Đề tài Tình hình thu hút vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2008

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA VÀO TỈNH QUẢNG NINH . 2

I. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA. 2

1. Một số khái niệm liên quan ODA. 2

2. Đặc điểm của vốn ODA 3

2.1.Vốn ODA có tính chất ưu đãi. 3

2.2.Vốn ODA thường gắn với các điều kiện ràng buộc. 4

3.Phân loại ODA. 6

3.1. Phân loại theo tính chất nguồn vốn . 6

3.2. Phân loại theo nước tiếp nhận. 7

3.3. Phân loại theo nguồn cung cấp. 7

3.4. Phân loại theo mục đích. 7

3.5. Phân loại theo tính rằng buộc. 7

3.6. Phân loại theo cách thức thực hiện. 8

4. Các phương thức cung cấp vốn ODA . 8

4.1. Hỗ trợ cán cân thanh toán. 8

4.2. Hỗ trợ chương trình. 8

4.3. Hỗ trợ dự án. 8

5. Tác dụng của vốn ODA. 9

5.1. Với các nước tài trợ . 9

5.2. Đối với các nước tiếp nhận vốn ODA. 9

II. XU HƯỚNG MỚI CỦA ODA TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY. 11

III. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ODA VÀO TỈNH QUẢNG NINH. 12

CHƯƠNG II. 13

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2001-2008. 13

I. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA Ở VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA. 13

II.TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ODA Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2001-2008. 18

1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng. 19

2. Khái quát chung tình hình thu hút vốn ODA vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2008. 21

2.1.Tình hình thu hút vốn ODA chung . 21

2.1.1.Tình hính cam kết và ký kết ODA. 21

2.1.2.Về quy mô và cơ cấu vốn ODA. 21

2.1.3.Tình hình thu hút ODA vào Quảng Ninh theo đối tác viện trợ. 22

2.1.5.Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo huyện , thị xã : 23

2.1.6.Tình hình thu hút ODA vào Quảng Ninh theo ngành , lĩnh vực. 24

3.2.Những hạn chế còn tồn tại . 32

3.3.Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên. 34

3.3.1.Do nhà nước và các bộ , ngành ở trung ương: 34

3.3.2. Do địa phương: 34

3.3.3.Do phía nhà tài trợ. 35

CHƯƠNG III. 36

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH. 36

I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ODA VÀO TỈNH QUẢNG NINH. 36

1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến 2010. 36

Các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh đang xây dựng 39

2.Quan điểm cơ bản về thu hút vốn ODA vào tỉnh Quảng Ninh. 39

3.Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA vào tỉnh Quảng Ninh. 41

3.1.Thu hút vốn ODA theo ngành , lĩnh vực . 41

3.2.Thu hút vốn ODA theo địa bàn trong tỉnh . 42

4.Triển vọng thu hút vốn ODA giai đoạn 2008-2010 vào tỉnh Quảng Ninh. 43

4.1.Khả năng vận động ODA của tỉnh Quảng Ninh. 43

II.NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THU HÚT ODA CÓ HIỆU QỦA VÀO TỈNH QUẢNG NINH. 46

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý. 46

1.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA. 46

1.3.Có cơ chế cụ thể và bố trí vốn đối ứng cho các dự án. 46

1.4.Thống nhất chính sách thuế đối với các dự án ODA. 47

1.5. Hài hoà các thủ tục theo hướng đồng bộ quy trình giữa Chính phủ và nhà tài trợ. 48

2 Nhóm các giải pháp đối với tỉnh Quảng Ninh. 48

2.1.Tăng cường hiệu lực quản lý và điều hành các dự án ODA. 48

3. Bố trí vốn đối ứng. 49

4.Hoàn thiện hệ thống thông tin hữu hiệu vốn ODA. 49

5.Ban hành quy chế quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA. 49

6. Quy hoạch sử dụng vốn ODA cần được sớm hoàn chỉnh . 50

7.Nâng cao năng lực và trách nhiệm , trình độ của cán bộ quản lý. 50

8.Nâng cao nhận thức và mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác tài trợ . 51

