LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : Sự cần thiết của bảo hiểm mày móc 3
I.Khái quát chung về bảo hiểm
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm
2. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm
II.Lịch sử phát triển và sự cần thiết của bảo hiểm máy móc
1. Lịch sử phát triển của bảo hiểm kỹ thuật
2. Sự cần thiết của bảo hiểm máy móc
3. Lịch sử phát triển và vai trò của bảo hiểm máy móc
4. Sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm máy móc ở Việt Nam
CHƯƠNG II : Những nội dung cơ bản của bảo hiểm máy móc
I. Những quy định chung trong quy tắc bảo hiểm máy móc
1. Người được bảo hiểm
2. Đối tượng được bảo hiểm
3. Phạm vi bảo hiểm
4. Thời hạn bảo hiểm
5.Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
II. Những đặc điểm chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm máy móc
1. Cấp đơn bảo hiểm
86 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm máy móc ở Công ty bảo hiểm Hà Nội thời gian qua và phương hướng phát triển cho giai đoạn tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ sau đây phải được cung cấp cho khách hàng và được coi là những bộ phận không thể tách rời và cấu thành nên đơn bảo hiểm hoàn chỉnh, gồm:
Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm (ghi đầy đủ thông tin như mẫu đính kèm)
Toàn bộ nội dung đầy đủ của đơn bảo hiểm , danh mục máy móc thiết bị được bảo hiểm trong đó phải ghi đầy đủ những thông tin theo bản danh mục đã yêu cầu khách hàng kê khai như đề cập ở trên.
Các điều khoản bổ sung nếu có
Các hạng mục riêng biệt được bảo hiểm cũng như những thông số kỹ thuật quan trọng phải được nêu rõ trong bản danh mục các máy móc được bảo hiểm
ở đây chúng ta cần lưu ý rằng bảo hiểm chỉ có hiệu lực với những máy móc được kê khai trong Bản tóm tắt các điều kiện bảo hiểm. Ngoài ra cũng phải được bảo đảm rằng máy móc dù mới hay cũ phải hoạt động trong điều kiện tốt sau khi đã hoàn tất quá trình chạy thử.
2. Tính phí bảo hiểm
a. Nguyên tắc chung:
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm nộp cho cơ quan bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả dịch vụ. Do vậy, việc tính toán mức phí vừa phù hợp với yêu cầu khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi không phải là đơn giản. Trước khi đưa ra mức phí công ty bảo hiểm cần phải cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là một trong những yếu tố cơ bản của cạnh tranh.
Tuỳ theo yêu cầu của người được bảo hiểm, ngưòi bảo hiểm nhận bảo hiểm cho thời hạn một năm hoặc ngắn hạn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp hoặc yêu cầu tái tục hợp đồng. Thời hạn nộp phí do người bảo hiểm và người được bảo hiểm thoả thuận, có thể nộp một lần hoặc nhiều lần.
b. Phương pháp tính phí :
Về nguyên tắc, phí bảo hiểm máy móc được tính toán dựa trên cơ sở kinh nghiệm và số liệu thống kê trong quá khứ cho riêng từng loại máy. Biểu phí tiêu chuẩn mà chúng ta đang áp dụng hiện nay cho Việt Nam là do công ty tái bảo hiểm Munich Re đã xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của họ từ nhiều năm nay và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Biểu phí này áp dụng cho đơn bảo hiểm máy móc của Munich Re, nếu có khách hàng nào áp dụng đơn bảo hiểm khác thì phải báo cáo tổng công ty trước khi công bố mức phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm .
Khi tính phí cho một loại máy móc thì phải chứa đựng đầy đủ các yếu tố lạm phát, sự thay đổi giá cả (bao gồm cả giá nguyên vật liệu và giá nhân công )... cần tránh bảo hiểm dưới giá trị.
Để đưa ra mức phí chính xác phải nắm rõ các thông tin, số liệu về mức đọ rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro hay trình tự các rủi ro .
