Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000 - 2006

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 2

I. TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM 2

1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÁI BẢO HIỂM 2

1.1.1. Bản chất của tái bảo hiểm 2

1.1.2. Vai trò của tái bảo hiểm 4

1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÁI BẢO HIỂM 5

1.2.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm 6

1.2.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX 6

1.2.3. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1990 8

1.2.4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay 8

1.3. CÁC HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM 9

1.3.1. Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn 9

1.3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc 11

1.3.3. Tái bảo hiểm kết hợp tùy ý lựa chọn - bắt buộc 12

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM 13

1.4.1. Tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm 14

1.4.1.1. Tái bảo hiểm số thành 14

1.4.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi 16

1.4.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành - mức dôi 17

1.4.2. Tái bảo hiểm theo số tiền bồi thường 18

1.4.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ 19

1.4.2.2.Tái bảo hiểm vượt quá tỷ lệ bồi thường 20

1.4.2.3. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai họa khốc liệt 21

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 21

2.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU 21

2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 22

2.2.1. Đối tượng bảo hiểm 22

2.2.2. Phạm vi bảo hiểm 23

2.2.3. Các điều kiện bảo hiểm 23

2.2.3.1. Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) 23

2.2.3.2. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận thân tàu (FOD) 24

2.2.3.3. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA) 25

2.2.3.4. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC) 25

2.2.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm 26

2.2.4.1. Giá trị bảo hiểm 26

2.2.4.2. Số tiền bảo hiểm 26

2.2.5. Phí bảo hiểm thân tàu 27

2.2.5.1. Phí bảo hiểm 27

2.2.5.2. Tỷ lệ phí bảo hiểm 28

2.2.6. Những quy tắc bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 29

2.2.6.1. Quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên 29

2.2.6.2. Quy tắc áp dụng mức miễn thường 29

III. TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU 30

3.1. LÝ DO 30

3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM ÁP DỤNG 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 32