9. Một số giải pháp bổ trợ khác. 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 56

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thu hút vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án phát triển TX Móng Cái thành thành phố cửa khẩu quốc tế từ 2010 đến năm 2020 theo lộ trình của Chính phủ đề ra như dự án QL18A dẫn vào cảng, giá trị xây lắp 24 tỷ đồng : . Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng nhiệt điện, sản xuất xi măng, đóng tàu, giao thông, cảng biển (cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai); Công trình Nhà máy nước Lán Tháp (Vàng Danh) được Pháp xây dựng từ năm 2000. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt như: Cái Lân, Việt Hưng, Phương Nam, Hải Yên, Ninh Dương... . Huyện và tương đương: Tp. Hạ Long Huyện  Quảng Hà TX. Cẩm Phả Huyện Tiên Yên TX. Uông Bí Huyện Ba Chẽ Huyện Bình Liêu Huyện Vân Đồn Huyện Hải Ninh Huyện Hoành Bồ Huyện Đông Triều Huyện Cô Tô Huyện Hưng Yên Nhìn chung các dự án tài trợ vào các huyện trên có tăng về quy mô vốn ODA nhưng vẫn còn bất cập là sự chênh lệch về sử dụng vốn ODA giữa các huyện , các xã , thông vẫn còn phổ biến. Các dự án ưu tiên chủ yếu vào 2 thị xã là Uông Bí , Cẩm Phả và thành phố Hạ Long còn huyện Hưng Yên , Cô Tô , Tiên Yên… còn ít dự án . Bởi vùng sâu xa ít điều kiện thuận lợi , tài nguyên thiên nhiên nên ít được sự chú ý của các nhà tài trợ . Tỉnh cần có tính toán khoa học tìm hiểu tình hình từng vùng thường xuyên để có thể có sự phân bổ ODA một cách thích hợp phát triển toàn vùng chứ không chỉ một vùng cụ thể nào . 2.1.6.Tình hình thu hút ODA vào Quảng Ninh theo ngành , lĩnh vực. 2.1.6.1.Các dự án đường giao thông sử dụng vốn ODA: Do địa hình phức tạp có cả hải đảo , đồi núi nên hệ thống giao thông vô cùng quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh . Tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này những năm qua đặc biệt phân bổ lượng vốn ODA rất lớn vào lĩnh vực này. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án l, đến nay tỉnh Quảng Ninh có 9 dự án công trình hạ tầng giao thông đang được chuẩn bị triển khai thực hiện. a. về đường bộ :Các dự án giao thông nông thôn đã góp phần nâng cao năng lực của ngành giao thông với gần 2.283 km đường bộ đã kiên cố hoà bằng bê tông và nhựa Atphalt, một số trục đường liên thôn , toàn tỉnh có trên 100 cầu lớn nhỏ , liên xã đã đi vào sử dụng . Việc triển khai các dự án này tương đối thuận lợi do các dự án đều là nâng cấp , cải tạo hoặc làm mới mặt đường nên không phải thực hiện khâu giải phóng mặt bằng. Trong đó: Dự án nâng cấp tỉnh lộ 340 (Hải Lạng-Lương Mông) đã duyệt dự án và lập xong hồ sơ thiết kế; đường dẫn cầu Đá Vách-đường 188 đã mời tư vấn khôi phục lại cọc, mốc theo hồ sơ được duyệt; Dự án nâng cấp tỉnh lộ 337 (Loong Toòng- cầu Bang) đã phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, dự kiến trong tháng 12-2006 triển khai thi công; Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 Mông Dương-Móng Cái đã trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét phê duyệt dự án đầu tư; Dự án tỉnh lộ 329 đơn vị tư vấn đã lập dự án đầu tư, dự kiến trong tháng 11-2006 sẽ trình duyệt với tổng mức đầu tư 140 tỷ đồng; các dự án xây dựng cầu vượt trên Quốc lộ 18, Ban Quản lý Dự án l đã tiếp nhận hồ sơ, lập xong dự án đầu tư và trình thẩm định . Đồng chí Nguyễn Minh Bạch, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải cho biết: Vừa qua Sở Giao thông-Vận tải phối hợp với các địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng 6 cầu treo dân sinh .Cầu treo được xây dựng ở các địa phương sau: Khu vực Đồng Đình - Cao Lâm, xã Phong Dụ và Nà Lộc - Khe Muối, xã Yên Than (Tiên Yên); khu vực Lỏng Tỏng, xã Thanh Sơn và Lang Cang, xã Đồn Đạc (Ba Chẽ); khu vực Nà Nàng - Khe