Đề tài Tình hình thực tế về hạch toán và quản lý tài sản cố định của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây

Theo em công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao tích hợp như phương pháp khấu hao giảm dần ,theo phương pháp này số tiền khấu hao phân bổ vào giá thành có sự thay đổi theo từng năm ,mức khấu hao tài sản cố định giảm dần tuỳ theo tính năng áp dụng của tài sản cố định và cách thu hồi vốn đầu tư :

Theo cách này số tiền khấu hao như sau: năm thứ nhất là 20% ,năm thứ 2 là 18%,năm thứ 3 là 16% .cứ như thế cho đến hết . Mức khấu hao cho từng năm căn cứ vào thời giam sử dụng của tài sản cố định .

Làm như vậy sẽ thu hồi vốn được nhanh,năng suất của máy làm việc giảm dần cho đến năm cuối cùng ,việc phân bổ khấu hao và tinhs giá thành được hợp lý.

Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho một số loại tài sản như: nhà của ,nhà kho ,sân đường ,gara .còn một số loại tài sản cố định như: hệ thống dây truyền sản xuất ống nhựa,máy vi tính ,máy in ,máypotocopy.Do trình độ khoa học của các thiết bị này cao nên nhanh lạc hậu về mặt kỹ thuật do đó những tài sản cố định này công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần.

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình thực tế về hạch toán và quản lý tài sản cố định của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Pertolimex Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu . Nợ TK 211,213 : Giá trị trả thêm . Có TK liên quan (111,112,342). 3.4.2 : Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động . TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ thuê không thoả mãn một trong bốn tiêu chuẩn về thuê tài chính hoặc thuê của các doanh nghiệp không thuộc các công ty cho thue tài chính ,khi thuê song TSCĐ được giao trả lại cho bên cho thuê. a.Tại đơn vị đi thuê -Khi thuê TSCĐ hoạt động đơn vị theo dõi ở TK ngoài bảng cân đố kế toán: NợTK 001 _TSCĐ thuê ngoài . -Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển , bốc dỡ, lắp đặt ...) kế toán ghi : Nợ TK 627,641,642 :Tiền thuê (không có thuế giá trị gia tăng ) và các chi phí liên quan khác. Nợ TK133(1331):Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Có TK 331 (hoặc 3388): Số tiền thuê phải trả. Có TK 111,112 : Các chi phí khác . -Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê : Nợ TK 331 (hoặc 3388): Số tiền thuê đã trả . Có TK 111,112... -Khi trả TSCĐ cho bên cho thuê kế toán ghi : Có TK 001 b.Tại đơn vị cho thuê . -TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao .Các chi phí có liên quan đến việc cho thuê như khấu hoa TSCĐ cho thuê, chi phí môi giới , vận chuyển... Nợ TK 811 : Tập hợp chi phí cho thuê. Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT vào được khấu trừ (nếu có) Có TK 214 (2141,2143) :Khấu hao TSCĐ cho thuê . Có TK liên quan (111,112...) : Các chi phí khác . -Khoản thu về cho thuê : Nợ TK 111,112,138 : Tổng số thu. Có TK 333(3331) : Thuế giá trị gia tăng phải nộp . Có TK 711 : Số thu về cho thuê. 3.5 :Hạch toán khấu hao TSCĐ. TSCĐ chưa khấu hao đủ nguyên giá ,giá trị sư dụng vẫn còn. -Định kỳ (tháng quý...) trích khấu hao TSCĐ và phân bổ dần vào sản xuất kinh doanh . Nợ TK 627 (6274) : Khấu hao TSCĐ sử dụng ở phân xưởng . Nợ TK 642(6424):Khấu hao TSCĐ dùmg chung cho toàn doanh nghiệp. Nợ TK 641(6414):Khấu hao TSCĐ dùng cho tiêu thụ sản phẩm,hàng hoá,dịch vụ . Có TK 214 :Tổng số khấu hao phải trích. Đồng thời ghi nhận số khấu hao cơ bản đã trích vào TK ngoài bảng cân đối kế toán. Nợ TK 009. -Số khấu hao phải nộp cho cấp trên hoặc ngân sách nhà nược(nếu có) Nợ TK 411 : Nếu không được hoàn lại. Nợ TK 1368 :Nếu được hoàn lại . Có TK 336 :Số phải nộp cấp trên. TSCĐ chưa khấu hao đủ nguyên giá nhưng giá trị sử dụng không còn hoặc chưa khấu hao đủ nguyen giá nhưng phải nhượng bán thì giá trị còn