Với việc lựa chọn phương pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận. Đối với từng nguồn vốn khác nhau mà có những biện pháp khác nhau
- Với vốn lưu động:Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển, rút ngắn số ngày chu chuyển.
- Với vốn cố định :
+ Tổng công ty xây dựng cơ cấu tàI sản hợp lý.
+ Thanh lý và nhượng bán các tàI sản cố định không cần sử dụng.
+ Tăng cường công tác quản lý tàI sản cố định.
2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.
Tổng công ty áp dụng hình thức quản lý theo phương pháp trực tuyến. Mỗi cán bộ công nhân viên đều được giao quền hạn và phân công nnhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Vì vậy, Tổng công ty đã đề ra những quy chế thủ tục làm việc thích hợp thống nhất trong từng khâu, từng bộ phận. Tổng công ty luôn tăng cường việc giám sát các đơn vị cơ sở nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại. Với hệ thống quản lý khá chặt chẽ nên ý thức của cán bộ công nhân viên trong Tổn công ty được đánh giá rất tốt, các thành viên làm việc tự giác và có trách nhiệm với công việc của mình. Đây là một trong nhưng nhân tố quan trọng, gián tiếp góp phần thực hiện thành công mục tiêu nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty trong những năm qua.
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của Tổng công ty Cà phê Việt Nam và hiệu quả kinh tế (số lãi) thu được trong năm 2003 vừa qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển ,đòi hỏi mỗi quốc gia phảI có một thị trường kinh tế vững mạnh và phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu hội nhập của thế giới.Thị trường với các qui luật khắt khe của nó chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của đời sống xã hội,đến hoạt động của các doanh nghiệp. Yêu cầu của nền kinh tế thị trường thúc đẩy doanh nghiệp phảI có cơ chế quản lý kinh tế và hệ thống quản lý kinh tế cần có sự thay đổi cho phù hợp. Quản lý tàI chính luôn là một công cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế, nó có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Số lãI hàng năm (lợi nhuận) thu được là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô kinh doanh, phạm vi kinh doanh và các mối quan hệ trong và ngoàI doanh nghiệp . Do đó việc xác định đúng đắn lợi nhuận, phân tích và sử dụng các biện pháp nâng cao lợi nhuận là một trong những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp hiện nay.
Do vậy, doanh nghiệp phảI giảI quyết bằng được vấn đề làm thế nào để có lợi nhuận và không ngừng nâng cao lợi nhuận. Để thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với thành công của doanh nghiệp em đã xem xét và nghiên cứu: “Tình hình tổ chức và tài chính hiện nay của Tổng công ty Cà phê Việt Nam và hiệu quả kinh tế (số lãi) thu được trong năm 2003 vừa qua“
I. Khái quát về Tang công ty cà phê Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam
Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn: Bao gồm các thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập (55 thành viên) đơn vị hạch toán phụ thuộc (4 đơn vị ) và đơn vị sự nghiệp (3 đơn vị ). Tổng công ty cà phê Việt Nam thành lập theo Nghị định số 251/TTg do Thủ tưóng chính phủ thành lập ngày 29/04/1995.
Bộ máy tổ chức của Tổng công ty bao gồm :Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Văn phòng tổng công ty. Và với khoảng
Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập là một tập đoàn kinh tế và có tên giao dịch quốc tế là: Vietnam National Coffee Co-poration (viết tắt là VINA CAFFE). Tổng công ty cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước .Tổng công ty có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam. Trụ sở chính của Tổng công ty đạt tại số 5 Ông ích Khiêm – Hà Nội.Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước .
Với địa vị pháp lý như trên Tổng công ty có quyền như sau:
+Tổng công ty có quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước giao.
+Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý tàI chính –quản lý kinh doanh
+Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực và thông tin không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào.
Song song với các quyền trên Tổng công ty có nghĩa vụ chính sau:
+Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cà phê theo quy hoạch và kế hoạch phát triển cà phê của nhà nước bao gồm: Xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư , tạo nguồn vốn đầu tư, cung ứng vật tư thiết bị
+Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn do nhà nước giao.
+Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào công tác đào tạo.
Bên cạnh đó Tổng công ty còn có nghĩa vụ đối với nhà nước:
+Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
+Đóng góp đầy đủ và đúng hạn các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
+Đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty.
+Có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, quy định về tài chính
kế toán chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng nhà nước.
