Đề tài Tình huống quá trình triển khai thực hiện dự án FDI: dự án liên doanh Vũng Tàu – Paradise

Khi liên doanh cam kết tìm giải pháp giải quyết bế tắc, đồng thời xin gia hạn thêm thời hạn của dự án, phía đối tác Đài Loan đã lựa chọn hình thức xin chuyển nhượng lại cổ phần cho công ty khác đầu tư vào dự án, nhưng lại đòi giá quá cao, khiến cho việc đàm phán không thành công. Sau đó bên liên doanh Đài Loan quyết định tiếp tục đầu tư và mời thêm nhiều nhà đầu tư Đài Loan cùng đầu tư nên vốn vẫn không thể huy động được để thực hiện cam kết.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình huống quá trình triển khai thực hiện dự án FDI: dự án liên doanh Vũng Tàu – Paradise, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình huống quá trình triển khai thực hiện dự án FDI: dự án liên doanh Vũng Tàu – Paradise Phần 1: Tình huống 1.1 Giới thiệu về dự án ` Dự án khu du lịch Vũng Tàu – Paradise tại bãi Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu là một trong 5 dự án liên doanh đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Bà Rịa – Vũng Tàu được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KHĐT) cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 1991 với thời hạn cấp phép là 25 năm, là dự án đầu tư của liên doanh giữa Công ty Du lịch quốc tế Vũng Tàu (Vungtau intourco) và Paradise Development and Investment (Đài loan), gọi tắt là liên doanh Vũng Tàu – Paradise. 1.2 Mục tiêu của dự án Xây dựng khu văn hóa - thể thao và du lịch tại Bãi Sau thành phố Vũng Tàu. Dự án gồm khách sạn 3 sao 1.500 phòng và công trình dịch vụ đi kèm; khu thể thao dưới nước, bể bơi luớt ván, thuyền buồm, nhảy dù nhào lặn, câu cá; công viên giải trí gồm làng dân tộc thiểu số Việt Nam, Trung tâm ca múa nhạc dân tộc Việt Nam, vườn chơi trẻ em, múa nước; một sân golf 27 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế; công viên nước… Tổng đầu tư dự án lên tới hơn 97 triệu USD, trong đó vốn pháp định gần 62 triệu USD. Phía VN góp gần 15,5 triệu USD bằng giá trị quyền sử dụng 220 ha đất ven biển trong 25 năm, phía nước ngoài đóng góp số còn lại bằng tiền mặt, thiết bị và vật tư hàng hóa. 1.3 Quá trình triển khai xây dựng dự án Cuối năm 1995 tức sau 15 năm đầu tư, mới chỉ có một phần nhỏ của một số hạng mục công trình được thực hiện. Cụ thể, khu khách sạn 500 phòng chỉ xong phần...móng; Nhà khách 38 phòng còn đang ở dạng…xây thô; Khu công viên giải trí gồm 6 công trình thì cũng chỉ mới xây được một khu trò chơi và khu cắm trại. Các phần còn lại chưa thực hiện hoặc đang dở dang... Riêng khu thể thao dưới nước thành Câu lạc bộ Marina cho thuê phao dù tắm biển. Tháng 8/2006, dự án vẫn rơi vào bế tắc, việc triển khai dự án không được tiến hành như giấy chứng nhận đầu tư đã quy định. Để dự án này có thể tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, vấn đề cơ bản nhất là chủ đầu tư phải có nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, đối tác Đài Loan không đủ khả năng tài chính. Theo đại diện phía nước ngoài, khó khăn lớn nhất khi tiếp tục huy động vốn đầu tư là thời hạn hoạt động còn lại quá ngắn (10 năm), do đó phía nước ngoài đề nghị xin tăng thời hạn giấy phép từ 25 năm lên 50 năm. Sau khi nghiên cứu ý kiến của các bên liên doanh và trên cơ sở kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp, Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh đã đề nghị trong vòng 12 tháng kể từ ngày có kết luận của Đoàn kiểm tra (8/2006), nếu Liên doanh Vũng Tàu - Paradise đệ trình được phương án khả thi chuyển nhượng vốn cho một chủ đầu tư mới hoặc bên nước ngoài tìm kiếm được các nhà đầu tư mới đủ năng lực tài chính tham gia góp vốn đầu tư để xây dựng các hạng mục chính, thì Đoàn kiểm tra sẽ đề nghị Bộ KH&ĐT xem xét quyết định đồng thời với việc gia hạn hoạt động từ 25 năm lên 50 năm cho doanh nghiệp. Nếu sau thời gian này (tháng 8/2007), Liên doanh Vũng Tàu - Paradise không