lại đó của TSCĐ phản ánh vào TK 821. Nợ TK 214 :Hao mòn luỹ kế . Nợ TK 821 :Giá trị còn lại . Có TK 211,213 :Nguyên giá . Khi TSCĐ đã khấu hao đủ nhưng giá trị sử dụng vẫn còn . +Đối với TSCĐ hữu hình :Khi đã khấu hao đủ nguyên giá nhưng giá trị sử dụng vẫn còn thì không phải trích khấu hao nhưng vẫn phải bảo quản và sửa chữa TSCĐ . +Đối với TSCĐ vô hình khi đã khấu hao đủ nguyên giá thì ghi giảm TSCĐ vô hình . Nợ TK 214(3) Có TK 213. Đối với TSCĐ thuê tài chính khi hết hạn thuê phải trả lại TSCĐ mà chưa trích đủ khấu hao thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài được phản ánh như sau: +Nếu giá trị còn lại nhỏ thì phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh . Nợ TK 214 : Hao mòn luỹ kế . Nợ TK 627,641,642 : Giá trị còn lại Có TK 212 : Nguyên giá . +Nếu giá trị còn lại lớn thì phân bổ dần. Nợ TK 214 : Hao mòn luỹ kế . Nợ TK 142 : Giá trị còn lại. Có TK 212 :Nguyên giá . Phân bổ : Nợ TK 627,641.642. Có TK 142(1). 3.6 :Kế toán sửa chữa TSCĐ . Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính chất bảo dưỡng. Trường hợp tự sửa chữa : Nợ TK 627,641,642... Có TK 111,112,152,214,334,338... Trường hợp thuê ngoài sửa chữa: Nợ TK 627,641,642. Nợ TK 133(1331) :Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ . Có TK 111,112, :Tổng số tiền phải trả . Trường hợp sửa chữa lớn mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp . * Tập hợp chi phí sửa chữa -Nếu thuê ngoài : +Khi hoàn thành công trình sửa chữa ,bàn giao phản ánh số tiền phải trả theo hợp dồng cho người nhận thầu, sửa chữa lớn . Nợ TK 133 :Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ . Nợ TK 241 (2413) : Chi phí sửa chữa thực tế . Có TK 331 : Tổng số tiền phải trả . +Trường hợp ứng trước tiền công hoặc thanh toán cho người nhận thầu ,sửa chữa lớn TSCĐ . Nợ TK 331. Có TK 111,112,311... -Nếu tự làm Nợ TK 241(2413). Có TK 111,112,152,214,334,338... *Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa sau khi hoàn thành . -Trường hợp sửa chữa mang tính chất phục hồi +Sửa chữa theo kế hoạch : Nợ TK 335 :Giá thành thực tế công tác sửa chữa. Có Tk 241(2413) : Giá thành thực tế công tác sửa chữa. +Sửa chữa ngoài kế hoạch (đột xuất ) Nợ TK 142 (1421): Giá thành thực tế công tác sửa chữa. Có TK 241(2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa. -Trường hợp sửa chữa mang tính chất nâng cấp kéo dài tuổi thọ Nợ TK 211 :Nguyên giá ,giá thành sửa chữa thực tế . Có TK 241 (2413) . Sơ đồ 1: sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do mua sắm ,xây dựng cơ bản bàn giao...(DN tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ). TK 111,112,341... TK 211,213 Nguyên giá tài sản cố định tăng trong kỳ Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) TK 1331 Thuế VAT được khấu trừ TK 331 Trả tiền cho người bán Phải trả người bán TK 411 Nhận cấp phát, tặng thưởng liên doanh TK414,431,441... Đầu tư bằng vố chủ sở hữu TK 128,222,412... Các trường hợp tăng khác (nhận lại Vốn góp liên doanh ,đánh giá tăng...) Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ hữu hình,vô hình do góp vốn liên doanh; do thiếu ,mất ... TK 211,213 TK 214 Nguyên giá TSCĐ giảm do các nguyên nhân khác Giảm giá trị TSCĐ Giảm do các nguyên nhân khác TK 1381 Giá trị thiệt hại do thiếu,mất (theo giá trị còn lại ) TK 222,128 Giá trị vốn góp được liên doanh xác nhận TK 412 Khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại lớn hơn giá trị vốn góp TK 411 Trả lại vốn góp liên doanh, vốn cổ phần,vốn cấp phát... Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ do nhượng bán thanh lý TK 211,213 TK 214 Nguyên giá TSCĐ giảm do nhượng bán , thanh lý Giá trị hao mòn TK 821 Giá trị còn lại TK 111,112,331... Các chi phí liên quan đến nhượng bán ,thanh lý Các khoản thu liên quan đến nhượng bán , thanh lý TK 721 TK 111,112,152,131... TK 33311 Thuế VAT phải nộp Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng quát sửa chữa TSCĐ. TK 111,112,152,334 TK 627,641,642 Chi phí sửa chữa, lặt vặt TK 2413 TK 1421 Tập hợp chi phí sửa chữa lớn Kết chuyển giá thành sửa chữa Tự làm Ngoài KH Phân bổ dần TK 331 TK 335 Thuê ngoài Trong KH Trích trước TK 1331 TK211 Thuế VAT Chi phí sửa, chữa lặt vặt III: tổ chức hệ thống chứng từ ,sổ sách hạch toán . Tổ chức hệ thống chứng từ . Hạch toán TSCĐ cũng như bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng phải dựa trên cơ sở chứng từ gốc để ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán. Do đó khi một nghiệp vụ kinh tế về TSCĐ phát sinh phải đảm bảo được hệ thống chứng từ hợp pháp ngay từ đầu, từ đó giúp cho các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát sự biến động của chúng. Để hạch toán TSCĐ ta cần 2 loại chứng từ sau. a. Chứng từ mệnh lệnh: Bao gồm các quyết định đầu tư hay điều động tài sản, các quyết định thanh lý hoặc nhượng bán, quyết định đánh giá lại tài sản... b. Chứng từ thực hiện. Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 02 - TSCĐ) , Thẻ TSCĐ (mẫu 01 - TSCĐ),Biên bản thanh lý TSCĐ , Biên bản nghiệm thu số lượng sửa chữa lớn TSCĐ,Biên bản kiểm kê TSCĐ, Biên bản đánh giá TSCĐ. Trên đây là một số chứng từ chủ yếu liên quan đến tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra, trong những trường hợp cụ thể có thể phát sinh những tài liệu kế toán khác liên quan. Sơ đồ 5: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ tăng giảm TSCĐ. Chủ sở hữu tài sản Hợp đồng giao nhận tài sản Kế toán Lưu trữ Nhu cầu tăng giảm (1) (2) (3) Nhận chứng từ, giao nhận tài sản thẻ tài sản Lập chứng từ giao nhận tái sản Quyết định thay đổi tài sản Kế toán chi tiết TSCĐ. Đó là việc mở sổ chi tiết theo dõi từng loại, từng nhóm TSCĐ và theo từng bộ phận sử dụng (kế toán chi tiết sử dụng cả thước đo hiện vật và thước đo giá trị). Căn cứ để hạch toán chi tiết là dựa vào chứng từ liên quan đến mỗi đối tượng ghi TSCĐ lập hồ sơ TSCĐ. Mỗi đối tượng ghi TSCĐ được lập riêng thành một bộ hồ sơ. Căn cứ vào hồ sơ này kế toán ghi sổ hoặc thẻ chi tiết cho từng loại đối tượng ghi TSCĐ. Có 2 hình thức sổ chi tiết TSCĐ theo 2 tiêu thức cụ thể. a. Sổ chi tiết theo loại TSCĐ: Sổ này được mở theo đối tuợng ghi TSCĐ (nếu ít loại TSCĐ) và nhóm tài sản cùng loại (nếu có nhiều loại TSCĐ). Mở sổ này sẽ cho ta biết được loại tài sản và nơi sử dụng. Phương pháp mở sổ này thường được áp dụng cho đơn vị có ít loại tài sản và có tính chất chuyên theo bộ phận. b. Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Theo hướng này việc tách sổ 4 thành 2 sổ tách biệt. - Sổ chi tiết theo loại tài sản được thiết kế như sổ trên. - Sổ chi tiết theo bộ phận sử dụng: Chỉ theo dõi nguyên giá tăng giảm TSCĐ mà không theo dõi phần giá trị hao mòn. Mẫu số 1: Mẫu sổ chi tiết TSCĐ. Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ T Chứng từ Tên đ.đ Nước TG Số Khấu hao KH đã Chứng từ Lý do T SH NT ký hiệu sản xuất đưa vào SD hiệu TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao tính đến khi giảm TSCĐ SH NT giảm TSCĐ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Mẫu số 2: Sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng. C.từ Nguyên giá tăng Nguyên giá giảm T S H NT Tên đ.