Đề tài Tình hình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT

 VÀ TÁI BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT 2

I. Khái quát về bảo hiểm xây dựng lắp đặt 2

1. Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng lắp đặt 2

2. Đặc điểm của Bảo hiểm xaat dựng lắp đặt 5

3. Nội dung của Bảo hiển xây dựng lắp đặt 6

II. Những nội dung cơ bản của Tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt 11

1. Tổng quan về Tái bảo hiểm 11

1.1 Sự cần thiết và tác dụng của Tái bảo hiểm 11

1.2 Các hình thức Tái bảo hiểm 14

1.3 Phương pháp Tái bảo hiểm 18

1.4 Hoạt động Tái bảo hiểm 28

 2. Hoạt động tái bảo hiểm và Bảo hiểm xây dựng lắp đặt 33

Chương II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM XÂY

 VÀ LẮP ĐẶT TẠI VIỆT NAM 35

 I. Vài nét về công ty Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Viẹt Nam 35

1. Sự ra đời và phát triển của Vinare 35

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Cổ phần Tái

 Bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam 36

3. Chức năng, nhiệm vụ 36

4. Kết quả hoạt động của Vinare qua mười năm hoạt động 40

 II. Thị trường Bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Việt Nam 41

 III. Tình hình thực hiện 44

1. Nhận tái Bảo Hiểm 44

2. Công tác kiểm soát tổn thất 54

3. Giải quyết khiếu nại 56

4. Nhượng Tái bảo hiểm 58

5. Kết quả kinh doanh hoạt động Tái bảo hiểm xây dựng

lắp đặt 63

 IV. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ Tái bảo hiểm xây

 dựng lắp đặt tại Tổng công ty 66

1. Những thuận lợi 66

2. Những khó khăn 69

Chương III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

 NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT 76

 I. Xu hướng phát triển thị trường Tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt

 tại Việt Nam 76

 II. Phương hướng phát triển nghiệp vụ kinh doanh Tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare 78

 III. Kiến nghị 79

 1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách 79

 2. Đổi mới phương thức quản lý 80

 3. Thực hiện nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế 80

 4. Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 81

 5. Tăng cường vốn cho Vinare 83

 IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare 84

 1. Tiến hành nghiên cứu thị trường, đưa ra chiến lược khai thác

 có hiệu quả 84

2. Điều chỉnh tỷ lệ hoa hồng 85

3. Xác định mức giữ lại hợp lý 92

4. Chú trọng chính sách giữ khách hàng.

5. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi 89

6. Xây dựng hệ thống môi giới 90

7. Tăng cường quan hệ hợp tác với thị trường Tái bảo hiểm xây

 dựng lắp đặt quốc tế 91

 8. Nâng cấp hệ thống thông tin 93

KẾT LUẬN

doc103 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất thấp như vậy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực này đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp. Như vậy, có thể tổng kết lại những thành tựu đã đạt được của bảo hiểm kỹ thuật qua các năm hoạt động như sau: Là một trong những lĩnh vực bảo hiểm giàu tiềm năng, tương đối ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao cùng với tỷ lệ tổn thất ở mức thấp. Cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm bảo hiểm xây dựng khác nhau, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các doanh nghiệp và cá nhân. Đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Điều này có thể thấy qua số liệu trong bảng dưới đây: Bảng 6: Đóng góp của bảo hiểm xây dựng lắp đặt vào thị trường bảo hiểm Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ (%) 8,803 11,825 14,844 17,283 18,847 19,367 20,042 12,011 28,239 28,239 Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt Từ sự đóng góp đó, bảo hiểm xây dựng lắp đặt Việt Nam cùng với toàn ngành bảo hiểm đã góp phần thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động Việt Nam, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm không ngừng được cải thiện. Tình hình thực hiện Tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Việt Nam. Hoạt động tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare được triển khai qua 3 bước theo chu trình dưới đây: Bước 1: Vinare nhận tái bảo hiểm từ công ty bảo hiểm gốc. Bước 2: Sau khi nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, Vinare tiến hành nhượng tái bảo hiểm lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sau khi đã giữ lại cho mình một mức giữ lại hợp lý. Bước 3: Nếu Vinare vẫn có nhu cầu tái bảo hiểm thì Vinare sẽ tiến hành thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài. Nhận tái bảo hiểm Theo phân tích ở trên, tái bảo hiểm là một hình thức bảo hiểm lại những rủi ro đã được bảo hiểm. Nói cách khác, tái bảo hiểm là bảo hiểm cho người bảo hiểm. Nhiệm vụ chủ yếu của tái bảo hiểm là phân chia rủi ro mà các công ty bảo hiểm gốc cam kết với khách hàng cho một tập thể các nhà tái bảo hiểm và thông qua đó sẽ tận dụng được một cách tối ưu các quy luật thống kê. Với nhiệm vụ trên, tái bảo hiểm ổn định sản xuất kinh doanh cho các công ty bảo hiểm gốc và tạo điều kiện cho các công ty này có thể nhận bảo hiểm cho những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình. Như vậy, nhận tái bảo hiểm là khâu đầu tiên của nghiệp vụ tái bảo hiểm cũng giống như khâu khai thác dịch vụ trong bảo hiểm gốc. Đây là khâu có vai trò chi phối quyết định trực tiếp đến các khâu tiếp theo và do đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp nhận tái bảo hiểm tại Vinare. Với tư cách là công ty nhận tái bảo hiểm, Vinare hiện nay áp dụng chủ yếu là phương pháp tái bảo hiểm tỷ lệ số thành (Quota share). Sở dĩ Vinare đã sử dụng phương pháp này trong việc nhận tái bảo hiểm do những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, ngày 1/8/2001 Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. Tại chương II, mục 3, điều 2 của Nghị định nêu rõ: “ Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái theo tỷ lệ 20% trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết cho Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam”. Như vậy, với những hợp đồng nhận tái bắt buộc, Vinare sẽ nhận được tỷ lệ tái tối thiểu là 20%. Thứ hai, ngoài việc nhận tái bảo hiểm bắt buộc theo tỷ lệ quy định, Vinare có thể nhận tái bảo hiểm với những tỷ lệ cao hơn, phù hợp với khả năng tài chính của công ty. Đặc biệt, những công ty bảo hiểm gốc mới ra đời hoặc chưa có điều kiện tìm đến với những công ty bảo hiểm khác thì trong những năm đầu tiên, các công ty này có thể tái cho Vinare tỷ lệ lớn hơn sau khi đã giữ lại mức giữ lại hợp lý. Ví dụ như công ty bảo hiểm UIC, hiện nay tỷ lệ nhận tái của Vinare trong xây dựng lắp đặt với công ty này là 27%. Hoặc như Bảo long, do số lượng dịch vụ về bảo hiểm xây dựng lắp đặt thấp nên công ty nhượng lại cho Vinare theo tỷ lệ là 40%. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp tái bảo hiểm số thành trong hoạt động kinh doanh nhận tái bảo hiểm sẽ giúp Vinare có khả năng tham gia vào tất cả dịch vụ gốc. Quy trình nhận tái bảo hiểm Kí kết hợp đồng Ký kết hợp đồng thường có sự khác nhau giữa tái bảo hiểm bắt buộc và tái bảo hiểm tự nguyện. Đối với tái bảo hiểm bắt buộc: Việc thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần công ty bảo hiểm gốc phải gửi bản chào tái. Đó là vì công ty bảo hiểm gốc phải có trách nhiệm tái bảo hiểm cho Vinare một phần trách nhiệm của nghiệp vụ nhận được. Đối với hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện: Để bắt đầu quan hệ giao kết hợp đồng, công ty bảo hiểm gốc sẽ gửi cho Vinare một bản đề nghị tái bảo hiểm. Khi nhận được bản chào này trước tiên các cán bộ nghiệp vụ phòng xây dựng lắp đặt sẽ nghiên cứu kỹ bản đề nghị. Thông thường, trước khi đưa ra quyết định chấp nhận, các cán bộ Vinare sẽ xem xét các yếu tố sau: - Công ty nhượng Chất lượng dịch vụ chào tái được quyết định trực tiếp bởi khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng. Do vậy việc xem xét này là rất cần thiết. Đối với thị trường trong nước, do có sự hiểu biết tương đối rõ về các công ty bảo hiểm gốc, cho nên khâu đánh giá ban đầu đối với Vinare là tương đối dễ dàng. - Bản thân