MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2
I- sơ lược về thuế nhà nước 2
1-Khái niệm về thuế 2
2-Đặc điểm của thuế 3
3-Phân loại thuế: 4
4-Các yếu tố cấu thành thuế: 5
5-Vai trò của thuế nhà nước : 6
II. Thuế giá trị gia tăng ( gtgt) 7
1.Khái niệm "giá trị gia tăng" và thuế giá trị gia tăng: 7
2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế: 10
3. Căn cứ tính thuế GTGT: 11
4. Phương pháp tính thuế GTGT: 14
5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT 19
6. Miễn giảm thuế và hoàn thuế: 20
7. Khiếu nại và xử lý vi phạm: 21
CHƯƠNG II 23
TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM TRONG THỜI GIAN QUA 23
I. Đặc điểm kinh tế-xã hội và bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm: 23
1. Đặc điểm kinh tế-xã hội: 23
2. Quá trình hình thành và phát triển của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm 23
3. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở chi cục thuế quận Hoàn Kiếm 25
II. Tình hình thực hiện thuế gtgt của một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình tại chi cục thuế quận hoàn kiếm 28
1. Tình hình số thuế VAT phải nộp của các doanh nghiệp: 28
2. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT 32
3. Quy trình đăng ký, kê khai, quyết toán thuế GTGT. 39
4. Một số trường hợp vi phạm kỷ luật thuế GTGT: 44
CHƯƠNG III: 52
ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC KÊ KHAI VÀ THANH QUYẾT TOÁN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 52
VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT. 52
I. Đánh giá ưu điểm - Vướng mắc khi áp dụng thuế GTGT ở các doanh nghiệp trên địa bàn quận hoàn kiếm trong thời gian qua 52
1. ưu điểm : 52
2. Vướng mắc : 53
II. Một số ý kiến - đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh khi áp dụng thuế GTGT trong thời gian tới 55
1. Về phía nhà nước : 55
2. Về phía doanh nghiệp: 61
KẾT LUẬN 63
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăngtại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động về sản xuất, xây dựng, vận tải bị thua lỗ do nguyên nhân số thuế GTGT phải nộp voà các hoạt động này lớn hơn số thuế tính theo số doanh thu trước đây, thì được xem xét giảm thuế GTGT (nhưng chỉ thực hiện trong 3 năm: 1999, 2000 và 2001).
- Các cơ sở kinh doanh xin giảm thuế phải gửi hồ sơ xin giảm thuế cho cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở. Hồ sơ bao gồm: báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh của năm xin giảm thuế (nêu rõ lý do, thời gian xin giảm và số liệu chứng minh số thuế GTGT phải nộp tính theo thuế suất thuế GTGT lớn hơn số thuế tính theo thuế suất thuế doanh thu).
- Dựa trên các quy định sau đây để xét mức giảm thế GTGT:
+ Số thuế GTGT xin miễn giảm không quá số lỗ phát sinh của năm xin miễn giảm, mà nguyên nhân là số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế doanh thu trước đây.
+ Số thuế GTGT phải nộp đối với các cơ sở áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng số thuế đầu ra trừ số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế được hoàn lại của năm xin giảm thuế.
Sau khi nhận được hồ sơ của cơ sở kinh doanh xin miễn giảm thuế GTGT, cơ quan thuế phải kiểm tra và xác định rõ: cơ sở có thuệc đối tượng và trường hợp giảm thuế GTGT hay không, hồ sơ có thuệc đối tượng và trường hợp giảm thuế GTGT hay không, hồ sơ có đúng và chính sách không... căn cứ vào thẩm quyền quyết định, cơ quan thuế xem xét, ra quyết định miễn giảm thuế và thông báo cho cơ sở bằng văn bản thuế được miễn giảm, hoặc gửi hồ sơ lên cơ quan thuế cấp trên (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế cấp trên) đồng thời thông báo cho cơ sở biết hồ sơ đã chuyển cho cấp trên.
Căn cứ vào quyết định miễn giảm thuế GTGT cơ quan thuế quyết định thuế GTGT mà cơ sở còn phải nộp.
6.2 Hoàn thuế GTGT
Trong các trường hợp sau đay thì cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu được hoàn thuế GTGT:
- Cơ sở thuế GTGT đầu vào các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý.
- Cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu theo thời vụ, hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc tháng.
- Cơ sở kinh doanh đầu tư mới (đã đăng ký nộp thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ), chưa phát inh doanh theu, chưa có thuế đầu ra, đã tính khấu trừ thuế đầu vào của TSCĐ đầu tư, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên thì được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Đặc biệt nếu thuế GTGT đầu vào phát sinh quá lớn, cơ sở có thể đề nghị giải quyết từng quý.
- Nếu cơ sở kinh doanh có đầt tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầt tư vào của TSCĐ đã khấu trừ trong 3 tháng mà chưa hết thì được hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này.
- Khi quyết toán thuế cảu các cơ sở sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chia tách có thuế GTGT nộp thừa, thì cơ sở đó đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa.
Thời hạn xét hoàn thuế là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ (nếu cần thời gian xác minh thì cũng không được quá 30 ngày). Khi nhận được quyết định nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, kho bạc có trách nhiệm hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 5 ngày.
7. Khiếu nại và xử lý vi phạm:
7.1. Xử lý vi phạm về thuế:
- Cơ sở kinh doanh cố định khi vận chuyển hàng hoá mà không có đầy đủ chứng từ hoá đơn đối với hàng lưu thông trên thị trường thì phải nộp thuế GTGT tính trên giá trị hàng hoá đó. Đối với hàng hoá nhập khẩu còn phải truy thu nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu.
- Nếu thực hiện không đúng quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, chứng từ, hoá đơn liênquan đến việc tính thuế... thì tuỳ theo nặng nhẹ mà bị cảnh cáo hay phạt tiền.
- Nộp chậm (tiền thuế phải nộp, tiền phạt phải nộp...) thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn phải nộp phạt 0,1%/ngày/số tiền nộp chậm.
- Khai man, trốn thuế... ngoài việc phải nộp đủ số thuế GTGT phải nộp, còn bị phạt tiền từ 1-5 lần tiền thuế gian lận, hoặc bị truy tố trước pháp luật (nếu trốn lậu thuế với số lượng lớn).
- Nếu cơ sở không nộp thuế, nộp phạt thì cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đề nghị ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng trích tiền gửi của đối tượng (nếu có) để nộp thuế, nộp phạt, hoặc gửi hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ số thiền thuế, tiền phạt, hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
7.2. Khiếu nại:
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế GTGT đối với cơ sở. Chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu, hay quyết định xử lý.... thì cơ sở gửi đơn khiếu nại (nếu có khiếu nại). Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện phải được thực hiện đúng theo quy định của páp luật hiện hành.
Trong thời gian chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẵn phải nộp đúng, đủ số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo.
Chương II
Tình hình đăng ký, kê khai và quyết toán thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua
I. Đặc điểm kinh tế-xã hội và bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm:
1. Đặc điểm kinh tế-xã hội:
Quận Hoàn Kiếm là một quận trọng điểm, một quận lớn của thành phố Hà Nội, là nơi tập trung buôn bán,tập trung các đầu mối giao thông không những của thành phố Hà Nội mà còn là của cả nước. Không những trong tình hình hiện nay mà ngay từ xưa là nơi kinh kỳ đô hội đã có những phường chuyên sản xuất những mặt hàng truyền thống, buôn bán những mặt hàng chuyên ngành, do đó có những đường phố mang tên những mặt hàng kinh doanh như: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bông,Hàng Mành, Hàng Cá,Hàng Trống, Hàng Hòm... Nhưng trong quá trình phát triển của xã hội, những ngành nghề truyền thống ngày bị mai một, những đường phố trước đây còn lại chỉ mang tính chất ký ức, ghi lại hình bóng tình phát triển khinh tế một thời đã qua.
Đến nay, qua một qua trình thay đổi, quận Hoàn Kiếm đã là nơi tập trung buôn bán nhiều hơn là tập trung cho sản xuất. Hoạt động thương nghiệp tại Hoàn Kiếm có thể phản ánh một số đắc điểm tình hình hoạt động thương mại từng thời kỳ trong cả nước. Do đó, hoạt động thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tài quận Hoàn Kiếm so với các hoạt động này của thành phố. Trong quận Hoàn Kiếm cũng có một số xí nghiệp quốc doanh, nhưng quy mô chưa phải là lớn so với các xí nghiệp khác trong thành phố. Quận cũng có một số tổng công ty, công ty lớn nhưng việc quản lý các đơn vị này thuộc cục thuế thành phố Hà Nội.