đ Nước TG SH C. từ SL NG C. từ Lý Số T TS CĐ sản đưa TS SH NT tăng TT TSCĐ SH NT do tiền SL xuất vào SD CĐ giảm giảm giảm Sơ đồ 6: Quy trình tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ. Thẻ TSCĐ Chứng từ Hình thức sổ Sổ chi tiết theo loại tài sản Số lượng tổng hợp Chứng từ giao nhận TSCĐ, biên bản các loại Các quyết định của CSH (Chứng từ mệnh lệnh) Sổ chi tiết TSCĐ Sổ chi tiết bộ phận 3. Sổ kế toán: Mỗi một đơn vị kế toán có một hệ thống sổ chính thức theo chế độ quy định. Sổ kế toán được mở khi bắt đầu niên độ kế toán và kết thúc khi cuối niên đội. Sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa vào đó để cung cấp các thôn tin tổng hợp cho người quản lý. Thông thường trong các loại sổ này người ta sử dụng thước đo giá trị. Tuy nhiên việc sử dụng loại sổ nào, số lượng, kết cấu và quan hệ ghi chép giữa các sổ ra sao còn tuỳ thuộc vào hình thức tổ chức mà đơn vị áp dụng. Theo mỗi hình thức tổ chức, kế toán tổng hợp TSCĐ sử dụng hệ thống sổ sau: 3.1. Hình thức sổ chứng từ ghi sổ (CTGS). Theo hình thức này sử dụng các loại sổ chính như "Chứng từ ghi sổ", "Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ", "Sổ cái". Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ Lập chứng từ ghi sổ Sổ cái TK Báo cáo 211, 212, 213, 214... kế toán Lập thẻ TSCĐ Sổ đăng ký Bảng cân chứng từ ghi sổ đối TK Ghi sổ chi Bảng tổng hợp tiết TSCĐ chi tiết 3.2. Theo hình thức Nhật ký sổ cái. Theo hình thức này sổ kế toán chủ yếu là sổ Nhật ký sổ cái, là sổ kế toán liên hợp ghi theo hệ thống và thời gian. Ngoài ra còn sử dụng các sổ như: Sổ chi tiết TSCĐ, sổ kho vật liệu, sản phẩm, hàng hoá thẻ kho... Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán toán trên theo hình thức Nhật ký - Sổ cái. Sổ nhật ký TK 221,212,213,214... Báo cáo kế toán Chứng từ TSCĐ (các loại QĐ+CT) Tổng hợp chi tiết tăng giảm Sổ chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng Lập thẻ TSCĐ 3.3. Hình thức nhật ký chung (NKC). NKC là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian. Bên cạnh đó việc phản ánh theo quan hệ đối ứng TK (định khoản kế toán) phục vụ việc ghi sổ cái. Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán TSCĐ theo hình thức NKC. Chứng từ gốc Nhật ký Sổ cái tài khoản Báo cáo TSCĐ chung 211, 212, 213, 214... kế toán Lập thẻ TSCĐ Bảng cân đối TK Sổ chi tiết TSCĐ Tổng hợp chi tiết 3.4. Hình thức nhật ký chứng từ. áp dụng ở đơn vị có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, yêu cầu quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán đồng đều. Theo hình thức này, kế toán TSCĐ sử dụng các sổ: Sổ chi tiết 5 hoặc thẻ TSCĐ, NKCT số 9, bảng phân bổ số 3, sổ cái tài khoản TSCĐ. Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán TSCĐ theo hình thức Nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc NKCT liên quan NKCT số 9 Sổ chi tiết 1, 2, 5, 7, 10 TSCĐ Sổ cái TK 211, 212, 213, 214... :Ghi hàng ngày :Ghi hàng tháng Báo cáo kế toán :Quan hệ đối chiế phần ii tình hình thực tế về tổ chức hạch toán và quản lý tái sản cố định tại công ty cổ phần dịch vụ và vận tải petrolimex hà tây A:giới thiệu chung về công ty I Quá trình hình thành và phát triển Trước sự phát triển như vũ bão và sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường thì có một công ty đã được ra đời nhằm phục vụ cho những nhu cầu thiết của nhân dân và xã hội, công ty đó lá: Tên gọi tiếng Việt: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây Tên gọi tiếng Anh: HA TAY Petrolimex Transportation and Service Joint - Stock Company Tên viết tắt: PTS HA TAY Điện thoại :(034) 501213 Fax :(034) 820214 Tài khoản giao dịch: 431101-020036 Tại ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Tây Vốn điều lệ :6.000.000.000 đồng( sáu tỷ đồng Việt Nam ) trong đó: Cổ đông chi phối của công ty là tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, đại diện phần vốn thuộc sở hữu vốn nhà nước, có số vốn góp là 1,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30% vốn điều lệ. Vốn thuộc sở hữu của người lao động trong công ty là 1,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35% vốn điều lệ . Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác là 2,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35% vốn điều lệ Trụ sở chính đặt tại Km 17 -Quốc lộ 6 - Đồng Mai , Thanh Oai , Hà Tây. Đây là một vị trí kinh doanh rất thuận lợi vì đây là cửa ngõ phía Đông - Bắc của thị xã Hà Đông và là nơi thông thương giữa hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình lưu lượng xe cộ đi lại rất lớn nên nhu cầu về xăng dầu cũng rất lớn . Là một công ty cổ phần , hạch toán độc lập được thành lập theo quyết định số 1362 / 2000 /QĐ / BTM, ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần; tiền thân của công ty là xí nghiệp vận tải và dịch vụ thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình. Từ khi được thành lập công ty đã nắm bắt vá thích nghi với cơ chế thị trường. Căn cứ vào chính sách pháp luật của nhà nước công ty đã xây dựng một hệ thống nội quy, quy chế khoán quản phù hợp, khuyến khích được tiềm năng sẵn có trong cán bộ công nhân viên về trí tuệ, tay nghề, vốn đầu tư để ổn định và phát triển kinh doanh. Sự ra đời của công ty là hết sức cần thiết bởi vì không những giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách tỉnh và ngân sách nhà nước mà còn huy động được số vốn nhàn rỗi trong xã hội, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần vá những người đã góp vốn được làm chủ thực sự ; thay đổi hình thức quản lý tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đồng thời góp phần giữ vững vị thế chủ đạo của petrolimex trên thị trường. Trong hơn một năm qua công ty đã đầu tư nhiều máy móc vào quá trình quản lý, kinh doanh và do cơ chế khoán phù hợp, cơ cấu kinh doanh hợp lý nên giá trị tổng sản lượng năm 2001 đã tăng hơn nhiều so với quý 4 năm 2000, thu hút được nhiều lao động và tạo thêm việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân của người lao động năm sau tăng hơn năm trước, đời sống của công nhân viên ngày càng được cải thiện. Cũng trong thời gian qua ngoài việc chú trọng đến đầu tư đổi mới máy móc thiết bị vào trong qua trình quản lý, sản xuất và kinh doanh công ty còn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng thị trường của công ty. Mặt hàng xăng dầu, dịch vụ vận chuyển xăng dầu và các mặt hàng khác của công ty với uy tín và chất lượng cao đã chiếm lĩnh được thị trường của hầu hết các tỉnh phía bắc, sản lượng năm 2001 tăng 15% so với sản lượng quý 4 năm 2000, nguồn thu chủ yếu của công ty là vận chuyển xăng dầu.Ngoài việc kinh doanh vận tải xăng dầu là chủ yếu thì công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác liên quan đến xăng dầu. II-tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tảI và dịch vụ petrolimex Hà Tây: a-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tảI và dịch vụ Petrolimex Hà Tây Hội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng TCKT Phòng TCHC Phòng quản lý kĩ thuật Phòng kinh doanh Ban giám đốc : bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc Giám đốc: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về quyền hạn và nhiệm vụ được giao. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc : + Điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. + Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng quản trị quản lý toàn bộ tài sản của công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh theo quy định của nhà nước về quản lý tài chính và theo phân cấp của Hội đồng quản trị. + Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm; các dự án liên doanh liên kết... + Được quyền từ chối thực hiện quyết định của chủ tịch Hội đồng quản tịch hay các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, đồng thời phải thông báo cho ban kiểm soát. + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. - Phó Giám đốc là người được giám đốc giao quyền chỉ huy, tổ chức quá trình kinh doanh từ khâu chuẩn bị đến khâu tiêu thụ sản phẩm, đồng thời làm công tác đối ngoại của công ty như tổ chức kí kết các hợp đồng giao khoán, tổ chức kí kết các hợp đồng liên doanh liên kết... - Các phòng ban : + Phòng tài chính kế toán: Cung