Về cơ bản bảo hiểm máy móc chính là bảo hiểm tài sản, phí bảo hiểm gồm các phần:
b.1 Phí thuần:
Phí thuần là cơ sở hình thành nên quỹ bồi thường, chi trả cho người tham gia bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra. Mức phí thuần được xác định dựa vào xác suất rủi r. Xác suất này được xác định theo công thức:
ST
P =
St
Trong đó: P là xác suất rủi ro
t là số đơn vị tham gia bảo hiểm bị rủi ro
T là số vụ tai nạn
Sau đó mức phí thuần được tính như sau:
M=P*B
Trong đó: M là mức phí thuần
P là xác suất rủi ro
B là số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tổn thất
b.2 Phụ phí:
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của người bảo hiểm, ngoài phí thuần các công ty bảo hiểm thường tính thêm phụ phí vào phí bảo hiểm. Phụ phí này chiếm khoảng 30% tổng số phí, bao gồm các khoản chi phí quản lý, chi đề phòng và hạn chế tổn thất, chi hoa hồng cho các cộng tác viên môi giới, chi lập quỹ dự phòng bồi thường lớn. Xác định cơ cấu tỷ trọng từng loại phí sao cho thích hợp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các công ty bảo hiểm .
b.3 Thuế doanh thu :
Thuế doanh thu là một phần nghĩa vụ tài chính của các công ty bảo hiểm nộp cho Nhà nước được tính vào giá thành của dịch vụ bảo hiểm (phí bảo hiểm ). ở Việt Nam thuế này thường chiếm khoảng 4% phí bảo hiểm. Và đây chính là thuế gián thu mà khách hàng - người tham gia bảo hiểm - phải chịu.
3.Mức khấu trừ:
a. Mức khấu trừ thông thường:
Theo đơn bảo hiểm tiêu chuẩn của Munich Re, với mức khấu trừ thông thường cho mỗi hạng mục máy móc riêng lẻ (trừ các máy móc và thiết bị của chủ thầu hay máy móc xây dựng cũng như máy móc được lắp đặt tạm thời tại các công trường) được quy định trong bảng biểu phí bảo hiểm áp dụng chung cho tất cả các công ty bảo hiểm . Mức khấu trừ này được tính bằng phần nghìn của số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, các công ty có thể áp dụng mức khấu trừ lựa chọn, với điều kiện là giá trị phải nằm giữa mức khấu trừ tối thiểu và tối đa tương ứng với mỗi hạng mục.
Cũng theo biểu phí cơ bản của Munich Re, các loại khấu trừ thông thường áp dụng được ký tự hoá theo nhóm, từ A đến F, với hạn mức tối đa và tối thiểu quy định như sau:
Nhóm máy móc
Mức miễn thường tối thiểu
Mức miễn thường tối đa
A
200
2.000
B
300
3.500
C
500
5.000
D
700
7.000
E
1.100
10.000
F
1.700
17.000
Biểu số2:Mức khấu trừ quy định cho các nhóm máy móc theo MunichRe
Chúng ta cần chú ý rằng , nếu đơn bảo hiểm được mở rộng cho ĐKBS 311 và ĐKBS 312 (ĐKBS bảo hiểm thân vỏ máy loại trừ và không loại trừ quá trình vận chuyển) thì mức khấu trừ thường cao hơn .
Ví dụ : Một máy biến thế dùng trong lò hồ quang của nhà máy gang thép Thái Nguyên 5Mva , có số tiền bảo hiểm là 50000 $ (bao gồm cả phí vận chuyển, thuế hải quan và chi phí lắp đặt). Theo biểu phí tiêu chuẩn thì máy biến thế này thuộc nhóm B , có tỷ lệ khấu trừ là 20 phần nghìn. Vậy mức khấu trừ thông thường áp dụng cho trường hợp này là : 20%o * 50000$ = 1000$.
