Đề tài Tình hình thực tế công tác kế toán tài sản cố định tại văn phòng Tổng công ty XDTL 1

 Ngoài hai cách phân loại theo nguồn hình thành và theo đặc trưng ky thuật, Công ty nên phân loại tài sản theo công dụng và tình hình sử dụng. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho kế toán tính toán phân bổ chính xác số khấu hao và đối tượng sử dụng. Qua đó, Công ty biết được số lượng TSCĐ đang dùng không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý là bao nhiêu để có phương hướng giải quyết kịp thời Đặc biệt việc phân loại theo tình hình sử dụng sẽ cho phép tổng công ty đánh giá được tình hình huy động năng lực sản xuất TSCĐ để có biện pháp huy động cao TSCĐ đang dùng. Đối với TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý, công ty sẽ nắm chắc hơn và sẽ giải phóng số vốn này và có nguồn để tái đầu tư TSCĐ,mua sắm mới,trang bị mới TSCĐ.

 

doc46 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực tế công tác kế toán tài sản cố định tại văn phòng Tổng công ty XDTL 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập thẻ hoặc sổ chi tiết TSCĐ. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như hoá đơn, phiếu chi để làm các bút toán. Tài khoản sử dụng: TK211: TSCĐ hữu hình (có kết cấu như sau): Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng; - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình. Bên có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm ; - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình. Số dư nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có. TK211có 6 TK cấp 2: TK2112,TK2113, TK2114, TK2115, TK2116 và TK2118. TK213: TSCĐ vô hình (có kết cấu như sau): Bên nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng; - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ vô hình. Bên có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm; - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ vô hình. Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có. TK213 có 6 TK cấp 2: TK2131, TK2132, TK2133, TK2134, TK2135 và TK2138. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như TK411, TK111, TK112 Phương pháp hoạch toán ( xem sơ đồ 01) 2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình và vô hình TSCĐ của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ các thủ tục xác định những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể: Kế toán sử dụng các TK 111, TK 112, TK 153, TK721, TK 811 để phản ánh tình hình giảm TSCĐ. Kế toán thanh lý TCSĐ TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể sử dụng được. Khi có quyết định thanh lý TSCĐ, doanh nghiệp phải lập ban thanh lý TSCĐ và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định, Biên bản được lập thành 02 bản: Một bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi và ghi sổ. Một bản giao cho đơn vị đã sử dụng, quản lý TSCĐ. Kế toán nhượng bán TSCĐ TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết (quyết định, biên bản, hợp đồng). Nếu TSCĐ đem nhượng bán được hình thành từ vốn vay ngân hàng thì số tiền thu được do nhượng bán TSCĐ trước hết phải trả nợ đủ vốn vay và lãi vay cho ngân hàng, số còn lại đơn vị mới được quyền sử dụng cho những mục đích thích hợp. Giảm TSCĐ hữu hình do tham gia góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác: Đầu tư góp vốn liên doanh được coi là một hoạt động đầu tư tài chính của đơn vị nhằm mục đích kiếm lời. Những TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp chuyển đi góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác đã không còn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Gía trị góp vốn liên doanh lúc này được thể hiện là giá trị đầu tư góp vốn liên doanh và được theo dõi trên TK 222 hoặc TK 128. