Đề tài Tình hình tài chính của công ty dệt may Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU: 3

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 4

I.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 4

I.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 6

I.2.1 Chức năng 6

I.2.2 Nhiệm vụ ư 7

I.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất 8

I.4 Hình thức và kết cấu tổ chức sản xuất của Công ty 9

I.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 11

I.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 15

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 19

I. Khái niệm, chức năng của tài chính doanh nghiệp 19

II. Quản lý tài chính doanh nghiệp, vai trò, nội dung, mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp 22

III. Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 25

IV. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 26

1. Phương pháp phân tích tài chính 26

2. Nội dung phân tích tài chính 27

 

doc89 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình tài chính của công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính hợp lý của từng biến động. Phân tích nội dung và cơ cấu nguồn vốn Vốn là yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, quản lý vốn trở thành nội dung quan trọng của quản lý tài chính. Tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức huy động vốn khác nhau. Bằng việc so sánh giá trị hiện tại của các luồng thu nhập theo dự tính, các nhà quản lý có thể tìm được lời giải cho vấn đề có nên đầu tư hay không. Phần nguồn vốn bao gồm: + Nợ phải trả. + Nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả Nợ phải trả là các khoản phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong kỳ hạn nhất định và được coi là nguồn vốn của doanh nghiệp. Xu hướng nợ phải trả giảm về số tuyệt đối và tỷ trọng trong khi tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên trong trường hợp này được đánh giá là tốt, do nguồn vốn chủ của doanh nghiệp cao. Nhưng nợ phải trả giảm trong khi nguồn vốn, quy mô và nhiệm vụ sản xuất bị thu hẹp thì được đánh giá là không tốt. Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. + Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn gồm vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp, phải trả công nhân viên.. + Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm. Gồm vay dài hạn và nợ dài hạn. + Nợ khác: Gồm chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ ký cược dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn do chủ sở hữu đầu tư ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh. Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản. Vốn kinh doanh gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh . Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định) khi nhà nước cho phép hoặc các thành viên quyết định. Các quỹ của doanh nghiệp hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi. Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân hàng Nhà nước cấp phát không hoàn lại, giao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội..). Nguồn vốn đi vay: Hiện nay thiếu vốn là tình trạng thường gặp ở các doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có khi không đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh do đó doanh nghiệp phải vay vốn của các đối tượng khác như ngân hàng, tư nhân hoặc các doanh nghiệp khác. Đối với nguồn vốn này ngoài nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn thì doanh nghiệp còn phải trả lãi tiền vay cho người cho vay. Nguồn vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có nơi thừa vốn, có nơi thiếu vốn. Vì vậy ngoài việc đi vay vốn doanh nghiệp có thể thu hút bằng cách kêu gọi góp vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu từ những cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước. Nguồn vốn khác: Trên thực tế trong hoạt động kinh doanh thường có những khoản phải trả, phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, kỳ hạn nộp. Doanh nghiệp có thể tận dụng chúng trong một thời gian nhất định. Những khoản này được coi là vốn tự có của doanh nghiệp mặc dù doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng vẫn có quyền tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh mà không phải trả bất cứ một khoản chi phí nào. Khi phân tích tình hình phân bổ vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn cuả doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn và việc phân bổ giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng thì được đánh giá là tốt. Vì nó biểu hiện hiệu quả sản xuất tăng, tích luỹ tăng, thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận và quỹ phát triển sản xuất. Để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu trước hết phải tính đến chỉ tiêu hệ số tự tài trợ. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của mỗi doanh nghiệp, nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng số nguồn vốn và càng cao so với kỳ trước, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp có đều được đầu tư bằng số vốn của mình. Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn cần lập bảng phân tích sau Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 01/00 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) A Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sỡ hữu I. Nguồn vốn, quỹ II. Nguồn kinh phí Tổng cộng nguồn vốn Phương pháp phân tích là tiến hành xác định tỷ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu năm và cuối kỳ và sự thay đổi về tỷ trọng giữa đầu năm và cuối kỳ và tìm nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỷ trọng này. Qua đó so sánh bằng số tuyệt đối và tỷ trọng có thể thấy sự thay đổi về số lượng quy mô và tỷ trọng từng loại vốn. Để có thể rút ra nhận xét xác đáng và phù hợp, cần liên hệ với tình hình biến động của từng loại vốn. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích tình hình công nợ Tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh nợ phải thu và các chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả. Về mặt tổng thể, tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và thanh toán nợ phải trả được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: + Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả (%): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng và được tính như sau: Hệ số công nợ = Các khoản phải thu Các khoản phải trả x 100 Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nếu ngược lại, chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Tuy nhiên ngày nay trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán nợ là không thể thiếu, nên ta cần phải xem xét khoản nào là hợp lý, khoản nào không hợp lý để có giải pháp tích cực nhằm quản lý tốt công nợ. Khi tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng vốn, thậm chí nợ nần dây dưa kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh. Hks = Các khoản phải thu Tổng tài sản + Hệ số kiểm soát nợ Hệ số kiểm soát nợ chỉ được phép 10% thì khả năng kiểm soát nợ của doanh nghiệp là thấp. + Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động ở đầu năm và cuối kỳ. Tỷ trọng = Các khoản phải thu Tổng số vốn lưu động x 100 + Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Số ngày trong kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp những khoản nợ khó đòi. Ngược lại nếu tỷ số này cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân nợ tồn đọng. Trong nhiều trường hợp, do công ty muốn chiếm lĩnh thị phần thông qua hàng bán trả chậm, hay tài trợ cho các chi nhánh đại lý nên dẫn tới số ngày thu tiền bình quân cao. Phân tích khả năng thanh toán Trước hết cần tính ra và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán như sau: Để đánh giá khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, cần sử dụng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị thuần của TSLĐ Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Bên cạnh hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, để nắm được khả năng thanh toán tức thời (thanh toán nhanh), cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nhanh”: Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ- Hàng tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo caó. Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán nhanh nếu lớn lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Các khoản nợ ngắn hạn Thực tế cho thấy nếu hệ số thanh toán nhanh tính ra mà lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán là khả quan, còn nếu <0,5 doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Nguồn vốn khấu hao TSCĐ Tổng số nợ dài hạn Đối với các khoản nợ dài hạn, để biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khi phân tích, cần tính ra và so sánh chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ dài hạn”: Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn và ngược lại hệ số này càng nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp buộc phải dùng các nguồn vốn khác để trả nợ. Về nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương, còn với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu lại được xếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới). Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ A.Các khoản cần A. Các khoản dùng thanh toán ngay Thanh toán ngay I. Các khoản nợ quá hạn 1. Tiền mặt tại quỹ 1. Phải nộp NSNN 2. Tiền gửi NH 2. Phải trả NHNN 3. Tiền đang chuyển 3. Phải trả CBNV B. Các khoản dùng thanh 4. Phải trả người bán toán trong tháng tới 5. Phải trả khác 1. Chứng khoán ngắn hạn II. Các khoản nợ đến hạn 2. Phải thu 1. Phải nộp NS 3. Hàng gửi bán 2. Phải trả NH 4. Thành phẩm 3. Phải trả CBNV 5. TSLĐ khác 4. Phải trả người bán 5. Phải trả khác B. Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới Tháng tới Đồng thời trên cơ sở của bảng phân tích trên, cần tính ra chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán”. Hệ số khả năng thanh toán (Hk) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Nếu Hk>1: chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Nếu Hk<1: chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Hk càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu. Khi Hkh 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng hoàn vốn của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Khi phân tích cần so sánh chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, nếu các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động tăng và ngược lại. + Hiệu quả sử dụng tài sản cố định: H(D) = Doanh thu Giá trị bình quân tài sản cố định x Doanh thu Lợi nhuận = Lợi nhuận Giá trị bq tài sản cố định + Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: H(D) = Doanh thu Giá trị bq tài sản lưu động x Lợi nhuận Doanh thu = Lợi nhuận Giá trị bq tài sản lưu động 2.4.2 Khả năng hoàn vốn của doanh nghiệp Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu “Hệ số sinh lãi của vốn kinh doanh”: Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ngược lại, hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng giảm. Chỉ tiêu “Hệ số sinh lãi của vốn chủ sở hữu”: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, người phân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu “Tỷ suất thu hồi tài sản” (ROA) Tỷ suất thu hồi tài sản = Lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc vào 2 yếu tố: +Thu nhập của doanh nghiệp trên 1 đồng doanh thu là bao nhiêu. +Một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Sự phân tích này cho phép xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc là do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc do lợi nhuận thuần trên mỗi đồng doanh thu quá thấp. Xét tỷ lệ lãi của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE), được tạo bởi các mối quan hệ sau: ROE = Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản Tổng tài sản – Nợ phải trả = 1 1 - Nợ phải trả Tổng tài sản = 1 1 - Tỷ số nợ 1 Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân x 1 - Tỷ số nợ ROE = Sự phân tích về các thành phần tạo nên ROE cho thấy rằng, khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn vì 1/(1-tỷ số nợ) sẽ giảm xuống khi tỷ số nợ tăng lên. Do đó, khi tỷ lệ nợ cao thì: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ rất cao và ngược lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thì sẽ thua lỗ rất nặng. Xét sự biến động của tỷ suất sinh lợi của vốn kinh doanh qua các năm, ta có: Lợi nhuận thuần0 Doanh thu thuần0 x Doanh thu thuần0 Tổng tài sản bq0 x 1 - Tỷ số nợ0 Tỷ suất lãi của VKD năm = trước 1 Lợi nhuận thuần1 Doanh thu thuần1 x Doanh thu thuần1 Tổng tài sản bq1 x 1 - Tỷ số nợ1 Tỷ suất lãi của VKD năm = sau 1 Sau khi phân tích như trên ta sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến tỷ suất sinh lợi của vốn kinh doanh, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá thích hợp để tìm cách nâng cao tỷ suất sinh lợi của vốn kinh doanh. Kết luận: Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau, đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do đó sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng.. kể cả các cơ quan nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính trên các góc độ khác nhau. Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là khả năng phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị, do đó họ quan tâm trước hết tới lĩnh vực đầu tư và tài trợ. Đối với chủ ngân hàng và chủ nợ khác, mối quan tâm của họ là đánh giá khả năng thanh toán khả năng trả nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư khác, họ quan tâm đến các yếu tố rủi ro, lãi suất, khả năng thanh toán Việc phân tích hoạt động tài chính đã giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài trợ và đầu tư cho phù hợp. i. Đánh giá chung trạng thái tài chính của Công ty . Đối với mỗi doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp , mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các nhà quản lý doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Như vậy hơn ai hết, các nhà quản lý doanh nghiệp và các chủ doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng đắn Qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy việc phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý Mỗi nhóm người này có một nhu cầu thông tin khác nhau, do đó mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty ta đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 3:Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch 1. Bố trí cơ cấu vốn Tài sản cố định/ Tổng tài sản (%) 44,4 45,3 0,9 Tài sản lưu động/ Tổng tài sản (%) 55,6 54,7 -0,9 2. Tình hình công nợ Tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản (%) 68 74 6 Khả năng thanh toán (%) Tổng quát: TSLĐ/ Nợ ngắn hạn 1,55 1,22 -0,33 Thanh toán nhanh: Tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn 0,67 0,59 -0,08 3. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0,3 0,28 -0,02 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 0,33 0,28 -0,05 Nguồn: Phòng tài chính kế toán Nhìn vào bảng 3, ta thấy Về bố trí cơ cấu vốn thì tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn hơn tài sản cố định. Cụ thể là năm 2000 tài sản lưu động chiếm 55,6% trong khi đó tài sản cố định chiếm 44,4% trong tổng số tài sản và năm 2001 tài sản lưu động chiếm 54,7% trong khi đó tài sản cố định chiếm 45,3% trong tổng số tài sản. Xét về tỷ trọng thì năm 2001 tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản tăng 0,9% so với năm 2000 do trong năm này công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới. Trong khi đó năm 2001 tài sản lưu động trên tổng tài sản lại giảm 0,9%. Để rõ hơn tình hình tăng giảm tài sản cố định và tài sản lưu động ta sẽ xem xét ở phần 4. + Về tình hình công nợ: Xét về tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản thì năm 2001 tỷ lệ này tăng 6% so với năm 2000. Năm 2000 tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản chiếm 68%, trong khi đó năm 2001 thì tỷ lệ nợ phải trả so với năm 2000 tăng lên 74% trong tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty có khả năng huy động vốn từ các nguồn khác, mà ở đây cụ thể là các nguồn vốn vay ngắn hạn và vay dài hạn, vay ngắn hạn năm 2001 tăng 102.681 triệu đồng so với năm 2000 và vay dài hạn năm 2001 tăng 27.869 triệu đồng. Xét về khả năng thanh toán nợ: về tổng quát doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ. Mặc dù khả năng thanh toán nợ của năm 2001 giảm hơn so với năm 2000 là 0,33%. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh nhưng năm 2001 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng giảm so với năm 2000 là 0,08%. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm khả năng thanh toán này là do tổng nợ ngắn hạn năm 2001 tăng 94.670 triệu đồng so với năm 2000 trong khi đó năm 2001 các khoản phải thu tăng 42.204 triệu đồng, hàng tồn kho tăng 15.161 triệu đồng, các tài sản lưu động khác và vốn bằng tiền giảm so với năm 2000. + Về tỷ suất lợi nhuận thì năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm 0,02% so với năm 2000 và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cũng giảm 0.05% so với năm 2000. Do đó ta thấy khả năng sinh lợi trên doanh thu và trên vốn kinh doanh của năm 2001 không hiệu quả bằng năm 2000. Nguyên nhân là do năm 2001 mặc dù doanh thu đã tăng nhưng do giá cả đầu vào biến động tăng nên lợi nhuận sinh ra trên đồng doanh thu và vốn kinh doanh không bằng năm 2000. Tóm lại: Tình hình tài chính của công ty là khá khả quan, công ty có khả năng thanh toán khoản nợ nhanh. Công ty cũng đã năng động trong việc huy động vốn từ những nguồn khác để đầu tư mở rộng sản xuất. Thể hiện qua việc sự tăng lên của tài sản trong đó phần nhiều là tập trung vào tài sản cố định. Khả năng sinh lợi trên vốn kinh doanh của công ty năm 2001 không hiệu quả bằng năm 2000. I. Phân tích nhu cầu vốn, Cơ cấu tài sản và nguồn tài trợ. * Nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định Nhu cầu vốn của công ty tập trung chủ yếu vào tài sản lưu động và tài sản cố định, trong đó tài sản lưu động chiếm 55,6% năm 2000 và chiếm 54,7% năm 2001 trong tổng tài sản. Tài sản cố định (TSCĐ) chiếm 44,4% năm 2000 và chiếm 45,3% năm 2001 trong tổng tài sản. Nhu cầu vốn lưu động của công ty là một đại lượng không cố định và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: + Quy mô sản xuất của Công ty trong từng thời kỳ. + Sự biến động của giá cả các loại vật tư hàng hoá mà doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất. + Chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với những người lao động trong Công ty. + Trình độ tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động của Công ty trong quá trình dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phương pháp để xác định nhu cầu vốn lưu động dựa vào mức doanh thu kế hoạch và số vòng quay vốn lưu động dự tính năm kế hoạch. Phương pháp này tương đối đơn giản, giúp Công ty ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp. Để dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) Công ty đã dựa vào: + Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện taị. + Khả năng huy động vốn dài hạn từ các ngân hàng thương mại. + Các dự án đầu tư TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy công ty phải có phương án huy động vốn tài trợ sao cho hợp lý và có lợi nhất. Cơ cấu tài sản Năm 2001 tổng giá trị của tài sản tăng lên 22,6% tương đương với 112119 triệu đồng so với năm 2000. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 20,7% so với năm 2000 chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 25% so với năm 2000 chủ yếu là do tài sản cố định tăng. Bảng 4: Cơ cấu tài sản của Công ty Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 01/00 Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) A TS lưu động và Đtư NH 275.659 55,6% 332.713 54,7% 57.055 120,7% I. Vốn bằng tiền 19.699 4,0% 19.436 3,2% -263 98,7% II Đầu tư NH III Các khoản phải thu 95.574 19,3% 137.777 22,7% 42.203 144,2% IV. Hàng tồn kho 155.753 31,4% 170.915 28,1% 15.162 109,7% V. Tài sản lưu động khác 4.633 0,9% 4.586 0,8% -47 99,0% B. Tài sản cố định, đầu tư DH 220.439 44.4% 275.502 45.3% 55.064 125,0% I. Tài sản cố định 216.407 43.6% 272.589 44.8% 56.183 126,0% II. Các khoản ĐT tài chính dài hạn 0 III. Chi phí xây dựng cơ bản DD 3.760 0.8% 2.913 0.5% -847 77,5% IV. Các khoản ký quỹ, ký cược DH 272 0.1% -272 0,0% Tổng cộng Tài Sản 496.097 100.0% 608.216 100.0% 112.119 122,6% Nguồn: Phòng tài chính kế toán A) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2001 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng về số lượng nhưng tỷ trọng trên tổng tài sản của từng năm lại giảm đi. Do tổng tài sản của năm 2001 tăng nhiều hơn so với sự tăng lên của tài sản lưu động năm 2000 và công ty chủ yếu đầu tư vào tài sản cố định. Vốn bằng tiền: Năm 2001 vốn bằng tiền giảm 1,3% tương đương 263 triệu, tỷ trọng trên tổng tài sản giảm 0,8% so với năm 2000. Mặc dù giảm không nhiều nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ tức thời nếu như tình trạng này cứ kéo dài. Các khoản phải thu: Năm 2001 các khoản phải thu tăng 44,2% tương đương 42203 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2000 các khoản phải thu chiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH350.doc
Tài liệu liên quan