Bộ phận tài chính của công ty được tổ chức khá chặt chẽ và cách làm việc khá
khoa học. Phòng tài chính - kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán phân tán phân
cấp, do đó, việc tổng hợp số liệu còn phải mang tính chọn lọc, đúng theo sự phân cấp,
đúng theo chế độ hạch toán kế toán chứ không phải là sự cộng dồn đơn thuần giống
như chỉ có mô hình phân tán. Sự chọn lọc thông tin, số liệu từ cấp dưới lên cấp trên và
tới khi tập trung toàn công ty phải là sự tổng hợp, chọn lọc đa phương thức phù hợp
với yêu cầu hạch toán và yêu cầu quản lý. Chính đặc điểm này của bộ phận tài chính
Công ty góp phần làm cho công tác tài chính của công ty diễn ra thuận lợi và hiệu
quả, đảm bảo thực hiện đúng chế độ và chuẩn mực kế toán mà Nhà nước đặt ra, tạo
điều kiện cho công ty ngày càng phát triển mạnh hơn nữa
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ử dụng
cho các khoản sau:
1. Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định;
2. Trả các khoản phạt quy định không được tính vào chi phí kinh doanh;
3. Lập các quỹ đặc biệt;
4. Chia lãi cho các đối tác liên doanh;
5. Trích lập các quỹ doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển không nhỏ hơn
50%; Quỹ dự phòng tài chính 10% và số dư không vượt quá 25% vốn
điều lệ; Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5% và số dư không vượt quá
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 21 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
6 tháng lương; Quỹ khen thưởng phúc lợi không vượt quá 2 hoặc 3 tháng
lương;
+ Đối với công ty cổ phần, toàn bộ lợi nhuận sau thuế được dùng để trích
lập quỹ dự trữ bắt buộc (5% lợi nhuận) cho đến khi số dư quỹ bằng 10%
vốn điều lệ. Số còn lại tuỳ thuộc vào chính sách phân phối của công ty trong
từng thời kỳ, do đại hội cổ đông quyết định.
1. Quỹ tái đầu tư khoảng 15-45 %
2. Quỹ nghiên cứu phát triển và đào tạo khoảng 5-10 %
3. Quỹ dự phòng rủi ro khoảng 0-5 %
4. Quỹ khen thưởng và phúc lợi tối thiểu 10 %
5. Số còn lại là cổ tức chia theo cổ phần
• Nguồn tài chính do điểu chỉnh cơ cấu
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có những tài
sản cố định đầu tư sai mục đích hoặc không phát huy được tác dụng hay do
những sai lầm trong cơ cấu đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động dẫn
đến co sự chênh lệch bất hợp lý. Quá trình điều chỉnh cơ cấu này dẫn đến có
những tài sản cố định được bán, được thanh lý trước thời hạn, cho thuê hoặc
tái cho thuê…hình thành một số vốn nhất định phục vụ cho mục đích đầu tư
hiện đại hoá hoặc mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Phương thức
này không làm tăng tổng số vốn sản xuất kinh doanh nhưng lại giúp doanh
nghiệp giảm sự lãng phí vốn và tận dụng hết khả năng hiện có. Điều chỉnh
cơ cấu tài sản chính là việc kịp thời bán tài sản cố định dư thừa, làm việc
không hiệu quả và giảm lượng lưu kho tài sản lưu động không cần thiết.
Công việc này cần được xem xét trên cơ sở thường xuyên kiển tra, tính toán
và kết quả công tác định mức.
Nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp
Căn cứ vào theo thời gian hoàn trả thì nguồn tài trợ từ bên ngoài doanh
nghiệp chia thành nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn.