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán ghi giảm TSCĐ (nguyên giá và hao mòn TSCĐ) ghi tăng giá trị đầu tư góp vốn liên doanh. Đồng thời, kế toán phản ánh phần chênh lệch giữa đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ vào TK 412. Giảm TSCĐ do mất mát và phát hiện thiếu khi kiểm kê: Mọi trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của hội động kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời theo từng nguyên nhân cụ thể. -Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ vào biên bản xử lý TSCĐ thiếu đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó, căn cứ để ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. -Trường hợp, phải chờ quyết định xử lý: kế toán phản ánh giá trị tổn thất vào TK 138 (1381: Tài sản thiếu chờ xử lý). Giảm TSCĐ hữu hình do chuyển thành công cụ, dụng cụ Với những tài sản dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh, khi chuyển thành công cụ, dụng cụ lao động, kế toán phải ghi giảm giá trị TSCĐ theo nguyên giá, giảm giá trị hao mòn và xử lý giá trị còn lại của TSCĐ được đưa vào TK 153- Công cụ, dụng cụ. 3. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính. TSCĐ thuê tài chính là các TSCĐ doanh nghiệp đi thuê nhưng có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các hợp đồng thuê. TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: TK 212: TSCĐ thuê tài chính (có kết cấu như sau): Bên nợ: - Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng; Bên có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm (do hoàn trả hoặc chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp). -Điễu chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ vô hình Số dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán TSCĐ thuê tài chính còn sử dụng tài khoản TK 342 “Nợ dài hạn”. Phương pháp hạch toán: (Xem sơ đồ 02) 4. Kế toán khấu hao TSCĐ 4.1Khái niệm và phương pháp tính Khái niệm: Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn dần và sự hao mòn này được thể hiện dưới 2 dạng: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đă bị hao mòn của TSCĐ. Phương pháp tính: Số khấu hao TSCĐ phải Trích trong Kỳ Số khấu hao TSCĐ giảm Trong kỳ = - Số khấu hao TSCĐ tăng Trong kỳ + Số khấu hao TSCĐ đã trích Kỳ trước 4.2Kế toán khấu hao TSCĐ Để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng (tình hình trích khấu hao) và các khoản tăng, giảm giá trị hao mòn khác. Kế toán sử dụng: TK 214: Hao mòn TSCĐ (có kết cấu như sau): Bên nợ: - Giá trị hao mòn TSCĐ giảm. Bên có: - Giá trị hao mòn TSCĐ tăng. Số dư có: - Giá trị hao mónTC SĐ hiện có. TK 214 được mở thành 3 tài khoản cấp 2 (TK 2141, 2142, 2143). Việc hình thành tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp được phản ánh trên TK 009 – “Nguồn vốn khấu hao cơ bản”. Ngoài ra, để kế toán khấu hao TSCĐ, kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 627, TK 641, TK 642 Phương pháp hạch toán (Xem. sơ đồ 03) 5.Kế toán sửa chữa TSCĐ TSCĐ hao mòn và hư hỏng dần trong quá trình sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo năng lực hoạt động bình thường của chúng cần phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng. Căn cứ vào quy mô, tính chất công việc sửa chữa cũng như mức độ chi phí sửa chữa và khả năng thực hiện mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm hoặc thuê ngoài. 