Đề tài Tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại quỹ tiết kiệm trung tâm, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Khi khách hàng muốn rút lãi hoặc cả gốc lẫn lãi đối với các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, giao dịch viên sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu), kiểm tra chứng minh nhân dân, đối chiếu nhận diện khách hàng với ảnh chụp trên chứng minh, đối chiếu các yếu tố cần thiết trên chứng minh với các yếu tố ghi trên sổ tiết kiệm nếu khớp đúng sẽ cho khách hàng rút tiền

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm có thể rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn, trường hợp khi đến hạn khách hàng muốn chuyển tiền đến tài khoản tại các đơn vị khác thuộc hệ thống Ngân Hàng TMCP Sài Gòn thì nơi nhận tiền gửi có trách nhiệm chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu.

Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm đồng chủ sở hữu: việc rút tiền phải thực hiện đúng theo cam kết trong văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản tiết kiệm chung.

Khách hàng gửi tiết kiệm bằng loại tiền nào thì được rút gốc và lãi theo loại tiền đó, với số ngoại tệ lẻ được chi trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định.

Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng muốn lãnh ra bằng đồng Việt Nam thì ngân hàng sẽ chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm khách hàng rút tiền:

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại quỹ tiết kiệm trung tâm, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại tiền gửi có kỳ hạn, người gửi chỉ được chuyển sang tài khoản cá nhân hoặc các hình thức huy động vốn khác khi đến hạn. 2.2.1.3. Quy trình kế toán nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm 2.2.1.3.1. Những qui định chung về kế toán tiền gửi tiết kiệm Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu là một mặt nghiệp vụ của Quỹ Tiết Kiệm Trung Tâm, các phát sinh liên quan đến huy động vốn phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời vào sổ sách kế toán và tổng hợp vào bảng cân đối điều hành vốn kinh doanh hàng ngày. Việc theo dõi quản lý, xuất nhập thẻ phiếu trắng giữa chi nhánh với Quỹ Tiết Kiệm phải có phiếu xuất, nhập kho, hạch toán theo chế độ, việc theo dõi, quản lý sử dụng tại quỹ phải chặt chẽ, rõ ràng trên cơ sở giao nhận giữa các bộ phận liên quan. Hàng tháng phải lập bảng kê, số thẻ, phiếu đã sử dụng, bảo đảm số liệu theo dõi tại chi nhánh phù hợp với số liệu tương ứng tại Quỹ Tiết Kiệm. Quỹ Tiết Kiệm thực hiện hạch tóan kế toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu theo qui định.thực hiện các nguyên tắc bảo mật số liệu của khách hàng theo qui định hiện hành. Quá trình hạch toán kế toán theo dõi trên thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu và sổ sách chi tiết nếu thực hiện huy động tiền gửi dân cư bằng VNĐ, nếu huy động tiền gửi dân cư bằng ngoại tệ thì việc hạch tóan ghi chép bằng ngoại tệ. Các đơn vị thành viên phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, công tác hạch toán nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi dân cư, thực hiện đối chiếu công khai một năm ít nhất một lần với khách hàng. Qua kiểm tra kiểm soát đối chiếu, nếu phát hiện thấy những vi phạm, sai sót phải uốn nắn kịp thời và biện pháp xử lý đích đáng. 2.2.