2.Tình hình kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong năm
2002-2003
a) Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty:
Cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuát cùng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tàI chính Châu á. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Tổng công ty cà phê Việt Nam cũng có nhiều thay đổi thể hiện qua các số liệu sau:
Biểu 1: Tình hình thực hiện lợi nhuận của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong 2 năm 2002 - 2003
Khoản mục
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Số tiền
TT-%
1. Lợi nhuận HĐKD
36.522.443
45.313.405.573
8.790.962.468
24
2. Lợi nhuận HĐTC
-1.177.808.559
2.421.836.620
3.599.645.179
305,6
3. Lợi nhuận HĐBT
4.811.940.677
3.040.002.164
-1.771.938.513
-36,8
Tổng cộng
40.156.575.223
50.775.244.357
10.618.669.134
26,5
Năm 2003 lợi nhuận của Tổng công ty là 50.775.224.357 đồng, năm 2002 lợi nhuận đạt là 48.156.575.223 đồng. So với năm 2002 thì lợi nhuận tăng thêm là 10.618.669.134 đồng tương ứng tăng là 26,5%
Trong ba khoản mục cấu thành của lợi nhuận thì:
* Lợi nhuận hoạt động tàI chính là tăng cao nhất với 305,6% tăng là 3.599.645.179 đồng.
* Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 24% tăng là 8.790.962.468 đồng
* Lợi nhuận hoạt động bất thường giảm 1.771.938.513 đồng, giảm 36,8%.
Qua phần phân tích nêu trên ta thấy rằng tình hình kinh doanh của năm 2003 cao hơn so với năm 2002, để đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty chúng ta cần xem lợi nhuận trong mối quan hệ với các nhân tố khác bao gồm:
Biểu 2: Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty trong hai năm 2002-2003
Khoản mục
Đơn vị
Năm 1998
Năm 1999
So sánh
Số tiền
%
1. Lơi nhuận
Đ
40.156.575.223
50.775.224.357
10.618.669.134
2. Doanh thu
-
1.654.396.157.658
1.913.467.733.804
259.071.576.154
3. Giá vốn hàng bán
-
1.508.589.672.687
1.722.221.781.806
213.632.109.119
4. Vốn KDBQ
-
478.642.269.283
482.502.244.882
3.859.975.449
5. Vốn CSH
-
568.229.596.311
621.512.016.358
53.282.420.047
6. Tỷ suất LN/DT
%
2,42
2,65
0,23
7. Tỷ suất LN/GV
%
2,66
2,9
0,24
8. Tỷ suất LN/VKD
%
8,38
10,5
2,12
9. Tỷ suất LN/VCSH
%
7
8,1
1,1
+Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,23%.
+Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán tăng 0,24%.
+Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng 2,12%
+Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 1,1%
b) Phân tích tình hình sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả, tình hình sử dụng, bảo quản và tăng trưởng vốn của Tổng công ty càphê Việt Nam, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu của năm 2003 so với năm 2002
Biểu 3: Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty trong 2 năm 2002-2003
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
1. Vốn LĐBQ
70.808.975.156
72.702.880.970
1.893.905.184
2. Vốn CĐBQ
407.833.975.227
409.799.366.912
1.965.388.685
3. DT đạt được (gb)
1.654.396.157.658
1.913.467.733.804
259.071.576.146
4. Doanh thu thuần
1.634.299.874.234
1.892.571.446.055
258.271.821
5. LN trước thuế
40.156.575.223
50.775.244.357
10.618.669.134
6. LN sau thuế
22.086.116.373
34.527.166,163
12.441.049.790
Số vòng LC VLĐ
15,8
26,8
3,7
Số ngày LCVLĐ/ngày
23,1
13,6
9,4
Hệ số phục vụ của VLĐ
23,6
26,5
+2,9
Hệ số sinh lợi của VLĐ
0,56
0,69
0,13
Hệ số phục vụ của VCĐ
4,05
4,66
0,6
Hệ số sinh lợi của VCĐ
0,054
0,084
0,03
+Vốn lưu động bình quân tăng 1.893.905.184 đồng.
+Vốn cố định cũng tăng 1.965.388.685 đồng.
+Doanh thu đạt được tăng 259.071.576.146 đồng.
+Lợi nhuận trước thuế tăng 10.618.669.134 đồng.
+Lợi nhuận sau thuế tăng 12.441.049.790 đồng.
+Số vòng chu chuyển vốn lưu động tăng 3,7 vòng.
+Số ngày của một vòng chu chuyển vốn lưu động trong kỳ giảm 9,4 ngày.
+Hệ số phục vụ của vốn lưu động tăng 2,9 đồng.
+Hệ số sinh lợi của vốn lưu động tăng 0,13 đồng.