• Nguồn tài trợ ngắn hạn là những khoản vốn mà
doanh nghiệp phải hoàn trả trong thời hạn 1 năm, bao gồm: tín dụng
thương mại, tiền đặt cọc, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ (như chậm thanh toán
cho người lao động, chậm trả tiền thuê nhà,….). Có 2 loại:
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn: Hình thức phát sinh
thường xuyên và có quy mô lớn là tín dụng thương mại. Đây là hình
thức mua hàng hoá của các bạn hàng mà chưa thanh toán tiền.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 22 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn: Thông thường các nguồn vay
ngắn hạn của doanh nghiệp là từ các định chế tài chính. Những khoản
vay này có thể phải bảo đảm, song cũng có thể nhận được từ nhà tài trợ
mà không cần bất cứ sự đảm bảo thanh toán nào. Việc đảm bảo thanh
toán có thể là tín chấp, thể chấp, ….
• Nguồn tài trợ dài hạn là những khoản tiền có thời gian sử dụng dài
hơn một năm kể từ ngày đầu tiên nhận được chúng. Nguồn tài trợ dài
hạn thường được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải…. Doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài trợ này
từ nhiều nguồn tài trợ: tín dụng thuê mua trả góp, vay dài hạn, phát hành
trái phiếu, cổ phiếu…
Căn cứ theo đối tượng cung ứng vốn thì nguồn tài trợ từ bên
ngoài chia thành các loại sau:
• Vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp:
Doanh nghiệp Nhà nước được một lượng vốn xác định từ Ngân
sách nhà nước cấp. Thông thường hình thức này không đòi hỏi nhiều
điều kiện ngặt nghèo như các hình thức huy động khác. Hiện nay, đối
tượng được cung ứng vốn theo hình thức này thường là các doanh
nghiệp nhà nước được nhà nước xác định có vai trò là công cụ điều tiết
kinh tế, hoặc các dự án công ích, hay các dự án lớn có tầm quan trọng
đặc biệt do nhà nước trực tiếp đầu tư.
• Vốn qua phát hành cổ phiếu:
Đây là hình thức doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị
trường chứng khoán. Đặc trưng của hình thức cung ứng vốn này là
doanh nghiệp dễ dàng tăng được lượng vốn mà không cần tăng nợ bởi
người mua cổ phiếu đều trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
chỉ có những doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu mới có thể
huy động vốn theo cách này, đồng thời doanh nghiệp còn phải công khai
các thông tin tài chính theo luật.
• Vay vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn:
Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng. Hình thức
này khác với phát hành cổ phiếu ở chỗ nó mang đặc trưng cơ bản là tăng
vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu cần có
sự giúp đỡ của ngân hàng thương mại và chỉ có những doanh nghiệp
thoả mãn được các điều kiện theo luật định mới có thế phát hành trái
phiếu.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 23 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại:
Đây là mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng thương mại và doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn lớn, đúng hạn và
có thể mời các ngân hàng cùng tham gia thẩm định dự án nếu có yêu cầu
đầu tư lớn. Để có thể huy động vốn theo cách này doanh nghiệp phải có
uy tín, chấp nhận các thủ tục vay vốn ngặt nghèo, và phải đảm bảo khoản
vay của mình bằng cách thế chấp, tín chấp,… và phải chịu sự kiểm soát
của ngân hàng trong thời hạn vay đối với mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
• Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp:
Tín dụng thương mại là hình thức doanh nghiệp chiếm dụng số tiền
nợ khách hàng của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Có 2
hình thức tín dụng thương mại chủ yếu:
+ Doanh nghiệp mua máy móc thiết bị theo phương thức trả chậm. Tức
là doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết bị và dùng ngay nhưng chưa
phải thanh toán tiền ngay, số tiền còn nợ này là số tiền mà doanh nghiệp
chiếm dụng được của người cung ứng trong một khoảng thời gian.
+ Vốn khách hàng ứng trước. Trong quá trình kinh doanh, khi ký hợp
đồng đặt hàng khách hàng thường phải trả trước một lượng tiền hàng
hoặc đặt cọc một số tiền nhất định, và doanh nghiệp được sử dụng khoản
tiền này mặc dù chưa sản xuất hay cung ứng sản phẩm cho khách hàng.