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VINARE 32

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINARE (2000-2006) 35

2.1. HOẠT ĐỘNG NHẬN VÀ NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM 35

2.1.1. Hoạt động nhận tái bảo hiểm 35

2.1.2.Hoạt động nhượng tái bảo hiểm 37

2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC 38

2.2.1 Hoạt động đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài 38

2.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm 39

2.2.3 Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi 39

III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 40

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU Ở VIỆT NAM 40

3.1.1. Tình hình đội tàu 43

3.1.2. Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu 45

3.1.3. Tình hình tổn thất và bồi thường 47

3.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 49

3.2.1. Hợp đồng nhận và nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 49

3.2.1.1 Hợp đồng nhận tái bảo hiểm 49

3.2.1.2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu 51

3.2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu ( 2000-2006 ) 52

3.2.3. Tình hình chuyển nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 56

3.2.4. Tình hình tổn thất nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 63

3.2.4.1. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm 63

3.2.4.2. Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái 65

3.2.5. Kết quả thu- chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 66

3.2.5.1. Thu nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 66

3.2.5.2. Chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 68

3.2.5.3. Kết quả thu - chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) 69

3.3. Đánh giá chung 71

3.3.1. Những mặt đạt được 71

3.3.2. Những mặt còn hạn chế 72

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE 75

I. MỤC TIÊU CỦA VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI 75

II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE TRONG THỜI GIAN TỚI 77

2.1. CƠ HỘI 77

2.1.1. Từ thị trường bảo hiểm 77

2.1.2. Từ phía tổng công ty 78

2.2. THÁCH THỨC 79

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE 80

3.1. ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 80

3.2. ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM 84

3.2.1. Hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm 85

3.2.2. Phát triển dịch vụ khách hàng và chính sách khách hàng 86

3.2.3. Thực hiện chính sách mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm 87

3.2.4. Tiếp tục tăng thêm nguồn vốn kinh doanh 87

3.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên 89

3.2.6. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thông tin 89

3.2.7. Xây dựng thương hiệu VINARE 90

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) (2000 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cấp thông tin bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và nước ngoài Do thực hiện việc nhận tái bắt buộc do đó công ty có điều kiện tổng hợp phân tích những vấn đề chung của thị trường, đồng thời thông qua sự hợp tác quốc tế VINARE có điều kiện cập nhật nhiều nguồn thông tin từ thị trường nước ngoài. Do vậy, ngay từ những năm đầu hoạt động với mục tiêu cung cấp thông tin cho thị trường trong nước và nước ngoài, công ty đã xuất bản cuốn “ Thông tin thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam “ một năm 6 số trong đó 4 số tiếng Việt ra hàng quý và 2 số tiếng Anh. Đến năm 2003, công ty được Bộ Văn Hóa thông tin cấp giấy phép xuất bản thành “tạp chí thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam“. Với nội dung thông tin từ thị trường đã được các doanh nghiệp đánh giá cao bởi nó không chỉ giúp các doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn mà còn giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm tăng cường giám sát thị trường, đảm bảo hoạt động hiệu quả và lành mạnh. 2.2.2 Hoạt động tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm Bằng uy tín và quan hệ quốc tế VINARE đã tư vấn nhiều loại hình mang tính chất quốc tế như bảo hiểm hàng hóa, hàng không, dầu khí về các điều kiện, điều khoản tỷ lệ phí, ...nhằm bảo đảm lợi ích cho người tham gia bảo hiểm. Đối với các công ty bảo hiểm mới hình thành chưa có kinh nghiệm và uy tín, gặp nhiều khó khăn trong việc thu xếp tái bảo hiểm, VINARE đã chủ động giúp đỡ nhằm giúp các công ty này thực hiện thu xếp tái với chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả nhất cho công ty. Trong hoạt động tư vấn khâu giám định, giải quyết bồi thường, VINARE kết hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc nhằm giải quyết nhanh chóng, khắc phục sự cố, đảm bảo sự ổn định kinh doanh cho khách hàng. Ngoài ra, công ty còn tổ chức các cuộc hội thảo phối hợp với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước đào tạo các cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm cho thị trường. 