5.1Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm: Trường hợp này doanh nghiệp tự tổ chức sửa chữa. Trong quá trình sửa chữa doanh nghiệp phải chi ra các chi phí về sửa chữa nhưChi phí vật liệu,chi phí phụ tùng,chi phí về tiền lương công nhân sửa chữa, các chi phí bằng tiền Tuỳ theo mức độ chi nhiều hay ít để hạch toán . Đối với sửa chữa thường xuyên Đặc điểm của sửa chữa thường xuyên là chi phí bỏ ra ít, khi sửa chữa không phải ngừng sản xuất, thời gian sửa chữa ngắn Do đó, khi phát sinh chi phí sửa chữa này, kế toán phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của bộ phận có TSCĐ sửa chữa, kế toán ghi: Nợ TK 627, TK 641, TK 642 Có TK 152, 153, 111, 112, 334 , 338 Đối với sửa chữa lớn TSCĐ Đặc điểm của sửa chữa lớn TSCĐ là chi phí bỏ ra lớn, được tiến hành sữa chữa theo kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa. Vì vậy, để giám sát chặt chẽ chi phí và giá thành công trình sửa chữa lớn các chi phí này trước hết phải được tập hợp vào TK 241 (2413) chi tiết cho từng công trình sửa chữa lớn. Phương pháp hạch toán (Xem sơ đồ 04) 5.2. Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức thuê ngoài Theo phương thức này, doanh nghiệp phải ký hợp đồng với bên nhận thầu trong đó phải ghi rõ nội dung của công việc sửa chữa,giá, thời hạn hoàn thành bàn giao thanh toán và phương thức thanh toán. Căn cứ hợp đồng sửa chữa và biên bản bàn giao công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 241 (2413): Xây dựng cơ bản dở dang. Có TK 331: Phải trả cho người bán. Sau đó kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào các tài khoản phản ánh chi phí của các đối tượng sử dụng TSCĐ. Tùy thuộc vào trường hợp doanh nghiệp có trích trước chi phí sửa chữa lớn hay không mà hạch toán theo các định khoản như đối với trường hợp sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm (Sơ đồ 04). chương II Thực trạng kế toán TSCĐ tại tổng Công ty xây dựng thuỷ lợi 1 I- Đặc điểm tình hình Công ty 1- Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công ty XDTL 1 là doanh nghiệp Nhà nước tổ chức theo quyết định 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ Tướng Chính phủ. Tổng Công ty XDTL 1 được thành lập theo quyết định số 161 - NN - TCCB/QĐ ngày 7/2/1996 của Bộ nông nghiệp và PTNT ,trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại liên hiệp xí nghiệp xây dựng thuỷ lợi 1, 2 và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ ở phía Bắc Khi thành lập cơ sở vật chất kỹ thuật của khu văn phòng Tổng Công ty không có gì. Trụ sở phải thuê của văn phòng Bộ Thuỷ Lợi cũ (cho đến nay vẫn thuê của tư nhân). Vốn kinh doanh ban đầu : 129.683 (triệu đồng) Trong đó Vốn ngân sách và vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 82.339 (triệu đồng) Vốn vay đầu tư chiều sâu : 47.344 (triệu đồng) Tổng Công ty xây dựng thuỷ lợi 1 ra đời giữa lúc nền kinh tế nước ta đang dần chuyển mạnh sang cơ chế thị trường nên gặp rất nhiều khó khăn,Tổng công ty đã khôngngừng chú trọng tới chất lượng của từng công trình,tăng cường cải tiến kỹ thuật,trang bị thêm máy móc thiết bị mới để phục vụ cho những công trình có quy mô lớn,trình độ kỹ thuật cao Để thấy được sự phát triển của Tổng Công ty trong những năm gần đây xem xét chỉ tiêu qua bảng sau: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị sản lượng (triệu đồng) 271.988 268.205 381.082 374.296 419.000 440.000 Nộp ngân sách (triệu đồng 10.320 12.207 10.776 26.900 30.000 31.500 Mức lương bình quân (đồng/người) 482.000 516.000 552.000 600.000 650.000 682.600 2- Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh - Xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, đê, đập, hệ thống tưới tiêu - Nạo vét kênh mương, sông ngòi, cửa biển, san lấp mặt bằng xây dựng - Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu, vật tư xây dựng đường giao thông, bến cảng, công trình dân dụng, nhà ở, vỏ bao che công trình công nghiệp... - Khắc phục hậu quả lũ lụt - Cấp nước tưới cho các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả. - Cấp nươc sinh hoạt cho đồng bào vùng cao - Phòng chống lũ lụt cho các tỉnh vùng đồng bằng 3- Đặc