CAFTA là khu thương mại tự do lớn nhất thế giới có dân số 1,9 tỷ người, GDP đạt gần 6.000 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại đạt 4.500 tỷ USD. Theo cam kết CAFTA, Trung Quốc và ASEAN 6 (sáu nước phát triển hơn của ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan thực hiện cam kết trước; Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm) sẽ giảm thuế mạnh mẽ, hàng loạt sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ tốt cơ hội này để đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, liên kết sản xuất sẽ mở rộng đáng kể thị phần ở Trung Quốc và ASEAN.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian nhất định. Nếu trong khoảng thời gian đó người yêu cầu không sửa chữa bổ sung theo yêu cầu thì đơn xin miễm giám định có thể bị huỷ bỏ; hoặc3. Bác đơn xin miễn giám định nếu không phù hợp với những điều khoản của bộ qui tắc này và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
Sau khi chấp nhận đơn xin miễn giám định, Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước sẽ cử một nhóm chuyên gia để kiểm tra và đánh giá. Thông thường, thành viên của nhóm chuyên gia phải có đủ trình độ chuyên môn của một giám định viên để kiểm tra đánh giá hệ thống chất lượng hàng xuất nhập khẩu và người đứng đầu nhóm chuyên gia phải có trình độ của một giám định viên cấp cao. Người đứng đầu tổ công tác sẽ chỉ đạo việc giám định và kiểm tra công viêc. Người yêu cầu có thể xin khai trừ một số thành viên của nhóm chuyên gia nêu phát hiện thấy thành viên này hoặc những thành viên trong nhóm có mâu thuẫn về lợi ích trong việc miễn giám định hàng hoá hoặc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước sẽ có quyền quyết định khai trừ bất cứ thành viên nào trong nhóm chuyên gia.
Nhóm chuyên gia sẽ làm việc theo trình tự sau:
1. Kiểm tả mẫu đơn xin miễn giám định hàng hoá và những chứng từ kèm theo do người yêu cầu xuất trình;
2. Kiểm tra Biên bản giám định sơ bộ do cơ quan giám định hàng hoá có liên quan xuất trình;
3. Nghiên cứu và đưa ra kế hoạch kiểm tra;
4. Thực hiện giám định và kiểm tra hàng xin miễn giám định và lập biên bản kiểm tra;5. Thực hiện giám định nơi sản xuất theo kế hoạch kiểm tra và những qui định có liên quan; 6. Đưa ra kết luận giám định và lập biên bản giám định.
Căn cứ vào biên bản giám định của nhóm chuyên gia Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước phải ra một trong những quyết định sau về đơn xin miễn giám định hàng hoá : Phê chuẩn đơn và cấp giấy chứng nhận kiểm tra giám định nêu đơn xin phù hợp với những điều khoản của bộ qui tắc này; Bác đơn và thông báo cho người yêu cầu về quyết định này nếu đơn không phù hợp với những điều khoản của bộ qui tắc này.Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận miễn giám định hàng hoá sẽ do Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước qui định, thông thường không vượt quá 3 năm. Khi làm thủ tục thông quan hàng hoá, người yêu cầu đã được miễn giám định hàng hoá chỉ phải xuất trình cho cơ quan giám định có liên quan Giấy chứng nhận miễn giám định, hợp đồng ngoại thương, thư tín dụng, giất chứng nhận chất lượng hàng hoá và những chứng từ khác. Nếu đối với hàng xuất khẩu miễn giám định yêu cầu phải có Giấy chứng nhận giám định hàng hoá thì cơ quan giám định hàng hoá có liên quan sẽ cấp một giấy chứng nhận giám định căn cứ vào giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá do người yêu cầu xuất trình. Đối với những hàng hoá có yêu cầu về số lượng, chất lượng và bao bì sản phẩm thì giấy chứng nhận sẽ được cấp sau khi kiểm tra hàng hoá phù hợp các qui định có liên quan.