• Tín dụng thuê mua:
Hình thức này được thực hiện giữa doanh nghiệp thuê mua thiết bị
và nhà cung cấp thiết bị cho thuê mua. Với tín dụng thuê mua, doanh
nghiệp không những nhận được máy móc thiết bị và các hướng dẫn kỹ
thuật cần thiết mà còn tránh được những tổn thất do mua máy móc
không đúng yêu cầu hoặc mua nhầm và giúp doanh nghiệp nhanh chóng
đổi mới tài sản cố định của mình.
• Vốn liên doanh, liên kết:
Với phương thúc này, doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh
nghiệp khác nhằm tạo vốn cho một hay một số hoạt động dự án liên
doanh nào đó. Như vậy doanh nghiệp có được lượng vốn cần thiết cho
một số hoạt động của mình mà không làm tăng nợ. Trong quá trình hoạt
động, các bên liên doanh liên kết sẽ cung chia sẻ lợi nhuận và rủi ro.
• Vốn được cung ứng từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ
sở hạ tầng. Phương thức này có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 24 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI.
Các doanh nghiệp trong nước còn nhận được vốn đầu tư từ các
doanh nghiệp nước ngoài. Với nguồn vốn này doanh nghiệp không chỉ
nhận được vốn mà còn nhận được kỹ thuật công nghệ, và mở rộng được
thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát
của doanh nghiệp nươc ngoài.
• Nguồn vốn ODA.
Với nguồn vốn này thì doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được
nguồn vồn là các chương trình hợp tác của Chính phủ, các tổ chức phi
Chính phủ và các tổ chức Quốc tế khác. Hình thức cầp vốn ODA là viện
trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất hoặc ưu
đãi về thời hạn thanh toán.
Các giải pháp để huy động vốn
Để đảm bảo lượng vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu
quả kinh tế cao, rủi ro thấp thì doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm mọi nguồn vốn
có thể huy động, phân tích, so sánh rủi ro tín dụng cũng như so sánh chi phi sử dụng
vốn từ các nguồn khác nhau để chọn lựa giải pháp huy động vốn với phương châm đa
dạng hoá các nguồn cung ứng vốn. Doanh nghiệp có các giải pháp sau:
♦ Phải xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trrạng thị trường và
môi trường kinh doanh trong từng thời kỳ. Đồng thời trong quá trình hoạt động,
doanh nghiệp phải lấy chiến lược làm công cụ định hướng cho các hoạt động của
mình.
♦ Tạo niềm tin nơi cung ứng vốn. Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp đối với
khách hàng là tài sản vô giá của doanh nghiệp không chỉ trên thị trường hàng hoá
mà cả trên thị trường tài chính.
♦ Doanh nghiệp phải xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật vững chắc cho hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và cho các dự án đầu tư cụ thể cần huy động
vốn riêng.
♦ Huy động vốn bằng nhiều hình thức từ nhiều đối tượng khác nhau. Đây là điều
kiện nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị ảnh
hưởng do bị thiếu vốn.
♦ Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Phải thường xuyên tiến hành
phân tích hiệu quả kinh tế theo các tiêu thức thích hợp.
4. Cách đánh giá tình hình sử dụng vốn
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 25 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Để đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn sau:
Vốn cố định
- Tính theo doanh thu:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn cố định
làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn cố định
làm ra bao nhiêu đồng lãi.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Trong đó, chỉ tiêu vốn cố định bình quân được tính như sau:
Vốn lưu động
Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ quay vòng vốn lưu động:
- Tốc độ vòng quay vốn lưu động:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, vốn lưu động quay
được n vòng.