điểm hệ thống tổ chức quản lý Bộ máy quản lý của Tổng Công ty xây dựng theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức thuộc khối văn phòng Tổng Công ty gồm 100 người. Bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, khối phòng Ban chức năngvà các Công ty chi nhánh thành viên. Sơ đồ tổ chức sản xuất, quản lý Tổng Công ty XDTL 1 Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Phó Tổng giám đốc Phòngkế hoạch kỹ thuật Phòngtài chính kế toán Phòngt ổ chức lao động tiền lương PhòngHành chính Phònghợp tác lao động Phòng kinh doanh vật tư trung tâm tư vấn Chi nhánh Tổng Công ty tại TP. HCM Công ty xây dựng thuỷ lợi 1 Công ty xây dựng thuỷ lợi 2 Công ty vật tư và xây dựng Công ty TC và xây dựng Công ty xây dựng thuỷ lợi 24 Công ty xây dựng thuỷ lợi 25 Công ty xây dựng thuỷ lợi 26 Công ty xây dựng thuỷ lợi 27 Công ty xây dựng thuỷ lợi 28 Công ty xây dựng Nam Sông Hồng Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty về mọi phương diện (pháp luật Nhà nước và với bên ngoài) - Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động các lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trịvà trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc: trợ giúp tổng giám đốc và theo dõi điều hành các công việc được Tổng giám đốc giao và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc. - Ban kiểm soát: Kiểm tra tình hình hoạt động của Tổng Công ty và báo cáo tình hình thực hiện của các Công ty thành viên cho Hội Đồng Quản Trị Các phòng ban + Phòng kế hoạch kỹ thuật:Lập theo dõi thực hiện kế hoạch và các quy trình công nghệ + Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc quản lý về tài chính và tổ chức công tác kế toán, theo dõi mọi hoạt động tài chính trong sản xuất lao động của Công ty + Phòng kinh doanh vật tư: có nhiệm vụ mua sắm vật tư, cung cấp nguyên vật liệu + Chi nhánh Tổng Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh,đại diện TCTy tại phía Nam. + Phòng tổ chức điều độ lao động tiền lương: Tổ chức tuyển dụng sắp xếp lao động và giải quyết những vấn đề về tiền lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. + Trung tâm tư vấn: Tư vấn cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các công việc đấu thầu, nhận thầu và hệ thống pháp luật + Phòng hợp tác lao động: Tổ chức và giải quyết cho những cán bộ công nhân có nguyện vọng và thiếu công ăn việc làm đi hợp tác lao động với nước ngoài + Phòng hành chính: Tổ chức sắp xếp công việc hành chính văn thư quản trị 4- Tổ chức bộ máy tài chính kế toán Văn phòng Tổng Công ty thực hiện hạch toán kế toán tập trung tại phòng Tài chính kế toán Tổng Công ty. Trong các phòng kinh doanh, chi nhánh có các nhân viên kinh tế tập hợp chứng từ ban đầu và định kỳ gửi về phòng tài chính kế toán để xử lý. Các Công ty thành viên hạch toán độc lập Chế độ kế toán Công ty sử dụng theo Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính (theo hệ thống kế toán doanh nghiệp) Quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của BTC các quyết định quản lý theo Nghị định 59CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ Quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính (về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định) Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán văn phòng tổng Công ty Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán DT + CP Kế toán Tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Nội bộ và quan hệ ngân hàng Kế toán công nợ Thủ quỹ - Kế toán trưởng: Chỉ đạo tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụtừ ghi chép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm chung về các thông tin do phòng kế toán cung cấp cho lãnh đạo Tổng Công ty. - Phó phòng kiêm kế toán doanh thu + chi