Doanh nghiệp sản xuất được cấp Giấy chứng nhận miễn giám định đối với hàng xuất nhập khẩu sẽ phải chịu sự giám sát và quản lý của các tổ chức giám định hàng hoá. Các tổ chức giám định hàng hoá có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng xuất nhập khẩu đã được cấp giấy chứng nhận miễn giám định và nếu phát hiện có vấn đề về chất lượng hàng hoá thì lô hàng đó sẽ không được thông quan mà không qua giám định. Nếu Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước nhận được đơn từ khiếu nại về chất lượng của hàng xuất nhập khẩu miễn giám định từ phía người tiêu dùng cuối cùng hoặc từ biên bản giám định của các tổ chức giám định thì tuỳ từng trường hợp cụ thể SACI sẽ cử nhóm chuyên gia xem xét biên bản của các tổ chức giám định hoặc cử nhóm nhóm chuyên gia tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên lô hàng miễn giám định nói trên và lập biên bản kiểm tra. Người yêu cầu và đơn vị sản xuất không được phép thay đổi tài sản, kết cấu và qui trình sản xuất hàng xuất nhập khẩu miễn giám định. Nếu có bất kì một sự thay đổi nào thì đơn yêu cầu và qui trình kiểm tra sẽ bị xem xét lại. Người yêu cầu có thể xin kéo dài thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận miễn giám định trong vòng 4 tháng kể từ ngày hết thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận. Sau khi Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước xem xét thấy hàng hoá vẫn đảm bảo chất lượng thì có thể kéo dài thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận miễn giám định, nhưng thông thường thời gian gia hạn không được quá 3 năm. Người yêu cầu phải nộp một khoản phí yêu cầu căn cứ vào những qui định về việc xin miễn giám định và xin xác nhận miễn giám định. Nếu người yêu cầu có hành vi vi phạm những điều khoản của bộ qui tắc này bằng cách cố ý giả dối và lừa gạt Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu Nhà nước hoặc những cơ quan giám dịnh hàng hoá thì sẽ bị trừng phạt căn cứ vào các điều khoản của Những qui định hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật về Giám định hàng xuất nhập khẩu của Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa, những bộ luật và các nghị định liên quan. Nếu nhân viên giám định có hành vi vi phạm những điều khoản trong bộ nguyên tắc này trong khi tiến hành giám định, kiểm tra, phê chuẩn hoặc thi hành nhiệm vụ bằng việc lạm dụng quyền hạn, lơi là bổn phận hoặc lừa gạt để thu lợi bản thân sẽ bị phạt hành chính căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của mỗi vụ việc. Nếu vụ việc có tính nghiêm trọng đủ để cấu thành hành vi phạm tội thì nhân viên giám định này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bộ qui tắc này bắt đầu có hiệu lực kể từ 1/10/1994 thay cho "Những qui tắc về miễn giám định hàng xuất nhập khẩu (thi hành thử nghiệm)" do Cơ quan Giám định hàng xuất nhập khẩu ban hành ngày 11/1/1990.
Rào cản thương mại tại thị trường Trung Quốc
Cho tới thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng quản lý của Việt Nam chưa phát hiện thấy phía Trung Quốc áp dụng các rào cản đối với hàng hóa của nước ta khi xuất khẩu vào thị trường này. Từ năm 2009, Trung Quốc yêu cầu ta khi xuất khẩu 5 loại trái cây là dưa hấu, nhãn, chuối, thanh long, vải vào thị trường Trung Quốc phải có đăng ký, kê khai nguồn gốc. Ngược lại họ cũng phải cung cấp các thông tin tương ứng về các sản phẩm hoa quả như lê táo, đào khi xuất sang nước ta. Còn các quy định khác Trung Quốc đưa ra về dư lượng hóa chất trong thủy sản cũng không vượt quá các quy định của WTO. Hơn nữa, khi yêu cầu đối với hàng nhập khẩu thì hàng xuất khẩu của phía họ cũng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn đó.
Tuy nhiên, qua gần 20 năm khôi phục và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, có thể thấy vẫn còn có hai loại rào cản vô hình đang cản trở việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc.