Và, xã Tình Húc (Bình Liêu); khu vực Thanh Y, xã Quảng Lâm (Đầm Hà). Tổng mức đầu tư 6 cầu treo là 7,614 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA tập trung đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn miền núi. Dự kiến đến cuối năm 2008 các công trình này sẽ hoàn thành. Hiện thị xã Móng Cái và các ngành chức năng của tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ thi công cảng Dân Tiến để đón tàu trọng tải 500 tấn ra vào làm hàng. Đến nay, các nhà thầu đã cơ bản hoàn thành cầu cảng (dài 980m) và đoạn đường 4 km từ QL18A dẫn vào cảng, giá trị xây lắp 24 tỷ đồng vốn ODA. b. Về đường thủy: Là một tỉnh có lợi thế về phát triển giao thông trên biển, hiện có mạng lưới đường thủy do Trung ương quản lý khoảng 396km, do địa phương quản lý 105 km. - Các tuyến đường sông chính là: Bến Chanh – Thọ Xuân 200 km sông cấp 1, Phà rừng - Đông Triều 46 km sông cấp 1, Cửa Đài – Dân Tiến 18 km sông cấp 3,Vạn Hoa – Tiên Yên dài 24 km sông cấp 1. - Hệ thống cảng biển gồm có: Chính phủ đã đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải tổ chức khánh thành dự án xây dựng cảng Cái Lân , tỉnh Quảng Ninh vào ngày 13-12 tới, chậm khoảng 1 năm so với dự kiến.Đây là cảng nước sâu đầu tiên nằm trong khu vực Đông Bắc, khi đi vào hoạt động có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 30.000 tấn đến 40.000 tấn. Trước mắt, cảng Cái Lân sẽ đưa vào sử dụng các hạng mục quan trọng như 3 bến dài 680m, độ sâu 13m; 28ha bãi chứa hàng hóa và các đường giao thông nội bộ; 11.000m2 kho chứa hàng hóa, nhà xưởng và các hệ thống cấp điện, cấp nước.Cảng Cái Lân khởi công xây dựng ngày 26-9-2000 với tổng vốn đầu tư 1.409 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản. Một loạt cảng biển xây dựng bằng vốn ODA là cảng hàng hoá Vạn Gia (Móng Cái), cảng Bang ( huyện Hoành Bồ),cảng Cô Tô (huyện Cô Tô) , cảng Hòn Nét - Hạ Long ,cảng Hòn Gai đã chuyển thành cảng du lịch quốc tế, cảng Cửa Ông (Cẩm Phả), cảng Nam Cầu Trắng dùng để xuất than cho các mỏ Hà Lầm, Hà Tu. c. Về đường sắt: Hiện tại Quảng Ninh mới chỉ có tuyến đường sắt từ Kép – Bãi Cháy dài hơn 166 km, tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hóa không đáng kể từ Bãi Cháy vào trong nội địa. Trong thời gian tới, sẽ xây dựng mới tuyến Hà Nội – Yên Viên – Hạ Long có chiều dài khoảng 180 km để tăng cường năng lực hàng hóa thông qua địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng qua các cảng biển thuộc tỉnh. Một số dự án lớn như Hồ Đầm Hà Động; nạo vét luồng vào Cảng Cái Lân; nâng cấp đường sắt Yên Viên - Hạ Long; Quốc lộ 4B... được tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ. d. Hàng không: Tại thị xã Móng Cái và Tiên Yên trước đây (thời thuộc Pháp) cũng đã từng có sân bay nhưng đến nay không còn sử dụng. Diện tích mặt bằng cho một sân bay nhỏ vẫn còn ở thị xã Móng Cái. Đang có dự án làm sân bay tại đảo Kế Bào huyện Vân Đồn. Tỉnh sử dụng vốn ODA xây dựng mới hệ thống đường sân bay phục vụ cho việc đi lại của khách du lịch nước ngoài thuận lợi hơn. Tuy nhiên , vấn đề khó khăn ở chỗ việc thông báo sử dụng vốn được thực hiện giống như phân bổ kế hoạch vốn ngân sách năm nên dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian, dàn traỉ .Từ khi Chính phủ bãi bỏ cơ chế cấp lại, đầu tư trở lại các khoản thu từ thuế xuất, nhập khẩu, các dự án bị nợ đọng nhiều vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản, không còn nguồn để đầu tư xây dựng mới các công trình phát triển kinh tế cảng biển. Hệ thống luồng lạch các sông, cảng biển thường xuyên bị bồi lấp theo thời gian. Nếu không có kinh phí để nạo vét thì các tàu, thuyền rất khó khăn trong lưu thông. Như cảng Núi Đỏ hiện nay, do không được đầu tư thỏa đáng, nên chỉ có thể đón được tàu khách du lịch và phải qua khâu chuyển tải