Trong đó, vốn lưu động bình quân được tính như sau:
- Kỳ luân chuyển bình quân:
Công thức tính:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 26 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
HLN
VCĐ
= Tổng lợi nhuận
Vốn cố định bình quân
n =
Tổng doanh thu
thuần
Vốn lưu động bình
quân
n = Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
( vòng / kỳ)
n = Tnt = Tổng doanh thu thuần
T . Vốn lưu động bình quân
( ngày / vòng) =
HDT
VCĐ
= Tổng doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Vốn cố định
bình quân Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ
2
=
Vốn lưu động
bình quân Vốn lưu động đầu kỳ + Vốn lưu động cuối kỳ
2
=
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Trong đó, T là số ngày của kỳ tính toán, được xác định như sau:
1 năm : T = 360 ngày;
6 tháng: T = 180 ngày;
1 quý: T = 90 ngày; …
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân của môt vòng quay vốn
lưu động.
- Mức độ đảm nhiệm của 1 đồng vốn lưu động:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, để có 1 đồng doanh
thu cần có kđn đồng vốn lưu động.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Hiệu suất theo doanh thu:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn lưu động
làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn lưu động
làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Các chỉ tiêu về tiết kiệm vốn lưu động:
Khi tăng được tốc độ quay vòng vốn lưu động thì sẽ có tiết kiệm về vốn lưu
động. Có 2 chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động:
• Tiết kiệm tuyệt đối:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 27 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
n = 1
n
k
đn
= Tổng doanh thu
thuần
Vốn lưu động bình quân
=
HDT
VLĐ
= Tổng doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
HLNVLĐ =
Tổng lợi nhuận
Vốn lưu động bình quân
n =
D
1
n
1
V
1
= (1)
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đây là trường hợp khi doanh nghiệp không tăng về quy mô nhưng nếu tăng
được tốc độ quay vòng vốn thì chỉ cần 1 lượng vốn lưu động ít hơn cũng tạo
được doanh thu như cũ.
Công thức tính:
∆V = V1 – V0 (*)
Trong đó:
∆V : Tiết kiệm vốn lưu động tuyệt đối
V1 : Vốn lưu động kỳ nghiên cứu.
Được xác định như sau:
D1 : Doanh thu của kỳ nghiên cứu
n1 : Tốc độ quay vòng vốn kỳ nghiên cứu
V0 : Vốn lưu động kỳ gốc.
Được xác định như sau:
D0 : Doanh thu của kỳ gốc
n0 : Tốc độ quay vòng vốn kỳ gốc
Vì doanh thu giữa 2 kỳ không thay đổi, nên D1 = D0. Thay (1) và (2) vào (*) ta
có:
n1 > n0
∆V < 0, ta có lượng vốn lưu động tiết kiệm tuyệt
đối.
• Tiết kiệm tương đối:
Đây là trường hợp Doanh nghiệp không rút tiền bớt lượng vốn lưu động trong
quá trình sản xuất kinh doanh mà ngược lại còn tăng thêm, nhưng tăng tốc độ
quay vòng vốn làm cho doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng vốn. Khi tính
toán so sánh, vẫn có tiết kiệm vốn lưu động.
Công thức tính:
∆’V = V1 – V1’ (* *)
Trong đó:
∆’V : Tiết kiệm vốn lưu động tương đối
V1’ : Vốn lưu động giả định
Được xác định như sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 28 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
n
0
D
0V
0
= (2)
n
1
D
0∆V
= n
0
D
0-
n
0
D
1V
1
’
= (3)
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 29 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Thay (1) và (3) vào (* *) ta có:
n1 > n0
∆’V < 0, ta có lượng vốn lưu động tiết kiệm tương đối.