dịch vụ được chuyển nhượng Đây là yếu tố cần được điều tra xem xét một cách cẩn trọng bởi nó chi phối rất lớn đến độ an toàn của công ty về sau. Có thể xem xét các yếu tố sau: + Giá trị công trình hay số tiền bảo hiể + Vị trí, địa điểm của công trình. + Đặc trưng của công trình đó. + Các bên có liên quan đến công trình: nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị thi công. + Điều kiện, điều khoản bảo hiểm. + Tỷ lệ hoa hồng. + Mức giữ lại của công ty nhượng. - Dựa trên cơ sở đó, các cán bộ nghiệp vụ phòng kỹ thuật- dầu khí của Vinare sẽ đưa ra bản đánh giá rủi ro, từ đó đi đến quyết định cuối cùng có nên nhận tái bảo hiểm hay không. Sau khi đã quyết định nhận phần chuyển nhượng, Vinare sẽ gửi thông báo cho công ty bảo hiểm gốc. Hai bên sẽ thoả thuận ký kết hợp đồng. Quản lý hợp đồng Hợp đồng nhượng tái được ký kết giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo các chuẩn mực đã quy định. Theo định kỳ, người nhượng phải lập và chuyển cho người nhận bản thanh toán gồm bảng kê phí và bảng kê thiệt hại. Các cán bộ phòng Kỹ thuật- dầu khí của công ty sẽ kiểm tra các bản thanh toán này và phải xác nhận trong vòng 2 tuần. Nếu phát hiện thấy có gì không bình thường hoặc chưa rõ, Vinare có thể yêu cầu các công ty bảo hiểm gốc kiểm tra lại. Người nhượng phải có nghĩa vụ nộp phí cho Vinare theo đúng thoả thuận quy định cũng như đáp ứng mọi yêu cầu về cung cấp thông tin. Trong trường hợp tổn thất xảy ra, các công ty bảo hiểm gốc phải thông báo cho Vinare sớm nhất có thể. Vinare có thể cử đại diện của mình tham gia vào việc xác định tổn thất, phân chia trách nhiệm cho các bên. Sau khi đã xác định được trách nhiệm của mỗi bên, để đòi bồi thường các công ty bảo hiểm gốc phải gửi cho Vinare một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật. Ta có, thực tế tình hình nhận tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 7: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm Đơn vị: USD Năm phí nhận tái hoa hồng nhận tái tổn thất tỷ lệ tổn thất (%) 1995 1124704 215158 129276 11,49 1996 2213680 525082 480087 21,69 1997 2506372 644519 633447 25,27 1998 1686859 443474 626491 37,14 1999 1886453 538071 1248439 66,18 2000 2416288 656006 485800 20,11 2001 3181235 807922 2027611 63,74 2002 3912585 794568 597373 15,27 2003 3510313 823043 473709 13,49 2004 4112460 986980 691305 16,81 Tổng 26550949 6434823 7393538 29,12 Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt Nhìn một cách tổng quát, mức phí Vinare khai thác được có xu hướng tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995- 2004 xấp xỉ 18%. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình nhận phí tái bảo hiểm ta đi xem xét cụ thể qua từng năm thực hiện nghiệp vụ. Năm 1995, năm đầu tiên Vinare thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt nên còn nhiều khó khăn. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt hoàn toàn mới mẻ đối với các công ty bảo hiểm gốc cũng như với Vinare. Do đó, việc thực hiện còn nhiều lúng túng và bất cập phần lớn là do đội ngũ cán bộ thiếu cả về số lượng lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức kỹ thuật về xây dựng lắp đặt. Hơn nữa, văn bản pháp luật về hướng dẫn thi hành vừa thiếu, không cụ thể lại chưa phù hợp với tình hình thực tiễn nên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chỉ đường cho tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt phát triển. Tuy nhiên, kết quả bước đầu đạt được như vậy là rất khả quan, tạo bước đệm cho những năm tiếp theo. Sang hai năm sau (1996 và 1997) do những nỗ lực không ngừng của toàn ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và cán bộ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt nói riêng, phí nhận tái của Vinare tăng rất nhanh chóng. So với năm 1995 thì năm 1996 mức phí tăng là 96.82% và năm 1997 là 122,85%. Bước sang năm 1998, trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam á, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt toàn thị trường nói chung cũng như Vinare nói riêng có xu hướng giảm một cách rõ rệt (32,7% so với năm 1997). Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta sụt giảm nhanh chóng do các nhà đầu tư nước ngoài e ngại môi trường đầu tư bất ổn định vì sự tác động của cuộc khủng hoảng, nhiều dự án đang tiến hành phải tạm ngưng hoạt động, một số dự án bị huỷ bỏ do các chủ đầu tư mà chủ yếu là chủ đầu tư châu á gặp khó khăn về mặt tài chính. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt là một trong những nghiệp vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm 1999, nền kinh tế nước ta bắt đầu có dấu hiệu trở lại bình thường, tình hình khai thác bảo hiểm xây dựng lắp đặt khả quan hơn. Mặc dù mức tăng trưởng phí so với năm 1998 là không đáng kể (11,8%), tuy nhiên đã khẳng định nỗ lực không ngừng của cán bộ nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt trong việc khôi phục dần mức phí nhận. Từ năm 2000 trở đi, mức tăng trưởng phí là khá cao, thị trường tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt dần đi vào ổn định. So với năm 1999 mức phí thu được tăng một cách đáng ghi nhận, nếu như năm 2000 chỉ tăng 28,08% thì năm 2001 là 68,6% đặc biệt năm 2002 doanh thu phí là 3.912.585 USD tăng 107,4%. Tuy doanh thu phí nhận tái bảo hiểm năm 2003 có giảm so với năm 2003 (giảm 10,28%) do khó khăn chung của thị trường, nhưng đến năm 2004 doanh thu phí là 4.112.460 USD, tăng 17,15% so với năm 2003. Bên cạnh việc phân tích doanh thu phí nhận ở trên, để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt ở Vinare ta đi xem xét tình hình nhận theo cơ cấu tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện. Ta có bảng sau: Bảng 8: Tình hình nhận tái bảo hiểm theo hình thức cố định- tạm thời Đơn vị: USD Năm Tổng phí nhận Hợp đồng TBH cố định Hợp đồng nhận TBH tạm thời Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1995 1124704 773796,3 68,8 350907,7 31,2 1996 2213680 1443319,4 65,2 770360,6 34,8 1997 2506372 1681775,6 67,1 824596,4 32,9 1998 1686859 1157185,2 68,6 529673,8 31,4 1999 1886453 1771379,3 93,9 115073,7 6,1 2000 2416288 2036930,8 84,3 379357,2 15,7 2001 3181235 2726318,4 85,7 454916,6 14,3 2002 3912585 3278746,2 83,8 633838,8 16,2 2003 3510313 3138219,8 89,4 372093,2 10,6 2004 4112460 3590177,6 87,3 522282,4 12,7 Nguồn: Vinare,Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt Từ bảng trên cho thấy, phí nhận tái bảo hiểm hợp đồng cố định chiếm đa số trong tổng phí nhận của Vinare và có xu hướng tăng theo các năm. Đặc biệt là trong năm 1999, tỷ lệ phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc gần như chiếm tuyệt đối trong tổng phí thu được (xấp xỉ 94%). Điều này cho thấy tái bảo hiểm bắt buộc có ý nghĩa rất lớn đối với Tổng công ty; nó tạo điều kiện để Vinare tích luỹ tài chính, mở rộng khả năng nhận tái bảo hiểm, tăng cường khả năng giữ lại cho ngành bảo hiểm trong nước. Không những thế, thị trường này còn có ưu điểm nổi bật là ổn định, dễ thu xếp, an toàn, thuận tiện trong thanh toán cũng như tiết kiệm được chi phí khai thác, ký kết hợp đồng. Chính vì những lý do này, Vinare có thể nâng cao khả năng bảo hiểm, chủ động hơn trong khai thác bảo hiểm. Về tái bảo hiểm tự nguyện: khác với tái bảo hiểm bắt buộc, tỷ trọng phí tái bảo hiểm tự nguyện có xu hướng giảm dần qua các năm. Có một số nguyên nhân sau dẫn đến hiện tượng này: - Thứ nhất: cùng với quá trình triển khai nghiệp vụ này, các công ty bảo hiểm gốc ngày càng trưởng thành kể cả về mặt tài chính cũng như nghiệp vụ kỹ thuật. Vì vậy, sự phụ thuộc vào Vinare giảm dần, các công ty có thể tự mình triển khai nghiệp vụ này một cách tương đối độc lập. Do đó, các công ty này giảm dần phần nhượng tự nguyện cho Vinare. - Thứ hai: mức giá (hay nói cách khác mức hoa hồng nhượng tái bảo hiểm) mà Vinare trả cho các công ty bảo hiểm gốc chưa thực sự hấp dẫn và không có tính cạnh tranh. Nếu đem so sánh với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài thì tỷ lệ hoa hồng tại Vinare luôn thấp hơn khoảng 5%, lại không kèm theo điều khoản hoa hồng theo lãi. Vì vậy, xét về mặt hiệu quả thì tái cho các công ty nước ngoài hiệu quả cao hơn nhiều. - Thứ ba: do quy định của pháp luật về bảo hiểm chưa nghiêm và rõ ràng, vì thế nhiều công ty nước ngoài lợi dụng kẽ hở này khai thác bất hợp pháp tại Việt Nam. Trên danh nghĩa số phí này thuộc về công ty bảo hiểm gốc Việt Nam, nhưng thực tế đây là những dịch vụ do công ty bảo hiểm nước ngoài nhượng cho các công ty trong nước với điều kiện các công ty này phải tái cho họ một tỷ lệ nhất định. Vì thế, phần tự nguyện giảm dần. Cuối cùng, ta đi xét một khía cạnh đó của khâu nhận tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Vinare, đó là thị phần của từng công ty bảo hiểm gốc trong tổng phí nhận của Vinare. Biểu đồ thị phần của từng công ty bảo hiểm gốc Trong tổng phí nhận của Vinare trung bình ba năm (2002-2004) Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt Nhìn vào biểu đồ ta thấy: - Bảo Minh, Bảo Việt, Pjico, và PVIC là những công ty nhượng lại cho Vinare nhiều nhất. Điều này phù hợp diễn biến trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, bởi đây là những công ty bảo hiểm lớn, có kinh nghiệm kinh doanh lâu dài, hệ thống chi nhánh ở khắp mọi nơi trên đất nước và đội ngũ cán bộ bảo hiểm giàu kinh nghiệm chính vì thế mức phí khai thác được lớn, và tất yếu phần nhượng cho Vinare vì thế cũng chiếm tỷ lệ tương ứng. - Thị trường nhận tái nước ngoài của Vianre rất ít ỏi (trung bình ba năm 2002- 2004 chỉ chiếm khoảng 3,64%). Hiện nay, chỉ có một vài công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài nhượng tái cho Vinare, mục đích của việc ký kết hợp đồng chủ yếu là nhằm tạo dựng cũng như nâng cao mối quan hệ giữa Vinare với thị trường quốc tế. Đồng thời, nhờ hợp tác với họ, Vinare có thể tiếp thu, học hỏi được những kinh nghiệm quý báu. Có thể thấy một vài nguyên nhân của hiện tượng trên là: Thứ nhất: Các công trình xây dựng lắp đặt trên thế giới có giá trị rất đồ sộ. Do vậy, hợp đồng có mức trách nhiệm rất lớn, giá trị hợp đồng cao. Trong khi đó, bản thân Vinare nguồn vốn lại hạn hẹp, kinh nghiệm còn ít nên không cho phép Vinare nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc nước ngoài đối với các công trình có giá trị lớn. Thứ hai: trên thị trường thế giới, có rất nhiều công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp nổi tiếng. Thế nhưng, Vinare chưa nằm trong danh sách những công ty tái bảo hiểm được công nhận trên thế giới do sự ra đời khá muộn so với những công ty tái bảo hiểm nước ngoài, kinh nghiệm của Vinare còn quá ít ỏi, chưa có tiếng tăm, uy tín trên thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế cho nên các công ty nước ngoài không thể mạo hiểm nhượng cho Vinare. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chủ chốt giải thích tại sao thị trường nước ngoài của Vinare còn rất ít ỏi. Thứ ba: thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt thế giới ra đời từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ. Các công ty tái bảo hiểm trên thế giới có kinh nghiệm từ hàng trăm năm nay, trong khi đó, thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm nói chung và thị trường xây dựng lắp đặt nói riêng tại Việt Nam còn rất mới mẻ. Bản thân ngành bảo hiểm xây dựng lắp đặt Việt Nam còn chưa khai thác hết được tiềm năng vốn có của nó nên khiến cho thị trường tái bảo hiểm cũng gặp khó khăn. Bản thân Vinare bị hạn chế rất nhiều trong lĩnh vực nhận tái từ các công ty bảo hiểm gốc; số lượng dịch vụ, doanh thu về nhận tái còn thấp nên công ty chưa thể phát triển hoạt động nhượng tái của mình. Vì thế, các đối tác trên quốc tế ít có nhu cầu tái bảo hiểm tới thị trường tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt của Vinare. Thứ tư: một nguyên nhân cần nói đến đó là do tồn tại những trở ngại về vị trí địa lý, văn hóa, luật pháp... khiến các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài chưa có điều kiện tìm hiểu rõ về Vinare cũng như hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của công ty. Mặt khác, vì thiếu các trang thiết bị công nghệ cùng với kinh nghiệm còn non trẻ, Vinare chưa đủ khả năng tìm hiểu, tham gia vào thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Công