Loại rào cản thứ nhất là tâm lý và thói quen buôn bán qua biên giới được hình thành qua nhiều năm đã thành nếp của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp chỉ tính tới cái lợi ngay trước mắt, chưa có bài bản, chiến lược lâu dài cũng như ý định vươn sâu vào các tỉnh, thành nằm trong nội địa nước này.
Loại rào cản thứ hai là việc gần đây Trung Quốc cho phép hình thành hàng loạt các công ty buôn bán tiểu ngạch ở khu vực biên giới. Lực lượng doanh nghiệp nhỏ, nhưng đông đảo này cùng với việc cư dân biên giới Trung Quốc tranh thủ khai thác các ưu đãi về chính sách thuế biên mậu và chính sách miễn thuế trong trao đổi hàng hoá giữa cư dân biên giới hai nước, đã tạo nên sự “hứng khởi” cho các doanh nghiệp nước ta khi buôn bán ở các cửa khẩu mà không quyết tâm tiếp cận với các tập đoàn, công ty lớn nằm sâu trong nội địa của nước này. Do đó, đã đến lúc doanh nghiệp nước ta phải thay đổi cách thức nhận diện, tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Hay nói cách khác, doanh nghiệp ta cần mạnh dạn và có quyết tâm vượt “rào”, nếu muốn làm ăn lâu dài và ổn định trên thị trường láng giềng rộng lớn và còn nhiều tiềm năng này.
Chương hai: Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Quốc:
Bảng 1: Các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam năm 2009
Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới WTO
Như bảng số liệu thống kê năm 2009 theo báo cáo của tổ chức thương mại thế giới, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời Trung Quốc cũng là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Qua đó thấu được tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam.
Nhìn chung từ năm 2000 đến nay, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2007, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 15,85 tỷ USD, tăng 52,18% so với cùng kỳ năm 2006; ta xuất 3,35 tỷ USD, tăng 10,78%, nhập khẩu 12,5 tỷ USD, tăng 69,15% (nhập siêu 9,15 tỷ USD).
Năm 2008, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 20,187 tỷ USD, tăng 27.36% so với cùng kỳ năm 2007; ta xuất 4,53 tỷ USD tăng 35,12%, nhập khẩu 15,65 tỷ USD tăng 25% (nhập siêu 11,12 tỷ USD).
Năm 2009, tổng kim ngạch thương mại hai chiều là 21,35 tỷ USD, tăng 5,76% sao với cùng kỳ năm 2007; ta xuất 4,9 tỷ USD tăng 8,23%, nhập khẩu tăng 16,44 tỷ USD tăng 5,04% (nhập siêu 11,54 tỷ USD).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2010 đạt lần lượt là: 2.543,581 triệu USD và 15.364,513 triệu USD, tăng lũy kế 48,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
- Trung Quốc xuất khẩu đạt lần lượt là 1.860,403 triệu USD và 11.726,298 triệu USD, tăng lũy kế50,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Việt Nam xuất khẩu đạt lần lượt là 683,178 triệu USD và 3.638,215 triệu USD, tăng lũy kế 44,53% so với cùng kỳ năm trước.
- Trung Quốc lũy kế xuất siêu đạt 8.088,083 triệu USD.
Nguồn: Bộ Công thương
ACFTA và thương mại Việt- Trung:
Từ 1/1/2010, khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có hiệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ hàng hóa vào Việt Nam. Còn phía Việt Nam , các mặt hàng xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ được hưởng mức thuế 0% vào năm 2015 khi hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam
CAFTA là khu thương mại tự do lớn nhất thế giới có dân số 1,9 tỷ người, GDP đạt gần 6.000 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại đạt 4.500 tỷ USD. Theo cam kết CAFTA, Trung Quốc và ASEAN 6 (sáu nước phát triển hơn của ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan thực hiện cam kết trước; Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm) sẽ giảm thuế mạnh mẽ, hàng loạt sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ tốt cơ hội này để đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, liên kết sản xuất… sẽ mở rộng đáng kể thị phần ở Trung Quốc và ASEAN.