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán Quỹ Tiết Kiệm Lập các chứng từ, thẻ, phiếu, mẫu biểu về tiết kiệm, kỳ phiếu; kiểm soát các yếu tố, ký tên trên các chứng từ và chịu trách nhiệm về các nội dung đã kiểm soát. Ghi chép đầy đủ, rõ ràng, chính xác và kịp thời đối với các giao dịch hàng ngày tại Quỹ Tiết Kiệm, đảm bảo đúng thể lệ, chế độ qui định. Bảo quản hồ sơ về khách hàng thuộc Quỹ Tiết Kiệm Chứng kiến việc kiểm quỹ và ký xác nhận vào sổ quỹ của thủ quỹ, kiểm thẻ phiếu trắng, mở niêm phong tiền, đảm bảo việc ghi chép khớp đúng số liệu và số tồn quỹ của thủ quỹ. Chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán thống kê của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn và các qui định có liên quan của pháp luật. 2.2.1.3.3. Qui trình kế toán tiền gửi tiết kiệm Gửi tiền lần đầu Khách hàng đến Quỹ Tiết Kiệm và được nhân viên hướng dẫn các thông tin về gửi, rút tiền được thông báo công khai tại Quỹ Tiết Kiệm, khách hàng viết số tiền gửi, kỳ hạn vào giấy đề nghị gửi tiền, ký 2 mẫu chữ ký trên thẻ lưu. Trường hợp có ủy quyền thì phải ghi thêm thông tin vào mặt sau của thẻ lưu họ tên, chữ ký của người được ủy quyền (2 mẫu), các nội dung được quyền rút gốc, lãnh lãi …giao dịch viên sau khi kiểm tra, đối chiếu chữ ký mẫu với chữ ký trên giấy đề nghị gửi tiền, nếu đúng thì nhập thông tin vào máy vi tính và in sổ tiết kiệm ghi các yếu tố: họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân , số tài khoản …..sau khi các chứng từ lập ra đã được kiểm soát viên (trưởng quỹ, phó trưởng quỹ) duyệt và khách hàng đã ghi đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền, bảng kê các loại tiền khách hàng nộp vào ngân hàng, thũ quỹ sẽ đưa sổ tiết kiệm cho khách hàng. Trường hợp khách hàng không thể đến rút tiền tiết kiệm thì có thể ủy quyền cho người khác lãnh thay. Các đồng chủ sở hữu có thể ủy quyền cho nhau hoặc ủy quyền cho người khác rút tiền tiết kiệm trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Người được ủy quyền lãnh thay phải xuất trình các giấy tờ: chứng minh nhân dân, sổ tiết kiệm do SCB phát hành có ghi tên người sở hữu là người ủy quyền, giao dịch viên yêu cầu khách hàng ký tên để đối chiếu với chữ ký mẫu trên thẻ lưu, xác nhận đúng với chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng sẽ cho khách hàng lãnh thay. - Gửi bằng tiền mặt: khi gửi tiền, khách hàng phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (thời hạn của hộ chiếu hoặc thị thực kèm theo dài hơn thời hạn gửi tiền), căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, nhân viên giao dịch nhập các thông tin và thực hiện các thủ tục theo qui trình do Tổng Giám Đốc ban hành. - Gửi bằng chuyển khoản: khi nhận dược chứng từ ghi “có” vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, nhân viên giao dịch căn cứ vào nội dung gửi tiền của khách hàng ghi trên chứng từ để nhập các thông tin, yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh nhân dân để ghi vào nơi qui định và thực hiện các thủ tục theo qui trình do Tổng Giám Đốc ban hành. Gửi tiền tiết kiệm trong các lần tiếp theo Qui trình gửi như lần đầu, vẫn ký trên thẻ lưu 2 chữ ký mẫu, viết giấy đề nghị gửi tiền, nhưng nếu khách hàng không mang theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu thì nhân viên giao dịch căn cứ vào các thông tin lưu trữ hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để ghi vào nơi qui định. Khi nộp thẻ lưu và giấy đề nghị gửi tiền mới thì khách hàng phải nộp kèm sổ tiết kiệm cũ, sổ cũ được giao dịch viên thu hồi và khách hàng được nhận sổ tiết kiệm có số dư mới Trả