rất bất tiện. 2.1.6.2.Các dự án cấp nước và cải thiện vệ sinh môi trường. Các nhà tài trợ quốc tế đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực cấp nước và cải thiện môi trường. Đặc biệt xây dựng hệ thống cấp thoát nước tại các thị xã Uông Bí , Cẩm Phả và thành phố Hạ Long. Rất nhiều công trình được xây dựng : Công trình Nhà máy nước Lán Tháp (Vàng Danh) được Pháp xây dựng từ năm 1905 bao gồm đập ngăn nước cách Nhà máy 1.200m, dây chuyền xử lý nước chỉ là bể lọc chậm công suất lưu chuyển 5.000m3/ngày đêm với tổng vốn ODA tài trợ là 15 tỷ đồng. Những năm gần đây chính quyền và người dân Uông Bí có ý thức hơn trong sử dụng nguồn nước sạch . Hiện tại Công ty đang mở rộng mạng đường ống cấp nước phục vụ cho vùng sâu, vùng xa. §ể đảm bảo nguồn nước sạch, thị xã đã vay từ vốn OECF (Nhật) 14 tỷ đồng để xây mới Nhà máy nước Đồng Mây công suất 3.000m3/ngày đêm và bàn giao cho Công ty vào tháng 7/2007. Dự án nước sạch cho Uông Bí đang là niềm vui trong tầm tay của các hộ dân sử dụng nước sạch ở thị xã điện - than này. Là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt mạnh nên Quảng Ninh có nguồn nước mặt rất hạn chế. Toàn tỉnh không có hệ thống sông lớn nào chảy qua, chỉ có một số sông nhỏ phát sinh trong tỉnh, lưu lượng từ vài chục đến trên dưới 100 m3/s, không đủ cấp nước cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là về mùa khô. Hệ thống thoát nước nói chung ở mức độ kém, không đáp ứng được yêu cầu thoát nước tại các đô thị. Hiện nay một số khu vực quan trọng như Bãi Cháy, Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái đang có nguy cơ ô nhiễm nặng do chưa có phương pháp xử lý nước thải cả thiên nhiên và nước thải công nghiệp. Nhằm xem xét tình hình thực hiện Dự án thoát nước và vệ sinh môi trường Hạ Long - Cẩm Phả, ngày 3-10 đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về 4 vấn đề liên quan tới Dự án bao gồm: Công tác thi công, xây lắp tại hiện trường Dự án; các chứng từ thủ tục thanh toán dùng tiền Ngân hàng thế giới của Dự án; chế độ bảo dưỡng vận hành các hạng mục thiết bị; báo cáo đánh giá Dự án. Dự án đã được WB gia hạn 1 năm và ân hạn 4 tháng đối với việc thực hiện thanh quyết toán (hạn cuối là 30-10-2008) nhưng đến nay nhiều phần việc của Dự án vẫn chưa hoàn thành, là trở ngại giữa các bên để tiến hành các thủ tục thanh quyết toán dùng tiền Ngân hàng thế giới. Trong đó có việc cần sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng đối với Nhà máy xử lý nước thải Hà Khánh trước ngày 15-10 và việc kịp thời giải ngân 4 triệu USD đối với các hạng mục đã và đang thực hiện các thủ tục chứng từ để thanh toán… Phương châm xây dựng TP Móng Cái là – “Môi trường trong sạch”, “đô thị độc đáo và tinh xảo”. Thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn như thoát nước và vệ sinh môi trường Hạ Long- Cẩm Phả -Móng Cái. 2.1.6.3.Các dự án ngành điện . Cuối tháng 4/2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhóm họp với 5 nhà tài trợ: ADB, AFD, JBIC, KFW và WB - chiếm 80% nguồn vốn ODA hỗ trợ cho Việt Nam - để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực điện và năng lượng, trong đó tập trung vào việc xác định các khó khăn cũng như vướng mắc làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA. Quảng Ninh được cung cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện miền Bắc, từ Phả Lại thông qua các nhà máy điện Uông Bí và 7 trạm giảm áp 110 KV. Nhà máy điện Uông Bí đang được đầu tư nâng cấp mở rộng giai đoạn II để nâng công suất lên 300 MW. Hiện nay đã có tuyến 220 KV từ Phả Lại về trạm 220/110/35 KV tại Hoành Bồ. Trong số 14 huyện thị xã, thành phố của tỉnh có 13 đơn vị dùng điện lưới và huyện Cô Tô dùng điện Diezel. 