây cũng là năm mà tổng doanh thu của Tổng công ty tăng nhanh nhất. + Năm 2002 tăng cao hơn năm 2001 là: 161.429 triệu đồng ( 10,2% ) + Năm 2003 tổng doanh thu tăng cao hơn năm 2002 là: 383.435 triệu đồng(22.03%) Về chỉ tiêu tổng chi phí ta thấy: + Năm 2001 tổng chi phí tăng cao hơn năm 2000 là: 533.023 triệu đồng (51,9%) + Năm 2002 chi phí tăng so với năm 2001 là: 241.994 triệu đồng (15,5%). + Năm 2003 tổng chi phí tăng so với năm 2002 là: 293.632 triệu đồng (16.29%). Nhìn chung các năm qua Tổng công ty đã cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí. Xét về chỉ tiêu lãi trước thuế ta thấy: + Năm 2001 lãi trước thuế tăng cao hơn so năm 2000 là: 3.115 triệu đồng (14,2% ). + Năm 2002 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 2001 là: 2.499 triệu đồng (9,9% ). + Năm 2003 lãi trước thuế tăng cao hơn năm 2002 là: 5.371 triệu đồng (19,45% ). Như vậy qua các năm lãi trước thuế liên tục tăng, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rất khả quan. Cũng từ Bảng 1 ta thấy: + Năm 2001 số thuế mà Tổng công ty nộp cho Nhà nước tăng cao hơn so năm 2000 là: 820 triệu đồng (15% ) + Năm 2002 so với năm 2001 số thuế nộp tăng 517 triệu đồng (8,2% ) + Năm 2003 so với năm 2002 số thuế nộp tăng 228 triệu đồng (3,34% ). Vậy qua các năm Tổng công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước Bảng 4: Cơ cấu vốn Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 1.TSCĐ/Tổng tài sản 57,7 48,7 53,4 53,5 2.TSLĐ/Tổng tài sản 42,3 51,3 46,6 46,5 Đơn vị: % (Nguồn: Báo cáo quyết toán 2000, 2001, 2002, 2003) Từ bảng 4 ta thấy tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản liên tục tăng qua các năm: Năm 2000 là: 57,7%; năm 2001 là: 48,7%; năm 2002 là: 53,4%; năm 2003 là: 53,5%. Điều này cho thấy những năm qua Tổng công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ. Bảng 5: Báo cáo kiểm kê vốn cố định của Tổng công ty STT Năm Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Giá trị còn lại 1 2001 873,273 435,064 438,209 2 2002 1,011,023 472,682 538,340 3 2003 1,377,507 629,771 747,736 4 2004 1,627,359 800,056 827,303 Nhìn vào bảng ta thấy vốn cố định tăng dần qua các năm: Năm 2000 là: 873.273 triệu đồng, năm 2001 là: 1.011.023 triệu đồng, năm 2002 là: 1.377.507 triệu đồng, năm 2003 là: 1.627.359 triệu đồng. Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ bằng cách chuyển dần giá trị vào giá thành sản phẩm một cách có kế hoạch theo định mức quy định. Mỗi loại tài sản được áp dụng một loại tỷ lệ khấu hao nhất định, trong kỳ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 đã trích đủ khấu hao 5% với nhà xưởng, 10% với máy móc thiết bị văn phòng và máy móc thiết bị thi công. Việc tính khấu hao thấp như vậy đã làm cho giá các dự án đấu thầu trong nước thấp, đảm bảo tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, việc tinh khấu hao với tỷ lệ và phương pháp trên đã khấu hao không bù đắp đủ nguyên giá TSCĐ, làm cho việc tái sản xuất giản đơn TSCĐ khấu hao không thể thực hiện được. Bảng 6: Báo cáo kiểm kê vốn lưu động. Năm Vốn lưu động 2000 323,729 2001 574,074 2002 608,983 2003 726,741 (Nguồn :Báo cáo quyết toán năm 2000, 2001, 2002, 2003) Bảng 6 cho thấy qua các năm tình vốn lưu động của Tổng công ty liên tục tăng: năm 2001 tăng so với năm 2000 là: 250.345 triệu đồng; năm 2002 tăng so với năm 2001 là: 34.909 triệu đồng, năm 2003 tăng so với năm 2002 là: 117.758 triệu đồng. 2. Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty . a. Đánh giá sử dụng vốn cố định. Chúng ta sẽ dựa vào bảng 10 để xem xét các chỉ tiêu: + Mức doanh lợi vốn cố định + Hiệu suất sử dụng vốn cố định Các chỉ tiêu được trình bay theo hai phần: - Khái niệm - Phân tích - Mức doanh lợi vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 10, ta thấy: + Năm 2000: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,037 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 2001: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,034 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 2002: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,030 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 