Việt Nam nằm giữa Trung Quốc và ASEAN, nên đóng vai trò như một cầu nối trong CAFTA, đó là điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò quan trọng trong sự phát triển của CAFTA cũng như Việt Nam.
CAFTA có hiệu lực làm cho chi phí giao dịch trong khu vực giảm nhiều, thương mại xuyên biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN sẽ phát triển hơn. Để khai thác hiệu quả cơ hội CAFTA mang lại, Nhà nước cần tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tới các tỉnh của Trung Quốc và ASEAN , tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, đồng thời có cơ quan chuyên trách cung cấp, cập nhật thông tin về hoạt động giao dịch, giá cả hàng hóa tại thị trường Trung Quốc và ASEAN cho doanh nghiệp Việt Nam; tăng cường hiệu quả hoạt động và trợ giúp doanh nghiệp của các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc và ASEAN; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực về vốn, cơ sở hạ tầng, kho bãi, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng tại các tỉnh biên giới để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam trao đổi hàng hóa với các nước có chung biên giới.
Về phía doanh nghiệp, cần tham gia thành viên các cổng thông tin thị trường tại Trung Quốc và ASEAN như Alibaba, HKTDC, tradeinchina…; tham gia vào các phái đoàn thương mại do các địa phương, các hiệp hội và các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN phối hợp tổ chức; tham gia các gian hàng Việt Nam tại các hội chợ, triển lãm quốc tế ở Trung Quốc và ASEAN… để cập nhật, nắm bắt, chia sẻ thông tin về thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Cần xây dựng đại lý, chi nhánh tại thị trường Trung Quốc và ASEAN; giới thiệu sản phẩm và ấn phẩm quảng bá thương hiệu, hàng hóa thông qua hệ thống đại diện thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc và ASEAN.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kế hoạch xuất khẩu cho các mặt hàng cụ thể vào thị trường Trung Quốc và từng nước ASEAN. Về ngắn hạn, cần tập trung đầu tư sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thị trường các nước có nhu cầu và Việt Nam đang có thế mạnh như thủy sản, nông sản, đồ gia dụng, các sản phẩm công nghệ… Về lâu dài, nghiên cứu và tìm cách xuất khẩu những sản phẩm chế biến, chế tạo thiết bị và các sản phẩm công nghệ thông tin, các dịch vụ tư vấn có hàm lượng chất xám cao…
Cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ 2000 – 2010
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm
Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại (Xuất – Nhập)
Năm 2000
2.937,5
1.536,4
1.401,1
132,3
Năm 2001
3.023,6
1.417,4
1.606,2
-188,8
Năm 2002
3.677,1
1.518,3
2.158,8
-640,5
Năm 2003
5.021,7
1.883,1
3.138,6
-1255,5
Năm 2004
7.494,2
2.899,1
4.595,1
-1696,0
Năm 2005
8.739,9
2.961,0
5.778,9
-2817,9
Năm 2006
10.420,9
3.030,0
7.390,9
-4360,9
Năm 2007
15.858,7
3.356,7
12.502,0
-9.145,3
Năm 2008
20.187,8
4.536,7
15.652,1
-11.116,4
Năm 2009
21.350,8
4.909,9
16.440,9
-11.531
7 tháng đầu năm 2010
14.210,1
3.429,3
10.780,8
-7.351,5
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Thống kê trên cho thấy duy nhất năm 2000 là năm xuất siêu của Việt Nam qua thị trường Trung Quốc, các năm còn lại Việt Nam đã phải nhập siêu với con số tăng đều qua các năm.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của tổng cục thống kê
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc năm 2009 của Việt Nam, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đứng vị trí thứ nhất với khoảng 28% tổng kim ngạch.Tiếp đến là các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất như vải các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xăng dầu; sắt thép; phân bón; nguyên phụ liệu dệt may, da giày... Hàng tiêu dùng cuối cùng chỉ chiếm chưa đến 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam.
Trong khi đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các loại nông, lâm, thủy sản; khoáng sản; máy tính, linh kiện điện tử… Và cơ cấu xuất nhập khẩu này đã duy trì lâu nay.
Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này đạt 1.005,6 tỷ USD, là một trong những nước nhập khẩu hàng đầu trên thế giới. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới song xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2009 vẫn tăng trưởng dương 8,23% so với năm 2008, đạt 4,9 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam sang Trung Quốc năm 2007 - 2009
Đơn vị: 1000 USD
Năm
2007
2008
2009
Tăng trưởng tuyệt đối 2007 - 2008
Tăng trưởng tương đối 2007 - 2008
Tăng trưởng tuyệt đối 2008 - 2009
Tăng trưởng tương đối 2008 - 2009
Cà phê
25219
31520
24886
6301
24.98
-6634
-21.05
Cao su
838845
1056988
856713
218143
26.01
-200275
-18.95
Chè
17303
6699
7178
-10604
-61.29
479
7.15
Dầu thô
281386
603530
462623
322145
114.49
-140907
-23.35
Dây điện và dây cáp điện
9981
7379
6675
-2601
-26.06
-704
-9.55
Giầy dép các loại
66022
107167
98017
41146
62.32
-9150
-8.54
Gỗ và sản phẩm gỗ
167703
145633
200975
-22070
-13.16
55342
38.00
Hải sản
67742
81096
124857
13354
19.71
43761
53.96
Hàng dệt may
43606
53534
46158
9928
22.77
-7376
-13.78
Hàng rau quả
27230
48941
55286
21712
79.73
6345
12.96
Hạt điều
103907
160676
177476
56768
54.63
16801
10.46
Máy vi tính và linh kiện
119574
273803
287187
154229
128.98
13383
4.89
Sản phẩm đá quý & kim loại quý
252
22347
216
22095
8765.40
-22131
-99.03
Sản phẩm gốm sứ
2068
2849
2052
782
37.80
-797
-27.97
Than đá
650599
742844
935843
92245
14.18
192999
25.98
Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù
4551
11159
7381
6607
145.17
-3778
-33.85
Các sản phẩm khác
930 689
1179504
1615502
248815
26.73
435998
36.96
Tổng cộng
3 356 676
4535670
4909025
1178994
35.12
373355
8.23
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng7 và 7 tháng đầu năm 2010
Tháng 7
(triệu USD)
7 tháng
(triệu USD)
Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật
2,277
16,162
Sản phẩm từ thực vật
52,286
425,534
Thực phẩm, đồ uống, thuốc lḠvà các chế phẩm
2,256
17,615
Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu)
225,610
1.298,940
Hóa chất và các chế phẩm cùng loại
12,833
46,109
Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại
61,633
180,420
Da, giả da và các chế phẩm cùng loại
9,823
52,311
Gỗ và các chế phẩm cùng loại
39,505
201,490
Bột giấy và các chế phẩm cùng loại
0,403
2,513
Nguyên vật liệu, hàng dệt may
46,617
258,241
Giày, dép, mũ, ô
15,283
106,063
Đồ sứ, thủy tinh
8,160
36,863
Vàng, bạc, đá, quý
0,004
0,018
Sắt thép, kim loại mầu
20,373
74,164
Hàng cơ điện, máy móc các loại
173,410
831,250
Phương tiện vận tải
1,641
10,918
Thiết bị quang học, y tế
5,172
32,080
Tạp hóa
5,893
47,524
Theo Vinanet
Các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Trung Quốc sang Việt Nam năm 2007 - 2009
Đơn vị: 1000 USD
Năm
2007
2008
2009
Tăng trưởng tuyệt đối 2007- 2008
Tăng trưởng tương đối 2007- 2008
Tăng trưởng tuyệt đối 2008- 2009