2. Quá trình hình thành và phát triển của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm
Ngày 10/10/1954 chi cục có tên gọi lần đầu tiên là phòng thuế liên khu I.
Đến năm 1970 phòng thuế liên khu I được đổi tên là phòng tài chính.
Đến năm 1983 phòng tài chính được đổi tên là phòng tài chính công thương nghiệp quận Hoàn Kiếm.
Ngày 1/10/1990 được đổi tên thành chi cục thuế quận Hoàn Kiếm và từ năm 1990 đến nay chi cục thuế quận Hoàn Kiếm không ngừng phát triển, luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Bộ tài chính đã giao cho. Là một trong số chi cục luôn đảm bảo số thu mà nhà nước đã giao.
Đến cuối tháng 12/1998, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm chỉ quản lý thu thuế các loại hình sau:
Khu vực khinh tế quốc doanh: 5 đơn vị sản xuất mặt hàng gia công xuất khẩu, 1 đơn vị hoạt động ngành xây dựng, 5 đơn vị này phạm vi hoạt động không rộng nên doanh thu hàng tháng không lớn.
Tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh:
ỹ Công ty TNHH: 483 đơn vị
ỹ Công ty cổ phần: 11 đơn vị
ỹ Tổ chức kinh tế của các cơ quan, đoàn thể: 64 đơn vị
ỹ Chi nhánh: 90 đơn vị
ỹ Hợp tác xã, tổ sản xuất: 130 đơn vị
ỹ Doanh nghiệp tư nhân: 146 đơn vị
ỹ Các hộ kinh doanh cá thể: 9130 hộ
Nhưng từ năm 1999 đến nay, thực hiện sự phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế khi thực hiện 02 luật thuế mới, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm chỉ chủ yếu còn quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể, còn khu vức kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh do cục thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thuế.
Từ 1/1/1999 cho đến nay, ngành thuế quản lý thu thuế thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc biệt là thực hiện sự phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế khi thực hiện hai luật thuế mới, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm chỉ chủ yếu quản lý thu thuế đội vời các hộ kih doanh cá thể, còn khu vực kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh khác do cục thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thuế.
Đặc biệt chi cục thuế quận HK không ngừng phát triển, luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Bộ tài chính đã giao cho. Và là một trong những chi cục luôn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch thu được giao hàng năm, góp phần cho ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở chi cục thuế quận Hoàn Kiếm
3.1 Nhiệm vụ:
Căn cứ kế hoách được UBND Thành phố và cục thuế thành phố giao, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm lập kế hoách thu cho từng tháng, từng quý, năm và phân bổ kế hoạch thu cho các đội thuế phường. Đồng thời, chi cục lập báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu lên cục thuế thành phố và UBND quận.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quận tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế từ khâu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp mã số DTNT đến việc kê khai thu nộp thuế và xử lý các vi phạm theo luật định.
Tổ chức lập bộ tính thuế, ra thông báo thu thuế, đôn đốc đối tượng nộp thuế, thanh toán tiền thuế, thu nộp tiền thuế kịp thời, đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
3.2 Quyền hạn:
Tổ chức bộ máy của cơ quan theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng ngành nghề kinh doanh và chuyên đề công tác từng tháng, từng quý.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn từ khâu thống kê đăng ký thuế, lập bộ, đôn đốc thu nộp và thanh tra, kiểm tra theo quy trình, quản lý thu thuế của ngành. Giải quyết đơn thư khiếu nại và xử lý chống thất thu ngân sách và xử lý các vi phạm về thuế trong quyền hạn luật định.
3.3 Hệ thống tổ chức bộ máy:
Nhằm thực hiện sự chỉ đạo tập trung thống nhất của nhà nước trung ương đối với công cụ thuế trong nền kinh tế thị trường, ngày 23/7/1990,HĐBT (nay là chính phủ), ban hành nghị định 281/HĐBT quy định việc hình thành cơ cấu tổ chức thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở của ngành thuế gồm: tổng cục thuế ở trung ương, cục thuế ở các tỉnh, thành phố, chi cục thuế ở các quận, huyện, các đội thuế ở các xã, phường.
Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm có bộ máy tổ chức gồm 317 cán bộ nhân viên, trong đó 60 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, 52 cán bộ đang học đại học tại chức, số còn lại đều đã tôt nghiệp trung cấp. Hàng năm, chi cục thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ như đưa cán bộ theo học các lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ, bội dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ theo các lớp tập huấn ngắn hạn theo chuyên đề công tác.
Theo thông tư 110/1998/TT-BTC và công văn số 98TCT/TCCB ngày 07/01/1999, cơ cấu bộ máy của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm gồm:
Về ban lãnh đạo chi cục gồm: 1 chi cục trưởng và 3 chi cục phó.
ỹ chi cục trưởng điều hành toàn bộ các công tác của chi cục và chịu trách nhiệm trước UBND quận Hoàn Kiếm; ký các văn bản liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục.
ỹ Chi cục phó chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng được phân công theo các nội dung được thống nhất trong ban lãnh đạo chi cục, chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về công tác được giải quyết.
Về các tổ, đội, trạm: có 29 tổ, đội,trạm biên chế như sau:
ỹ 21 đội thu thuế cố định: thực hiện nhiệm vụ quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn phường được giao. Phối hợp với các UBND phường, các ban ngành liên quan để quản lý đối tương nộp thuế, nắm bắt các đối tượng mới ra kinh doanh để thực hiện công tác đăng ký kinh doanh và đưa vào các đối tượng nộp thuế. Thực hiện công tác hướng dẫn, giải thích cho các đăng ký kê khai nộp thuế.
ỹ 2 trạm kiểm soát: thực hiện việc thu thuế ở khâu lưu thông.
ỹ 1 tổ thanh tra, kiểm tra: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không đăng ký kê khai nộp thuế, kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử lý vi phạm theo luật thuế. Lập các thủ tục xử lý phạt trốn thuế theo quy định, trình lãnh đạo. Theo dõi tình hình nộp thuế, phát hiện các đối tượng nghi ngờ khai man thuế, trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra về quản lý thu thuế, tính thuế của các đội thuế và bộ phận tính thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
ỹ 1 tổ quản trị nhân sự, hành chính: giúp ban lãnh đạo điều hành công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của toàn chi cục.
ỹ 1 tổ kế hoạch - nghiệp vụ: tham mưu cho lãnh đạo chi cục về việc xác định mức thuế ấn định, tiến hành điều tra các trọng điểm, nắm các chỉ tiêu quản lý thuế tổng hợp trên địa bàn quận để đánh giá tình hình quản lý thue thuế hiện tại, đánh giá mức độ thất thu, dự kiến điều chỉnh mức thu cho thời gian tới... Lập sổ danh bạ đối tượng nộp thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, lập bộ thuế, ra thông báo thuế. Tổng hợp tình hình thu nộp thuế của các đối tượng nộp thuế đẻ thông báo cho các đội thuế thực hiện đôn đốc, nhắc nhở nộp thuế.
ỹ 1 đội khấu trừ: quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
ỹ 1 tổ ấn chỉ: quản lý biên lai ấn chỉ, bán hoá đơn, sổ sách kế toán cho các đối tượng nộp thuế thuộc chi cục quản lý.
Mô hình tổ chức bộ máy của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chi cục trưởng
Tổ nghiệp vụ
Đội khấu trừ
Bảy
đội quản
lý phường chợ
Bảy
đội quản
lý phường chợ
Hai trạm thu đầu mối lưu thông
Chi cục phó
Chi cục phó
Chi cục phó
Tổ thanh tra kiểm tra
Tổ quản trị nhân sự hành chính
Tổ
ấn chỉ
Bảy đội quản
lý phường chợ
Tổ
kế hoạch lập
bộ
II. Tình hình thực hiện thuế gtgt của một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình tại chi cục thuế quận hoàn kiếm
1. Tình hình số thuế VAT phải nộp của các doanh nghiệp:
* Thế GTGT áp dụng ở Việt Nam từ ngăm 1999 thay cho luật thuế doanh thu là 1 loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, cách thức tính, biện pháp hành thu… Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam.