tiền gửi tiết kiệm. Khi khách hàng muốn rút lãi hoặc cả gốc lẫn lãi đối với các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, giao dịch viên sẽ yêu cầu khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu), kiểm tra chứng minh nhân dân, đối chiếu nhận diện khách hàng với ảnh chụp trên chứng minh, đối chiếu các yếu tố cần thiết trên chứng minh với các yếu tố ghi trên sổ tiết kiệm nếu khớp đúng sẽ cho khách hàng rút tiền Khách hàng gửi tiền tiết kiệm có thể rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn, trường hợp khi đến hạn khách hàng muốn chuyển tiền đến tài khoản tại các đơn vị khác thuộc hệ thống Ngân Hàng TMCP Sài Gòn thì nơi nhận tiền gửi có trách nhiệm chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu. Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm đồng chủ sở hữu: việc rút tiền phải thực hiện đúng theo cam kết trong văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản tiết kiệm chung. Khách hàng gửi tiết kiệm bằng loại tiền nào thì được rút gốc và lãi theo loại tiền đó, với số ngoại tệ lẻ được chi trả bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định. Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng muốn lãnh ra bằng đồng Việt Nam thì ngân hàng sẽ chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua ngoại tệ tại thời điểm khách hàng rút tiền: - Áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ mặt: đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ mặt đã gửi tại ngân hàng TMCP Sài Gòn từ 30 ngày trở xuống khi chuyển đổi ra VNĐ. - Áp dụng tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản: đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ mặt đã gửi tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn từ 31 ngày trở lên hoặc các khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chuyển khoản khi chuyển đổi ra VNĐ. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn không nhận chuyển đổi các khoản tiền gửi tiết kiệm từ đồng Việt Nam sang ngoại tệ hoặc từ loại ngoại tệ này sang ngoại tệ khác, trừ khi được pháp luật cho phép. Sổ tiết kiệm do Ngân Hàng TMCP Sài Gòn phát hành được cầm cố tại các đơn vị trực thuộc của Ngân Hàng và tại các tổ chức tín dụng khác (nếu được tổ chức đó chấp nhận). Đồng tiền sử dụng trong việc cầm cố sổ tiết kiệm thực hiện theo qui định của Ngân Hàng Nhà Nước, lãi suất cho vay là lãi suất tiền gửi tiết kiệm cộng phí 0.25 % tháng đối với tiền VNĐ và 0.2 % tháng đối với USD. Tất toán tài khoản Khi khách hàng có nhu cầu đóng sổ tiết kiệm vì nhiều lý do như chuyển sang kỳ hạn khác, gửi thêm tiền vào số dư trên sổ cũ hoặc rút cả gốc lẫn lãi….giao dịch viên sẽ mở sổ tiết kiệm mới hoặc chi trả vốn lãi cho khách hàng đầy đủ sau đó thu hồi lại sổ cũ, đóng dấu tất toán lên thẻ lưu và sổ tiết kiệm cũ. Chuyển thể thức tiền gửi theo yêu cầu của khách hàng Chuyển khoản tiền gửi từ thể thức tiết kiệm này sang tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc sang thể thức tiền gửi khác ở cùng Quỹ Tiết Kiệm Khách hàng viết phiếu lãnh tiền ghi số tiền vào mục chuyển khoản rồi đưa phiếu lãnh tiền sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân cho giao dịch viên. Sau đó giao dịch viên kiểm tra chứng minh nhân dân, đối chiếu chữ ký khách hàng trên phiếu lãnh tiền với chữ ký khách hàng đã đăng ký, nhập thông tin vào máy vi tính in sổ tiết kiệm mới, tất toán tài khoản nếu khách hàng chuyển toàn bộ số tiền trên tài khoản, ký vào chỗ qui định trên chứng từ rồi chuyển phiếu