+Hệ số phục vụ của vốn cố định tăng 0,61 đồng.
+Hệ số sinh lợi của vốn cố định tăng 0,03 đồng.
3.Khả năng thanh toán của công ty
Trong quá trình hoạt động sản suất kinh doanh các doanh nhgiệp luôn phát sinh quan hệ thanh toán. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của Tổng công ty chúng ta dựa vào các số liệu sau:
+Tổng giá trị tàI sản giảm 154.019.785.035 đồng
+Tổng giá trị tàI sản lưu động giảm 347.747.657.948 đồng.
+Vốn bằng tiền giảm 76.201.834.003 đồng.
+Công nợ phảI thanh toán giảm 174.257.873.214 đồng.
+Nợ khó đòi giảm 2.645.663.311 đồng.
+Khả năng thanh toán chung tăng 0,1 và lớn hơn 1
+Khả năng thanh toán nhanh giảm 0,17 và nhỏ hơn 1.
+Khả năng thanh toán tức thời giảm 0,05 và nhỏ hơn 1.
Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Tổng công ty cà phê Việt nam
1.Các nhân tố ảnh hưởng
1.1Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh :
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ HĐKD bao gồm: Doanh thu, giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
+Năm 2003, tổng doanh thu cao hơn so với năm 2002 là 259.071.576.154 đồng tương ứng tăng 15,6%. Trong đó:
Khối doanh nghiệp sản xuất tăng 95.402.769.776 đồng so với năm 2002 và số tương đối tăng 17,3%.
Khối lưu thông dịch vụ tăng 163.668.806.370 đồng với số tương đối tăng 14%.
+Các khoản giảm trừ tăng 800.004.325 đồng tương ứng tăng 4%.
+Giá vốn hàng bán tăng 213.632.109.119 đồng tăng 14,2%
+Chi phí bán hàng tăng 27.963.118.738 đồng tăng 51,67%
+Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7.885.354.496 đồng tăng 22,4%.
Qua các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ HĐKD của Tổng công ty ta thấy chi phí bán hàng tăng cao nhất với mức tăng tương đối là 51,67%. Nhưng trong năm 2003, doanh nghiệp vẫn đảmbảo được lợi nhuận HĐKD tăng cao hơn so với năm 2002 là 8.790.962.468 đồng và tăng 24%.
Trong đó : Các khoản mục làm tăng chi phí bán hàng
+Lương: tăng 768.411.954 đồng với mức lương tương đối là 10,9%
+Công cụ đồ dùng: tăng 396.130.871 đồng với mức lương tăng tương đối là 10,7%.
+Khấu hao tàI sản cố định: tăng 631.915.811 đồng với mức tăng tương đối là 11,6%.
+Dịch vụ mua ngoàI: tăng 2.999.919.323 đồng tăng với mức tương đối là 9,2%.
+Chi phí khác tăng 1.354.604.222 đồng với mức tăng tương đối là 24,5%.
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động tàI chính và thu nhập hoạt động bất thường :
+Trong năm 2003, chi phí hoạt động tàI chính giảm xuống 14.591.157.252 đồng tương ứng giảm xuống 48,8%.
+Chi phí hoạt động bất thường tăng 4.572.986.056 đồng tương ứng tăng 225,3%.
2.Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận áp dụng tại Tổng công ty cà phê Việt Nam trong những năm vừa qua.
2.1.Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mở rộng và phát triển thị trường cà phê không phảI việc làm hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn và cũng không thể làm một ngày hay trong thời gian ngắn, vì thị trường suy cho cùng là một hiện tượng kinh tế khách quan của nền sản xuất hàng hoá. Bản thân nền kinh tế thị trường với cơ chế “tự có” vốn có những khuyết tật đó và hình thành nên một thị trường thích ứnglà một điều kiện mà Tổng công ty đã và đang làm. Đối với thị trường cà phêcũng vậy, do cà phê là một ngành chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế Việt nam nên việc hoàn thiện và mở rộng phát triển thị trường là một đòi hỏi khách quan.
2.2.Tổng công ty luôn phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
Hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận cho Tổng công ty. Bởi vậy để không ngừng tăng lợi nhuận các doanh nghiệp phảI phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Để góp phần trong việc hạ giá thành sản phẩm Tổng công ty đã dựa trên một số biện pháp sau:
- Tăng năng xuất lao động .
- Tiết kiệm chi phí gián tiếp.