100% xã, hơn 80% hộ dân đã được sử dụng điện. Khu vực các Huyện từ Tiên Yên đến Móng Cái đang sử dụng điện mua của Trung Quốc. Mạng truyền tải điện có 515 km tuyến đường dây 110 KV; 2 trạm thủy điện công suất khoảng 200KW và một số trạm thủy điện nhỏ rải rác tại các huyện miền núi của tỉnh. Tuy nhiên lưới điện hạ thế ở một số nơi trong tỉnh còn tồn tại nhiều khó khăn như ở nhiều khu vực đường điện đã cũ, chắp vá gây tổn thất điện lớn và chi phí, giá thành điện cao. Nhu cầu cấp điện cho Móng Cái đến 2010 đạt 55.528 kw qua đó lắp đặt mạch 2 đường tải điện Tiên Yên - Móng Cái bằng vốn tài trợ của OECF ( Nhật Bản ). Thực hiện chương trình “ điện khí hoá” của Trung ương , tỉnh kêu gọi nguồn tài trợ ODA vào lĩnh vực này đã tăng qua các năm .Thực tế nó vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào các dự án . Địa hình phức tạp nên việc lắp đặt mạng lưới địên rất tốn kém kèm theo nguyên tắc của OECF là việc nối từ đường hạ thế vào hộ dân do dân tự lo (đây là phần nhân dân tự bỏ ra không tính vào vốn đối ứng). Nguyên tắc khó thực hiện nhất là đối với những xã nghèo huyện đảo như Cô Tô.Tại tỉnh Quảng Ninh có xã chưa được sử dụng mạng lưới điện quốc gia trong khi tổng sơ đồ mạng lưới phân phối chưa xác định, thì UBND đã vội vàng khi phê duyệt các dự án vốn OECF. Trong những năm tiếp theo tỉnh tiếp tục phân bổ vốn vào điện cho khu vực nông thôn. 2.1.6.4.Các dự án ngành Nông , lâm nghiệp và thuỷ sản. Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 14-11, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về việc UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận dự án "Phát triển doanh nghiệp nông thôn" do Chính phủ Canada viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA). Tổng giá trị 4.220.000 đô la Canada (CAD), trong đó bao gồm vốn viện trợ của Chính phủ Canada là 4.100.000 CAD; vốn viện trợ của Tổ chức Oxfam Quebec là 60.000 CAD; đóng góp bằng hiện vật của tỉnh trên vào dự án có giá trị tương đương 60.000 CAD. Cùng với đầu tư nâng cấp đê điều bảo vệ mùa màng , hệ thống cấp nước cho nông nghiệp , chủ đầu tư là các ban quản lý dự án của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Sở nông nghiệp của tỉnh giúp cho bà con làm nông nghiệp yên tâm vê tưới tiêu cho đồng ruộng . Trong năm 2008, chương trình sẽ hỗ trợ ngành Thuỷ sản, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch phát triển thuỷ sản cho huyện Đầm Hà; xây dựng hệ thống cảnh báo dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản; đào tạo kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến; nâng cao năng lực quản lý khai thác thuỷ sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho nước mắm Cái Rồng và một số sản phẩm thuỷ sản truyền thống của Quảng Ninh như chả mực, tu hài; tập huấn cho nông dân nghèo các huyện Đông Triều, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Yên Hưng về kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản . Sau khi kết thúc hợp phần Su Ma giai đoạn I, vừa qua Chính phủ Đan Mạch đã quyết định hỗ trợ cho Quảng Ninh 21 tỷ đồng để thực hiện tiếp hợp phần Suda giai đoạn II (Hợp phần nuôi trồng thuỷ sản bền vững) trong thời gian 5 năm (2006- 2010). Vừa qua, Ban quản lý Dự án 661 Trung ương đã thông báo tỉnh Quảng Ninh được hỗ trợ 18 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA cho kế hoạch phát triển lâm nghiệp năm 2008. Cụ thể: Hỗ trợ cho trồng rừng sản xuất 1.500 ha; rừng phòng hộ đặc dụng 1.300 ha; chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ 25.000 ha. Bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho phát triển lâm nghiệp của địa phương, từ năm 1998 - 2005 Thị xã Móng Cái đã thực hiện được 2 dự án lớn và một số dự án nhỏ với tổng diện tích rừng trồng đạt 5.979,95ha; Kinh phí đầu tư trên 24 tỷ đồng: Dự án 661 trồng mới trên 3450,0ha cây Thông, keo; Dự án trồng rừng Việt - Đức trồng