Mức khấu trừ 1000$ này là do Munich Re quy định nhưng các công ty có thể thay đổi mức khấu trừ này tuỳ vào điều kiện cụ thể miễn sao nó nằm trong khoảng từ 300 đến 3500$. Nếu như áp dụng mức khấu trừ tối thiểu thì phí bảo hiểm phải tăng lên tương ứng và ngược lại.
b. Mức khấu trừ đặc biệt :
Mức khấu trừ này áp dụng cho máy móc và các thiết bị xây dựng và tại các công trình lắp đặt. Theo đơn tiêu chuẩn của Munich Re mức khấu trừ này được quy định như sau :
Số tiền BH (USD)
Mức khấu trừ % của tổn thất
Mức tối thiểu (USD)
Mức khấu trừ tối đa % của STBH
Dưới G 200.000
20
1.000
10
Trên G 200.000
15
4.500
10
Trên H 400.000
10
4.500
10
Nếu có nhiều hạng mục cùng bị tổn thất trong cùng một sự cố, người được bảo hiểm sẽ chỉ phải tự gánh chịu mức khấu trừ đơn lẻ cao nhất áp dụng cho các hạng mục bị tổn thất đó .
4. Phí bảo hiểm cơ bản và các mức giảm phí
a. Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản :
Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu của phạm vi bảo hiểm cơ bản được tính theo phần nghìn (%o) của số tiền bảo hiểm cho mỗi đơn vị và chỉ áp dụng trong trường hợp điều kiện rủi ro thông thường. Nếu trường hợp có mở rộng thêm các ĐKBS thì phí bảo hiểm gồm phí tối thiểu + phí cho các ĐKBS đó. Phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm với với một đơn bảo hiểm là 150$.
b. Các trường hợp giảm phí :
Bảo hiểm ngắn hạn
Nhìn chung để đảm bảo cân đối các khả năng xảy ra tổn thất, các công ty bảo hiểm nên tránh cấp các đơn bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên nếu khách hàng yêu cầu thì sau khi đánh giá rủi ro cẩn thận , có thể mở rộng bảo hiểm như trường hợp ngoại lệ, tỷ lệ phí được tính bằng cách nhân tỷ lệ phí tính theo đơn bảo hiểm hàng năm với các thông số quy định như sau:
Thời hạn của HĐ ( tháng ) 1-4 5 6 7 8 9-12
Thông số 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0
Bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm:
Trường hợp ngược lại, nếu hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm thì phí bảo hiểm sẽ bằng phí bảo hiểm hàng năm cộng với phí bảo hiểm cho thời gian bổ sung đó được tính trên cơ sở theo tỷ lệ giữa số ngày kéo dài và số ngày trong năm
Phí BH cho hợp đồng = phí BH hàng năm +phí BH hàng năm* số ngày bổ sung/ số ngày trong năm(365)
Giảm phí do mức khấu trừ:
- Mức giảm phí thông thường : trường hợp khách hàng yêu cầu tăng mức khấu trừ, các công ty phải thực hiện việc giảm phí cho họ. Mức phí bảo hiểm phải thu sẽ bằng mức phí bảo hiểm hàng năm nhân với tỷ lệ giảm phí tương ứng với mức tăng khấu trừ được quy định như sau:
Mức tăng khấu trừ (lần) 3 5 10 20
Tỷ lệ giảm phí (%) 5 10 20 35
- Mức giảm phí với máy móc , thiết bị xây dựng và các máy móc tại các công trình lắp đặt . Tương tự , khi tăng mức khấu trừ tối thiểu được quy định trong bảng biểu phí tiêu chuẩn , thì công ty bảo hiểm tiến hành giảm phí cho khách hàng với tỷ lệ giảm phí được quy định như trên .
Giảm phí bảo hiểm cho thời gian máy ngừng hoạt động :
Trong trường hợp máy móc, thiết bị như nồi hơi , tua bin , động cơ hơi nước , máy phát điện hoặc động cơ điezen ngừng hoạt động trong một thời gian lớn hơn 3 tháng trong bất kỳ năm bảo hiểm nào (bao gồm cả thời gian thực hiện việc đại tu nhưng loại trừ bất kỳ thời gian sửa chữa nào do những tổn thất hoặc hư hại theo đơn bảo hiểm ) thì người được bảo hiểm sẽ được hưởng một khoản giảm phí bảo hiểm được quy định như sau:
Thời gian ngừng hoạt động ( tháng) 3-5 6-8 9-11 12
Tỷ lệ giảm phí (%) 15 25 35 50
c. Điều chỉnh hàng năm với số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
Trong thời gian tham gia bảo hiểm, không phải lúc nào tổng giá trị máy móc, thiết bị được bảo hiểm cũng giữ nguyên mà nó có thể thay đổi . Đặc biệt trong bảo hiểm máy móc, giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị thay thế mới vì vậy khi có những biến động lớn hơn về giá cả, về chi phí tiền công .... sẽ làm cho giá trị bảo hiểm thay đổi, do đó số tiền bảo hiểm cũng thay đổi. Trong trường hợp này, số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm có thể được điều chỉnh để tránh tình trạng bảo hiểm dưới giá trị.
