MỤC LỤC
A-/ LỜI NÓI ĐẦU
B-/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ VI MÔ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
I-/ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN
LỊCH SỬ:
1-/ Nhà nước chủ nô:
2-/ Phong kiến:
3-/ Tư sản:
4-/ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa:
II-/ CÁC LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỦA
CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN, TÂN CỔ ĐIỆN, KEYNES:
1-/ Các nhà kinh tế học cổ điển:
2-/ Quan điểm của Keynes:
3-/ Quan điểm hỗn hợp của Paul Samuelson - Sự phối hợp
giữa “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình”:
4-/ Trường phái “Kinh tế thị trường xã hội”:
5-/ Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
I-/ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
1-/ Ưu điểm:
2-/ Mặt trái của nền kinh tế thị trường:
II-/ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ
VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC
I-/ MỤC TIÊU QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC:
1-/ Mục tiêu phân bố nguồn lực có hiệu quả:
2-/ Mục tiêu phân bố công bằng sản phẩm làm ra
và giải quyết tốt vấn đề xã hội:
3-/ Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế:
4-/ Củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
5-/ Mục tiêu củng cố quốc phòng, an ninh trật tự:
II-/ CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG:
1-/ Thiết lập khuông khổ pháp luật:
2-/ Hiệu quả:
3-/ Đảm bảo sự công bằng
4-/ ổn định kinh tế vĩ mô:
III-/ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG:
1-/ Định hướng chiến lược đúng đắn vai trò quan trọng mang
tính chất tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế:
2-/ Nhà nước có chính sách thu hút vốn đầu tư từ các nguồn
trong và ngoài nước đặc biệt là vốn đầu tư từ nước ngoài:
3-/ Nhà nước thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô:
4-/ Nhà nước điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội:
5-/ Nhà nước kịp thời điều chỉnh việc sử dụng các
thành phần kinh tế:
6-/ Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực:
IV-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI VAI TRÒ
NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA:
1-/ Xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội
phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội nước ta
và bối cảnh hiện nay
2-/ Tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao,
bền vững
3-/ Đổi mới cơ chế quản lý và sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước
4-/ Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ
5-/ Cải cách hành chính gắn với đổi mới kinh tế
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
I-/ THỰC TRẠNG:
1-/ Thành tựu đạt được:
2-/ Những hạn chế:
II-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
C-/ KẾT LUẬN
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất thải mà môi trường có thể tự phân huỷ, bởi vậy ô nhiễm môi trường một cách nặng nền hơn thế có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống hay sức khoẻ con người sự tàn phá thiên nhiên một cách tàn nhẫn.
Thứ năm, ta không thể không nói đến vấn đề “độc quyền” trong nền kinh tế thị trường, chính sự độc quyền này làm gây ra rất nhiều những bức xúc và dẫn đến có thể làm đảo lộn nền kinh tế khi một công ty tung tiền ra với một lượng quá lớn sẽ gây ra lạm phát cao và gây ra sự mất hiệu quả của nền kinh tế, không có sự canh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà chỉ có một mức giá cố định.
II-/ Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường:
Đây là những đặc trưng nội cộm nhất, tiêu biểu nhất của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Có năm đặc trưng lớn:
Thứ nhất, đó là thể chế của những chủ thể tự chủ, tự do kinh doanh theo pháp luật, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh, vừa liên kết, hợp tác và phát triển xã hội hoá cao.
Thứ hai, khi ở nền kinh tế thị trường thông tin là một điều tối quan trọng và ngày càng đóng vai trò trực tiếp hướng dẫn sản xuất các hãng kinh doanh lựa chọn phương án sản xuất cho mình để ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, lợi nhuận nhiều hơn hay có hiệu quả trong việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, lựa chọn các phương án sản xuất bao gồm thời gian tiến hành, nơi tiến hành, thiết bị, lực lượng lao động,... tất cả những điều này là thể chế của những chủ thể tự chủ. Các hãng tự quyết định lấy hành vi của mình nhưng phải theo một khuôn khổ với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và tuân theo pháp luật. Do lợi nhuận các hãng luôn thay đổi các thiết bị, mẫu mã để cạnh tranh với các hãng khác, giành giật hợp đồng cũng như khách hàng. Nhưng trong nền kinh tế thị trường vẫn phải có khuôn phép, có luật bảo vệ. Ngoài ra, ở nền kinh tế thị trường không nên dàn đều các mặt quan trọng như một tổ chức ta sẽ phân công cho phát triển các vị trí then chốt, vị trí không thể thiếu được của cuộc sống, để tạo ra thế vững chắc, đồng đều và cân bằng.
