Đề tài Tình huống dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất

Trị giá hợp đồng vào khoảng 1,564 tỷ USD, còn giá trị của cả nhà máy công suất 6,5 triệu tấn/năm này sẽ vào khoảng 2,5 tỷ USD. Như vậy là giá thành gói thầu số 1+4 cũng như giá thành cả nhà máy nói chung đã cao gấp hai lần so với khi dự án này được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa X (năm 1997). Tuy nhiên, đến nay, dự án mới chỉ triển khai được một số công việc ban đầu trị giá khoảng 200 triệu USD.

Theo các chuyên gia trong ngành, khó khăn lớn nhất khiến dự án đội giá là do phải phát sinh thêm 2 phân xưởng công nghệ để có thể cho ra được xăng Mogas 90, thay vì xăng Mogas 80, 83 như dự kiến ban đầu. Thêm vào đó, sự biến động tỷ giá giữa đồng Euro và USD (khoảng 40%), giá thép nguyên liệu và các loại vật tư đều tăng gần gấp 2 lần. khiến nhà máy đắt gấp đôi. Trong các lý do chậm trễ còn phải kể đến việc lựa chọn hình thức liên doanh 50-50 với Nga đã không phù hợp, dẫn tới việc phải xóa sổ liên doanh Vietross. Nguyên nhân cuối cùng là những yếu kém của phía VN.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình huống dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH HUỐNG DỰ ÁN NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT Quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Dung Quất và nhà máy lọc dầu Dung Quất được thể hiện qua những mốc thời gian và sự kiện quan trọng sau đây:      * tháng 2/1992, sau khi phân tích tình hình phát triển kinh tế của khu vực và vị trí chiến lược của các tỉnh miền Trung trong giai đoạn sắp tới, Phó tiến sĩ Trương Đình Hiển và Kỹ sư Bùi Quốc Nghĩa đã soạn thảo và triển khai chương trình nghiên cứu và lựa chọn các khu vực có thể làm cảng biển ở khu vực miền Trung và đã tiến hành nghiên cứu 12 vị trí: Quy Nhơn, Đề Gi, An Dũ, Tam Quan (Bình Định), Sa Huỳnh, Trà Câu, Cửa Đại, Sa Kỳ, Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Vịnh Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Chân Mây (Thừa Thiên - Huế).      * tháng 9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đã hoàn thành dự án chọn địa điểm cảng biển nước sâu Dung Quất.      * ngày 10/9/1992, PTS.Trương Đình Hiển và KS.Bùi Quốc Nghĩa đến báo cáo và giới thiệu dự án với Ban Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi và xin đi thực địa để kiểm tra hiện trường tại Dung Quất. * ngày 11/9/1992, nhóm tác giả đã báo cáo dự án với UBND tỉnh Quảng Ngãi.      * tháng 11/1992, đại diện UBND tỉnh Quảng Ngãi, Ban Khoa học kỹ thuật và Sở Giao thông vận tải vào TP Hồ Chí Minh để nghe tác giả báo cáo dự án.      * ngày 18/12/1992, UBND Tỉnh Quảng Ngãi gửi báo cáo dự án Dung Quất và Tờ trình lên Văn phòng Chính Phủ.      * ngày 10/01/1993, tác giả Trương Đình Hiển báo cáo dự án Cảng biển nước sâu Dung Quất với Phó Thủ tướng Phan Văn Khải tại hội trường UBND tỉnh Quảng Ngãi.      * ngày 19/9/1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến UBND xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn để nghe Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu các dữ liệu ban đầu về cảng biển nước sâu Dung Quất (gọi tắt chương trình 693) và UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo về dự án cảng biển nước sâu Dung Quất và KCN Dung Quất và đi thị sát Vũng Dung Quất.      Sau chuyến viếng thăm, khảo sát của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, các Bộ ngành chức năng và các đoàn của Trung ương đã khẩn trương về Quảng Ngãi khảo sát, làm việc và lập các phương án quy hoạch khu công nghiệp và cảng biển nước sâu Dung Quất.      Vào ngày 09/11/1994 Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định 658/TTg về chọn địa điểm nhà máy lọc dầu tại Dung Quất và quy hoạch Khu Kinh tế trọng điểm miền Trung; Chính phủ đã giao cho Tổng Công ty dầu khí Việt Nam phối hợp cùng đối tác nước ngoài lập báo cáo khả thi chi tiết nhà máy lọc dầu số 1 tại Dung Quất và giao cho Uỷ ban kế hoach nhà nước chủ trì lập sơ đồ phát triển, giao cho Bộ Xây dựng lập quy hoạch bố trí mặt bằng và giao cho các ngành liên quan phối hợp với Tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam – Đà Nẵng lập đề án phát triển ngành trong khu kinh tế trọng điểm miền trung.      Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp Dung Quất”. Quyết định nêu rõ KCN Dung Quất là KCN lọc và hoá dầu đầu tiên của cả nước, tập trung nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất và sân bay Quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung và có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.      Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và phát triển KCN Dung Quất theo đúng kế hoạch, tiến độ đã định, ngày 16/8/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 553/TTg thành lập Ban quản lý KCN Dung Quất.      Ngày 5/12/1997, tại kỳ họp thứ hai - Quốc hội khoá 10 (từ ngày 21/11/1997 - 12/12/1997) đã thông qua Nghi quyết số 07/1997/QH10 về dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất là công trình quan trọng Quốc gia.      Ngày 10/7/1997, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 514/TTg về việc đầu tư Dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất.      10 giờ ngày 8/1/1998 - Động thổ - khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 - Dung Quất.      Ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất, cùng với việc gói thầu số 1 và số 4 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được ký kết, khẳng định sự nghiệp Dung Quất phải thực hiện thành công mục tiêu đã đặt ra ngay từ đầu. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung.      Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập KKT Dung Quất (Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 và Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005) tình hình thu hút đầu tư vào Dung Quất có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án có qui mô lớn đã và đang đăng ký đầu tư vào KKT Dung Quất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, dịch vụ... Tháng 11/2005 Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã khởi công trở lại, tất cả các yếu tố trên đã đưa KKT Dung Quất bước vào một giai đoạn mới, đó là giai đoạn tăng tốc và phát triển. Ngày 7 – 2 – 2007 ,Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (petrovietnam) chính thức kí hợp đồng EPC dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất với Tổ hợp nhà thầu TPC theo hình thức hợp đồng trọn gói,chìa khóa trao tay. Tổ hợp nhà thầu TPC gồm các đơn vị là Công ty Technip (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha). Theo ông Trần Ngọc Cảnh, Tổng Giám đốc Petrovietnam, đây là gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, bao gồm toàn bộ các phân xưởng công nghệ, các phân xưởng phụ trợ, các hạng mục công trình chung khác trong phạm vi hàng rào nhà máy và hạng mục công trình nhập dầu thô. Phạm vi khối lượng công việc của tổ hợp Technip trong hợp đồng 1+4 bao gồm thiết kế chi tiết, mua sắm vật tư thiết bị; xây dựng, lắp đặt; chạy thử, nghiệm thu và chuyển giao cho chủ đầu tư vận hành nhà máy. Ngoài ra, nhà thầu còn phải thực hiện công tác đào tạo đội ngũ vận hành và bảo dưỡng nhà máy cho chủ đầu tư; cung cấp các vật tư, hóa phẩm, xúc tác, phụ tùng thay thế trong những năm đầu vận hành. Gói thầu 1+4 bao gồm 14 phân xưởng, trong đó có 9 phân xưởng phải mua bản quyền công nghệ. Tiến độ thực hiện hợp đồng là 44 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực (ngày 25/6). Trong đó giai đoạn hoàn thiện xây lắp là 36 tháng, giai đoạn chạy thử, nghiệm thu là 8 tháng. Thời gian bảo hành công trình theo hợp đồng là 24 tháng. Nhà thầu cũng cam kết sử dụng tối đa năng lực của các nhà thầu phụ VN. Trị giá hợp đồng vào khoảng 1,564 tỷ USD, còn giá trị của cả nhà máy công suất 6,5 triệu tấn/năm này sẽ vào khoảng 2,5 tỷ USD. Như vậy là giá thành gói thầu số 1+4 cũng như giá thành cả nhà máy nói chung đã cao gấp hai lần so với khi dự án này được thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa X (năm 1997). Tuy nhiên, đến nay, dự án mới chỉ triển khai được một số công việc ban đầu trị giá khoảng 200 triệu USD. Theo các chuyên gia trong ngành, khó khăn lớn nhất khiến dự án đội giá là do phải phát sinh thêm 2 phân xưởng công nghệ để có thể cho ra được xăng Mogas 90, thay vì xăng Mogas 80, 83 như dự kiến ban đầu. Thêm vào đó, sự biến động tỷ giá giữa đồng Euro và USD (khoảng 40%), giá thép nguyên liệu và các loại vật tư đều tăng gần gấp 2 lần... khiến nhà máy đắt gấp đôi. Trong các lý do chậm trễ còn phải kể đến việc lựa chọn hình thức liên doanh 50-50 với Nga đã không phù hợp, dẫn tới việc phải xóa sổ liên doanh Vietross. Nguyên nhân cuối cùng là những yếu kém của phía VN.      Ngày 16/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1056/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, quyết định thúc đẩy tiến trình phát triển của Khu kinh tế Dung Quất; thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi, mà nhất là huyện Bình Sơn; sự quan tâm đúng mức và quyết tâm của Nhà nước ta đối với công cuộc phát triển kinh tế của Khu vực trọng điểm Miền Trung. Hiện nay, KKT Dung Quất đã hoàn thiện cơ bản hệ thống hạ tầng thiết yếu; đang tiếp tục phát triển hạ tầng, tiện ích nhằm đáp ứng đồng bộ và tốt hơn yêu cầu của các dự án đầu tư.      