Điều chỉnh số tiền bảo hiểm :
Để điều chỉnh số tiền bảo hiểm ta sử dụng phương pháp ước tính chỉ số giá của máy . Với phương pháp này số tiền bảo hiểm được xác định:
S = So* E/Eo
Trong đó : S là số tiền bảo hiểm năm hiện hành
So là số tiền bảo hiểm năm bắt đầu bảo hiểm
E là chỉ số giá sản xuất máy năm hiện hành
Eo là chỉ số giá sản xuất máy năm bắt đầu bảo hiểm
Điều chỉnh phí bảo hiểm :
Mức phí bảo hiểm cần phải cho phép có sự gia tăng hợp lý để phù hợp với thực tế là giá công việc sửa chữa hiện đang tăng nhanh hơn so với giá trị thay thế mới của máy móc, vì giá công việc sửa chữa phụ thuộc vào giá tiền công. Cũng bằng phương pháp ước tính giá sản xuất máy và giá thành lao động, ta xác định mức phí bảo hiểm năm hiện hành như sau:
P = Po* (0.3* E/Eo+ 0.7*L/Lo)
Trong đó: P là phí bảo hiểm năm hiện hành
Po là phí bảo hiểm năm bắt đầu bảo hiểm
L là chỉ số giá thành lao động năm hiện hành
Lo là chỉ số giá thành lao động năm bắt đầu bảo hiểm
Các chỉ số 0.3 và 0.7 chỉ là giá trị tương đối trung bình, thường cho rằng trong tổng giá trị sửa chữa có 30% là chi phí cho phần nguyên vật liệu còn 70% là chi phí cho nhân công. Nếu cần thiết, chỉ số này có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với giá thành thực tế hiện hành.
Nếu ở thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo hiểm , máy móc đã hoạt động trên 5 năm tức là giá trị thực của máy tại thời điểm đó thấp hơn nhiều so với số tiền bảo hiểm, do vậy chỉ số áp dụng có thể được dao động để phù hợp với sự tăng lên của giá trị thay thế tính tới thời điểm đó. Chỉ số này sẽ được quyết định theo các chỉ số đã áp dụng những năm trước đó tại quốc gia , nơi máy móc được sản xuất. Để việc điều chỉnh được thực hiện một cách hợp lý cần có sự phối hợp với các nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp máy móc , thiết bị.
5. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong hợp đồng
Trên cơ sở, người được bảo hiểm có tên trong bảng tóm tắt điều kiện bảo hiểm và giấy yêu cầu bảo hiểm đã gửi cho công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm. Một đơn bảo hiểm hoàn chỉnh bao gồm :
Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm , như đã trình bày ở trên
Bản danh mục máy móc thiết bị được bảo hiểm do khách hàng kê khai dưới sự kiểm tra thực tế của cơ quan bảo hiểm
Các ĐKBS (nếu có )
Các hạng mục riêng biệt được bảo hiểm cũng như những thông số kỹ thuật quan trọng phải được nêu rõ trong bản danh mục được bảo hiểm
Toàn bộ nội dung của đơn bảo hiểm : Đơn bảo hiểm này gồm các điều kiện , điều khoản chung , quy ước chung cho cả 2 bên tham gia , phạm vi bảo hiểm và các điểm loại trừ , qui định trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia , cơ sở giải quyết bồi thường.