Trong nền kinh tế thị trường điều thiết yếu là sở hữu cá nhân và tư nhân (về lao động, vốn, tài sản,...) được tôn trọng, đồng thời phải phát triển các hình thức sở hữu, hỗn hợp, đan xen trong các tổ chức kinh doanh. Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh ta nên tách quyền sở hữu tài sản của Nhà nước với quyền kinh doanh tài sản của doanh nghiệp. Riêng kinh tế hợp tác tự nguyện được khuyến khích và hỗ trợ. Làm sao cho các thành phần kinh tế phải được công bằng trước pháp luật.
Thứ ba, giá tự do tức giá thị trường, tự do hoá thương mại (ban đầu ở trong nước dần dần mở rộng ra thị trường ngoài nước) và cạnh tranh tạo mọi khả năng cho thị trường phát huy vai trò tự điều chỉnh sản xuất kinh doanh và cung cầu hàng hoá.
Sự sai lầm của chúng ta trong cơ chế cũ là Nhà nước quy định giá cho các mặt hàng, giá cả cứng nhắc, tiền lương thực tế không thay đổi khi gia tăng làm ảnh hưởng rõ rệt đến nền kinh tế là lạm phát quá cao gây lộn xộn mất ổn định của nền kinh tế. Và bây giờ khi chuyển sang một nền kinh tế mới, hơn hết chúng ta hãy để thị trường, doanh nghiệp tự quyết định hành vi của mình mà cho giá cả phù hợp cũng như tuỳ thuộc vào lượng cung cầu mà sản xuất kinh doanh. Thấy rõ khi cung lớn cầu ta phải ngừng sản xuất ngay để tiêu thụ hết tất cả các sản phẩm tồn kho, để tránh khủng hoảng thừa hay để lợi ích cận biên giảm. Khi cầu lớn hơn cung giá cả sẽ tăng và các hãng doanh nghiệp rất muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy rằng xã hội luôn mong muốn cầu và cung ở trạng thái cân bằng để tránh gây suy thoái hay gây lạm phát bằng các chính sách, các hình thức kinh tế, các hoạt động kinh tế, luật pháp, chế độ phân phối mà điều tiết cũng như hạn chế sao cho phù hợp. Các hình thức trợ giá hay phát hành cổ phiếu,... để hạn chế mặt trái của thị trường.
Thứ tư, trong khi điều hành nền kinh tế đừng đưa những quy định cứng nhắc, bảo thủ, cần hạn chế tối đa các mệnh lệnh hành chính để làm sao đưa nền kinh tế thị trường đúng như quy luật của thị trường tức là diễn ra theo các quy luật: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh nhằm diễn ra theo nguyên tắc vận hành chủ yếu. Nhưng không vì vậy mà ta bỏ mặc nền kinh tế thích ra sao thì ra mà vẫn phải có sự quản lý của Nhà nước để chỉnh hướng đi theo nền kinh tế có kế hoạch, có mục tiêu kinh tế xã hội. Bởi vậy ta không nên cô lập thị trường mà nên kết hợp nền kinh tế kế hoạch và nền kinh tế thị trường để đảm bảo chính sách kinh tế của nước nhà, suy cho cùng nền kinh tế thị trường không phải là vạn năng, có nhiều cái nó không thể làm được. Tầm quan trọng của kế hoạch ở năng lực điều chỉnh hành vi của nó, đó là khi ta dự đoán chính xác đưa ra các chính sách phương án và phương hướng phát triển nền kinh tế đưa cái nào là mũi nhọn như phát triển công nghiệp, sự nghiệp công ích mà thị trường không đoái hoài đến. Đồng thời là sự uốn nắn những sai lầm của thị trường loại bớt, giảm và hạn chế tối đa.
Thứ năm, mọi yếu tố sản xuất phải đi vào thị trường bởi nó tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động bình thường phải đưa tất cả vào đừng vì bất cứ cái gì mà chần chừ. Tiếp tục đẩy mạnh cơ chế lưu thông hàng hoá xây dựng hệ thống thị trường thông suốt và thống nhất ở các thị trường hàng hoá dịch vụ, vốn, kỹ thuật, chứng khoán, bất động sản.
Đặc trưng xã hội cũng như vai trò xã hội to lớn của Nhà nước XHCN trở thành đặc trưng nổi bật của thể chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mô hình kinh tế mà con người là nhân vật trung tâm.
Một nền kinh tế thị trường thành công không phải dừng lại đơn thuần là sự tăng trưởng kinh tế mà đi kèm với nó là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống như lương và thu nhập thực tế tăng trưởng mạnh, y tế tăng, phân hoá giầu nghèo không còn rõ nét, không làm phương hại lớn đến chúng, mặt khác phải giữ vững vai trò cũng như bảo tồn nền văn hoá truyền thống của xã hội.