Tăng trưởng tương đối 2008- 2009
Bông các loại
3635
1777
2472
-1857
-51.10
694
39.07
Cao su tổng hợp
29314
17734
16567
-11580
-39.50
-1167
-6.58
Chất dẻo nguyên liệu
97178
121808
135135
24630
25.34
13326
10.94
Dầu mỡ động thực vật
4255
39600
927
35345
830.75
-38672
-97.66
Giấy các loại
49596
58503
46500
8907
17.96
-12003
-20.52
Gỗ và nguyên phụ liệu gỗ
124863
129493
119922
4630
3.71
-9571
-7.39
Hóa chất
303468
463750
399116
160282
52.82
-64635
-13.94
Kim loại thường khác
160433
192069
144507
31637
19.72
-47563
-24.76
Linh kiện ô tô
187941
294643
314346
106702
56.77
19703
6.69
Linh kiện và phụ tùng xe máy
103686
85566
133672
-18120
-17.48
48105
56.22
Lúa mỳ
61657
6500
97
-55158
-89.46
-6403
-98.51
Máy móc thiết bị phụ tùng
2394098
3769469
4155283
1375370
57.45
385815
10.24
Máy vi tính và linh kiện
517729
654377
1463551
136648
26.39
809174
123.66
Nguyên phụ liệu dược phẩm
48290
48219
65845
-70
-0.15
17626
36.55
Nguyên phụ liệu thuốc lá
20396
27748
75237
7352
36.05
47489
171.14
NPL dệt may da giày
339321
360546
407445
21225
6.26
46899
13.01
Ô tô nguyên chiếc các loại
164517
257338
152582
92820
56.42
-104756
-40.71
Phân bón các loại
588440
719931
596026
131491
22.35
-123905
-17.21
Sắt thép các loại
2335260
2308865
386788
-26395
-1.13
-1922077
-83.25
Sợi các loại
94641
120452
115585
25811
27.27
-4867
-4.04
Sữa và sản phẩm sữa
3805
2637
200
-1168
-30.70
-2437
-92.43
Thức ăn gia súc và NPL chế biến
69246
98824
140894
29578
42.71
42070
42.57
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
169492
200263
202129
30770
18.15
1866
0.93
Vải các loại
1346794
1544143
1565976
197348
14.65
21833
1.41
Xăng dầu các loại
464620
446100
1290162
-18520
-3.99
844062
189.21
Xe máy nguyên chiếc
53913
36572
20315
-17342
-32.17
-16257
-44.45
Các sản phẩm khác
2765413
3645200
4489675
879787
31.81
844475
23.17
Tổng cộng
12502004
15652126
16440952
3150122
25.20
788826
5.04
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam
Tháng 7/2010
7 tháng 2010
(triệuUSD)
(triệuUSD)
Động vật, các sản phẩm chế biến từ động vật
8,241
31,628
Sản phẩm từ thực vật
79,086
392,901
Thựcphẩm, đồ uống, thuốc lá và các chế phẩm
22,859
135,272
Khoáng sản các loại ( bao gồm xăng dầu )
104,067
1.062,574
Hóa chất và các chế phẩm cùng loại
128,846
841,969
Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại
60,346
353,586
Da, giả da và các chế phẩm cùng loại
8,726
53,994
Gỗ và các chế phẩm cùng loại
14,049
81,074
Bột giấy và các chế phẩm cùng loại
12,684
87,047
Nguyên phụ liệu, hàng dệt may
408,649
2.276,672
Giày, dép, mũ, ô ..
17,877
124,147
Đồ sứ, thủy tinh
41,035
223,201
Vàng, bạc, đá quý
0,265
1,971
Sắt thép, kim loại mầu
256,346
1.691,500
Hàng cơ điện, máy móc các loại
585,318
3.573,235
Phương tiện vận tải
50,758
389,327
Vũ khí, đạn dược .........
0,000
0,056
Thiết bị quang học, y tế
23,307
168,535
Tạp hóa
37,944
237,611
Theo Vietnamnet
Nhận xét:
Nhìn lại thì quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt-Trung kể từ khi bình thường hoá đến nay, cho thấy có 5 mặt được.