cấp số liệu kinh tế giúp cho ban giám đốc và các cổ đông biết được tình hình sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó có thể tìm ra các giải pháp đúng đắn trong sản xuất kinh doanh phục vụ việc điều hành quản lý được kịp thời chính xác, có quyết định phù hợp về hướng phát triển của công ty, đồng thời hướng dẫn kiểm tra cán bộ công nhân viên trong công ty chấp hành tốt các chính sách chế độ tài chính kế toán của nhà nước. + Phòng quản lý kĩ thuật: Tham mưu giúp ban giám đốc về công tác kĩ thuật của công ty như quản lý về máy móc, kĩ thuật xăng dầu, phương tiện vận tải... + Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp ban giám đốc về công tác tổ chức và cán bộ, về nhân sự , về tiền lương, về hành chinh của toàn công ty. + Phòng kinh doanh: Tham mưu giúp ban giám đốc về tổ chức quá trình kinh doanh bao gồm kinh doanh về vận tải, xăng dầu, về dịch vụ xây lắp sửa chữa... 2.Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh: a. Cơ cấu bộ máy sản xuất: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên công ty không có bộ máy sản xuất. b. Cơ cấu bộ máy kinh doanh: Bộ máy kinh doanh của công ty bao gồm: - 4 cửa hàng xăng dầu : + Cửa hàng xăng dầu Đồng Mai + Cửa hàng xăng dầu Kim Bài + Cửa hàng xăng dầu Tri Thuỷ + Cửa hàng xăng dầu Hồng Vân Các cửa hàng này có nhiệm vụ cung cấp xăng dầu cho người tiêu dùng trên địa bàn hoạt động. - 1 tàu bán dầu trên sông Hồng, có nhiệm vụ cung cấp dầu cho tàu bè đi lại trên sông Hồng - 2 cửa hàng bán gas: cung cấp gas trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành khác. - 1 chi nhánh công ty PTS Hà Tây tại Hoà Bình có nhiệm vụ cung cấp vận tải xăng dầu, dịch vụ xây lắp xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. - 1 phòng giao dịch tại Đỗ Xá trực thuộc đội vận tải để cấp lệnh vận chuyến và làm thủ tục nhận hàng cho lái xe. III. đặc đIểm về tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex Hà Tây: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây và cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: a. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ PetrolimexHà Tây: Hiện nay ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có thể sử dụng một trong ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán đó là : - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán - Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. - Với đặc đIểm sản xuất kinh doanh của mình là hoạt động trong địa bàn rộng nhưng số lượng kế toán không nhiều mặc dù các nghiệp vụ phát sinh nhiều nên công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, cụ thể theo hình thức này thì sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty : kế toán trưởng các nhân viên kinh tế ở các cửa hàng bộ phận tài chính bộ phận kế toán TSCĐ bộ phận kế toán hàng tồn kho bộ phận kế toán chi phí bộ phận kế toán thanh toán bộ phận kế toán tổng hợp & Ktoán b. Cơ cấu bộ máy toán và chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán: - Cơ cấu bộ máy kế toán: Do công ty đã áp dụng máy móc vào trong quá trình quản lý kinh doanh nên bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ , hiện nay bộ máy kế toán của công ty bao gồm 4 thành viên: - 1 kế toán trưởng ( trưởng phòng kế toán ) - 2 kế toán viên - 1 thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex Hà Tây: - Kế toán trưởng( trưởng phòng kế toán tài chính) : phụ trách chung , chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác quản lý tàI chính và tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, thống kê trong toàn công ty. Trực tiếp phụ trách các công việc sau: + lập kế hoạch tài chính tổng hợp + thẩm định các dự án đầu tư, liên doanh liên kết + tổng hợp báo cáo quyết toán + công tác kiểm tra kế toán + chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp các thông