Ngày 22-2-2009, cả nước đón chào mẻ dầu đầu tiên xuất xưởng từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất mang nhãn hiệu “Made in Việt Nam”. Điều đó đã khẳng định sự thành công trong việc quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất giờ đã trở thành Công ty TNHH một thành viên nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn. Câu hỏi: Hình thức chuyển giao công nghệ nào được áp dụng trong tình huống trên ? Đặc trưng của hình thức chuyển giao đó ??? Tác động của công nghệ trên đối với bên tiếp nhận ??? Tác động của công nghệ đối với bên chuyển giao công nghệ ? Trả lời câu hỏi: Câu 1 : Trong tình huống trên hình thức chuyển giao công nghệ được áp dụng là hình thức chìa khóa trao tay. Đặc trưng của hình thức chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khóa trao tay Người bán công nghệ phải thực hiện các công việc như lắp đặt máy móc ,hướng dẫn quy trình hoàn tất toàn bộ quá trình sản xuất . Người mua công nghệ chỉ việc nhận công trình và bước ngay vào sản xuất . Ở mức độ chuyển giao này thì giá trị của hợp đồng chuyển giao thường là đắt so với các mức độ khác. Câu 2 : Tác động của công nghệ trên đối với bên tiếp nhận : Tác động Thuận lợi Bất lợi Bên tiếp nhận công nghệ Tiết kiệm được chi phí cho nghiên cứu và triển khai. Đạt được sự tiến bộ về thương mại và kĩ thuật. Tạo cơ hội cho việc đối thoại thường xuyên với người có kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ. Giúp bên tiếp nhận trao đổi các vấn đề hàng ngày, có nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề khác, được phổ biến tình hình thực tế về những cải tiến và sáng kiến, các thị trường và xu hướng phát triển Đôi khi đạt được một số điều khoản có lợi trong hợp đồng. Tình trạng lệ thuộc vào bên chuyển giao, không làm chủ được công nghệ Có thể gặp phải thất bại về kĩ thuật hoặc thương mại. Định giá công nghệ sai thực tế và thường cao hơn giá trị thực của công nghệ. Bên cung cấp chậm trễ chuyển giao công nghệ liên quan đến số lần công nghệ được chuyển giao và mức độ thành công của các lần chuyển giao. Nước có bên tiếp nhận công nghệ Việt Nam đã tạo ra được những sản phẩm đầu tiên từ nhà máy lọc dầu đầu tiên của các nước mang thương hiệu :”made in Việt Nam” Tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập ngoại tệ. Tạo ngành nghề mới,hướng phát triển mới cho công nghiệp hóa dầu. Giảm chi phí nhờ sử dụng nguyên liệu địa phương. Tăng cường hoạt động sản xuất thay thế nhập khẩu và hướng tới phục vụ đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khả năng tiếp cận công nghệ gây ô nhiễm môi trường, côn nghệ đòi hỏi nhiều vốn, đòi hỏi trang thiết bị và nguyên liệu nước ngoài, tiêu thụ nhiều năng lượng. Nhập khẩu trùng lặp Dễ gặp các điều khoản bất lợi cho việc tiếp nhận công nghệ. Câu 3 : Tác động của công nghệ đối với bên chuyển giao công nghệ : Tác động Tích cực Tiêu cực Bên cung cấp công nghệ Có cơ hội để cải tiến và thích ứng công nghệ với môi trường hoạt động mới Tăng thêm lợi nhuận mà không cần sản xuất do việc bán công nghệ và các loại nguyên vật liệu đi kèm. Tiếp cận nhanh chóng các thị trường mới Cho phép tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ tiếp cận và khai khác các nguồn lực sẵn có tại địa phương Tạo uy tín với khách hàng, nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường. Gặp những tình huống đàm phán dễ dàng khi chuyển giao công nghệ từ nước phát triền sang nước đang phát triển. Ngoài ra, có thể bán vật liệu, trang thiết bị, phần cứng và các dịch vụ liên quan đến công nghệ cho bên tiếp nhận Tăng thêm tình trạng cạnh tranh. Gây tình trạng cách ly với khách hàng trong trường hợp người tiếp nhận sở tại làm chủ thị trường sản phẩm thì người cung cấp công nghệ nước ngoài sẽ làm giảm mức độ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Làm mất những nhân viên có kinh nghiệm. Gặp một số rủi ro liên quan đến hợp đồng như không được trả tiền, bị tiết lộ bí mật,… Nước có bên cung cấp công nghệ Tạo điều kiện giảm nguy cơ nghèo đói của phía tiếp nhận. Tăng sức mua của bên tiếp nhận do đó làm tăng cơ hội bán được hàng hóa. Mất vị trí dẫn đầu về kĩ thuật Gặp rắc rối về các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ bí mật quân sự, bảo vệ những lĩnh vực công nghệ cao. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31623.doc
Tài liệu liên quan