ở những phần trên chúng ta đã nghiên cứu đối tượng , phạm vi , thời hạn và các điều khoản bổ sung . Trong phần này chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm của các bên tham gia trong hợp đồng bảo hiểm máy móc mà thôi.
a. Quyền lợi và trách nhiệm của người bảo hiểm :
Người bảo hiểm (NBH) đồng ý với người được bảo hiểm rằng nếu bất kỳ lúc nào trong thời hạn bảo hiểm (được nêu trong bảng tóm tắt điều kiện bảo hiểm ) hay bất kỳ khoảng thời hạn mở rộng tiếp theo nào mà người được bảo hiểm đã trả thêm một khoản phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm có thể nhận phí bảo hiểm đã trả thêm đó để gia hạn cho đơn bảo hiểm, nếu các hạng mục (hay bất kỳ một bộ phận nào của hạng mục đó) được liệt kê trong BTTĐKBH, tại địa điểm được bảo hiểm, bị bất kỳ tổn thất bất ngờ và không lường trước nào do các nguyên nhân gây rủi ro được bảo hiểm gây ra, tới mức mà các hạng mục đó phải được thay thế hoặc sữa chữa thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho NĐBH các thiệt hại vật chất đó bằng cách thay thế hoặc sữa chữa( tuỳ công ty Bảo hiểm lựa chọn) với số tiền bồi thường trong mỗi thời hạn bảo hiểm không vượt quá giá trị hạng mục ghi trong BTTĐKBH và tổng cộng lại, không vượt quá số tiền bảo hiểm ghi trong BTTĐKBH.
Người bảo hiểm có quyền yêu cầu NĐBH thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thết và có thể điều chỉnh phạm vi bảo hiểm cũng như phí bảo hiểm cho phù hợp.
Vào bất kỳ thời gian hợp lý nào trong thời hạn bảo hiểm, đại diện của NBH có quyền xem xét, đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
Trong bất kỳ trường hợp nào, NBH cũng sẽ không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy ra nếu trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố NBH không nhận được giấy thông báo về những tổn thất từ NĐBH gửi tới. Nếu trường hợp nhận được giấy thông báo này thì đại diện của NBH sẽ có mặt để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế.
Trách nhiêm của NBH trong đơn bảo hiểm này đối với mọi hạng mục sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó sau khi bị tổn thất vẫn tiếp tục hoạt động mà không được sửa chữa kịp thời chu đáo đúng như yêu cầu của NBH hoặc nếu việc sửa chữa tạm thời được tiến hành mà không có sự đồng ý của NBH.
Nếu có sự tranh chấp về số tiền bồi thường theo đơn bảo hiểm (mặc dù trách nhiệm đã được NBH thừa nhận), thì vấn đề tranh chấp sẽ chuyển cho một trọng tài quyết định. Trọng tài này do hai bên chỉ định bằng văn bản, nếu không nhất trí được trọng tài chung thì vấn đề sẽ được chuyển cho hai trọng tài quyết định - mỗi bên chỉ định một trọng tài. Phán quyết của trọng tài là điều kiện tiên quyết cho việc khiếu nại chống NBH.
NBH có quyền hoãn những việc chi trả bồi thường trong các trường hợp: Có sự nghi ngờ về việc NĐBH có quyền được nhận số tiền bồi thường hay không chừng nào mà NBH chưa nhận được đầu đủ các bằng chứng cần thiết; khiếu nại có liên quan tới việc công an hay cơ quan thực thi pháp luật đang điều tra theo luật hình sự đối với NĐBH mà việc điều tra này chưa kết thúc.
Nếu trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay các khai báo liên quan của NĐBH có những điểm không đúng sự thật hoặc nếu NĐBH đưa ra bất kỳ khiếu nại gian lận nào hoặc mức khiếu nại bị thổi phồng lên quá mức hay có sự khai báo sai lệch nào nhằm bảo vệ cho khiếu nại đó thì đơn bảo hiểm sẽ không có giá trị và NBH sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản tiền nào theo đơn bảo hiểm này.