2.2.3 Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi Với mục tiêu sử dụng vốn an toàn đạt hiệu quả cao đến nay các hoạt động đầu tư của công ty mang lai hiệu quả cao, cụ thể: - Hoạt động góp vốn cổ phần: Hiện nay công ty đã góp vốn vào 6 công ty cổ phần trong đó có 5 công ty bảo hiểm là công ty cổ phần bảo hiêm PJICO với tỷ lệ góp vốn 8,84%; công ty cổ phần bưu điện PTI 7,47% tương đương với số vốn 5,6 tỷ VNĐ; công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu GIC 10%; công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín BTA 10%; công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bảo Nông) 10% và công ty cổ phần khách sạn du lịch Sài Gòn - Hạ Long 6% tương đương với số vốn 6 tỷ VNĐ. - Hoạt động liên doanh: công ty bảo hiểm liên doanh Samsung-vina được thành lập năm 2002 với vốn góp 50% - 50%, tương đương 2,5 triệu USD, đến nay đã đi vào ổn định. - Hoạt động cho thuê bất động sản mang lại nguồn thu không nhỏ cho tổng công ty, khoảng 5,8 tỷ VNĐ/năm. Sau hơn 10 năm trưởng thành và hoạt động tổng công ty đã được Chính phủ trao tặng Huân Chương Lao Động hạng Nhì. Có thể nói, đạt được những kết quả nói trên phải khẳng định vai trò của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên không ngừng cố gắng nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp và quan trọng nhất là có hướng đi đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi của thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước. III. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VÀ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU Ở VIỆT NAM Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, là năm diễn ra các sự kiện lớn: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, Việt Nam trở thành thành viên thứ 250 của WTO mở ra một thời kỳ mới với nhiều thời cơ vận hội cũng như thách thức cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển của nghành bảo hiểm nói riêng. Năm 2006 tăng trưởng GDP đạt 8,17%, xuất khẩu 39,6 tỉ $, tăng 22,1%, đầu tư nước ngoài FDI đạt 10,2 tỉ $, tăng 45,1% so với năm trước, chỉ số CPI tăng gần 7% thấp hơn tăng GDP và thấp hơn dự kiến, là tiền đề cơ bản để phát triển bảo hiểm. Tuy nhiên, trong năm 2006 đã xảy ra 02 cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho khu vực miền Trung và 01 cơn bão bất thường gây thiệt hại cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ, ảnh hưởng nhiều tới bảo hiểm Phi nhân thọ. Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, giá vàng và đô la nhiều lúc biến động. Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng đã ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Nhân thọ.Với sự cố gắng của các doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2006 vẫn tiếp tục tăng trưởng: Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 14.954 tỷ VND, tăng 9,6% so với năm trước.Thị trường bảo hiểm trở nên sôi động trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO với sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm như Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC), Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép như AIG, Liberty Mutual. Thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ với doanh thu đạt 6.360 tỉ đồng tăng 16% so với năm 2005 chưa tính đến doanh thu của bảo hiểm Toàn cầu 46 tỉ đồng và AIG, doanh thu bảo hiểm Nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng tăng 5% so với năm 2005. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của nhân viên bảo hiểm và đại lý bảo hiểm), đã đầu tư vào nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều tăng vốn chủ sở hữu, tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ, tăng khả năng tài chính. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý bảo hiểm, đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu nâng cao uy tín doanh nghiệp tăng cường việc cạnh tranh. Đặc biệt, 3 doanh nghiệp bảo hiểm đã niêm yết trên thị trường chứng khoán lần lượt là VINARE, Bảo Minh và PVI ngay phiên chào sàn cổ phiếu đã được bán với giá cao gấp nhiều lần dự kiến cho thấy công chúng đánh giá cao sự phát triển kinh doanh và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên cũng như của thị trường Bảo hiểm Việt Nam. Năm 2006 tiếp tục hoàn thiện hơn chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với việc sửa đổi bổ sung NĐ 42, NĐ 43, Thông tư 98, Thông tư 99, sửa đổi Quyết định 23 Ban hành quy tắc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và chuẩn bị ban hành một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc: cháy nổ, xây dựng lắp đặt, sử dụng người lao động trong hoạt động xây dựng, người Việt nam du lịch lữ hành quốc tế. Bộ Tài chính cũng đang xem xét phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư để tạo bước tiến mới cho thị trường bảo hiểm nhân thọ. Năm 2006 tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm Việt nam với sự cấp phép hoạt động cho công ty bảo hiểm Toàn cầu, Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bảo Tín, ACE Insurance và Liberty đưa tổng số doanh nghiệp Phi nhân thọ lên 22 trong đó có 20 doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (trừ AIG và ACE Insurance) và 7 doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đều tham gia Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Bảo hiểm Thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 623 tỉ đồng, tăng 18,5% so với năm 2005. Các sản phẩm bảo hiểm tàu biển, trách nhiệm dân sự chủ tàu, tầu sông tàu cá và bảo hiểm đóng tàu đều phát triển và có sự cạnh tranh quyết liệt. Các đội tàu đều đánh giá lại giá trị thân tàu theo sát giá thị để mua bảo hiểm khi tổn thất có thể bù đắp được đầy đủ thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải thủy nội địa với hành khách và hàng dễ cháy nổ tuy được quy định là bắt buộc nhưng mức độ nhận thức để mua bảo hiểm chưa nhiều và doanh nghiệp bảo hiểm cũng chưa hào hứng với sản phẩm bảo hiểm này vì khâu khai thác và quản lý rủi ro rất khó khăn. Năm 2006 là năm thứ năm, kết quả kinh doanh thân tàu và P&I xấu khiến các nhà nhận tái bảo hiểm và Hiệp hội Chủ tàu sẽ gây sức ép để tăng phí bảo hiểm vào năm 2007. 3.1.1. Tình hình đội tàu Nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu ngày một gia tăng. Để bổ trợ cho nền kinh tế nước nhà phát triển Chính phủ đã ra quyết định cơ cấu lại đội tàu biển Việt Nam nhằm tăng năng lực vận tải và khả năng cạnh tranh với mục tiêu đến năm 2010 phải đạt ngang tầm khu vực bằng cách đầu tư mua đóng tàu mới trong nước hoặc từ nước ngoài. Để thực hiện chính sách cơ cấu lại đội tàu của chính phủ, đội tàu Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh hơn nhiều so với những năm trước đây cả về số lượng và giá trị đội tàu. Nếu như năm 1996 chỉ có khoảng 185 tàu biển với 195 triệu $ giá trị tham gia bảo hiểm thì đến năm 2006 đã có khoảng 340 tàu với 751 triệu $ giá trị tham gia bảo hiểm. Tuy vậy đội tàu chỉ thực sự phát triển kể từ năm 2000, khi đó chỉ có khoảng 230 tàu với 291 triệu $ giá trị tham gia bảo hiểm. Sau 6 năm, số lượng tàu đã tăng gần 1,5 lần lên tới 340 tàu và tổng giá trị tham gia bảo hiểm của đội tàu (kể cả khấu hao) đã tăng thêm khoảng 460 triệu $ trong 6 năm. Trong những năm này đã có những tàu rất lớn được đầu tư mua từ nước ngoài như Petrolimex 06 (20,7 triệu $), Poseidon M (29,5 triệu $), Vinashin Mariner & Vinashin Navigator (19,1 triệu $/chiếc), ngoài ra lượng tàu được đầu tư mua đóng mới hoặc từ nước ngoài có giá trị tương đối lớn cũng khá nhiều. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006 nếu chỉ tính các con tàu có số tiền tham gia bảo hiểm lớn hơn 2 triệu $ đã là 76 con tàu với tổng số tiền tham gia bảo hiểm lên tới hơn 167 triệu $. Chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2004 đã có tới 11 tàu có giá trị lớn hơn 2 triệu $ được đưa vào hoạt động với tổng giá trị lên tới 30.25 triệu $. Trong 3 tháng đầu năm 2005 cũng đã có thêm 7 tàu lớn hơn 2 triệu $ với tổng giá trị là 20,24 triệu $ được tăng cường cho đội tàu biển Việt Nam. Việc trẻ hóa đội tàu cũng phải kể đến sự đóng góp to lớn của ngành đóng tàu Việt Nam. Trong năm 2006, ngành đóng tàu biển Việt Nam không những chỉ đóng mới cho đội tàu trong nước mà còn nhận được nhiều hợp đồng đóng mới hoàn cải cho các chủ tàu nước ngoài. Không ít các xưởng tàu trong nước đã được trang bị các thiết bị hiện đại như máy cắt vi tính, máy gò, máy hàn tự động, ... Tổng công ty công nghệp tàu thủy Vinashin đã có khả năng đóng tàu hơn 50.000 dwt. Ngành đóng tàu biển Việt Nam cũng đã ký kết và thực hiện tốt các hợp đồng sửa chữa, hoàn cải tàu nước ngoài. Trong thời gian tới đội tàu biển Việt Nam sẽ còn tiếp tục được đầu tư lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngành công nghiệp Tàu thủy và Hàng hải Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ (top 10 nước có nền công nghiệp hàng hải phát triển nhất) kéo theo một thị trường bảo hiểm béo bở. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất khó và tổn thất, rủi ro nếu xảy ra thì thiệt hại rất lớn, bên cạnh đó bảo hiểm hàng hải đóng tàu, xuất nhập khấu hàng hóa liên quan nhiều đến luật hàng hải quốc tế. Để thực hiện được các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải đòi hỏi không chỉ năng lực tài chính, trình độ chuyên môn mà còn là mối quan hệ với các công ty bảo hiểm quốc tế. Thực hiện chiến lược phát triền ngành Công nghiệp Tàu thủy và Hàng hải Việt Nam đến năm 2010, Tổng Công ty công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã đóng mới và bàn giao cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hàng loạt tàu thuộc nhóm tàu 6.500 tấn, 12.500 tấn và nhiều loại tàu chuyên dụng chở dầu, tàu container khác. Ngành đóng tàu biển Việt Nam đã và đang tăng trưởng mạnh về cả chất lượng lẫn uy tín trên thị trường quốc tế, thể hiện qua nhiều hợp đồng đựoc ký kết ở cấp cao để đóng những con tàu có trọng tải lớn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Anh. Bảo Việt Việt Nam với vị trí là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho phần lớn các con tàu này kể từ khi bắt đầu đặt ký đóng tàu cho đến khi bàn giao cho chủ tàu và cũng như khi tàu đi vào hoạt động. Đặc biệt, ngay trong khi Vinashin thương lượng ký kết hợp đồng đóng tàu 53.000 tấn xuất khẩu sang Anh quốc với giá trị hợp đồng lớn đến hàng trăm triệu $, Bảo Việt bằng năng lực tài chính, kinh nghiệm và mối quan hệ với các Công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới góp phần vào việc ký kết và thực hiện hợp đồng đóng tàu này. Hợp đồng đóng tàu 53.000 tấn đánh giá bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đồng thời cũng mở ra lĩnh vực kinh doanh mới của ngành bảo hiểm Việt Nam. Trong năm 2006, Bảo Việt Việt Nam đã nhận bảo hiểm cho hàng chục tàu trong quá trình đóng mới tại các nhà máy đóng tàu của Vinashin như Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Nam triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, ... với tổng giá trị bảo hiểm lên đến trên 100 triệu $ và doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, Bảo Việt cũng bảo hiểm trách nhiệm chủ xưởng sửa chữa tàu biển cho nhà máy Huyndai – Vinashin - là nhà máy sửa chữa tàu biển lớn nhất Việt Nam hiện nay với mức trách nhiệm khoảng 500.000 $. 3.1.2. Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu Kể từ khi thị trường được mở, năm 1995 đã có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu. Do nghiệp vụ này đòi hỏi số đông và kinh nghiệm trong khai thác, xử lý tổn thất, ...nên các công ty bảo hiểm mới ra đời sau này không mấy quan tâm hoặc chưa xin được giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Hiện tại 4 công ty này vẫn chiếm gần 98% thị trường bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam: Bảo Việt chiếm 35,11%; Bảo hiểm dầu khí chiếm 33,67%; PJICO chiếm 16,5% và Bảo Minh chiếm 12.51%. Do có ít công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực này nên gần đây việc bắt tay đồng bảo hiểm hoặc san sẻ dịch vụ theo hình thức tái bảo hiểm đã nhiều hơn. Việc làm này đã phần nào giảm được mức độ cạnh tranh trong thị trường. Mặc dù vậy mức độ cạnh tranh trong bảo hiểm thân tàu cũng không kém phần quyết liệt so với các nghiệp vụ khác. Các đội tàu bị chia nhỏ để tham gia bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Hầu hết các tàu mới mua về hoặc được đóng mới trong nước đều yêu cầu các nhà tham gia bảo hiểm đấu thầu. Một mặt nào đó, đấu thầu sẽ làm cho dịch vụ của chúng ta hoàn thiện hơn, mặt khác, để có được dịch vụ, có được khách hàng, hàng năm việc hạ phí, áp dụng mức miễn thường thấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong đấu thầu phí đối với các tàu vừa mua từ nước ngoài về. Có những dịch vụ tỷ lệ phí áp dụng đặc biệt thấp, thấp hơn cả phí tái bảo hiểm do các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu, từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy, tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn, tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp, tàu ngày càng già nhưng tỷ lệ phí không tăng hoặc có tăng nhưng tăng rất ít, do đó phí bảo hiểm không tương xứng với rủi ro. Bảng 3: Kết quả kinh doanh bảo hiểm vật chất thân tàu của các công ty bảo hiểm Việt Nam (2000-2006) Đơn vị: 1000 $ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng phí 3.596 3.766 4.540 5.435 6.447 9.175 9.731 Bồi thường 2.028 3.029 6.431 2.926 12.026 14.881 14.330 Tỷ lệ bồi thường(%) 56,4 80,43 141,66 53,82 186,54 162,19 147,25 (Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE) Trong thời gian qua ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ kéo theo cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm. Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên nếu không may rủi ro, thiệt hại tổn thất cũng rất lớn. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 120 triệu $. Để đảm bảo an toàn Bảo Việt đang mời chào các công ty đóng tàu tham gia một loại hình bảo hiểm rất mới ở Việt Nam: Bảo hiểm rủi ro đóng tàu. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã cùng với Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sỹ (Swiss Re) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam bàn cách xúc tiến các hợp đồng bảo hiểm đóng tàu lớn trong thời gian tới tại Việt Nam. Bảo hiểm rủi ro đóng tàu là là một loại hình bảo hiểm mới ở Việt Nam nhưng nó đã có rất lâu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên Bảo Việt đang muốn ký kết với các công ty đóng tàu thành viên của Vinashin những hợp đồng mới, đặc biệt là những hợp đồng lớn. Để chuẩn bị cho việc ký kết thực hiện những dự án đóng tàu lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam trong thời gian tới, 3 đơn vị trên đã cùng định rõ trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm của các xưởng đóng tàu đối với các công ty đóng tàu, các công ty của Bảo Việt và môi giới bảo hiểm. Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sửa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua. 3.1.3. Tình hình tổn thất và bồi thường Tình hình tổn thất trong 6 năm trở lại đây có chiều hướng xấu đi. Đặc biệt xấu ở các năm 2002 (141,66%), năm 2004 (186,54%), năm 2005 (162,19%) và năm 2006 (147,25%). Tỷ lệ bồi thường >100% trong nhiều năm liền: bình quân từ năm 2000 đến 2006 là 143%, các công ty bảo hiểm đã chịu lỗ ngay cả khi chưa tính đến chi phí quản lý, chi phí khai thác. Các vụ tổn thất lớn liên tục xảy ra do mắc cạn, chìm, đắm, đâm va, hỏng máy, hỏng neo và chân vịt. BẢNG 4: NGUYÊN NHÂN TỔN THẤT THÂN TÀU Đơn vị: % Nguyên nhân Năm Mắc cạn Chìm đắm Đâm va Hỏng máy Hỏng neo và chân vịt Khác 2004 46.0 4.9 5.9 7.1 4.0 32.2 2005 7.1 25.3 24.2 18.2 2.0 23.2 2006 0.1 81.0 0.3 1.3 5.3 11.7 2007 0 58.6 21.9 5.5 0.1 13.9 (Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE) BẢNG 5: DANH SÁCH TỔN THẤT LỚN – THÂN TÀU Tên tàu Ngày Nguyên nhân Đã trả ( $ ) Ước ( $ ) Tràng An 07.08.00 Đâm va và chìm tại Nam Trung Quốc 1.200.000 Lục Nam 07.10.01 Chìm tại Haldia, Ấn Độ 1.024.207 Phú Xuân 13.09.02 Cháy buồng máy chính tại Malaysia 2.997.943 Văn Phong 09.12.03 C/w với 4 tàu cá tại Hàn Quốc 879.839 Vihan 05 30.08.04 Mắc cạn tại Nhật Bản 2.606.144 Hà Tiên 29.12.04 C/w “Nature of Princees” 577.709 Sea Bee 01.05.05 Chìm tại Thượng Hải 1.700.000 300.000 Mỹ Đình 20.12.04 Mắc cạn tại Quảng Ninh 4.712.414 Mimosa 12.05.05 C/w “Trinity” và chìm 2.004.650 Long Xuyên 06.09.05 Mắc cạn tại Hàn Quốc 639.028 Florence 07.04.06 Sự cố khi hạ thủy 2.000.000 2.750.000 F. Dock 14.07.06 Chìm tàu do bão Billis 8.400.000 (Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE) Như vậy chỉ tính riêng những tổn thất lớn đã được thông báo rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng đã phải bồi thường trên 20 triệu $. Ngoài ra còn nhiều tổn thất bộ phận vẫn đang trong quá trình giải quyết. Thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiếm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín. Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006) 3.2.1. Hợp đồng nhận và nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam 3.2.1.1 Hợp đồng nhận tái bảo hiểm a. Các loại hợp đồng tái bảo hiểm vật chất thân tàu của VINARE trên lý thuyết được thực hiện theo hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời. Nhưng trên thực tế loại hợp đồng tạm thời có số lượng không ổn định, biến động qua các năm bởi những dịch vụ từ hợp đồng này thường là những dịch vụ nằm ngoài phạm vi của các hợp đồng cố định hay là các dịch vụ của những công ty mới thành lập chưa có hợp đồng cố định, do đó giờ hầu như không có. Hợp đồng tái bảo hiểm cố định là loại hợp đồng nhận tái được thực hiện chủ yếu tại VINARE. Với đặc thù riêng của thị trường Việt Nam là thực hiện tái bắt buộc qua VINARE 20% lượng dịch vụ chuyển nhượng, do đó hợp đồng tái bảo hiểm cố định có khối lượng rất lớn và tương đối ổn định. Như đã trình bày ở phần lý luận chung đây là hợp đồng có hiệu lực trong một năm, việc thu xếp nhận hợp đồng cố định được thực hiện bằng thương lượng trực tiếp mà không cần các công ty gốc gửi bản chào tái. Đa phần các hợp đồng được thực hiện trước một năm, chậm nhất đến tháng 11. Và sau một năm đến kỳ tái tục tiếp theo, hợp đồng này có thể bổ sung sửa đổi thêm điều kiện, điều khoản cho phù hợp thực tế nếu các bên đồng ý. Để đánh giá dịch vụ được chào tái, cán