lãnh tiền, thẻ lưu, chứng minh nhân dân (CMND) cho trưởng quỹ kiểm soát. Chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi cá nhân sang các tài khoản tiết kiệm kỳ phiếu, trái phiếu của khách hàng trong cùng Quỹ Tiết Kiệm. Khách hàng lập ủy nhiệm chi (UNC) để trích tài khoản tiền gửi tại phòng kế toán ngân hàng, sau đó lập phiếu gửi tiền tại Quỹ Tiết Kiệm và đăng ký chữ ký mẫu (nếu chưa có tài khoản tại Quỹ Tiết Kiệm). Kế toán Quỹ Tiết Kiệm nhận UNC từ kế toán ngân hàng chuyển sang (theo đường luân chuyển chứng từ nội bộ), nhận giấy đề nghị gửi tiền, CMND và thẻ lưu để đăng ký 2 chữ ký mẫu, kiểm tra sự khớp đúng giữa các yếu tố cần thiết trên UNC với giấy đề nghị gửi tiền, CMND. Nhập thông tin vào máy vi tính, in sổ tiết kiệm và ghi các yếu tổ: họ tên, địa chỉ, số CMND, số tài khoản, hoặc số ký danh của khách hàng lên thẻ lưu (nếu khách hàng chưa có tài khoản tại Quỹ Tiết Kiệm), ký vào chỗ qui định trên chứng từ, sau đó chuyển giấy đề nghị gửi tiền, UNC, thẻ lưu, sổ tiết kiệm và CMND cho trưởng quỹ kiểm soát. 2.2.1.3.4. Phương pháp tính lãi. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn + Nguyên tắc tính lãi: Áp dụng đúng lãi suất qui định. Ngày tính lãi: tính ngày gửi tiền, không tính ngày lãnh tiền. Lãi suất tháng tính trên cơ sở 1 tháng là 30 ngày. Lãi suất tháng tính trên cơ sở 1 năm là 360 ngày. Trường hợp khách hàng rút trước thời hạn, lãi suất được tính theo mức lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm lãnh tiền. + Cách tính lãi: Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãi được tính tròn theo tháng hoặc theo năm Số tiền lãi phải trả = số tiền gửi (số dư) * lãi suất tháng (hoặc năm) * thời gian gửi tháng (hoặc năm) Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, lãi trả được tính theo phương pháp tích số: Số tiền lãi phải trả = tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất tháng / 30 ngày (hoặc năm / 360 ngày) + Kỳ qui định tính lãi: Đối với loại tiết kiệm không kỳ hạn 1 tháng là 1 kỳ tính lãi theo nhóm ngày lãi được nhập gốc Đối với loại tiết kiệm có kỳ hạn: - Ngày gửi tiền là ngày đầu tiên của kỳ hạn để tính lãi. Căn cứ vào bảng kê đến hạn tính lãi, nhập lãi theo nhóm ngày đến hạn được lập, Quỹ Tiết Kiệm sẽ chi trả tiền lãi theo kỳ hạn khách hàng theo kỳ hạn khách hàng đã gửi có thể là 2 tháng, 3 tháng,12 tháng…. - Đến kỳ mà khách hàng không đến lãnh thì đến kỳ hạn gửi, lãi nhập gốc và được chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng. Trường hợp không có kỳ hạn mới thì lãi nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới ngắn hơn liền kề với hình thức lãnh lãi sau. - Khách hàng rút vốn trước thời hạn và đã lãnh lãi theo định kỳ thì phần lãi lãnh nhiều hơn số lãi được hưởng, ngân hàng phải thu lại phần chênh lệch ngay khi trả gốc cho khách hàng - Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau không có nhóm ngày như ngày gửi thì ngày tính lãi là ngày kế tiếp. - Trường hợp tháng sau hoặc kỳ hạn sau ngày đến hạn tính lãi trùng vào ngày nghỉ thì vẫn tính lãi cho đúng kỳ hạn, bằng cách cộng thêm ngày lãi tương ứng với số ngày nghỉ. 2.2.1.4. Hạch tóan kế toán tiền gửi tiết kiệm 2.2.1.4.1. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ Tài khoản sử dụng: - 010.1011.00.100: tiền mặt tại đơn vị - 010.1031.xxx: ngoại tệ tại đơn vị. - 010.4331.xxx: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ - 010.4232.00.100: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VNĐ - 010.4232.00.200: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng dưới 24 tháng bằng VNĐ - 010.4232.00.300: tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng bằng VNĐ. - 010.4599.00.900: các khoản cho thanh toán khác. - 010.4242.37.xxx: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng ngoại tệ (USD) - 010.2221.00.xxx: cho vay cầm cố sổ tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ - 010.711.00.xxx: thu từ dịch vụ thanh toán bằng VNĐ - 010.801.00.xxx: trả lãi tiền gửi bằng VNĐ - 010.4913.00.xxx: lãi phải trả tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Các tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng phù hợp khi có phát sinh. Tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng Tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng trong quan hệ tiền gửi dân cư chỉ sử dụng tại Quỹ Tiết Kiệm để theo dõi số phát sinh, số dư chi tiết đến từng khách hàng theo từng sổ tiết kiệm hoặc kỳ phiếu tương ứng, phục vụ cho công tác sao kê thanh toán và chi trả cho khách hàng gồm 15 ký tự được qui định như sau x x x x x x x x x x x x x x x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 3 ký tự đầu là mã chi nhánh. 2 ký tự sau là mã loại tiền. 6 ký tự tiếp theo là mã khách hàng. Ký tự thứ 12 là loại hình tiền gửi tiết kiệm. 3 ký tự cuối là số thứ tự tăng của khách hàng. Khi phát sinh giao dịch, kế toán tiết kiệm phải đăng ký tài khoản giao dịch của khách hàng phù hợp với tài khoản chi tiết tương ứng, cuối ngày giao dịch kế toán giao dịch phải lập bảng kê chi tiết giao dịch theo mã phân loại khách hàng theo từng loại kỳ hạn, từng thể thức của tiền gửi tiết kiệm. Tổng số phát sinh trên bảng kê phù hợp và khớp đúng với số liệu trên sổ nhật ký thu chi tại quỹ và số liệu trên tài khoản tương ứng Phương pháp hạch toán. Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VNĐ, USD) Căn cứ giấy nộp tiền mặt, vàng hoặc bảng kê thu đã có chữ ký của thủ quỹ và dấu “đã thu tiền”, kế toán lập phiếu thu đồng thời hạch toán: Nợ tài khoản tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ (1011, 1031) Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (4331) Sau đó kế toán in thông tin vào sổ tiết kiệm và phơi lưu, khách hàng sẽ được ngân hàng cấp cho sổ tiết kiệm của mình, ngân hàng sẽ giữ phơi lưu và giấy đề nghị gửi tiền của khách hàng Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được tính lãi một lần vào ngày 25 hàng tháng và ngày rút hết số dư, lãi được nhập gốc nếu khách hàng không đến rút lãi. Bút toán tiền lãi: Nợ tài khoản chi phí lãi (801) Có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (4331) Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Thanh Long mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn với số tiền 20.000.000 VNĐ. Kế toán hạch toán như sau: Nợ 101100.100 : 20.000.000 VNĐ Có 4331.00.100.010000967354001: 20.000.000 VNĐ Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Khách hàng gửi tiền sẽ được cấp 1 sổ tiết kiệm theo loại hình mà khách hàng đăng ký. Kế toán hạch toán: Nợ tài khoản tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ (1011, 1031) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332) Ví dụ: Khách hàng Đỗ Văn Nam mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng với số tiền 20.000.000 VNĐ. Kế toán hạch toán: Nợ 101100.100 : 20.000.000 VNĐ Có 4332.00.300.010001015094001: 20.000.000 VNĐ Hoặc gửi 1,500 USD, hạch toán như sau: Nợ 1031.37.100 : 1,500 USD Có 4242.37.300.010371015094001: 1,500 USD