thực hiện được các điểm nêu trên, Đoàn kiểm tra đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư xem xét phương án chấm dứt hoạt động trước thời hạn, hoặc thu hồi toàn bộ diện tích đất tương xứng chưa sử dụng. Tháng 1/2008, tại buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai dự án, ông Long Hasiang Wu - Chủ tịch HĐQT Công ty liên doanh Vũng Tàu - Paradise cho biết, vẫn đang tìm kiếm đối tác có đủ năng lực tài chính để xây dựng các hạng mục còn lại. Như vậy, quá thời hạn quy định mà liên doanh vẫn chưa tìm ra được biện pháp để tiếp tục dự án như đã cam kết. 1.4 Quá trình góp vốn và giám định tài sản Từ năm 1991 - 1999, phía nước ngoài góp hơn 25,4 triệu USD bằng tiền mặt và thiết bị, vật tư hàng hóa (báo cáo của liên doanh). Tuy nhiên, số tiền này Hội đồng quản trị (HĐQT) của liên doanh không công nhận vì thiếu chứng từ hợp lệ. Tháng 1/2002, Bộ KHĐT đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra Liên doanh Vũng Tàu - Paradise. Bộ KHĐT đã ra công văn yêu cầu liên doanh thực hiện các bước hậu kiểm, nhằm xác định rõ giá trị góp vốn của các bên tham gia. Tháng 8/2002, Vũng Tàu - Paradise đã ký hợp đồng kinh tế với Cty cổ phần giám định Ngân Hà (Micontrol) để giám định tài sản. Kết quả cho thấy tổng chi phí xây dựng sân golf được xác định là hơn 7.676.061USD, nhưng phía liên doanh không đồng ý. Phía nước ngoài đề nghị đưa thêm vào một số chi phí để nâng tổng số tiền xây dựng lên 9.042.50USD, nhưng Micontrol không chấp nhận vì những chi phí này không có chứng từ hợp lệ để có thể công nhận. Tháng 8/2003, Liên doanh Vũng Tàu - Paradise có công văn thông báo kết luận cuộc họp HĐQT: Phía đối tác VN nhất trí giá trị đầu tư hạng mục sân golf như kết quả giám định của Micontrol, phía đối tác nước ngoài lại không đồng ý với kết quả đó. Sau nhiều lần họp, tháng 7/2006, HĐQT mới chỉ tạm ghi nhận việc góp vốn của phía nước ngoài là hơn 11,6 triệu USD (còn khoảng 51 triệu USD nữa). Còn phía VN đã góp đủ vốn bằng giá trị quyền sử dụng 220ha đất trong 25 năm. Sau cam kết với đoàn kiểm tra về việc tìm kiếm đối tác để tiếp tục duy trì khả năng tài chính cho dự án, đến tháng 1/2008, tại buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai dự án, ông Long Hasiang Wu - Chủ tịch HĐQT Công ty liên doanh Vũng Tàu - Paradise cho biết, vẫn đang tìm kiếm đối tác có đủ năng lực tài chính để xây dựng các hạng mục còn lại. Phần 2: Câu hỏi 2.1 Liên doanh được đề cập ở tình huống trên đang gặp phải bế tắc gì? Thuộc giai đoạn nào của dự án đầu tư? 2.2 Tại sao dự án lại rơi vào bế tắc như vậy? 2.3 Tham chiếu với các văn bản pháp luật đề xuất phương án giải quyết bế tắc trên của dự án? 2.4 Đứng trên góc độ của Cơ quan quản lý Nhà nước, và chủ dự án đầu tư, rút ra bài học gì từ tình huống trên? Phần 3: Phân tích tình huống và trả lời câu hỏi 3.1 Trả lời câu hỏi: Liên doanh được đề cập ở tình huống trên đang gặp phải bế tắc gì? Thuộc giai đoạn nào của dự án đầu tư? Trong tình huống trên, liên doanh gặp phải các vấn đề sau: Không thực hiện đúng tiến độ thi công các công trình như trong giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể, sau 17 năm mới chỉ được xây dựng một số công trình cơ bản. Không tuân thủ các cam kết đầu tư, nhiều lần được gia hạn nhưng vẫn không thực hiện được, gây lãng phí cảnh quan khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn. Như vậy, liên doanh trong tình huống trên đang đứng trước nguy cơ bị rút giấy chứng nhận đầu tư, kết thúc dự án trước thời hạn do không thực hiện đúng giai đoạn triển khai thực hiện dự án như quy định của pháp luật. Bế tắc của dự án rơi vào giai đoạn triển khai thực hiện dự án, thuộc hai công việc chính là tổ chức thi công xây dựng công trình và vấn đề góp vốn và chứng nhận góp vốn của các bên. 3.2 Trả lời câu hỏi : Tại sao dự án lại rơi vào bế tắc như vậy? Nguyên nhân quá trình triển khai thực hiện dự án rơi vào bế tắc như vậy: Nguyên nhân