bộ nghiệp vụ đã tiến hành xem xét các yếu tố sau: + Khả năng tài chính, uy tín, đội ngũ nhân lực của công ty nhượng; + Các yếu tố liên quan đến dịch vụ chuyển nhượng (Số tiền bảo hiểm, đặc trưng của đối tượng bảo hiểm (tàu mới hay tàu già, hành trình di chuyển của con tàu, ...), điều kiện, điều khoản của đơn bảo hiểm gốc áp dụng, các quy định về loại trừ, tỷ lệ phí áp dụng, các điều khoản bảo hiểm phụ, tỷ lệ hoa hồng đề nghị, mức giữ lại, ... Trên cơ sở đánh giá các thông tin trên các cán bộ nghiệp vụ của phòng sẽ quyết định nhận bảo hiểm hay không. b. Phương pháp tái: Đối với các hợp đồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu, VINARE áp dụng 3 phương pháp tái cơ bản là: + Tái bảo hiểm số thành: Áp dụng đối với các công ty bảo hiểm trong nước; + Tái bảo hiểm mức dôi: Đối với các công ty bảo hiểm mới thành lập; + Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Đối với một số công ty bảo hiểm trên thị trường. c. Hoa hồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu Hoa hồng nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu được trả bởi VINARE gồm hai loại: hoa hồng cố định và hoa hồng theo lãi. Với nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu, hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc được chuyển nhượng sẽ được hưởng 20% phí nhượng tái, còn đối với hợp đồng tự nguyện, hoa hồng sẽ được hưởng theo sự thỏa thuận của hai bên. 3.2.1.2. Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu Hợp đồng nhượng tái bảo hiểm vật chất thân tàu của VINARE cũng được thực hiện dưới hai loại hợp đồng: Hợp đồng cố định và hợp đồng tạm thời, nhưng thực hiện dưới hình thức cố định là chủ yếu. Về tính chất, nội dung, cách thức ký kết hợp đồng này về cơ bản giống như hợp đồng nhận tái. Điểm khác biệt duy nhất của hai loại hợp đồng này là ở phương pháp tái bảo hiểm áp dụng. Đối với hợp đồng nhượng tái bảo hiểm, VINARE sử dụng hai hình thức: Tái mức dôi và tái vượt mức bồi thường. + Hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi: Trên cơ sở phân tích khả năng tài chính của công ty và đặc điểm riêng của nghiệp vụ, VINARE đã đưa ra mức giữ lại cho nghiệp vụ tái vật chất thân tàu cụ thể như sau: Bảng 6: Mức giữ lại của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006) Năm Mức giữ lại ($) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 226.000 243.000 305.000 380.000 458.000 678.000 670.000 Tổng 2.960.000 (Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE) Hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm được thực hiện cho cả nhà nhận tái bảo hiểm trong nước và nước ngoài với nguyên tắc ưu tiên nhượng tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tới mức tối đa có thể nhận được và thu xếp tái ra nước ngoài theo phương thức hiệu quả nhất. Đối với tái bảo hiểm vật chất thân tàu mức dôi 1 được ưu tiên cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với mức hoa hồng 22% (từ năm 2001 trở về trước) và 20% (từ năm 2002 trở lại đây). Khi thị trường trong nước đã nhận hết khả năng công ty sẽ chuyển nhượng ra nước ngoài với mức hoa hồng nhận được 24,5% (từ năm 2001 trở về trước) và 22,5% (từ năm 2002 trở lại đây). Để đảm bảo rủi ro được phân tán, trong một mức dôi công ty có thể tiến hành nhiều hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cho nhiều nhà nhận tái khác nhau. + Hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường: Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng mức dôi, công ty còn thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm vượt mức bồi thường nhằm mục đích bảo vệ cho mức giữ lại của mình khỏi các rủi ro có thể xảy ra. 3.2.2. Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu ( 2000-2006 ) Có thể nói đối với các công ty tái bảo hiểm, quá trình nhận tái có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi cũng như trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Do vậy nâng cao doanh thu phí nhận tái bảo hiểm luôn là mục tiêu hàng đầu của các công ty. Bảng số liệu sau cho ta biết cụ thể tình hình nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ thân tàu tại VINARE (2000-2006): Bảng 7: Tình hình nhận tái bảo hiểm vật chất thân tàu từ thị trường trong nước của VINARE (2000-2006) Năm Tổng phí bảo hiểm toàn thị trường ($) Doanh thu phí nhận tái tại VINARE ($) Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí ( % ) Thủ tục phí Giá trị ($) Tỷ lệ so với DT phí nhận (%) 2000 3.596.350 719.270 - 143.850 20 2001 3.765.780 753.156 4,71 165.690 22 2002 4.539.780 907.956 20,55 213.370 23,5 2003 5.435.480 1.087.096 19,73 260.900

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5927.doc
Tài liệu liên quan