* Để hiểu rõ hơn về tình hình số thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp khi thực hiện luật thuế mới, chúng ta cùng nhau tìm hiểu 2 bảng sau:
Biểu 1 và biểu 2
Biểu số 1: tình hình số thuế VAT phải nộp năm 2000
Đơn vị tính: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp
Năm 2000
Năm 2001
VAT ra
VAT vào
VAT phải nộp
VAT ra
VAT vào
VAT phải nộp
1
0100942727
Công ty Việt á
2 lê Ngọc Hân
6.325.032
4.168.599
2.156.433
9.455.233
5.421.505
4.033.728
2
0100233512
Công ty Hợp Tín
76 Hai Bà Trưng
14.845.150
9.168.719
5.676.431
18.106.058
11.324.506
6.781.552
3
0100232269
Công ty Lợi Thành
677 Bạch Đằng
29.343.825
18.540.365
10.803.460
38.849.410
21.318.520
17.530.890
4
0100232942
Công ty Hà Việt
30A Phan Bội Châu
18.364.345
11.456.294
6.899.051
29.614.060
17.606.596
12.007.464
5
0100232822
Công ty Việt Sơn
149 Lê Duẩn
12.509.073
8.456.302
4.052.771
14.593.883
9.321.278
5.272.605
Tổng cộng
(Nguồn đợi khấu trừ)
Biêu số 2: Số thuế VAT phải nộp năm 2000-2001
Đơn vị tính: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
0100942727
Công ty Việt á
2 lê Ngọc Hân
2.156.433
4.033.728
+1.877.295
+ 87,6%
2
0100233512
Công ty Hợp Tín
76 Hai Bà Trưng
5.676.431
6.781.552
+ 1.105.121
+ 19,47%
3
0100232269
Công ty Lợi Thành
677 Bạch Đằng
10.803.460
17.530.890
+ 6.727.430
+ 62,2%
4
0100232942
Công ty Hà Việt
30A Phan Bội Châu
6.899.051
12.007.464
+ 5.108.413
74,05%
5
0100232822
Công ty Việt Sơn
149 Lê Duẩn
4.052.771
5.272.605
+ 1.219.834
+ 30,1%
Tổng cộng
29.588.146
45.626.239
+ 16.038.093
+ 54,2%
(nguồn: đợi trừ khấu hao)
Ghi chú:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT ra - Thuế GTGT vào
Số tuyệt đối = -
Số tuyệt đối = x 100%
Qua 2 biểu đồ ta thấy:
* Số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp Kinh doanh Thương mại điển hình trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm đều tăng. Vì áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu nên doanh thu của các doanh nghiệp tăng. Năm 2000 tổng số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp là 29.588.146 đồng nhưng năm 2001, tổng số thuế GTGT phải nộp là 45.624.239 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 16.038.093 đồng với số tương đối là 54,2%. Cụ thể tình hình số thuế VAT phải nộp của từng doanh nghiệp là:
Công ty Việt á năm 2000, số thuế VAT phải nộp là 2.156.433 đồng sang năm 2001, VAT phải nộp của công ty là 4.033.728 đồng. Năm 2001 so với năm 2000, số VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là 1. 877.295 đồng và số tương đối là 87,06%.
Công ty Hợp Tín năm 2000, số thuế VAT phải nộp là 5.676.431 đồng, sang năm 2001, VAT phải nộp là 6.781.552 đồng. Năm 2001 so với năm 2000, số VAT phải nộp tăng 1.105.121 đồng và số tương đối là 19,47%.
Công ty Lợi Thành năm 2000, số phải nộp là 10.803.460 đồng sang năm 2001, VAT phải nộp là 17.530.890 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng với số tuyệt đối là 6.727.430 đồng và số tương đối là 62,27%.
Công ty Hà Việt năm 2000 số phải nộp là 6.899.051 đồng, nhưng sang năm 2001 VAT phải nộp là 12.007.464 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là 5.108.413 đồng và số tương đối là 74,05%.
Công ty Việt Sơn, năm 2000 số VAT phải nộp là 4.052. 771 đồng, nhưng sang năm 2001, VAT phải nộp là 5.272.605 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng 1.219.834 đồng và số tương đối là 30,1%.