chính là do phía đối tác Đài Loan đã kiệt vốn, không còn khả năng huy động vốn để tiếp tục đầu tư. Quá trình huy động vốn qua các năm không được tiến hành đúng hạn, không đủ tiềm lực tài chính để xây dựng các hạng mục công trình như giấy chứng nhận đầu tư. Các công trình quan trọng không thực hiện được dẫn đến doanh thu thấp. Đất đai sử dụng không hiệu quả, bỏ không nhưng vẫn phải khấu hao tiền sử dụng đất, nên tình hình càng trở nên bế tắc hơn. Khi liên doanh cam kết tìm giải pháp giải quyết bế tắc, đồng thời xin gia hạn thêm thời hạn của dự án, phía đối tác Đài Loan đã lựa chọn hình thức xin chuyển nhượng lại cổ phần cho công ty khác đầu tư vào dự án, nhưng lại đòi giá quá cao, khiến cho việc đàm phán không thành công. Sau đó bên liên doanh Đài Loan quyết định tiếp tục đầu tư và mời thêm nhiều nhà đầu tư Đài Loan cùng đầu tư nên vốn vẫn không thể huy động được để thực hiện cam kết. Mặt khác, Theo cơ quan chức năng, công tác quản lý và điều hành của liên doanh Vũng Tàu - Paradise còn nhiều bất cập. Phía nước ngoài không có mặt thường xuyên, làm việc thì áp đặt; Phía VN chưa phát huy được vai trò tham gia quản lý và giám sát. Đã phát sinh một số bất đồng nội bộ mà không được giải quyết ngay, dẫn đến ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, từ đó buông lỏng công tác quản lý và điều hành thời gian dài... Đầu tư nhỏ lẻ, manh mún cũng là một lý do khiến cho liên doanh vừa thực hiện không đúng quy định, vừa làm kéo dài quá trình triển khai dự án. Việc Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vì muốn dự án được tiếp tục đầu tư phát triển, đã nhiều lần lần lữa việc xử lý vi phạm giấy chứng nhận đầu tư và không thực thi cam kết của liên doanh một cách chặt chẽ cũng là một yếu tố khiến dự án không có hướng đi hợp lý ngay từ đầu. 3.3 Trả lời câu hỏi: Tham chiếu với các văn bản pháp luật đề xuất phương án giải quyết bế tắc trên của dự án? Trong trường hợp của liên doanh Vũng Tàu – Paradise, do việc triển khai dự án kéo dài quá thời hạn, không thực hiện các cam kết về triển khai dự án theo quy định của pháp luật, không chỉ làm dự án mất tính hiệu quả về tài chính cho chủ đầu tư mà còn gây lãng phí cảnh quan khu vực, làm chậm quá trình phát triển kinh tế tổng thể của địa bàn, do đây là nơi có địa thế đẹp nhất, có tiềm năng phát triển tốt. Nhằm vừa xử lý những sai phạm nói trên của Liên đoanh, đồng thời tạo một cơ hội phát triển tiềm năng của dự án này góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh, có thể đề xuất 3 phương án như sau: Thứ nhất: rút giấy phép đầu tư, kết thúc dự án trước thời hạn Thứ hai: vẫn giữ hình thức liên doanh nhưng chuyển đổi sở hữu cổ phần của một trong hai hoặc cả hai bên. Thứ ba: chuyển liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài. Cụ thể như sau: Thứ nhất: theo điều 64 khoản 2 Luật đầu tư 2005 “Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau mười hai tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư”. Trong khi đó, liên doanh không những không thực hiện đúng tiến độ của dự án, trong 17 năm mà mới chỉ hoàn thành một phần nhỏ của dự án, mà còn 2 lần không thực hiện được cam kết với đoàn thẩm tra của Tỉnh. Do đó theo điều 68 khoản 2a nghị định 108/2006/ND-CP thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án. Thứ hai: do dự án mang tính khả thi và đã được duyệt, nhằm tránh lãng phí và mất thời gian, dự án có thể tiếp tục được đầu tư xây dựng đưa vào vận hành. Tuy nhiên, với khả năng tài chính không đảm bảo của bên liên doanh nước ngoài, để dự án được tiếp tục hoạt động, cần có hướng đi hợp lý: Xin gia hạn thời gian của dự án lên 50 năm, do theo Luật đầu tư nước ngoài thời hạn tối đa của một dự án là 50 năm. Bởi nếu tiếp tục đầu tư xây dựng mà chỉ còn khoảng chưa đến 10 năm thì dự án lúc này trở nên thiếu khả thi đối với đối tác mới. Chuyển nhượng sở hữu cổ phần của một trong hai hoặc cả hai bên theo điều 34 Luật Đầu