Vốn kinh doanh
- Tính theo doanh thu:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn kinh
doanh làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn kinh
doanh làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Trong đó, vốn kinh doanh bình quân được tính như sau:
Vốn vay
- Hiệu suất theo doanh thu:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn vay làm
ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 30 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
HDT
VV
= Tổng doanh thu thuần
Vốn vay bình quân
HLN
VV
= Tổng lợi nhuận
Vốn vay bình quân
Vốn kinh doanh bình quân
HDT
VKD
= Tổng doanh thu thuần
HLN
VKD
= Tổng lợi nhuận
Vốn kinh doanh bình quân
n
1
D
1∆V
= n
0
D
1-
Vốn kinh doanh
bình quân
Vốn cố định
bình quân
Vốn lưu động
bình quân
= +
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn vay làm
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
Vốn chủ sở hữu
- Hiệu suất theo doanh thu:
Công thức tính:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn chủ sở
hữu làm ra bao nhiêu đồng doanh thu.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
- Tính theo lợi nhuận:
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ, 1 đồng vốn chủ sở
hữu làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(chỉ tiêu này có thể tính theo lần hoặc %)
II – NGHIÊN CỨU CƠ CẤU VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY
Mục đích nghiên cứu
Trong doanh nghiệp có nhiều loại tài sản khác nhau để có thể sử dụng một cách
tốt nhất có hiệu quả cao thì cần có 1 cơ cấu tài sản hợp lý. Để đạt được cơ cấu hợp lý,
doanh nghiệp cần phải xác định được cơ cấu tài sản hiện tại, từ đó xác định được
những bất hợp lý và đưa ra giải pháp điều chỉnh. Tài sản của doanh nghiệp trước hêt
phải nói đến là tài sản cố định. Đây là bộ xương cho toàn bộ hệ thống hoạt động của
doanh nghiệp, là cơ sở cho thấy quy mô và khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Do
đó, cần phải xác định cơ cấu của tài sản cố định.
Lập biểu (Xem biểu đính kèm)
Nguồn số liệu
Số liệu trong biểu ở 2 cột đầu năm và cuối năm được lấy từ báo cáo tài chính
năm 2009 của doanh nghiệp, cụ thể đó là báo cáo tài chính và thuyết minh tài chính
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 31 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
HDT
VCSH
= Tổng doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
HLN
VCSH
=
Tổng lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu bình quân
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
các mục V.6, V.7, V.8 (xem tệp đính kèm). Các số liệu ở 3 cột tỷ trọng, chênh lệch và
so sánh được tính toán trên cơ sở các số liệu đã xin được.
Số liệu ở cột chênh lệch được tính bằng cách lấy số vốn cố định ở cuối năm trừ
cho số vốn cố định ở đầu năm.
Số liệu ở cột so sánh được tính bằng cách lấy số vốn cố định ở cuối năm chia
cho số vốn cố định ở đầu năm và nhân với 100 % .
Số liệu ở cột tỷ trọng được tính bằng cách lấy số vốn cố định ứng với từng loại
tài sản chia cho tổng số vốn cố định và nhân với 100 %.
Nhận xét về mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản
Cơ cấu vốn cố định của công ty như sau:
- Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp chiếm 66,01 % năm 2008,
năm 2009 đạt 69,80 %, tăng 10,59 % so với năm 2008. Trong đó, tài sản cố định
hữu hình chiếm 63,04 % năm 2008 và năm 2009 là 66,97 %; và tài sản cố định vô
hình chiếm 2,97 % năm 2008 và năm 2009 là 2,84 %.
- Tài sản cố định thuê tài chính chiếm 0 % và không thay đổi từ năm 2008
đến năm 2009.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: chiếm 33,99 % năm 2008, đạt 30,20 %
năm 2009, giảm 7,10 % so với năm 2008.
Là doanh nghiệp sản xuất có trên 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty có
lượng vốn cố định lớn đảm bảo có thể sản xuất với sản lượng lớn. Qua bảng cơ cấu
vốn cố định, có thể thấy vốn cố định tương ứng với tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ
lệ lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với Công ty. Bên cạnh đó, tài sản cố định vô
hình của Công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Báo cáo thuyết minh tài chính năm 2009 cho
thấy, ngoài quyền sử dụng đất thì chỉ có phần mềm máy tính. Như vậy là chưa hợp lý.