Thứ nhất, đó là: tiềm năng và tính bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế giữa hai nước ngày càng được khai thác và phát huy, thể hiện qua cơ cấu hàng hoá trao đổi ngày càng phản ánh sát thực lực, trình độ phát triển kinh tế và nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, cùng tiến hành cải cách và mở cửa và cùng hướng ra xuất khẩu.
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là dầu thô, than đá, và các loại nông sản nhiệt đới bao gồm: cao su, rau hoa quả, hạt điều, hạt tiêu, sắn lát, đồ gỗ cao cấp, thực phẩm chế biến, thuỷ hải sản... Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gồm: Máy móc thiết bị, sắt thép, phân bón và vật tư nông nghiệp, hoá chất, phương tiện vận tải, nguyên phụ liệu dệt may, da. Các nhóm hàng trên chiếm trên 90% kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc.
Thứ hai, phương thức mậu dịch ngày càng phát triển và đa dạng. Giai đoạn từ 1991-2000, quan hệ thương mại hai nước chủ yếu thông qua mậu dịch biên giới. Từ 2001 đến nay, mậu dịch chính ngạch đã chiếm vị trí áp đảo trong tổng giá trị thương mại hai nước với các loại hình thương mại đa dạng như: tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công...
Thứ ba, quan hệ hợp tác, thương mại giữa các địa phương hai nước từ chỗ chỉ tập trung giữa các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta với hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam đã phát triển rộng đến các tỉnh, thành phố nằm sâu trong nội địa như Thượng Hải, Quảng Đông, Hải Nam, Giang Tô...
Thứ tư, bộ mặt xã hội, đời sống của nhân dân ở vùng biên giới hai nước thay đổi cơ bản. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng nhộn nhịp cùng với sự ra đời của hàng loạt các khu kinh tế tại cửa khẩu đã giúp các địa phương điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm, điểm tăng trưởng mới trong quan hệ thương mại hai nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng quan trọng. Đó là các dự án hợp tác kinh tế và đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực chế biến nguyên liệu, nâng cao giá trị hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi nước đang được triển khai mạnh mẽ và từng bước đi vào hoạt động.
Những thành công và thuận lợi mà Việt Nam đã đạt được
Thuận lợi
Cả hai nước đều chọn con đường phát triển là chủ nghĩa xã hội, tư tưởng chính trị không có mâu thuẫn đối kháng. Từ đó mỗi nước đều xây dựng hệ thống nhà nước theo nguyên tắc kế hoạch hoá dưới sự lãnh đạo của một đảng thống nhất. Do vậy có sự thông hiểu lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế thương mại. Ðây là thuận lợi quan trọng nhất.
Việt Nam và Trung Quốc đều thực hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế của mỗi nước tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách thương mại của hai nước, nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế quốc tế mà hai nước cùng tham gia.
Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước quan trọng để thúc đẩy Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Việt nam. Một thành viên ASEAN là đối trọng đáng kể với Trung Quốc, là một cánh cửa để Trung Quốc có cơ hội thâm nhập vào thị trưòng của 10 nước thành viên. Do vậy quan hệ kinh tế với Việt Nam được Trung Quốc phải coi trọng hơn trước nhiều. Trung Quốc nhạn ra rằng Việt Nam có vị trí quan trọng hơn nhiều so với một Việt Nam cô lập trong khu vực.
Việt Nam không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, vẫn duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao ở khu vực , đã và đang đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một thuận lợi lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại 2 nước.
Việc quan hệ trao đổi hàng hoá giữa hai nước đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Ðã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thông hiểu nhu cầu của nhau. Ðó là cơ sỏ cần thiết cho sự phát triển tiếp theo và cũng là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu hàng hoá trong quan hệ với Trung Quốc một cách phù hợp.
Những điều kiện thuận lợi đối với buôn bán qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới:
Thứ nhất: Việt nam và Trung Quốc, núi liền núi, sông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bi 2TT Trung qu7889c.docx