Qua những điều phân tích ở trên, ta thấy Công ty Việt á có số tương đối tức tỉ lệ tăng cao nhất 87,06% thì Công ty Lợi Thành lại có số thuế VAT phải nộp với số tuyệt đối cao nhất 6.727.430 đồng. Điều này chứng tỏ, công ty Việt á và Công ty Lợi Thành đều có Công ty có số VAT phải nộp cao so với các công ty khác. Điều này cho thấy, doanh thu của hai công ty tăng hay nói cách khác là công ty hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến doanh thu của các Công ty tăng đó là:
* Các doanh nghiệp đã thích ứng được ngay với thuế GTGT. Cụ thể là khi áp dụng hoá đơn trong quá trình mua bán hàng hoá, giúp hạn chế sai sót, gian lận khi ghi chép hoá đơn.
- Doanh thu tăng do tính lại thuế theo mức GTGT tức là tính thuế theo phương pháp khấu trừ vì vậy số thuế phải nộp giảm.
- Do chất lượng quản lý tốt..
Tóm lại, luật thuế mới ra đời đã đứng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng người thu ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vậy để hiểu rõ hơn về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của 5 doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hoàn Kiếm, chúng ta cùng xem xét về thực trạng thanh quyết toán thế GTGT năm 2000 và năm 2001 của 5 doanh nghiệp.
2. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT
Ta biết rằng việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của mỗi Quốc gia. Số thu từ thuế chiếm 85% đến 90% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Chúng ta cùng xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước qua các bảng biểu sau:
2.1 Bảng số 3
Biểu số 3: thực trạng thanh quyết toán VAT năm 2000 tại một số doanh nghiệp
Kinh doanh - Thương mại ở chi cục Quận hoàn kiếm
Đơn vị: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp
Số phải nộp
Số đã nộp
Số nộp thừa (+) thiếu (-)
Tỷ trọng thừa thiếu so với số phải nộp
Nộp theo KQ KD
Truy thu
Tổng phải nộp
1
0100233512
Công ty Việt á
2.156.432
798.525
2.954.958
1.948.958
-1.006.000
-34%
2
0100232269
Công ty Hợp Tín
5.676.431
1.237.183
6.913.614
4.809.337
-2.104.277
-30,44%
3
0100232942
Công ty Lợi Thành
10.803.460
10.803.460
10.853.548
+50.088
0,46%
4
0100232822
Công ty Hà Việt
6.899.051
2.415.300
9.314.351
8.574.233
-740.118
-7,95%
5
Công ty Việt Sơn
4.052.771
2.476.355
6.529.126
5.072.605
-1.456.521
- 22,3 %
Tổng cộng
36.515.509
31.258.681
-5.256.828
-14,4%
(Nguồn: đợi khấu trừ)
Ghi chú:
Số nộp thừa thiếu = Số đã nộp - Số phải nộp
= x 100%
Qua biểu trên ta thấy:
Năm 2000, tình hình các doanh nghiệp nộp thuế còn thấp chưa cao. Qua số liệu xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước ta thấy tổng số phải nộp là 36.515.509 đồng mà 5 doanh nghiệp đã nộp 31. 258.681 đồng và công nợ đọng là (-5.256.828 đồng) với tỷ trọng thừa thiếu là (-14,4%).
Trong 5 doanh nghiệp số doanh nghiệp không thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ cao là 80% (chiếm 4 doanh nghiệp) còn số doanh nghiệp thực hiện tốt chỉ chiếm tỉ lệ rất ít là 20% (chiếm 1 doanh nghiệp). Nguyên nhân của việc nộp thuế có là do.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Trong công tác quản lý, các cán bộ thuế chi chưa đi sâu đi sát nắm bắt tình hình, địa bàn.
+ Đội thuế còn nể nang chưa kiên quyết xử lý những sai phạm, mức phạt còn thấp chưa có tính răn đe.
+ Lực lượng kiểm tra còn mỏng trong khi quản lý đối tượng nộp thuế lớn, nhiều.
* Nguyên nhân khách quan:
- Việc nộp thuế thiếu của các doanh nghiệp có thể là do khi áp dụng một loại thuế mới có thể các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn khi mua, bán hàng hoá...
- Do ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng kinh doanh chưa cao, cố tình nợ.
- Chế độ hành chính còn rườm rà gây nhiều khó khăn như: nếu doanh nghiệp muốn ra kinh doanh phải đăng ký với hai cơ quan.