Trong xu thế thị trường, sự cạnh tranh là tất yếu, nhất là khi Công ty đã vươn ra thị
trường quốc tế, Công ty cần phải quan tâm đến vấn đề bản quyền cho các sản phẩm
của mình và các phát minh tạo ra các sản phẩm mới để có thể bảo vệ thương hiệu của
mình, đồng thời tạo được niềm tin của Công ty với người tiêu dùng trong nước và
nước ngoài.
Cách thức quản lý TSCĐ ở trong công ty
Việc quản lý TSCĐ ở trong Công ty do bộ phân kế toán về TSCĐ và vật tư
chịu trách nhiệm quản lý về mặt giá trị. Các bộ phận kỹ thuật và bộ phận quản lý việc
sử dụng tài sản của Công ty chịu trách nhiệm quản lý về mặt vật chất.
Bộ phận kế toán theo dõi hạch toán sự thay đổi giá trị của tài sản trong doanh
nghiệp để có thể thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp. Công việc này bắt đầu từ khi
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 32 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
tài sản được mua về doanh nghiệp hoặc từ khi tài sản hoàn thành đưa vào sử dụng
trong trường hợp doanh nghiệp tự chế tạo cho đến khi tài sản được bán thanh lý khỏi
doanh nghiệp.
Máy móc mua về hay được chế tạo cho bộ phận nào thì bộ phận đó có trách
nhiệm quản lý về việc sử dụng, theo dõi thường xuyên việc vận hành máy móc, thiết
bị, đảm bảo rằng việc sử dụng tuân đúng theo hưỡng dẫn sử dụng máy, kịp thời phát
hiện ra những hỏng hóc để báo cáo đề xuất việc xử lý. Hàng kỳ, Phòng kỹ thuật cơ
điện thực hiện việc bảo dưỡng bảo trì máy móc.
Khi Công ty có nhu cầu mua tài sản, bộ phận kỹ thuật cơ điện phải kiểm tra
chất lượng của tài sản có đúng với nhu cầu của doanh nghiệp (việc này đã được thực
hiện từ khi Công ty ký hợp đồng mua tài sản). Sau khi tài sản được đưa về doanh
nghiệp, kế toán thực hiện bắt đầu hạch toán cho tài sản. Mỗi tài sản được theo dõi một
cách chi tiết. Trong quá trình hoạt động, bộ phận kỹ thuật tiến hành giám sát việc sử
dụng cũng như bảo trì tài sản và kế toán thực hiện trích khấu hao theo quy định cho
tài sản và hạch toán việc sữa chữa thường xuyên. Nếu có sửa chữa lớn hay nâng cấp,
bộ phận quản lý tài sản sẽ phải đề xuất với cấp trên, cấp trên chấp nhận thì kế toán sẽ
hạch toán việc sửa chữa lớn cho tài sản đó. Việc sửa chữa lớn hay nâng cấp, doanh
nghiệp có thể thuê ngoài hoặc tự đảm nhận. Khi tài sản khấu hao hết, kế toán ngừng
việc theo dõi tài sản. Tài sản có thể được sử dụng tiếp tuỳ vào quyết định của cấp trên,
hoặc có thể bán, thanh lý.
Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp cũng có thể điều chuyển cho công ty
con hay các chi nhánh của mình. Nếu là công ty con, kế toán Công ty mẹ ngừng việc
tính khấu hao, công ty con tiếp tục việc tính khấu hao tài sản đó theo giá trị được đánh
giá lại.
Tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ
Căn cứ vào biểu CƠ CÂU VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ta có thể thấy tài
sản của Công ty đã có thay đổi từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2009.
Về tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp, giá trị tài sản tăng
3.001.556.305 đồng, đạt 110,59 % so với đầu năm. Trong đó, chỉ có tài sản cố định
hữu hình tăng tương ứng với giá trị như trên, đạt 111,09 % so với đầu năm; còn tài
sản cố định vô hình không có sự thay đổi. Cụ thể:
Tài sản cố định hữu hình:
Nhà cửa vật kiến trúc: năm 2009 đạt 10.997.715.066 đồng,giảm 509.506.130 đồng,
đạt 95,57 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 33 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị nhà cửa vật kiến trúc được mua sắm là 526.688.307
đồng, sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
• Tăng khác:
Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị nhà cửa vật kiến trúc thanh lý nhượng
bán là 515.219.861 đồng.