2003: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,031 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy có thể thấy năm 2001 và năm 2002 mức doanh lợi giảm và không tăng là do tốc độ tăng vốn cố định nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận, do những năm này Tổng công ty đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị. Tới năm 2003 tỷ lệ này đã tăng lên 0,001. _Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. + Năm 2000: 1 đồng vốn cố định đem lại 2,61 đồng doanh thu + Năm 2001: 1 đồng vốn cố định mang lại 2,89 đồng doanh thu + Năm 2002: 1 đồng vốn cố định mang lại 2,49 đồng doanh thu + Năm 2003: 1 đồng vốn cố định mang lại 2,54 đồng doanh thu . Qua số liệu phân tích ta thấy rằng: năm 2002 hiệu suất vốn cố định giảm 13,88% so với năm 2001, vì tốc độ tăng doanh thu (10,22%) nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cố định (27,98%), qua năm 2003 hiệu suất sử dụng vốn cố định đã tăng thêm 1,835%. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hiệu suất sử dụng vốn cố định của Tổng công ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy Tổng công ty đang sử dụng vốn cố định có hiệu quả . _Hàm lượng vốn cố định: cho biết để làm ra một đồng lợi nhuận cần tiêu tốn bao nhiêu đồng vốn cố định. Tỷ lệ này càng nhỏ càng phản ánh viêc Tổng công ty sử dụng vốn cố định càng hiệu quả. + Năm 2000: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,384 đồng vốn cố định + Năm 2001: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,345 đồng vốn cố định + Năm 2002: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,401 đồng vốn cố định + Năm 2003: để đạt được 1 đồng doanh thu cần tiêu tốn 0,394 đồng vốn cố định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc hạ thấp hàm lượng vốn cố định nhưng qua phân tích ta thấy hàm lượng vốn cố định của Tổng công ty vẫn còn cao. b. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được đánh giá đồngựa trên các chỉ tiêu sau: + Mức doanh lợi vốn lưu động + Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động + Số vòng quay vốn lưu động Các chỉ tiêu này cũng được trình bày theo hai phần: + Khái niệm + Phân tích _Mức doanh lợi vốn lưu động: cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ Bảng 11, ta thấy: + Năm 2000: một đồng vốn lưu động mang lại 0,051 đồng lợi nhuận + Năm 2001: một đồng vốn lưu động mang lại 0,033 đồng lợi nhuận + Năm 2002: một đồng vốn lưu động mang lại 0,034 đồng lợi nhuận + Năm 2003: một đồng vốn lưu động mang lại 0,036 đồng lợi nhuận Như vậy,các năm 2002, 2003 mức doanh lợi tăng ( 4,2% và 4,54% ) do tốc độ tăng vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận (10,5% và 24,75%). Năm 2000 mức doanh lợi vốn lưu động giảm 35,8% do tốc độ tăng vốn lưu động bình quân tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng cuả lợi nhuận . _Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: được tính bằng cách lấy vốn lưu động chia cho doanh thu. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Chỉ tiêu này cho biết để có được một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ tính toán Bảng 11 ta có: + Năm 2000 để có một đồng doanh thu cần 0,282 đồng vốn lưu động. + Năm 2001 để có một đồng doanh thu cần 0,364 đồng vốn lưu động. + Năm 2002 để có một đồng doanh thu cần 0,350 đồng vốn lưu động. + Năm 2003 để có một đồng doanh thu cần 0,342 đồng vốn lưu động. Như vậy so với năm 2000, năm 2001 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 0,082 (hay 29,1%); Năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0,014 (hay 3,8%); Năm 2003 so với năm 2002 giảm 0,008 (hay 2,21%). Sự giảm xuống một cách liên tục của hệ số đảm nhiệm qua các năm phản ánh việc sử dụng vốn lưu động ở Tổng công ty là đạt hiệu quả cao. - Số vòng quay vốn lưu động: Được tính bằng cách lấy doanh thu chia cho vốn lưu động bình quân trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động chu chuyển được mấy vòng. Hệ số này càng cao, càng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao. Năm 2001 so với năm 2000 số vòng quay giảm 0,802 vòng/năm (hay 22,6%); So với năm 2002 năm 2001 số vòng quay tăng 0,107 vòng/năm (hay 