tư Nước ngoài. Qua đó, dự án tiếp tục được triển khai, nhưng một trong hai phía hoặc cả hai phía liên doanh chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho đối tác mới có khả năng tài chính tiếp tục đầu tư xây dựng theo tiến độ được cam kết sau khi xin gia hạn thêm thời gian hoạt động cho dự án. Trong trường hợp này, do bên phía đối tác Đài Loan không đủ tiềm lực tài chính, do đó có thể thực hiện một trong hai biện pháp là chuyển đổi sở hữu trong liên doanh cho một chủ đầu tư mới, hoặc chuyển một phần, tìm thêm chủ đầu tư cùng góp vốn xây dựng những hạng mục còn lại. Đây là một biện pháp khả thi, dự án có thể tiếp tục được triển khai, tránh lãng phí tiền của và thời gian so với việc chấm dứt dự án này và cấp phép cho một dự án hoàn toàn mới. Đồng thời đây cũng là nỗ lực của Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong thời gian qua, với mục đích vì lợi ích chung của toàn xã hội. Thứ ba: chuyển đổi liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài. Theo điều số 19a, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài số 18/2000/QH10, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Do đó liên doanh có thể thực hiện một trong 4 hình thức là chuyển toàn bộ sở hữu liên doanh cho phía Việt Nam làm doanh nghiệp 100% vốn trong nước; chuyển toàn bộ sở hữu liên doanh cho phía Đài Loan làm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; nhượng lại cổ phần toàn bộ cho chủ đầu tư mới phía Việt Nam, hay phía nước ngoài mới. Xét trong bối cảnh dự án, phương án khả thi nhất là nhượng lại cổ phần toàn bộ của 2 bên cho chủ đầu tư mới phía nước ngoài hoặc Việt Nam để tiếp tục triển khai dự án. Đồng thời, việc tiếp tục dự án cũng phải gắn với việc xin gia hạn thời gian cho dự án lên 50 năm. Đây cũng là một phương án khả thi, nhằm đạt được mục đích tổng lợi ich cho dự án và lợi ích tổng thể cho sự phát triển chung của địa bàn. 3.4 Trả lời câu hỏi: Đứng trên góc độ của Cơ quan quản lý Nhà nước, và chủ dự án đầu tư, rút ra bài học gì từ tình huống trên? Trên góc độ cơ quan quản lý Nhà nước: Xem xét, đánh giá kỹ càng dự án từ khi thẩm tra, nhằm không chỉ thấy được tính khả thi của dự án trên phương diện tài chính mà còn đảm bảo dự án được triển khai và hoạt động theo đúng cam kết của nhà đầu tư. Cần giám sát chặt chẽ và thường xuyên công tác triển khai thực hiện dự án đầu tư, kịp thời xử lý những vi phạm của các dự án. Trong trường hợp dự án lớn và có vai trò quan trọng trong sự bối cảnh chung của xã hội có thể linh hoạt xem xét, nhưng không quá nhân nhượng. Xử lý linh hoạt, nỗ lực giúp đỡ các dự án triển khai thuận lợi thông qua các chính sách điều chỉnh dự án phù hợp như thay đổi về quy mô, hình thức, thời gian hoạt động,… Trên góc độ chủ dự án đầu tư: Cần lựa chọn đối tác kỹ càng ngay từ đầu, cam kết chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên, đảm bảo dự án được triển khai đúng kế hoạch, vận hành hiệu quả. Có phương án quản lý chặt chẽ và hiệu quả tất cả các khâu của dự án. Kịp thời nhận ra những sai sót dự án gặp phải, tham chiếu với các chính sách luật pháp để tìm hướng giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Linh hoạt trong các khâu thực hiện dự án, tận dụng những ưu đãi trong đầu tư thuộc lĩnh vực của dự án và áp dựng triệt để những thuận lợi từ các chính sách pháp luật. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình “quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Hường, nhà xuất bản Thống kê 2002, chương “quản trị triển khai dự án FDI” (trang 274 đến trang 316). Luật đầu tư số 59/2005/QH Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được QH/09 thông qua ngày 12/11/1996 Nghị định của Chính Phủ số 78/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Website: www.mpi.gov.vn cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyên mục đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25729.doc
Tài liệu liên quan