2.3. Tổng công ty đã lựa chọn phương pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
Với việc lựa chọn phương pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận. Đối với từng nguồn vốn khác nhau mà có những biện pháp khác nhau
Với vốn lưu động:Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển, rút ngắn số ngày chu chuyển.
Với vốn cố định :
+ Tổng công ty xây dựng cơ cấu tàI sản hợp lý.
+ Thanh lý và nhượng bán các tàI sản cố định không cần sử dụng.
+ Tăng cường công tác quản lý tàI sản cố định.
2.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.
Tổng công ty áp dụng hình thức quản lý theo phương pháp trực tuyến. Mỗi cán bộ công nhân viên đều được giao quền hạn và phân công nnhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Vì vậy, Tổng công ty đã đề ra những quy chế thủ tục làm việc thích hợp thống nhất trong từng khâu, từng bộ phận. Tổng công ty luôn tăng cường việc giám sát các đơn vị cơ sở nhằm khắc phục kịp thời những tồn tại. Với hệ thống quản lý khá chặt chẽ nên ý thức của cán bộ công nhân viên trong Tổn công ty được đánh giá rất tốt, các thành viên làm việc tự giác và có trách nhiệm với công việc của mình. Đây là một trong nhưng nhân tố quan trọng, gián tiếp góp phần thực hiện thành công mục tiêu nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty trong những năm qua.
Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại
Tổng công ty cà phê Việt Nam.
Qua quá trình tìm hiểu tình hình tổ chức và tàI chính hiện nay của Tổng công ty cà phê Việt Nam, cùng với những thuận lợi và khó khăn đang tồn tại của Tổng công ty, em xin đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty.
1.Những thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty cà phê Việt nam
1.Những thuận lợi:
_Việt nam có tiềm năng về đất đai, khí hậu rất phù hợp với việc trồng càphê.
_Về xuất khẩu :Việt nam hiện nay đã có quan hệ thương mại trên 100 nước trên thế giới, là một thuận lợi tốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và ngành cà phê nói riêng.
_Tổng công ty có tập thể lãnh đạo năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước mọi công việc của tổng công ty cùng với tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, có ý thức và trách nhiệm cao.
2.Những khó khăn còn tồn đọng:
_Sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới còn yếu, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa phù hợp với nguồn nhân lực sẵn có, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thế giới, giá xuất khẩu thì bao giờ cũng thấp hơn so với giá xuất khẩu của các nước trên thế giới.
_Tổ chức quản lý xuất nhập khẩu chưa thống nhát.
_Chưa có kế hoạch lâu dàI cả về tổng diện tích trồng và chế biến
_Đầu tw cho công nghệ chế biến chưa phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.
2.Một số ý kiến nhăm nâng cao lợi nhuận tại Tổng công ty cà phê Việt nam.
Trong những năm qua, đứng trước những khó khăn mới phát sinh và khó khăn cũ tồn tại, Tông công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn, cảI tiến phương thức quản lý, phần nào đã khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý Tổng công ty còn một số tồn tại thuộc về yếu tố chủ quan cũng như yếu tố khách quan. Những tồn tại đó đòi hỏi Tổng công ty phảI gấp rút giảI quyết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và không ngừng tăng lợi nhuận. Đứng trước tình hình đó em đã đua ra một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của Tổng công ty.
Các giảI pháp đó là:
Biện pháp tích kiệm chi phí.
Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Cần có các giảI pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê trong những năm tới.
Nhà nước cần hỗ trợ thêm vốn để sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Tổng công ty luôn phảI cảI tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời những thay đổi về nhu cầu thị hiếu của các nước tiêu thụ cà phê trên thế giới cũng như nhu cầu tiêu dùng trong nước.
KếT LUậN
Trong cơ chế thị trường số lãI hàng năm thu được là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp ảnh hưởng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy việc quan tâm đến lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận là một vấn đề có tính chất chiến lược và cần được theo dõi thường xuyên.
Lợi nhuận đã trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy nó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phảI biết quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và không ngừng tăng lên.
Nên qua quá trình đánh gía và xem xét em có đưa ra một số ý kiến đóng góp về biện pháp làm tăng lợi nhuận của Tổng công ty cà phê Việt nam, nhằm góp phần giúp công ty ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trương trong và ngoàI nước,để đưa cây cà phê Việt nam đến với bè bạn năm Châu trên thế giới ,tạo tiền đề cho nền kinh tế nước nhà ngày càng đI lên và phát triển.Bởi vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào quan trọng của xã hội, muốn xã hội tốt đẹp thì mỗi tế bào cần tồn tại và phát huy thế mạnh của chính mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7041.doc