3,9%); So với năm 2003 năm 2002 số vòng quay tăng 0,065 vòng/năm (hay 2,26%). - Thời gian một vòng luân chuyển: Cho biết một vòng luân chuyển vốn lưu động mất bao nhiêu ngày. Thời gian qua do số vòng quay vốn lưu động của Tổng công ty liên tục tăng làm cho thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động được rút ngắn lại. Cụ thể là so sánh năm 2001 với năm 2000 thời gian một vòng luân chuyển được tăng 29,5 ngày; nhưng năm 2002 so với năm 2001 rút ngắn được 4,919 ngày ; năm 2003 so với năm 2002 rút ngắn tiếp được 2,78 ngày. Vậy, có thể thấy rằng Tổng công ty đang sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả. c. Đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Tổng công ty . Hệ số hiệu quả sử dụng vốn: cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu + Năm 2000: một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,503 đồng doanh thu . + Năm 2001: một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,4104 đồng doanh thu . + Năm 2002: Một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo được 1,3315 đồng doanh thu. + Năm 2003: Một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,3586 đồng doanh thu Như vậy, mặc dù hàng năm vốn có tăng song do tốc độ tăng vốn chậm hơn so với tốc độ tăng tổng doanh thu, từ đây ta có thể nhận xét rằng Tổng công ty sử dụng có hiệu quả đồng vốn của mình nhưng với hiệu suất còn chưa cao. Trong thời đại khoa học công nghệ mà một đồng vốn của Tổng công ty chỉ tạo ra được từ 1,503-1,3586 đồng doanh thu Tổng công ty cần phải nghiên cứu để đưa hàm lượng máy móc thiết bị tăng cao hơn nữa trong cơ cấu giá thành cũng như trong doanh thu . _Hệ số sinh lời: cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại được mấy đồng lợi nhuận. Qua phân tích ta thấy trong thời gian qua hệ số sinh lời của vốn kém ổn định và vẫn ở tỷ lệ khá thấp, cụ thể: năm 2000 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,0216 đồng lợi nhuận; năm 2001 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra 0,0168 đồng lợi nhuận; năm 2002 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tạo ra được 0,0159 đồng lợi nhuận; năm 2003 một đồng vốn tham gia vào sản xuất tọa ra được 0,0166 đồng lợi nhuận. Thời gian qua hệ số sinh lời của từng đồng vốn đã tăng dần, tuy nhiên vẫn còn rất thấp. _ Tỷ suất lợi nhuận: cho biết một đồng doanh thu thu được mấy đồng lợi nhuận. + Năm 2000 một đồng doanh thu đem lại 0,0143 đồng lợi nhuận + Năm 2001 một đồng doanh thu đem lại 0,0119 đồng lợi nhuận + Năm 2002 một đồng doanh thu đem lại 0,01119 đồng lợi nhuận + Năm 2003 một đồng doanh thu đem lại 0,0122 đồng lợi nhuận Tính toán trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty chưa cao, dù doanh thu đạt được qua mỗi năm là rất lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa tương xứng. Lợi nhuận đạt trên từng đồng doanh thu là quá thấp. So sánh giữa các năm ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng quá chậm, thậm chí có năm còn giảm (năm 2000 ). Liên hệ với chi phí ta thấy Tổng công ty chưa thực sự tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bảng 8 cho thấy hàng năm Tổng công ty đã chi ra một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. _Kỳ thu tiền trung bình: cho biết về khả năng thu hồi các khoản nợ của Tổng công ty. Theo Bảng 9 thì: + Năm 2000 kỳ thu tiền trung bình là 194 ngày + Năm 2001 kỳ thu tiền trung bình là 193 ngày + Năm 2002 kỳ thu tiền trung bình là 180 ngày + Năm 2003 kỳ thu tiền trung bình là 307 ngày Như vậy trong những năm trở lại đây Tổng công ty đã cố gẳng rút ngắn được thời gian kỳ thu tiền trung bình. điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Tổng công ty, nó giúp làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tăng cường lượng vốn cho sản xuất kinh doanh trong tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, từ năm 2003 trở đI, kỳ thu tiền trung bình đã tăng lên rất nhiều (307 ngày và điều này đã rất gây khó khăn về vốn cho Tổng công ty và đây cũng là tình hình nợ tồn đọng của các đơn vị thi công trong ngành GTVT nói chung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0021.doc
Tài liệu liên quan