Nếu vào thời điểm phát sinh khiếu nại theo đơn bảo hiểm này mà có một đơn bảo hiểm khác cũng bảo hiểm cho những tổn thất đó thì số tiền bồi thường mà NBH có thể chi trả sẽ không vượt quá phần tỷ lệ tương ứng của mình đối với khiếu nại về tổn thất đó.
Nếu đơn bảo hiểm chấm dứt hiệu lực vào bất kỳ thời gian nào theo yêu cầu của NĐBH thì NBH có quyền giữ lại một khoản tiền phí bảo hiểm được tính theo biểu phí bảo hiểm ngắn hạn mà NBH đang áp dụng cho thời gian đơn bảo hiểm bảo hiểm này đã có hiệu lực.
Nếu đơn bảo hiểm chấm dứt do ý muốn đơn phương của NBH thì hiệu lực của đơn bảo hiểm này sẽ chấm dứt sau 7 ngày kể từ khi NBH gửi thông báo về việc chấm dứt này cho NĐBH và NBH phải hoàn trả lại cho NĐBH khoản phí BH tương ứng với thời gian BH bị huỷ bỏ tính từ ngày tuyên bố bỏ đơn BH, sau khi trừ đi bất cứ khoản chi phí giám định hợp lý nào mà NBH có thể đã chi trả.
NBH sẽ không chịu trách nhiệm trả bất cứ khoản lãi nào ngoại trừ lãi phạt do thanh toán chậm.
b. Quyền lợi và trách nhiệm của Người được bảo hiểm.
NĐBH có nghĩa vụ thanh toán cho NBH số phí BH đã thoả thuận và được ghi trong BTT ĐKBH, đây cũng chính là thời điểm hợp đồng BH có hiệu lực.
NĐBH, bằng chi phí riêng của mình, phải thực hiện mọi biện pháp hợp lý và tuân theo mọi kiến nghị hợp lý của NBH để ngăn chặn tổn thất xảy ra và phải tuân thủ mọi qui định pháp luật và khuyến nghị của nhà chế tạo.
Trong thời gian NBH xem xét và kiểm tra rủi ro được BH, NĐBH phải cung cấp cho NBH mọi chi tiết, thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro được BH.
NĐBH phải lập tức thông báo cho NBH bằng điện tín bất cứ thay đổi quan trọng nào đối với các rủi ro được BH và bằng chi phí của mình phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết mà hoàn cảnh yêu cầu để đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động của các hạng mục được BH và nếu cần thiết thì phạm vi BH sẽ được điều chỉnh một cách thích hợp.
NĐBH không tự ý tiến hành hay chấp nhận bất cứ thay đổi nào làm tăng thêm rủi ro khi NBH có văn bản xác nhận rằng đơn BH vẫn tiếp tục có hiệu lực trong trường hợp đó.
Trong trường hợp xảy ra những sự cố có thể dẫn đến việc đòi bồi thường theo đơn BH, NĐBH phải lập tức thông báo ngay cho NBH bằng điện thoại hay điện tín cũng như bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất, thực hiện mọi biện pháp phù hợp với khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất; bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho đại diện hay giám định viên của NBH giám định các bộ phận đó; cung cấp mọi thông tin và chứng từ, văn bản theo yêu cầu của NBH.
Sau khi NĐBH thông báo tổn thất cho NBH mà NBH không tiến hành giám định trong một thời gian được xem là hợp lý xét theo tình hình thực tế thì NĐBH có quyền xúc tiến việc sữa chữa hay thay thế.
NĐBH bằng chi phí do NBH chịu, phải thực hiện, kết hợp và cho phép thực hiện những công việc hoặc hành động xét thấy cần thiết theo yêu cầu của NBH nhằm bảo lưu các quyền lợi hay quyền miễn trách, quyền đòi bồi thường từ bên thứ ba những khoản mà NBH sẽ được hưởng hay có thể được hưởng hoặc được thế quyền. Sau khi đã thanh toán hay bồi thường tổn thất theo đơn BH này, dù cho hành động hay công việc như vậy cần thiét phải thực hiện hoặc được yêu cầu thực hiện trước hay sau khi NBH bồi thương cho NĐBH.