mới 2.309,95ha Thông; Dự án trồng rừng ngập mặn trồng mới 220 ha cây Trang, Đước do JAICA tài trợ . Hàng năm Thị xã dành kinh phí để gieo trồng, khôi phục lại diện tích rừng thông, phi lao thuộc ven biển Bình Ngọc và Trà Cổ để tạo cảnh quan, không gian du lịch thoáng đãng, sạch đẹp tạo sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan, nghỉ mát tại khu du lịch biển. Trong những năm gần đây, thực hiện mô hình chuyển đổi kinh tế trang trại gắn với việc giao đất giao rừng cho các hộ dân được thí điểm, tổng kết nhân rộng ra hầu hết các xã, phường trên địa bàn và bước đầu mang lại hiệu quả. Hầu hết các mô hình kinh tế trang trại, kết hợp trồng cây ăn quả giống ngắn ngày nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao ngày càng phát triển với quy mô lớn, đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động và góp phần cải thiện đời sống. Được sự quan tâm của Nhà nước và các nhà tài trợ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cho các chương trình khuyên nông, khuyến ngư... trong những năm qua lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có bước phát triển mạnh, góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh lương thực khu vực nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Trong xu thế hội nhập hiện nay, môt số ngành (nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, trang trại...) đã trở thành ngành kinh tế quan trọng giúp người dân vươn lên làm giàu... 2.1.6.6.Các dự án Y tế. Hiện có 2 dự án y tế được ký kết giữa chủ đầu tư là Bộ y tế và Tỉnh Quảng Ninh tham gia với tư cách dự án thành phần cùng một số địa phương khác. + Dự án y tế nông thôn có tổng vốn ODA là 43,23 tỷ đồng (2,8 triệu USD) do ADB tài trợ . Mục tiêu cơ bản của dự án là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho tuyến y tế cơ sở ( huyện , xã) . Ngoài ra dự án còn được thiết kế nhằm đạo tạo cán bộ y tế cơ sở , cung cấp dịch vụ tư vấn , truyền thông và y tế dự phòng . Dự kiến dự án sẽ triển khai tại 14/14 huyện , thị xã , thành phố của tỉnh. Trước mắt dự án triển khai tại huyện Hoành Bồ , Đông Triều với tổng vốn ODA giải ngân đạt 8 tỷ VNĐ. + Dự án trang thiết bị y tế cho bệnh viện đa khoa tỉnh đựơc sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Italy , tổng vốn ODA dự kiến là 35 tỷ đồng bao gồm các khoản vay để mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại góp phần chăm sóc sức khoẻ nhân dân tốt nhất. 2.1.6.7.Các dự án khác . Đó là các dự án ODA không họàn lại .Như dự án xây dựng trường tiểu học tại các xã thuộc tỉnh Quảng Ninh do JICA tài trợ . Dự án sử dụng 100% vốn ODA không có đối ứng và triển khai tại 11/14 huyện , thị xã ,thuộc tỉnh .Tổng vốn ODA đã giải ngân là 10,2 tỷ đồng đạt 100% . Mục tiêu là xây dựng phòng học với trang thiết bị trường học đầy đủ giúp cho trẻ em học tập tốt hơn . + Dự án thí điểm cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh, tổng vốn ODA là 22.8 tỷ đồng do chính phủ NAUY tài trợ . Dự án là kết quả của sự hợp tác hiệu quả của tỉnh Quảng Ninh với cơ quan NORAD ( Nauy) . Dự án được triển khai tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh gồm : UBND tỉnh và sở Ban ngành tham mưu của tỉnh + Dự án hỗ trợ xây dựng làng thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam tại Quảng Ninh do UNIDO tài trợ bằng vốn uỷ thác của chính phủ Nhật Bản với số vốn ODA không hoàn lại là 5,8 tỷ đồng . Đánh giá chung việc thu hút ODA vào tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2008. Thành tựu đạt được. Có thể nói rằng , hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua đã góp phần tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh. Vốn ODA đã góp phần nào hình thành động lực và phương hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá ; chú trọng đặc biệt