tác kiểm soát tổn thất. Trong lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm, kiểm soát tổn thất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm. Đối với bảo hiểm xây dựng lắp đặt, công tác này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây khi giá trị của các công trình xây dựng lắp đặt tăng không ngừng do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và nguy cơ đe doạ của thiên tai đang đặt ra như một vấn đề cấp bách. Kiểm soát tổn thất có tác dụng làm giảm tần suất hay mức độ trầm trọng của tổn thất, vì thế nó không chỉ là chức năng của doanh nghiệp bảo hiểm, là yêu cầu bức xúc của người tham gia bảo hiểm mà người nhận tái bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công tác này. Kiểm soát tổn thất là sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố là đề phòng tổn thất và hạn chế tổn thất. Đề phòng tổn thất là các biện pháp sử dụng để hạ thấp tần suất hay nói cách khác là để ngăn ngừa các tổn thất xảy ra. Còn hạn chế tổn thất là các biện pháp sử dụng nhằm làm giảm mức độ trầm trọng của các tổn thất khi rủi ro xảy ra. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm gốc, hoạt động kiểm soát tổn thất đáp ứng được tất cả các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra: giảm chi bồi thường, tăng lợi nhuận, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật. Mặt khác, doanh nghiệp kết quả nghiệp vụ tái bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào kết quả của nghiệp vụ gốc do người nhượng tái và người nhận tái cùng chia sẻ rủi ro với nhau. Vì thế, việc đề phòng hạn chế tổn thất liên quan trực tiếp đến người nhận tái, đặc biệt là những dịch vụ mà phần tham gia của người nhận tái lớn. Tuy nhiên, kiểm soát tổn thất là một công việc rất khó khăn phức tạp, đặc biệt là đối với những công trình xây dựng lắp đặt có giá trị lớn, dàn trải ở phạm vi rộng và thời gian dài. Vì thế, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm gốc gặp khó khăn trong công tác này, làm hạn chế hiệu quả cũng như tác động tích cực của kiểm soát tổn thất, đôi khi có nhiều doanh nghiệp còn lãng quên công tác này. Hiện nay ở Việt Nam, đa số các công ty bảo hiểm gốc chỉ dừng lại ở mức khai thác dịch vụ còn công tác đề phòng hạn chế tổn thất chủ yếu do công ty nhận tái đảm nhận. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này trong nghiệp vụ xây dựng lắp đặt, Vinare đã rất chú trọng tới công tác này. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất được thực hiện dưới các hình thức sau: ư Theo yêu cầu của các công ty bảo hiểm gốc, Vinare có thể cử cán bộ đại diện giúp họ điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm, đến đặc điểm của rủi ro. Từ đó, Vinare đưa ra những kiến nghị đề xuất giúp khách hàng loại trừ hoặc kiểm soát được các rủi ro có khả năng gây tổn thất. Phân tích và tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong công tác quản lý rủi ro. Sau khi đã nắm vững được những thông tin cơ bản thông qua điều tra kiểm soát , kiểm soát viên tổn thất sẽ phân tích những tổn thất trong quá khứ của khách hàng và tư vấn cho họ những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý rủi ro. Vinare có thể phối hợp với công ty bảo hiểm gốc hoặc người tham gia bảo hiểm tổ chức các buổi hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề. Những người tham gia có thể bao gồm các cán bộ nghiệp vụ xây dựng lắp đặt của Vinare, cán bộ nhân viên công ty bảo hiểm gốc, khách hàng và đại diện các cơ quan chức năng có liên quan như cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các lực lượng vũ trang. Hoạt động này nhằm trang bị cho những người tham gia những kiến thức cần thiết cũng như nâng cao sự hiểu biết, ý thức đề phòng hạn chế tổn thất. Thậm chí, Vinare có thể tiến hành tập huấn cho một số người làm công tác này. Thực hiện chương trình quản lý rủi ro: đây là công việc chủ yếu thuộc về người tham gia bảo hiểm, họ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện chương trình này. Tuynhiên Vinare có thể kiểm tra xem xét thường xuyên để xem chương trình có phù hợp với điều kiện thực tế hay không, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bảng 9: Chi đề phòng hạn chế tổn thất Đơn vị: USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Chi phí 5360 9762 14600 14396 17988 19756 24245 29819 26753 33624 Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt Qua bảng trên ta thấy, chi phí cho công tác kiểm soát tổn thất tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác này luôn được Vinare coi trọng. Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất không chỉ có ý nghĩa giảm thiểu rui ro, thiệt hại cho Vinare mà hơn hết thông qua việc cung cấp những dịch vụ này một cách có hiệu quả, chu đáo Vinare đã tranh thủ được sự tín nhiệm của khách hàng bởi vì hầu hết khách hàng đều coi đó là phần giá trị tăng thêm của hợp đồng tái bảo hiểm, qua đó Vinare có thể giữ được thị trường cũ và tạo điều kiện khai thác khách hàng tiềm năng. Giải quyết khiếu nại. Theo thoả thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra người nhận tái bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Giải quyết khiếu nại một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác, hợp lý là sự biểu hiện cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp tái bảo hiểm đối với khách hàng của mình. Nhưng để xác định được số tiền bồi thường, trước hết phải tiến hành giám định tổn thất. Do vậy, nội dung chính của công việc giải quyết khiếu nại gồm hai khâu cơ bản: giám định tổn thất và giải quyết bồi thường. Về mặt nguyên tắc, trong mọi trường hợp người bảo hiểm luôn là người chịu trách nhiệm duy nhất trước người được bảo hiểm; vì thế, trong giải quyết bồi thường nhà bảo hiểm phải tiến hành các hoạt động như không có người nhận tái phía sau. Nhà bảo hiểm sẽ tiến hành các khâu giám định bồi thường, sau đó mới yêu cầu bằng văn bản đòi người nhận tái thanh toán phần trách nhiệm đã cam kết. Người nhận tái, sau khi đã xem xét đơn yêu cầu sẽ thanh toán phần trách nhiệm của mình. Trong nghiệp vụ xây dựng lắp đặt tại Vinare, công tác giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy trình sau: Khi tổn thất xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải nhanh chóng thông báo cho công ty nhận tái. Đối với những vụ tổn thất lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp Vinare có thể cử cán bộ trực tiếp tham gia giám định, hỗ trợ cho doanh nghiệp gốc. Sau khi xác định được số tiền bồi thường, các bên tiến hành phân bổ trách nhiệm bồi thường. Để được bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc phải gửi đến cho Vinare hồ sơ yêu cầu bồi thường gồm có thông báo tổn thất, biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có liên quan. Phần lớn các vụ tổn thất đều được Vinare tiến hành giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng ngay sau khi nhận được các giấy tờ cần thiết. Có thể thấy tình hình giải quyết khiếu nại của Vinare qua bảng dưới đây: Bảng 10: Tình hình giải quyết khiếu nại Đơn vị: USD Năm Mức tổn thất Tỷ lệ tổn thất (%) 1995 129276 11,49 1996 480087 21,69 1997 633447 25,27 1998 626491 37,14 1999 1248439 66,18 2000 485800 20,11 2001 2027611 63,74 2002 597373 15,27 2003 473709 13,49 2004 691305 16,81 Tổng 7393538 29,12 Nguồn: Phòng Tái Bảo Hiểm Xây Dựng Lắp Đặt Xem xét tình hình thực hiện giải quyết khiếu nại của Vinare trong những năm qua có thể thấy rằng, Vinare luôn hoàn thành tốt chức năng của mình là “người bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm” trên tinh thần coi rủi ro của các công ty bảo hiểm gốc cũng như rủi ro của chính mình. Vì thế, đối với những tổn thất thuộc phần trách nhiệm của Vinare luôn được giải quyết một cách nhanh nhất, chính xác nhất, tránh gây phiền hà cho công ty bảo hiểm gốc và phần nào giúp họ vượt qua những khó khăn về mặt tài chính Nhượng tái bảo hiểm. Phương pháp nhượng tái áp dụng tại Vinare. Phương pháp chủ yếu Vinare sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhượng tái bảo hiểm là tái bảo hiểm mức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36786.doc
Tài liệu liên quan