phí - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán TSCĐ - Kế toán thanh toán nội bộ và quan hệ với ngân hàng - Kế toán công nợ - Thuỷ quỹ Hình thức kế toán: Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình Tổng Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Các sổ chi tiết được mở cho từng tài khoản II- Đặc điểm về TSCĐ ở Tổng Công ty xây dựng thuỷ lợi 1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định của văn phòng Tổng công ty có giá trị lớn và được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng và hạch toán TSCĐ, kế toán đã phân loại TSCĐ thành các loại khác nhau, dựa trên một số tiêu thức nhất định, Cụ thể TSCĐ hữu hình của Tổng công ty tính đến ngày 31/12/2001 được phân loại như sau: (Nguyên giá) - Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, TSCĐ của VP Tổng Công ty được chia thành ba loại theo nguồn hình thành và tình đến ngày 31/12/2001 thì nguyên giá TSCĐ theo từng loại như sau: * TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách : 1.923.858. 293đ ( 25%) * TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn tự bổ xung : 1.110.353.550đ(14%) * TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn vay : 4.622.621.312đ (61%) Tổng : 7.656.833.155đ - Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật của TSCĐ: Hiện nay Công ty tiến hành phân loại TSCĐ hữu hình còn TSCĐ vô hình thì Công ty không hạch toán. TSCĐ hữu hình của Công ty được chia làm 3 loại . Tính đến ngày 31/12/2001 thì nguyên giá TSCĐ theo từng loại là: * Máy móc thiết bị thi công: 3.494.685.802đ(45%) * Nhóm dụng cụ quản lý : 541.490.079đ(8%) * Nhóm thiết bị vận tải : 3.615.965.475đ(47%) Tổng : 7.652.141.356đ Nhận xét: ở VP Tổng công ty chưa thực hiện việc phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng do đó chưa biết được TSCĐ đang dùng, chưa dùng và không cần dùng, chờ thanh lý Tổng công ty cũng chưa tiến hành phân loại TSCĐ thành tài sản cố định hữu hình và vô hình để tổ chức hạch toán kế toán phù hợp, phản ánh đúng các loại TSCĐ. 2- Đánh giá TSCĐ Để tiến hành hạch toán, tính toán khấu hao và phân tích tính hiệu quả sử dụng TSCĐ cần thiết phải tiến hành đánh giá TSCĐ. ở Tổng Công ty XDTL 1. TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá của TSCĐ. - Nguyên giá TSCĐ mua sắm (không phân biệt mới hay cũ) Được xác định theo công thức sau: Nguyên giá = Giá mua TSCĐ (Giá hoá đơn) + Chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử (nếu có) + Thuế (nếu có) Ví dụ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh trong tháng 5/2001 Tổng công ty mua một số máy điều hoà LGL 50962CL- 1200BTV trang bị cho trung tâm tư vấn với giá mua trên hoá đơn là 19.714.285(đồng),thuế GTGT là 1.971.428 (đồng), chi phí lắp đặt chạy thử là 500.000 (đồng). Tổng công ty dùng quỹ đầu tư phát triển để mua Nguyên giá = 19.714.285+500.000=20.214.285 Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định theo nguyên giá và giá trị hao mòn theo công thức: Giá trị còn lại= Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế Như vậy, tất cả các TSCĐ hiện có của VP Tổng công ty được theo dõi đầy đủ và chặt chẽ theo ba chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Vì vậy công tác hạch toán TSCĐ ở VP Tổng công ty luôn luôn đảm bảo tính nhất quán, chính xác giữa các số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách chứng từ. III- Kế toán chi tiết TSCĐ Căn cứ vào bản giao nhận TSCĐ, biên bản nghiệm thu công trình hoá đơn mua TSCĐ, biên bản chạy thử để chứng minh tính hợp pháp của các nghệp vụ kinh tế phát sinh và xác định nguyên giá TSCĐ để ghi sổ TSCĐ. Ngoài ra, còn có một số chứng từ liên quan đến việc tăng, giảm TSCĐ như: Tờ trình thanh lý, phiếu xuất kho, các biên bản tăng giảm TSCĐ cùng