Đề tài Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 2

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ 2

I, LỊCH SỬ RA ĐỜI 2

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ. 5

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 6

1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ: 6

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG CÔNG TÁC: 7

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 2001-2010 9

I. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TRONG THỜI KỲ 15 NĂM ĐỔI MỚI . 9

II. ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN 2001 – 2010 VÀ NHIỆM VỤ MỤC TIÊU THỜI KỲ 2001 – 2005: 12

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 15

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 15

1. VỀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN: 15

2. VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: 16

3. VỀ VIỆC QUẢN LÝ VĂN BẢN: 18

4. VỀ CÁC MẶT CÔNG TÁC KHÁC: 18

II. PHƯƠNG HƯỚNG - NHIỆM VỤ CÔNG TÁC - HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ NĂM 2003. 18

PHẦN II 22

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 22

I. HỘI NHẬP KINH TẾ THÊ GIỚI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. 22

II. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI. 25

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng 2 lần so với kế hoạch 5 năm trước, bước đầu đã giải phóng được lực lượng sản xuất xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh, các mặt xã hội và đời sống dân cư có nhiều tiến bộ. Nhìn chung, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 1986- 1990, bước đầu tạo được niềm tin trong xã hội, chuẩn bị những tiền đề cho quá trình đổi mới tiếp theo. Giai đoạn 1991- 1995 ( kế hoạch 5 năm lần thứ 5 ) Trên cơ sở Cương lĩnh chính trị, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 do Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã nước các cấp lãnh đạo kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 với mục tiêu tổng quát là: ổn định tình hình kinh tế xã hội và chính trị, sớm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và lạm phát, tạo tiền đề đẩy nhanh sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm này là thực hiện các biện pháp có hiệu quả để đẩy lùi lạm phát ở mức dưới 2 con số vào năm 1995; đưa nền kinh tế đi vào ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định; tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở làm hàng xuất khẩu; và tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế sản xuất kinh doanh, chuyển hẳn sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác. Cùng với chuẩn bị kế hoạch 5 năm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã tham gia xây dựng và tổng hợp 13 chương trình mục tiêu: chống lạm phát, phát triển lương thực, chăn nuôi và chế biến thịt xuất khẩu, phát triển một số cây công nghiệp, trồng rừng, phát triển điện năng, giải quyết việc làm, đổi mới kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế xã hội miền núi, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chương trình y tế, danh mục các công trình khoa học và công nghệ bao gồm 30 chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, và hệ thống hành chính nhà nước. Trong thời gian này, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã chủ trì nghiên cứu để trình các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước và trình Đại hội lần thứ VII của Đảng về Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000. Giai đoạn 1996-2000 ( Kế hoạch 5 năm lần thứ 6) Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 1996-2000 là khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực phát triển để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn kỳ 1991-1995, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội; chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triểm cao hơn sau năm 2000. Thực tế chứng minh rằng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có vai trò rất to lớn trong việc chuẩn bị các cơ chế chính sách, bao gồm cả Luật (Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Phá sản,…). Đặc biệt gần đây nhất Luật Doanh nghiệp và Luật sửa đổi bổ sung của một số điều Luật Đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn là đầu mối trong việc: đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, quản lý ODA,… Chuẩn bị kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 – 2010 Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì triển khai từ giữa năm 1998, đến nay đã hoàn thành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã hoàn thành nhiều chuyên đề tổng kết kinh tế phục vụ các hội nghị Trung ương và cho Đại hội Đảng IX. Trong giai đoạn này đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triểnlực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao nội lực của cả dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực bên ngoàI và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kết hợp với phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm là: Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt súc cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế. Tạo chuyển biến mạnh về nhân tố con người, giáo duc - đào tạo, phát triển khoa học công nghệ. Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói, giảm mạnh số hộ nghèo, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đòi sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng GDP ít nhất 7%/ năm. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao. Năm 2010 GDP tăng lên gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông thôn xuống còn khoảng 50%. II. đường lối chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn 2001 – 2010 và nhiệm vụ mục tiêu thời kỳ 2001 – 2005: Đường lối chiến lược phát triển nông, lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn 2001-2010 Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá; đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đạt mức tiến trong khu vực; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Chú trọng điện khí hoá nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, …Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hoá và ngô làm thức ăn chăn nuôi. Nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các cây công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu…, hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến. Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm: mở rộng phương pháp nuôI công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm: tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ đến 2010 lên 43%. Kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp để định canh định cư và ổn định, cải thiện đời sống cho nhân dân miền núi. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giấ trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp ( kể cả cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản) và đời sống nhân dân. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các đIểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần doanh nghiệp gia công ( may mặc, da giày…) và chế biến nông sản ở thành phố về nông thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Nhiệm vụ, mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2001 – 2005 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân năm là 4,8%; GDP tăng 4,3% năm; cơ cấu sản xuất năm 2005 dự kiến: nông nghiệp chiếm 75-76%, lâm nghiệp 5-6%, thuỷ sản 19-20%. Sản lượng lương thực có hạt đạt 37 triệu tấn; trồng rừng 1,3 triệu ha, năng suất độ che phủ rừng lên 38-39%; sản lượng thuỷ sản 2,4 triệu tấn. Kim ngạnh xuất khẩu mặt hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 16,2% năm; trong đó riêng thuỷ sản là 2,5 tỷ USD. Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,5 triệu người; đưa quỹ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%; giảm lao động nông, lâm, ngư nghiệp tư 63% hiệ nay xuống 56-57% năm 2005; thu nhập bình quan của nông dân tăng 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, chỉ còn 10% hộ nghèo theo tiêu chí mới. Đảm bảo 100% số xã có đường ô tô đi tới trung tâm; 100% số xã có đIện; 60% dân số nông thôn được dùng nước sạc; xoá các xã đặc biệt khó khăn; xoá các xã trắng về y tế; xoá lớp học ca 3, phòng học tranh tre nứa lá; giải quyết cơ bản nhà ở cho nhân dân vùng ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long; đảm bảo người nghéo có ruộng sản xuất… Chương III: Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác và phương hướng hoạt động của Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về công tác chuyên môn: - Về công tác tham gia điều hành kế hoạch năm 2002: Vụ đã thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tham gia điều hành kế hoạch năm 2002. Các báo cáo hàng tháng của Vụ luôn được Vụ tổng hợp đánh giá tốt. Năm 2002, mặc dầu gặp nhiều khó khăn: lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, giá cả thị trường thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng ngành nông nghiệp nông thôn vẫn tiếp tục phát triển mạnh và toàn diện, phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển chung của cả nước. Đạt được kết quả đó do nhiều nguyên nhân, song không thể không kể đến phần đóng góp quan trọng của mỗi cán bộ Vụ Nông nghiệp và PTNT. - Về công tác tổng hợp và xây dựng kế hoạch năm 2003: Vụ đã tổ chức các buổi làm việc với Vụ Kế hoạch và Đầu tư, các Cục, Vụ liên quan của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản, làm việc với nhiều địa phương; Đã thực hiện tốt chức năng Bộ ngoại giao làm đầu mối tổng hợp, phối hợp giữa các Vụ trong Bộ, làm cầu nối giữa các Vụ trong Bộ với