đến thúc đẩy tăng trưởng xoá đói giảm nghèo và hạ tầng khu vực nông thôn. Mặc dù số lượng vốn ODA qua 10 năm triển khai tại tỉnh không nhiều , quy mô dự án nhỏ , đóng góp vào tổng mức đầu tư phát triển thấp khoảng 5.3% /năm . Nhưng không thể phủ nhận những thành quả và tác động của vốn ODA đối với tỉnh Quảng Ninh . Thành công đó là: + Vốn ODA thời gian qua đáp ứng một phần quan trọng trong tổng cơ cấu vốn đầu tư xã hội của tỉnh Ninh Bình , nó quan trọng ở chỗ trong bối cảnh xuất phát điểm của tỉnh. Góp phần bổ sung lượng vốn lớn cho ngân sách tỉnh đầu tư vào các lĩnh vực thúc đẩy ngành khác phát triển tăng thu nhập cho tỉnh và gián tiếp góp qua thu thuế cho ngân sách tỉnh. + Vốn ODA đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý hơn thông qua việc sử dụng vốn ODA cho tập trung đầu tư cải tạo , nâng cấp và xây dựng mới các công trình phục vụ nhu cầu bức thiết như đường giao thông , hệ thống điện , nước và hệ thống thuỷ lợi, … Từ chỗ , cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu qua việc đầu tư vào các công trình góp phần tăng cường đi lại, buôn bán , giao lưu với khu vực khác…Có thể coi việc đầu tư vào hạ tầng kinh tế xã hội , trong thời gian qua như “ chất xúc tác” vừa có tác dụng trước mắt vừa có tác dụng lâu dài . Theo kế hoạch, trong các tháng còn lại của năm 2008 , tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm; chủ động cùng với DN tháo gỡ khó khăn, khuyến khích DN đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị trường để đảm bảo sự phát triển ở tốc độ cao. Tỉnh ưu tiên đầu tư vào những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như điện, than, đóng tàu, vật liệu xây dựng..., đồng thời phát triển công nghiệp gắn với dịch vụ, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. Theo Báo đầu tư Với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh thành một địa bàn phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, những năm gần đây Quảng Ninh đã tập trung xây dựng và hình thành một hệ thống các khu công nghiệp (KCN) đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh. Việc hình thành các cụm, điểm, khu công nghiệp đã tạo nên cơ sở hạ tầng thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay tỉnh ta đã hình thành 4 KCN tập trung với diện tích hơn 922 ha và 8 cụm công nghiệp cấp huyện phân bố khá hài hoà ở Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, Hải Hà, Móng Cái có diện tích 215 ha trong đó có 3 cụm công nghiệp diện tích thuê đất đã đạt 80%. Những cụm công nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật với những thuận lợi như hệ thống điện, nước được cấp đến chân công trình đang mở ra triển vọng thu hút lớn. Một số địa phương: Hoành Bồ, Đầm Hà, Cẩm Phả, Hạ Long, Tiên Yên... cũng đã có kế hoạch triển khai một số cụm, điểm công nghiệp sẽ tạo thêm điểm nhấn phát triển công nghiệp. + Vốn ODA được huy động đã đem lại hiệu quả bước đầu trong quá trình cải cách khu vực hành chính công của tỉnh . Thông qua việc tổ chức thực hiện chương trình , dự án ODA , bộ máy hành chính đã bước đầu hình thành một tư duy mới , thuận lợi cho các nhà tài trợ khó tính nhất. Có thể nói rằng, với nhiều giải pháp cụ thể như chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý Nhà nước, đưa bộ phận một cửa liên thông chính thức đi vào hoạt động; ban hành các quyết định, kế hoạch, có biểu mẫu hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự cấp phép đầu tư, thời gian tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ đảm bảo công khai minh bạch. (Những dự án dưới 300 tỷ đồng không thuộc đối tượng kinh doanh có điều kiện thì thời gian từ lúc tiếp nhận đến khi cấp giấy chứng nhận đầu tư là 15 ngày; đối với các dự án phải thẩm tra đầu tư, xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương thời