các tài liệu liên quan khác. Công ty mở sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi tình hình quản lý sử dụng TSCĐ cũng như việc sử dụng và địa điểm đặt TSCĐ. IV- Kế toán tổng hợp TSCĐ 1- Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 1.1. Trường hợp mua sắm mới: Tổng Công ty có nhu cầu dùng TSCĐ nào đó để phục vụ sản xuất kinh doanh, trước hết bộ phận cần sử dụng TSCĐ đó làm tờ trình lên lãnh đạo. Nếu được lãnh đạo đồng ý cho mua thì Công ty lấy 3 báo giá được thực hiện ở phòng hành chính, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh vật tư... Công ty tiến hành chọn nhà cung cấp và làm hợp đồng kinh tế. Bên cung cấp có trách nhiệm giao hàng cho Công ty theo địa điểm đã ghi trong hợp đồng và giao cho Công ty các chứng từ liên quan khác như hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT). Công ty tiến hành lập biên bản giao nhận TSCĐ khi mua hàng về thoả mãn những điều kiện đã ký kết trong hợp đồng trên cơ sở hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận TSCĐ, quyết định trang bị và những chứng từ có liên quan khác. TH: Mua sắm bằng quỹ Đầu tư phát triển VD: Trong tháng 5/2001. Tổng Công ty mua 1 máy điều hoà LGL 50962 CL - 1200BTU trang bị cho trung tâm tư vấn với giá mua trên hoá đơn là 19.714.285đ thuế GTGT 1.971.428, chi phí lắp đặt chạy thử là 500.000đ. Khi kế toán nhận được hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan kế toán ghi. Nợ TK211 19.714.285 Nợ TK133 1.971.428 Có TK111 21.685.713 Nợ TK 211 500.000 Có TK 111 500.000 Bút toán này kế toán thể hiện trên sổ Nhật ký chứng từ số1 (ghi có TK111) Đồng thời kế toán ghi tăng nguồn vốn và ghi giảm nguồn quỹ ĐTPT Nợ TK 414 20.214.285 Có TK411 20.214.285 Bút toán này được ghi vào sổ NKCT số 9 Nhật ký chứng từ số 1 (Ghi có TK111) Tháng 5/2001 STT Ngày Ghi có TK111, ghi Nợ các TK 112 121 241 211 1 7/5/2001 20.214.285 Trường hợp mua sắm bằng vốn vay ngân hàng ; Để phục vụ cho quá trình sản xuất, Tổng công ty lập kế hoạch đầu tư về TSCĐ gửi ngân hàng trong đó ghi: Nguyên giá TSCĐ ban đầu mua sắm, thời gian sử dụng của loại TSCĐ này, thời gian trả tiền vay ngân hàng khi được ngân hàng duyệt và cấp vốn vay để mua sắm TSCĐ, kế toán tiến hành ghi tăng Nguyên giá TSCĐ. Ví dụ: Ngày 10/5/2001 Tổng công ty mua một máy đào bánh xích với nguyên giá là 1.660.924.190 đồng. Thời gian sử dụng 10 năm, gửi lên Ngân hàng công thương sau 5 năm Tổng công ty phải hoàn trả lại đủ số tiền mà ngân hàng đã cho vay. Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng, hoá đơn thuế GTGT kế toán định khoản Nợ TK 211 1.660.924.190 Nợ TK133 1.66.092.419 Có TK341 1.827.016.609 Đồng thời kế toán ghi Nợ TK341 1.827.016.609 Có TK 411 1.827.016.609 2- Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ Tài sản của Tổng công ty giảm chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán khi không cần dùng hoặc sử dụng không có hiệu quả. TSCĐ thanh lý là những TSCĐ bị hư hỏng, bộ phận kỹ thuật xác định là không sửa chữa được hoặc sửa chữa không có hiệu quả và những tài sản cố định này bị lạc hậu về mặt kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh nhưng Tổng công ty không thể nhượng bán được. Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ Tổng công ty lập một hội đồng để định giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán và phải có biên bản định giá, thanh lý TSCĐ. VD: Ngày 13/5/2001. TCT tiến hành nhượng bán một ô tô 29K - 00 - 55 theo quyết định số 19TG - KH/QĐ ngày 28/2/2001 của Tổng giám đốc.