- Nếu như trong trường hợp NBH giải quyết bồi thường cho NĐBH mà NĐBH thấy vẫn chưa phù hợp và thoả mãn theo ý nguyện của mình thì NĐBH có quyền khiếu nại NBH. Mọi thủ tục khiếu nại và trọng tài như đã đề cập ở trên.
6. Cơ sở để giải quyết bồi thường.
Sau khi nhận được giấy báo tổn thất của NĐBH, NBH hoặc đại diện của họ phải lập tức tới ngay hiện trường để giám định tổn thất và tìm cách hạn chế tổn thất cùng với NĐBH. Nếu tổn thất lớn thì phải thuê giám định bên ngoài và thường do NBH chỉ định.
a. Tài liệu cần thiết cho giám định bồi thường :
- Đơn BH và các điều khoản bổ sung khác.
- Hoá đơn thanh toán phí BH.
- Thông báo tổn thất (nêu rõ diễn biến, hậu quả và biện pháp hạn chế tổn thất).
- Biên bản giám định.
- Báo cáo của công an (trong trường hợp cần thiết).
b. Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường.
- Thời hạn BH.
- Phạm vi BH (dựa vào nguyên nhân gây tổn thất).
c. Giới hạn trách nhiệm cao nhất mà NBH phải chịu.
Sau qúa trình giám định tổn thất, việc bồi thường trong BHMM được thực hiện bằng cách NBH thanh toán các chi phí để khắc phục thiệt hại, đôi khi bằng sự sữa chữa trực tiếp những máy móc bị phá huỷ. Tuy nhiên ở đây cần phân biệt giữa thiệt hại có thể sữa chữa được và thiệt hại toàn phần.
Nếu thiệt hại của máy móc là tổn thất có thể sữa chữa được, NBH sẽ thanh toán các chi phí cần thiết đã bỏ ra để khôi phục lại hạng mục đó nhằm đưa nó trở lại đúng như hiện trạng ban đầu cộng với các khoản chi phí đã bỏ ra để tháo dỡ và lắp ráp lại nhằm phục vụ cho việc sữa chữa cũng như các chi phí vận chuyển thông thường tới xưởng sữa chữa và từ nơi sữa chữa trở về, các chi phí mời chuyên gia, các khoản lệ phí, thuế hải quan và các chi phí khác trong phạm vi mà các khoản chi phí đó đã được tính đến trong số tiền bảo hiểm. Nếu việc sữa chữa được tiến hành tại xưởng của NĐBH thì NBH sẽ bồi thường các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công phải chi cho công việc sữa chữa đó cộng với một tỷ lệ hợp lý chi phí quản lý.
Người bảo hiểm máy móc sẽ không thanh toán các chi phí trung, đại tu các máy móc được bảo hiểm. Trường hợp sữa chữa tạm thời thì các chi phí chỉ được thanh toán nếu qua đó không làm cho toàn bộ chi phí sữa chữa tăng lên.
Một nguyên tắc bồi thường trong BHMM là không có sự khấu trừ “ mới thay cũ ”, tức là sự làm tăng giá trị do sữa chữa, tuy có làm lợi cho NĐBH song sẽ không vì thế mà mức độ bồi thường bị cắt giảm.
Đối với các bộ phận được thay thế, sẽ không có sự khấu trừ hao mòn nhưng sẽ tính đến giá trị thu hồi.
Trường hợp thiệt hại của máy móc là thiệt hại toàn phần tức là các chi phí sữa chữa nói trên ngang bằng hay vượt quá giá trị thực tế của hạng mục tài sản được BH ngay trước khi xảy ra tổn thất thì NBH sẽ bồi thường giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra tổn thất, kể cả chi phí vận chuyển thông thường, chi phí lắp đặt và thuế hải quan (nếu có) trong phạm vi các khoản chi phí đó đã được tính đến trong số tiền bảo hiểm. Giá trị thực tế này được tính bằng cách lấy giá trị thay thế mới trừ đi khấu hao hợp lý của hạng mục đó. NBH cũng sẽ thanh toán khoản chi phí tháo dỡ thông thường các hạng mục bị tổn thất nhưng sẽ khấu trừ giá trị thu hồi được.