Hoặc gửi 100 XAU (SJC), kế toán hạch toán: Nợ 105101.100 : 100 XAU Có 4344.01.300.010011015094001: 100 XAU Cuối ngày, kế toán viên lập phiếu thu, tổng hợp tất cả các tài khoản tiền gửi tiết kiệm cùng loại tiền và cùng định kỳ được mở trong ngày: - Nếu tiền gửi tiết kiệm là VNĐ: Nợ 101100.100 Có 433100.xxx Có 433200.100.xxx Có 433200.200.xxx Có 433200.300.xxx - Nếu tiền gửi tiết kiệm là ngoại tệ: Nợ 1031.xx.xxx Có 4242.xxx Gửi tiết kiệm bằng chuyển khoản khác: Chuyển tiền từ tài khoản GL sang tài khoản FD Khách hàng chuyển tiền từ Ngân Hàng khác vào SCB: kế toán hạch toán vào tài khoản tạm treo, sau đó chuyển từ tài khoản tạm treo sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Nợ tài khoản GL (010.4640.00.002) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4332, 4331) Nếu chuyển từ bù trừ, kế toán hạch toán: Nợ tài khoản bù trừ (010.5012.00.001) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4331) Chuyển từ tài khoản DD (tài khoản tiền gửi thanh toán) sang tài khoản FD (tài khoản tiền gửi tiết kiệm) Kế toán giao dịch lập 2 liên UNC, 2 liên phiếu chuyển khoản, đồng thời hạch toán vào tài khoản tạm treo, sau đó chuyển từ tài khoản tạm treo sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Nợ tài khoản DD (010.4599.00.900) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4332, 4331) Chuyển từ tài khoản DD1 sang tài khoản DD2 Lập lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm sang tài khoản tiền gửi thanh toán (1) Nợ tài khoản bù trừ (010.469000.014) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (DD1) (2) Nợ tài khoản bù trừ (010.4690.00.014) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm (DD2) Phương pháp tính lãi và hạch toán lãi: lãi được tính theo nhóm ngày gửi tiền. Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: lãi luôn nhập vốn n ∑ Di * Ni i=1 Lãi = n * lãi suất ∑ Ni i=1 n ∑ Di * Ni i=1 Lãi = * lãi suất n Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãnh lãi hàng tháng: Lãi = số dư * lãi suất (của 1 tháng) Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, lãnh lãi khi đáo hạn: Lãi = số dư * lãi suất ( của 1 tháng ) * số tháng Nếu khách hàng rút vốn và lãi trước hạn thì lãi được tính theo lãi suất không kỳ hạn. Nếu khách hàng rút vốn và lãi sau kỳ hạn trong vòng 1 tháng: Lãi = (vốn * lãi suất có kỳ hạn /1 tháng * số tháng) * lãi suất không kỳ hạn / 30 * số ngày quá hạn Các trường hợp được tính lãi cho những ngày quá hạn: - Nếu khách hàng chỉ rút lãi và gia hạn gốc thì sẽ được tính lãi cho những ngày quá hạn. - Nếu khách hàng đến rút vốn và lãi sau kỳ hạn hơn 1 tháng nhưng ít hơn 1 kỳ hạn mới. - Nếu suốt định kỳ tiếp theo, khách hàng vẫn không đến rút lãi, rút vốn thì Ngân Hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho khách hàng + Cách hạch toán: Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng có thể rút 1 phần hoặc toàn bộ số tiền gửi, sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn sẽ phản ảnh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng. Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (trả từng phần), kế toán sẽ ghi số tiền rút ra, lập phiếu chi đồng thời hạch toán: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Khi khách hàng có nhu cầu tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nếu ngày rút tiền trùng với ngày nhập lãi thì sẽ cộng số tiền gốc vào lãi và trả cho khách hàng, kế toán hạch toán lãi: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Ngày rút tiền khác ngày nhập lãi thì hạch toán: ( số tiền lãi ) Nợ tài khoản chi phí lãi (801) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) ( tiền lãi + vốn ) Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (4331) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi hàng tháng, nếu khách hàng không đến lãnh lãi thì Ngân Hàng sẽ tạm treo chờ trả, lãi không nhập gốc, đến ngày trả lãi, kế toán lập phiếu chi hạch toán: Nợ tài khoản lãi dự chi (437) - nếu đã dự chi Hoặc Nợ tài khoản chi phí lãi (801) - nếu chưa dự chi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Đối với tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi cuối kỳ, kế toán viên sẽ ghi sổ số tiền khách hàng rút ra đồng thời hạch toán: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332) Nợ tài khoản lãi dự chi (437) - nếu đã dự chi Hoặc Nợ tài khoản chi phí lãi (801) - nếu chưa dự chi Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Nếu đến hạn khách hàng không rút lãi thì kế toán hạch toán lãi nhập vốn: Nợ tài khoản chi phí lãi (801) Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (4332) Ví dụ: kế toán nhập lãi 200.000 VNĐ vào vốn của khách hàng Nguyễn Quang Anh: Nợ 801.00.330 : 200.000 VNĐ Có 4332.00.200.01000100413: 200.000 VNĐ 2.2.1.4.2. Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ Khi khách hàng đến rút vốn và lãi, Ngân Hàng sẽ chi trả cho khách hàng bằng ngoại tệ khách hàng đã gửi (Ngân Hàng chỉ nhận gửi USD và EUR), Kế toán hạch toán: Nợ tài khoản chi phí lãi (801) Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (4242) Có tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031) Nếu khách hàng yêu cầu lãnh bằng VNĐ thì Ngân Hàng sẽ đổi ngoại tệ ra VNĐ để trả cho khách hàng, kế toán hạch toán: Nợ tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031) Có tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh (4711) Đồng thời: Nợ tài khoản thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (4712) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Nợ tài khoản chi phí lãi (801) Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ (4242) Có tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031) Khi chi trả lãi, Ngân Hàng sẽ trả lãi bằng USD chẵn, còn phần USD lẻ sẽ đổi sang VNĐ. Kế toán lập phiếu chi về việc chi trả cho các USD lẻ, rồi hạch toán như sau: Nợ tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031) Có tài khoản mua bán ngoại tệ kinh doanh (4711) Đồng thời: Nợ tài khoản thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (4712) Có tài khoản tiền mặt tại quỹ (1011) Nợ tài khoản chi phí lãi (801) : phần USD chẵn. Có tài khoản ngoại tệ tại quỹ (1031): phần USD chẵn. Ví dụ: Vào ngày 16/04/2006 khách hàng Hoàng Trúc Linh đến lãnh lãi tiết kiệm định kỳ 15.00 USD yêu cầu đổi ra VNĐ, kế toán hạch toán như sau: Nợ 1031.37.100 : 15 USD Có 4711.37.100 : 15 USD đồng thời Nợ 4712.00.137 : 15 USD * 15,922 = 238,830 VNĐ Có 1011.00.100: 15 USD * 15,922 = 238,830 VNĐ Nợ 801.00.400 : 15 USD Có 1031.37.100: 15 USD Cuối ngày, kế toán tổng hợp tất cả tài khoản tiền gửi tiết kiệm theo từng loại định kỳ. Trong trường hợp lãi nhập vốn, kế toán sẽ hạch toán như sau: Nợ 80100.xxx Có 4242.100.xxx, 4242.200.xxx……. Gửi thêm tiền vào tài khoản đã mở, khóa sổ tiết kiệm: Trường hợp khách hàng gửi thêm tiền vào tài khoản đã mở - Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: khách hàng có thể gửi thêm tiền vào bất cứ lúc nào. - Đối với tiết kiệm có kỳ hạn: khách hàng có thể gửi