• Giảm khác: giá trị nhà cửa vật kiến trúc bị giảm đi là 65.313.114 đồng.
Máy móc thiết bị: năm 2009 đạt 12.989.259.683 đồng, tăng 414.343.971 đồng, đạt
103.3 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị máy móc thiết bị tăng lên do mua sắm là
3.623.518.764 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 2.654.843.234 đồng,
còn lại là vốn chủ sở hữu doannh nghiệp.
• Tăng khác: giá trị máy móc thiết bị tăng lên là 117.836.115 đồng.
Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị máy móc thiết bị giảm do thanh
lý nhượng bán là 345.111.438 đồng.
• Không có giảm vì nguyên nhân khác.
Phương tiện vận tải: năm 2009 đạt 3.988.365.439 đồng, tăng 1.071.528.394 đồng,
đạt 136.74 % so với đầu năm, do các nguyên nhân sau:
Tăng trong năm:
• Do mua sắm: giá trị phương tiện vận tải do mua sắm là
2.061.047.618 đồng. Trong đó, sử dụng vốn vay là 1.867.575.481 đồng,
còn lại là vốn chủ sở hữu.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Giảm trong năm:
• Do thanh lý, nhượng bán: giá trị phương tiện vận tải giảm do thanh lý,
nhượng bán là 1.572.280.177 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
TSCĐ dùng trong quản lý: năm 2009 đạt 2.097.431.237 đồng, tăng 2.025.217.070
đồng, đạt 2904.46 % so với đầu năm. Tài sản này có sự tăng đột biến trong năm
2009, cho thấy Công ty đã có sự quan tâm nhiều đến công tác quản lý.
Tăng trong năm:
Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang. Page 34 of 55
MSV: 30124. Lớp: QKT48 – ĐH1.
THIÊT KẾ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
• Do mua sắm: giá trị TSCĐ dùng trong quản lý tăng
do mua sắm là 2.239.887.706 đồng. Toàn bộ sử dụng bằng vốn chủ sở
hữu doanh nghiệp.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Giảm trong năm:
• Do thanh lý nhượng bán: giá trị TSCĐ dùng trong
quản lý thanh lý nhượng bán trong kỳ là: 79.691.800 đồng.
• Không có tăng vì nguyên nhân khác.
Tài sản cố định vô hình:
Quyền sử dụng đất có giá trị là 1.273.500.000
đồng. Đây là giá trị quyền sử dụng đất hai lô đất tại Nha Trang có giá trị lâu dài, do
đó công ty không thực hiện trích khấu hao đối với tài sản vô hình này.
Phần mềm máy tính: nguyên giá đầu năm là
13.829.800 đồng, do trong năm thực hiện việc thanh lý nên cuối năm không còn,
giá trị tài sản bằng 0.
Tài sản cố định thuê tài chính:
Công ty không có tài sản thuê tài chính.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
Năm 2009 chi phí xây dựng dở dang đạt 13.558.463.984 đồng, giảm so với
năm 2008 là 1.035.746.184 đồng, tương ứng giảm 7,1 %.
III – NGHIÊN CỨU CƠ CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Mục đích nghiên cứu
Bên cạnh TSCĐ, TSLĐ là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, đặc
biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất chế biến, vì đây là những thành phần không thể
thiếu khi tạo nên sản phẩm. Nếu không có TSLĐ thì TSLĐ chẳng để làm gì, do đó,
việc lập kế hoạch cung ứng và khai thác TSLĐ cần được xem xét, tính toán, xây dựng
một cách kỹ lưỡng và khoa học. Để có thể có thể lập được một kế hoạch tốt, doanh
nghiệp cần phải xác định cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị tài chính-nguồn vốn và quy trình quay vòng vốn Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long.pdf