gian tiếp nhận đến khi cấp giấy chứng nhận đầu tư là 30-45 ngày), công tác xúc tiến đầu tư được xây dựng thành chương trình cụ thể, đã tổ chức được nhiều cuộc xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Quảng Ninh đã được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến đầu tư. Đến nay các dự án công nghiệp của tỉnh ta đã bắt đầu phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội. Bên cạnh công nghiệp than và khoáng sản đã hình thành khá rõ nét các trung tâm công nghiệp làng nghề TTCN, các khu kinh tế. Nhịp độ phát triển CN - TTCN ở các đô thị trung tâm và cửa khẩu quốc tế đã tăng lên nhanh chóng, trong vài năm gần đây thu hút khá lớn lao động địa phương, góp phần thay đổi sự tăng trưởng CN - TTCN trên địa bàn. Đặc biệt đã thu hút được đông đảo các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, chỉ tính riêng năm 2007 tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào địa bàn đạt trên 504 triệu USD, gấp 22 lần so với năm 2006. Trong năm UBND tỉnh cũng đã cấp phép đầu tư cho những dự án có vốn đầu tư lớn như Dự án quần thể sân golf, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Ao Tiên (Vân Đồn của nhà đầu tư Hoa Kỳ với tổng số vốn đăng ký 112 triệu USD; khu du lịch tổng hợp đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế mang tên Halong Star tại TP Hạ Long với tổng mức vốn đầu tư là 180 triệu USD cho Công ty TNHH Limitless World (Việt Nam). Đây là dự án đầu tiên ở Quảng Ninh thu hút được nguồn tài chính hùng hậu từ Trung Đông bởi Limitless World (Việt Nam) là một trong 7 chi nhánh của Tập đoàn Dubai World thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)... Theo thống kê, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Quảng Ninh đến từ 14 nước và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hiện 10 địa phương trong tỉnh đã có các dự án FDI đang hoạt động, tập trung nhiều ở các trung tâm lớn như TP Hạ Long với 39 dự án (kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng và sản phẩm xuất khẩu); thị xã Móng Cái 23 dự án (kinh doanh khu trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, xuất khẩu cao su...). Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, môi trường đầu tư ngày một cải thiện hơn cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, Quảng Ninh sẽ là điểm đến đầy hấp dẫn với các nhà đầu tư. + Việc sử dụng vốn ODA đã dần chuyển hướng sang các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn và phát triển nông thôn. Thông qua dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi , xây dựng làng nghề thủ công đã tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho nhân dân tích cực xoá đói gỉam nghèo. + Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận lớn người lao động . Trong quá trình thực hiện dự án ODA , người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề , tiếp thu công nghệ , kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm tác phong công nghiệp. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ trong các ban quản lý dự án thì việc tiếp thu những cái mới trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án ODA là bài học không nhỏ . + Bên cạnh những tác động tích cực trên, chủ trương chính sách thu hút ODA vào tỉnh cũng được cải thiện. Tiến độ thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn như thoát nước và vệ sinh môi trường Hạ Long- Cẩm Phả; trồng rừng Việt- Đức... được đẩy nhanh. Hai dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản là Dự án Bảo vệ môi trường Hạ Long (với vốn đầu tư 230 triệu USD) và Dự án Cầu Vân Tiên (90 triệu USD) đã được đồng ý về chủ trương là tiếp tục được xúc tiến, hoàn thiện hồ sơ. 3.2.Những hạn chế còn tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24904.doc
Tài liệu liên quan