Tóm lại, tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp chưa cao, còn 4 doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng. Đó là:
+ Công ty Hợp Tín tổng số phải nộp là 6.913.614 đồng mà doanh nghiệp đã nộp là 4.809.337 đồng và còn nợ đọng là (-2.104.277 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-30,44%). Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp rất cao. Vậy doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt đối với ngân sách Nhà nước.
+ Công ty Việt a Việt á, tổng số phải nộp là 2.954.958 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 1.948.958 đồng và còn nợ là (-1.006.000 đồng) với tỉ trọng thiếu là (-34%). Với tỷ trọng thiếu cho thấy doanh nghiệp vẫn nợ ngân sách Nhà nước nhiều.
+ Công ty Hà Việt, tổng số phải nộp là 9.314.351 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 8.574.233 đồng và còn nợ ( -740.118 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-7,93%). Tỷ trọng thiếu này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp là chưa tốt nhưng tỷ lệ thiếu không cao.
+ Công ty Việt Sơn, tổng số phải nộp là 6.529.126 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 5.072.605 đồng và còn nợ là (- 1.456.521 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-22,31%). Tỷ trọng này cho thấy doanh nghiệp còn nợ rất nhiều.
Trong 5 doanh nghiệp, chỉ có Công ty Lợi Thành là thực hiện tốt nghĩa vụ, ta thấy tổng số phải nộp là 10.803.460 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 10.853.548 đồng, thừa 50.088 đồng với tỉ trọng thừa là 0,46%. Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thừa không nhiều lắm, nhưng doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, năm 2000 tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp là chưa tốt bởi do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Và để biết rõ tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp sang năm 2001 có tốt hơn không, ta tiếp tục tìm hiểu biểu số 4
2.2. Biểu số 2
biểu số 2:thực trạng thanh quyết toán thuế VAT năm 2001 tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục quận hoàn kiếm
Đơn vị: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp (địa chỉ)
Số phải nộp
Số đã nộp
Số thừa (+),
thiếu (-)
Tỷ trọng thừa, thiếu so với số phải nộp
Nộp theo KQKD
Truy thu
Tổng phải nộp
Số thuế được hoàn trả
Số thuế đã nộp
Tổng số thuế đã nộp
1
0100942727
Công ty Việt á
2 lê Ngọc Hân
4.033.728
1.006.000
5.039.728
4.129.376
4.129.376
-910.352
-18,06%
2
0100233512
Công ty Hợp Tín
76 Hai Bà Trưng
6.781.552
2.104.277
8.885.829
6.761.928
6.761.928
-2.123.901
-24%
3
0100232269
Công ty Lợi Thành
677 Bạch Đằng
17.530.890
17.530.890
50.088
17.680.300
17.730.388
+199.498
+1,14%
4
0100232942
Công ty Hà Việt
30A Phan Bội Châu
12.007.464
740.118
12.747.582
12.954.000
12.954.000
+206.418
+1,62%
5
0100232822
Công ty Việt Sơn
149 Lê Duẩn
5.272.605
1.456.521
6.729.126
6.729.126
6.729.126
0
0
Tổng cộng
50.933.155
48.098.756
-2.628.337
-5,16%
(Nguồn: Đợi khấu trừ)
Qua biểu 4 năm 2001 ta thấy:
Tình hình thanh quyết toán thuế GTGT năm 2001 tại 5 doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm vẫn còn thấp nhưng nợ thuế đã giảm. Qua số liệu xem xét ở biểu số 4, số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước của 5 doanh nghiệp là 50.933.155 đồng mà 5 doanh nghiệp đã nộp 48.098.756 đồng và vẫn nợ là (-2.628.337 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-5,16%).
Trong 5 doanh nghiệp xét ở trên, số doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chiếm 60%. (trong đó có 2 doanh nghiệp) nộp thừa và 1 doanh nghiệp nộp đủ), còn số doanh nghiệp chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chiếm 40% (chiếm 2 doanh nghiệp). Nhìn một cách tổng thể thì sang năm 2001, các doanh nghiệp đã có ý thức tốt hơn trong công tác thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Những Công ty đã thực hiện tốt ngân sách Nhà nước. Cụ thể là:
* Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 49.doc