thêm tiền vào ngày đáo hạn của món tiền gửi trước. Khách hàng sẽ đìền thông tin vào giấy đề nghị gửi tiền và ký 2 mẫu chữ ký vào thẻ lưu, giao dịch viên (kế toán giao dịch) sẽ mở sổ mới cho khách hàng với số tiền mới là số dư trên sổ cũ cộng với số tiền khách hàng nộp thêm, đồng thời thu hồi sổ tiết kiệm cũ, đóng dấu tất toán Cách hạch toán giống như trường hợp mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Trường hợp khách hàng muốn chuyển tiền từ loại tiết kiệm này sang loại tiết kiệm khác thủ tục giống với hình thức nộp thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm, khách hàng sẽ viết kỳ hạn mới vào giấy đề nghị gửi tiền để kế toán căn cứ hạch toán. Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm cũ Có tài khoản tiền gửi tiết kiệm mới Ví dụ: Khách hàng Nguyễn Thị Thanh chuyển tài khoản tiền gửi tiết kiệm 6 tháng sang kỳ hạn 13 tháng với số tiền 15.000.000 VNĐ Nợ 4332.00.100.010000965704003: 15.000.000 VNĐ Có 4332.00.200.010000965704003: 15.000.000 VNĐ Rút tiền gửi tiết kiệm: Kế toán thu hồi sổ tiết kiệm, đóng dấu tất toán lên sổ, lập phiếu chi và hạch toán: Nợ tài khoản tiền gửi tiết kiệm (4331, 4332) Có 1011, 1031, 1051….. Ví dụ: Vào ngày 16/04/2006, khóa sổ tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng của khách hàng Nguyễn Quang Anh với số tiền 2000 EUR Nợ 42422.14.300.010141004134003: 2000 EUR Có 1031.14.100 : 2000 EUR 2.2.1.5. Hạch toán thu phí dịch vụ: Khi phát sinh thu phí dịch vụ theo qui định như thu chi hộ; dịch vụ theo dõi mất sổ tiết kiệm …kế toán lập phiếu thu dịch vụ và thu tiền của khách hàng theo qui định hiện hành của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn. Căn cứ phiếu thu dịch vụ thực hiện hạch toán bằng ngoại tệ hoặc bằng VNĐ tùy theo nghiệp vụ phát sinh. Trường hợp phát sinh thu phí dịch vụ bằng ngoại tệ nhưng khách hàng chi trả bằng VNĐ, kế toán tính thu VNĐ tương ứng theo tỷ giá bán ngoại tệ và hạch toán trực tiếp bằng VNĐ. Nợ tài khoản tiền mặt. Có tài khoản thu dịch vụ Có tài khoản thuế GTGT phải nộp Ví dụ: Khách hàng có tài khoản tại SCB, đến nộp séc, séc do Ngân Hàng Phương Đông phát hành, giả sử 2 Ngân Hàng không tham gia thanh toán bù trừ và cùng thành phố, kế toán sẽ thu phí dịch vụ và hạch toán như sau: Nợ 4211.00.100 : 103.300 VNĐ Có 7110.00.100 : 3.300 VNĐ Có 4531.00.100 : 10 % * 1.000.000 VNĐ = 100.000 VNĐ. 2.2.2. TIỀN GỬI THANH TOÁN 2.2.2.1. Những qui định về tiền gửi thanh toán. Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân Hàng và thực hiện thanh toán qua tài khoản được ghi bằng VNĐ, trường hợp mở tài khoản bằng VNĐ và thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo qui chế quản lý ngoại hối của chính phủ Việt Nam ban hành. Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiền trên tài khoản, mọi trường hợp vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân Hàng là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật . Ngân Hàng có trách nhiệm: Thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện. Ngân Hàng có trách nhiệm chi trả bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân Hàng bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật. Ngân Hàng chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho các cơ quan ngoài Ngân Hàng khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật 2.2.2.2. Mở tài khoản tiền gửi tại Quỹ Tiết Kiệm 2.2.2.2.1. Đối tượng mở tài khoản Tài khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc73.doc
Tài liệu liên quan