Bất kỳ khoản chi phí phát sinh nào do việc làm thêm giờ, làm đêm, làm trong ngày lễ và các chi phí vận chuyển nhanh chỉ được thanh toán nếu như có thoả thuận bằng văn bản rõ ràng trong đơn BH.
Cần lưu ý rắng NBH chi sẽ bồi thường sau khi đã có đủ các hoá đơn, chứng từ cần thiết để chứng tỏ rằng việc sữa chữa đã được tiến hành hay việc thay thế đã được thực hiện, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Nếu tổn thất xảy ra dưới mức khấu trừ thì NBH không có trách nhiệm phải thanh toán cho NĐBH.
7. Hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất.
Ngày nay một trong những nhiệm vụ cơ bản của nhà bảo hiểm máy móc là bằng những nghiên cứu có tính chất phòng ngừa, kịp thời phát hiện những sai sót trong máy móc và thiết bị, qua đó hạn chế xác suất xảy ra tổn thất ở mức tối thiểu.
Các công ty BHMM do vậy còn là nơi tập trung các loại thiệt hạn của máy móc và lĩnh trách nhiệm phân tích chúng. Công tác xử lý thiệt hại mang tính khoa học, kỷ thuật cao cho phép xác định chính xác nguyên nhân gây thiệt hạn trong hầu hết các trường hợp, tại các cơ sở kiểm tra vật liệu của ngành BH, các chuyên gia với trình độ cao đã có những cống hiến quý báu. Nếu như biết được nguyên nhân của tổn thất thì người ta cũng tìm ra được biện pháp ngăn ngừa sự lặp lại của chúng theo dự đoán của con người và không chỉ đối với máy bị thiệt hại đó mà đối với tất cả máy móc khác.
Vì vậy, công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất không chỉ đem lại lợi ích cho nhà BHMM mà cho cả NĐBH, bởi lẽ khi có tổn thất, BHMM tuy đã bồi thường thiệt hại xảy ra song sẽ không bù đắp được các chi phí khác như chi phí gia tăng trong xí nghiệp hoặc sự mất thị trường.
Trong BHMM, việc đề phòng và hạn chế tổn thất cho một hạng mục cụ thể gồm có các công việc sau :
-Tiến hành kiểm tra thực tế và đánh giá rủi ro cho những hạng mục được yêu cầu bảo hiểm trước khi cấp đơn. Đây là công việc quan trọng của NBH nhằm đánh giá khả năng xảy ra tổn thất, là căn cứ đề xuất những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất cho NĐBH. Qua hoạt động này NĐBH sẽ nắm rõ hơn nguy cơ xảy rủi ro với máy móc và thiết bị của mình từ đó có ý thức tốt hơn trong sử dụng cũng như bảo quản máy.
- Kiểm tra rủi ro trong thời kỳ bảo hiểm : Trong thời hạn bảo hiểm, nếu có thể NBH sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra rủi ro được bảo hiểm. Nếu thấy khả năng xảy ra tổn thất tăng sẽ có những biện pháp đề phòng thích hợp.
- Liên kết với các nhà sản xuất, chế tạo và lắp đặt máy móc để có những hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng an toàn và thường xuyên thúc đẩy người sử dụng thực hiện đầy đủ những quy định cho việc bảo đảm an toàn máy.
Chương III
tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
máy móc tại công ty bảo hiểm hà nội
I. vài nét về công ty Bảo hiểm hà nội và sự ra đời của bảo hiểm máy móc.
Như đã nói ở trên, ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1965 khi Nhà nước ra quyết định 179/CP ngày 17/12/64 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam vào ngày 15/01/65 dưới tên giao dịch là Bảo Việt. Như vậy so với lịch sử phát triển của ngành tài chính nước ta thì bảo hiểm ra đời muộn hơn hết nhưng sau hơn 30 năm hoạt động, Bảo Việt đã phát triển và lớn mạnh không ngừng, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của xã hội và đem lại sự an tâm lớn cho những người tham gia.
Để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng lớn mạnh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0031.doc