các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Thuỷ sản, với TCT Cao su, TCT Cà phê trong việc xây dựng kế hoạch năm 2003, trong việc phân bổ vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia của ngành như: Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án 5 triệu ha rừng, Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, một số dự án thuộc Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình 135 … - Về công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch: Xác định đây là công việc quan trọng, Vụ đã tích cức tham gia cùng các Bộ ngành và địa phương rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết 09/CP của Chính phủ, cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản xây dựng đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng ngành và lĩnh vực thực hiện Nghị quyết lần thứ 5 BCH TW Đảng về “công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn”, được các Bộ, ngành đánh giá cao. - Về công tác nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách: Trong năm Vụ đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia cùnh các Bộ ngành xây dựng nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Một số chính sách Vụ đề xuất nổi bật trong năm như : Đã cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành xây dựng cơ chế, chính sách giải quyết đất đai cho đồng bào thiểu số tại chỗ thiếu đất ở và đất sản xuất ở Tây Nguyên. Đề xuất của Vụ về cách làm đã được Chính phủ chấp thuận. Đến nay, cả 4 tỉnh Tây Nguyên đều đã có phương án giải quyết đất đai được được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và đã được Chính phủ cho bố trí vốn trong kế hoạch 2003 để thực hiện. Vụ đã chủ trì nghiên cứu, kiến nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ phương án giải quyết khó khăn về tài chính cho các nhà máy đường, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng chính phủ giao. Phương án đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Vụ chuẩn bị được nghiên cứu, lấy ý kiến rông rãi nên được các Bộ ngành địa phương đồng tình ủng hộ, được coi là phương án thực tế và có tính khả thi cao. Vụ cũng đã tham gia ý kiến với Bộ Thuỷ sản nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết khó khăn trong thu hồi nợ vốn vay của cơn bão số 5/1997 và chương trình đánh cá xa bờ. Dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Xuân Thảo, Vụ đã chủ trì cùng các Bộ ngành liên quan, các Tổng công ty được giao thầu xây dựng hồ Cửa Đạt nghiên cứu, xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư cho công trình Cửa Đạt và các công trình thuỷ lợi lớn khác, đảm bảo mục tiêu Nhà nước sớm có công trình với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, huy động được các nguồn nội lực xe máy nhàn rỗi của các công ty. Bên cạnh đó, Vụ đã hoàn thành tốt công tác chuyên môn đột xuất do lãnh đạo Bộ giao, tích cực tham gia cùng các Vụ, Viện trong nghiên cứu, sửa đổi quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý đấu thầu, xét thầu …, tham gia xây dựng các đề án về phát triển kinh tế về các vùng lãnh thổ, về tăng cường năng lực cạnh tranh…Những ý kiến tham gia của Vụ luôn được nghiên cứu nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định, được Vụ, Viện chủ trì đánh giá cao. Về công tác nghiên cứu khoa học: Trong năm 2001 và 2002, Vụ đã tổ chức thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu một số đề án phát triển ngành và lĩnh vực, có đề tài do Bộ giao, có đề tài do Vụ chủ động nêu ra và được Bộ chấp nhận. Kết quả thực hiện các đề tài, đề án đến nay như sau: - Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy phục vụ chiến lược phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010”. Nhờ kết quả nghiên cứu của đề tài, Chính phủ đã có những điều chỉnh chính sách thích hợp, yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty giấy VN xem xét, rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu, đánh giá lại chủ trương xây dựng một số nhà máy sản xuất bột giấy và ván nhân tạo đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. - Hoàn thành đề án “Các biện pháp giảm thua thiệt do biến động của giá nông sản để nâng cao thu nhập cho nông dân”. Kết quả nghiên cứu của đề án đã báo cáo lãnh đạo Bộ. Nội dung đề án được đánh giá có tính tổng hợp cao, thu thập được nhiều số liệu có hệ thống, đánh giá được sự biến động của giá cả và ảnh hưởng của biến động đó đến thu nhập và mức sống của nông dân. Đề án được Bộ đánh giá tốt. - Đã cơ bản hoàn thành đề tài “ Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn”, dự kiến trong quý I/2003 sẽ được nghiệm thu. Đề tài này được Vụ triển khai nghiên cứu vào năm 2001. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu đánh giá về thu nhập, đIều tra xu hướng chuyển dịch lao động và việc làm ở nông thôn trong thời gian vừa qua, dự báo xu hướng chuyển dịch lao động và việc làm ở nông thôn trong thời gian vừa qua, dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm 5 năm tới, đề ra được một số những giải pháp giải quyết vấn đề lao đông và việc làm cho khu vực nông thôn. - Xây dựng đề án “Tăng nhanh chế biến xuất khẩu” theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Trong 6 tháng cuối năm, toàn Vụ đã tập trung nghiên cứu nên bước đầu hình thành báo cáo chung, đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, các Vụ, Viện trong cơ quan, đã báo cáo Bộ một lần. Hiện đề án vẫn đang được khẩn trương bổ sung, chỉnh sửa, dự kiến sẽ báo cáo Bộ và Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2003. - Ngoài những đề tài, đề án nghiên cứu khoa học do Vụ chủ trì thực hiện nêu trên, trong năm 2002, Vụ cũng đã tham gia tích cực với các Vụ, Viện trong cơ quan, với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản trong nhiều đề tài nghiên cưú khác. Về việc quản lý văn bản: Công tác quản lý, lưu trữ và hệ thống hoá các thông tin đã được tăng cường và tổ chức một cách có khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho tra cứu truy tìm và tổng hợp khi cần thiết. Thực hiện tốt giữ gìn bí mật các tài liệu, văn bản của Nhà nước theo đúng quy định. Tổng số văn bản tiếp nhận xử lý đến 25/12 năm 2002 như sau: Tiếp nhận công văn đến: 4010 văn bản bằng 100% năm 2001 Công văn trả lời (đi) : 349 văn bản bằng 113% năm 2001 Trong đó: Trình Chính phủ và VP Chính phủ: 70 văn bản bằng 140% năm 2001 Trả lời các Bộ ngành : 46 văn bản bằng 102% năm 2001 Trả lời địa phương : 49 văn bản bằng 132% năm 2001 Công văn góp ý kiến với các Vụ : 186 văn bản Về các mặt công tác khác: Ngoài công tác chuyên môn, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ chính được Bộ giao, Vụ cũng đã hoàn thành nhiều công tác khác không kếm phần quan trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình, cụ thể: - Vụ đã chỉ đạo điều hành tốt Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến nay, dự án đã được triển khai thuận lợi, là một trong các dự án thực hiện tốt cơ chế xây dựng dự án từ cơ sở, là một trong ít dự án ngay năm đầu tiên triển khai đã thực hiện giải ngân khá,đạt kế hoạch đề ra. - Vụ cũng tạo mọi điều kiện cho thuận lợi cho mọi các bộ có nhu cầu học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ và năng lực công tác như : cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, học quản lý nhà nước để thi chuyên viên chính, học các lớp chính trị cao cấp, học thêm ngoại ngữ… II. Phương hướng - Nhiệm vụ công tác - hoạt động của Vụ năm 2003. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Bộ giao, các chương trình kế hoạch của Nhà nước, chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX … Vụ Nông nghiệp và PTNT dự kiến một số nhiệm vụ công tác chính sẽ tập trung chỉ đạo năm 2003 như sau: Một số nhiệm vụ công tác chính ( có 5 nhiệm vụ chủ yếu ) sau: Theo dõi tham gia điều hành kế hoạch năm 2003. Tổng hợp xây dựng kế hoạch năm 2004. Điều hành dự án ODA được Bộ giao. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Xử lý công việc thường xuyên, trả lời các văn bản của Bộ ngành và địa phương. Một số công tác trọng tâm: 1. Khẩn thương xử lý văn bản đảm bảo về thời gian, chất lượng. 2. Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp chế biến để tăng giá trị xuất khẩu hàng nông sản. Đi vào nghiên cứu các chuyên đề : - Tiếp tục hoàn chỉnh đề án “Tăng nhanh chế biến hàng nông sản xuất khẩu”, tìm giải pháp thúc đẩy công nghiệp chế biến của một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, tỷ trọng lớn như : gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, sản phẩm thuỷ sản để nâng giá bán, nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và trình lãnh đạo Bộ quý I/2003. - Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản theo dõi, xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư, tháo gỡ khó khăn khuyến khích các nhà tiêu thụ, nhà chế biến ký hợp đồng sản xuất lâu dài với nông dân, đảm bảo ổn định sản xuất theo tinh thần Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Theo dõi, phối hợp với ngành Thuỷ sản xây dựng các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng hoá các sản phẩm, đa dạng hoá thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu, phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu 2,3 tỷ USD năm 2003. Chuẩn bị các phương án đối phó trong trường hợp Toà án Mỹ có thể kết luận không thuận lợi cho xuất khẩu cá BaSa và có thể các sản phẩm khác nữa (tôm) và thị trường Mỹ trong thời gian tới. - Tham gia với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng công ty Chè Việt Nam nghiên cứu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu chè, hạn chế thiệt hại trong trường hợp Mỹ tấn công Irắc, hoặc LHQ bãi bỏ cấm vận, Irắc không mua chè của Việt Nam nữa ( hiện Irắc là thị trường chính xuất khẩu chè Việt Nam, chiếm khoảng 30 – 35% lượng xuất khẩu, khoảng 25 – 30 ngàn tấn / năm). 3. Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá IX: - Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản nghiên cứu xây dựng đề án công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng cao khả năng cạnh tranh của cả sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH T W Đảng khoá IX: - Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản nghiên cứu xây dựng đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng ngành, từng lĩnh vực. - Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, xây dựng các mô hình đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực đảm bảo huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo hướng khai thác lợi thế từng vùng và cả nước. - Nghiên cứu giải pháp cơ chế, chế tài để kiểm soát phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp đảm bảo phù hợp theo kế hoạch được duyệt, ttranh phát triển tự phát quá gây thiệt hại cho người sản xuất, nhất là đối với cây công nghiệp dài ngày. 4.Tham gia lĩnh vực lao động và việc làm, xoá đói giảm nghèo. - Tham gia với Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng cơ chế chính sách, cải tiến nội dung lồng ghép các chương trình, huy động nguồn lực xã hội nhằm chương trình xoá đói giảm nghèo. Tham gia với Bộ Thuỷ sản sớm hoàn thành xây dựng tiêu chí các xã nghèo các xã bãi ngang, ven biển, hải đảo để đưa vào đầu tư theo cơ chế giống như chương trình 135. - Tham gia với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho các xã nghèo nguyên nhân do thiếu việc làm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi bằng ven biển. Trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tập trung nghiên cứu các chuyên đề: - Hoàn thiện cơ chế huy động vốn đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Cửa Đạt và các công trình thuỷ lợi lớn cấp bách khác trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhằm tháo gỡ khó khăn do khả năng đầu tư ngân sách hạn chế. - Tham gia với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản nghiên cứu cơ chế chính sách xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi phát triển nuô trồng thuỷ sản, … nhằm huy động cao nguồn lực xã hội hiện có để đầu tư phát triển nhanh cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện lành mạnh hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp: - Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản nắm lại tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh trong ngành, có biện pháp tổ cức sắp xếp lại theo quyết định 53/TTg của TTCP. - Đánh giá lại nông, lâm trường quốc doanh để có chính sách xử lý, thu hồi bớt đất giao lại cho nông dân sản xuất, đặc biệt ở các vùng như Tây Nguyên (hiện các nông lâm trường ở Tây Nguyên đang chiếm 50 – 60% diện tích tự nhiên của toàn vùng, nhưng hiệu quả sản xuất chưa tương xứng). - Tiếp tục theo dõi xử lý nợ các nhà máy đường; giải quyết khó khăn thu hồi nợ vốn vay cơn bão số 5/1997, chương trình đánh cá xa bờ… Thực hiện tốt điều hành các dự án ODA do Bộ giao như: Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc; làm cơ quan đầu mối phối hợp với các tỉnh xây dựng Dự án phát triển nông thôn tổng hợp vay vốn IFAD; thư ký hỗ trợ các xã nghèo giữa Chính phủ và các nhà tài trợ (Nhóm PAC). 8. Tiếp tục nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học đang thực hiện dở dang, sớm hoàn thành nghiệm thu; xây dựng một số đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề búc xúc của ngành và lĩnh vực: - Hoàn thiện, báo cáo nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu vấn đề lao động việc làm nông thôn” trong quý I/2003. - Một đồng chí theo nhiệm vụ phân công đi sâu nghiên cứu các vấn đề đang bức xúc trong chuyên môn. 9. Tham gia điều hành kế hoạch 2003: Phối hợp các Bộ ngành và địa phương nắm tình hình, phát hiện khó khăn vướng mắc trong triển khai kế hoạch 2003 để báo cáo Bộ hàng tháng, hàng quý, đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng. 10. Tổng hợp kế hoạch 2004: - Thực hiện tốt chức năng đầu mối tổng hợp, phối hợp giữa các Vụ trong Bộ, làm cầu nối giữa các Vụ trong Bộ với các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Thuỷ sản, với TCT Cao su, TCT Cà phê trong việc xây dựng kế hoạch năm 2004. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Bộ giao. Phần II Tổng quan về vấn đề lựa chọn đề tài I. Hội nhập kinh tế thê giới cơ hội và thách thức với nông nghiệp Việt nam. Trong thời đại ngày nay, dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế hoà bình hợp tác cùng phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan. Đó là vấn đề bức bách của mỗi quốc gia, nếu không muốn tụt hậu quá xa trong phát triển kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC282.doc
Tài liệu liên quan