tin, số liệu về lĩnh vực tài chính, kinh doanh cho các cơ quan đơn vị có liên quan. - Kế toán viên thứ 1: +theo dõi tiền gửi ngân hàng + theo dõi hoạt động của đội công trình, xưởng sửa chữa cơ khí , cửa hàng kinh doanh vật tư, tổ sửa chữa cột bơm. + theo dõi TSCĐ, CCDC, NVL, phụ tùng + theo dõi về XDCB, đầu tư mua sắm TSCĐ + theo dõi cổ đông, cổ phần cổ phiếu + tổng hợp báo cáo kiểm kê định kì + hàng tháng kiểm tra, in sổ cáI các TK và NKCT + theo dõi công nợ của cán bộ công nhân viên, vay ngân hàng nông nghiệp Hà Tây - Kế toán thứ 2: + theo dõi hàng hoá + theo dõi bán hàng, tiêu thụ, công nợ của khách hàng, công nợ nội bộ công ty + theo dõi các chi phí hoạt động kinh doanh + theo dõi hoạt động của các cửa hàng xăng dầu trực thuộc công ty + quản trị mạng tin học nội bộ công ty + báo cáo nhanh kết quả kinh doanh hàng tháng + kê khai thuế GTGT và các khoản nộp ngân sách, lập báo cáo hoá đơn, ấn chỉ gửi chi cục thuế hạch toán theo quy định. - Thủ quỹ + quản lý tốt kho quỹ của công ty, không để mất mát thiếu hụt + thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi + thu nộp tiền kịp thời vào ngân hàng + trực thu tiền vào các buổi sáng thứ bảy hàng tuần + thu chi phải đúng số tiền ghi trên phiếu thu, phiếu chi + kiểm đếm phải chính xác 2. Hình thức sổ kế toán của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex Hà Tây: Theo chế độ kế toán hiện hành thì có 4 hình thức kế toán được áp dụng ở các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều căn cứ vào tình hình đặc đIểm sản xuất kinh doanh của mình và trình độ của cán bộ kế toán cũng như việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong công tác kế toán mà lựa chọn một trong bốn hình thức kế toán như NKCT,NKC, NKSC, CTGS Với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ kế toán của cán bộ công ty cổ phần vận tải và dịch vụ petrolimex Hà Tây thì hiện nay công ty đã và đang áp dụng hình thức kế toán NKCT Theo hình thức kế toán này thì sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán của công ty được cụ thể hoá như sau: chứng từ gốc gốc sổ quỹ các bảng kê, các bảng phân bổ các nhật ký chứng từ sổ thẻ kế toán chi tiết bảng tổng hợp chi tiết sổ cái các báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày :Vào cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Diễn giải: Hàng ngày: - căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ kế toán ghi vào các nhật ký chứng từ có liên quan hoặc các bảng kê hoặc các bảng phân bổ sau đó mới ghi vào nhật ký chứng từ. Đối với các chứng từ gốc có liên quan đến hạch toán chi tiết thì phảI ghi vào sổ thẻ kế toàn chi tiết có liên quan. Đối với các chứng từ gốc liên quan đến thu, chi tiền mặt thì phảI ghi vào sổ quỹ tiền mặt kiêm báo cáo quỹ sau đó lấy chứng từ thu đưa vào bảng kê , lấy phần chi đưa vào nhậy ký chứng từ có liên quan Cuối tháng : Căn cứ vào số liệu từ các bảng kê, bảng phân bổ để ghi vào các nhật ký chứng từ liên quan và từ các nhật ký chứng từ liên quan ghi vào các bảng kê . Căn cứ vào số liệu trên nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái TK có liên quan. Căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết để kập bảng tổng hợp chi tiết . Kiểm tra đối chiếu giữa nhật ký chứng từ với bảng kê và giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái Căn cứ vào bảng kê, sổ cáI, bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập các báo cáo tàI chính có liên quan . b:tình hình tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty cổ phần dịch vụ và vận tải petrolimex hà tây I:Đặc điểm và cơ cấu tài sản cố định tại công ty cổ dịch phần vụ và vận tải petrolimex hà tây 1.Đặc điểm Ngoài nhà cửa ,vật kiến trúc, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải dụng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0409.doc
Tài liệu liên quan