Ôtô Đã qua sử dụng, hết khấu hao với tổng số tiền nhượng bán là: 24.487.000đ(trong đó có thuế GTGT 10%) chi phí nhượng bán là 500.000đ. Nguyên giá của ô tô là: 75.000.000đ Để tiến hành nhượng bán Tổng Công ty lập biên bản họp hội đồng xét duyệt bán ô tô cũ Căn cứ vào biên bản Hội đồng xét duyệt bán ô tô cũ của Tổng Công ty, căn cứ vào quyết định của Tổng giám đốc, căn cứ vào phiếu thu số 305 Kế toán ghi giảm nguyên giá. Nợ TK411 75.000.000 Có TK211 75.000.000 Căn cứ phiếu thu khi nhượng bán Nợ TK111 24.487.000 Có TK721 22.038.300 Có TK3331 2.448.700 Căn cứ phiếu chi số 389 Nợ TK 821 500.000 Có Tk111 500.000 kết chuyển chi phí về nhượng bán TSCĐ Nợ TK 911 500.000 Có TK821 500.000 Nợ TK 721 22.038.300 Có TK 911 22.038.300 Kết quả thanh lý TSCĐ Nợ TK911 21.538.300 Có TK 421 21.538.300 +Nếu nguồn hình thành TSCĐ đó từ ngân sách cấp và trước khi nhượng bán, thanh lý những TSCĐ đó còn phần “ giá trị còn lại” thì phải nộp trả Ngân sách nhà nước. + Nếu đã khấu hao hết TSCĐ thì kế toán TSCĐ trích nộp một phần lãi để nộp thuế lợi tức, còn lại nhập vào quỹ đầu tư phát triển. 3- Kế toán khấu hao : Từ cuối năm 2000 đến nay Công ty tiến hành công tác hạch toán khấu hao theo quyết định 166/1999/QĐ/BTC ngày 30/11/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính kết hợp với chế độ tài chính của ngành. Kỳ kế toán của Công ty là quý nên khấu hao cơ bản cũng được tính và trích theo quý. Việc tính khấu hao của Công ty được thực hiện đúng theo quy định chung là TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi trích khấu TSCĐ. Những TSCĐ đã khấu hao hết thì không khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục huy động vào sản xuất. Trường hợp nguyên giá TSCĐ có biến động tăng, giảm (do đánh giá lại, chênh lệch tỷ giá) thì mức khấu hao trung bình được xác định là giá trị còn lại trên sổ kế toán cho thời gian sử dụng còn lại TSCĐ. Thời gian sử dụng TSCĐ của Công ty được xác định căn cứ vào khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban hành kèm theo quyết định 166. Cụ thể đối với những TSCĐ có tốc độ hao mòn hữu hình nhanh Công ty lấy cận dưới (thời gian sử dụng ngắn nhất). Đối với TSCĐ có tốc độ hao mòn chậm thì lấy cận trên (thời gian sử dụng dài). Ví dụ:Trong tháng 8/2001 Tổng công ty mua máy đầm cọc của Nhật giá mua cộng với chi phí vận chuyển ghi trên hoá đơn là:16.200.000 (đồng), thời gian khấu hao của TSCĐ này là 5 năm, từ đó kế toán tính ra: 16.200.000 5 Mức khấu hao năm 3.240.000 = = 3.240.000 4 Mức khấu hao hàng quý = 810.000 = Căn cứ vào số ghi chi tiết khấu hao TSCĐ kế toán có nhiệm vụ tính toán khấu hao (theo phương pháp khâú hao tuyến tính) và lập bảng phân bổ khấu hao hàng quý, sau đó kế toán tiến hành định khoản và ghi sổ kế toán. Phương pháp phân bổ khấu hao Do Tổng công ty tổ chức một công trường riêng(như một phân xưởng) nên khấu hao TSCĐ được hạch toán vào: TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất chung TK 6424: Chi phí khấu hao cho TSCĐ quản lý doanh nghiệp Căn cứ vào sổ chi tiết khấu hao TSCĐ của các loại : Máy móc thi công, thiết bị dụng cụ quản lý kế toán tiến hành tính toán lập bảng phân bổ khấu hao hàng tháng. Dựa vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6274 320.269.788 Nợ TK 6424 31.595.346 Có TK 214 351.865.134 Đồng thời kế toán ghi đơn Nợ TK 009 351.865.134 Bút toán trên được ghi vào NKCT số 7, đồng thời ghi sổ cái TK 214 kế toán TSCĐ còn phải mở sổ theo dõi việc trích khấu hao TSCĐ TK009 (Nguồn vốn khấu hao cơ bản) để phản ánh tình hình trích khấu hao TSCĐ và sử dụng quỹ khấu hao. Toàn bộ phần trích khấu hao hàng quý, kế toán tổng hợp được ghi đơn nợ TK009 (Tăng quỹ khấu hao). Trong năm, nếu Tổng công ty mua sắm TSCĐ hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị thì kế toán tập hợp ghi đơn có TK009 (Giảm quỹ khấu hao) Nhận xét:TCT có công trường riêng, nhưng không mở TK623 để tính khấu hao máy thi công vào TK623

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT530.doc
Tài liệu liên quan