Muốn vậy khi quyết định ta phải nêu ra các chi tiêu cần phải đạt được về mặt giáo dục, y tế, việc làm, xoá đói giảm nghèo, lĩnh vực văn hoá xã hội, đảm bảo môi sinh môi trường, đồng thời nâng cao vai trò xã hội của Nhà nước XHCN theo chế độ bảo hiểm xã hội, theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng, tuy vậy ta phải quan tâm chú ý săn sóc đến các thành viên có công với cách mạng, các bà mẹ anh hùng, liệt sỹ, thương binh, người già, trẻ em mồ côi.
Chương III
Mục tiêu, chức năng, vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
I-/ Mục tiêu quản lý vĩ mô của Nhà nước:
Mỗi vấn đề đặt ra đều có những mục tiêu riêng của nó. Vậy thì khi ta nghiên cứu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước ta sẽ có những mục tiêu nào để từ đó đưa ra các chính sách cũng như các biện pháp quản lý hợp lý và đúng đắn nhất.
1-/ Mục tiêu phân bố nguồn lực có hiệu quả:
Để phân bố có hiệu quả Nhà nước phải dựa vào những công cụ kế hoạch định sự phát triển toàn diện nền kinh tế, thông qua các công cụ này Nhà nước có thể nắm bắt được tất cả các yếu tố cung cũng như cầu, trạng thái nền kinh tế, đặc điểm từng vùng để hướng tới sự phân bố, định hướng về quy mô và sản lượng từng vùng để xử lý nguồn lực đang có một cách tốt hơn. Xác định quy mô từng vùng để có khả năng phát triển tốt nhất các mặt mạnh của vùng đó, đặc trưng và tài nguyên. Bởi vậy hiện nay cũng có rất nhiều vùng khác nhau có mũi nhọn như: than, lúa, sắt,... từ đó Nhà nước có thể cung cấp vốn, kỹ nghệ, sức lao động để sử dụng có hiệu quả nhất. Và đây cũng chính là công cụ để Nhà nước có thể khẳng định được ý đồ cũng như mục đích của mình trong tất cả các lĩnh vực, công cộng, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, giảm bớt rủi ro với các thành phần kinh tế đảm bảo các hoạt động đi vào guồng máy hơn, tạo sự hài hoà thống nhất các khu vực với nhau.
2-/ Mục tiêu phân bố công bằng sản phẩm làm ra và giải quyết tốt vấn đề xã hội:
a-/ Phương pháp cân bằng:
Để đảm bảo phân bố công bằng và giải quyết tốt các vấn đề xã hội Nhà nước có chức năng phân phối thông qua sự điều tiết kinh tế. Phân phối theo chủ sở hữu, phân phối theo lợi nhuận, phân phối theo lao động một cách công bằng nhất, ai làm người đó hưởng, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Nhà nước phải đại diện cho quyền lợi nhân dân lao động. Tuy nhiên Nhà nước vẫn phải trợ cấp cho các người già, thương binh, bảo hiểm, công nghệ bằng các chính sách tiền tệ nhằm hạn chế tối đa sự bất bình đẳng, bất công bằng trong xã hội. Ngoài ra Nhà nước còn áp dụng các chính sách kinh tế khác như: chính sách thuế, chính sách phân phối lợi nhuận, chính sách lãi suất.
b-/ Giáo dục:
Cùng với sự phân phối cân bằng thì giải quyết các vấn đề xã hội cũng là mục tiêu lớn. Đó là mục tiêu nâng cao mặt bằng văn hoá dân tộc, đẩy lùi nạn mù chữ, đồng thời tạo điều kiện giảng dạy cho thật tốt, có hiệu quả,... Khi ta có trí thức ta sẽ dễ dàng nhận thức được nhiệm vụ cũng như hành động của mình.
3-/ Mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế:
Đây là mục tiêu cần thiết và quan trọng nhất. Tăng trưởng không có nghĩa là chỉ tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng đồng thời với nó là nền kinh tế đã đi vào nhịp thở như nhịp thở của trái tim vậy, hoà quyện với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Nhà nước có vai trò tối quan trọng ở đây đó là tạo môi trường lành mạnh để các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh, kết hợp theo cấu trúc và theo quy định của pháp luật, làm sao để phát huy đẩy mạnh các mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, nhằm cho các doanh nghiệp thuận lợi để sản xuất tối đa sức sản xuất của mình.
Nhà nước phải xác định rõ quyền sở hữu tài sản để đảm bảo nguồn lực tham gia vào kinh tế vốn, kỹ nghệ, các dự án đầu tư, đồng thời khuyến khích nhằm nâng cao sức sản xuất cũng như sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền và phát triển toàn diện các yếu tố lao động vốn, kỹ thuật, đất đai theo không gian và thời gian.
Ngoài ra Nhà nước còn có một nhiệm vụ đó là nguồn tài trợ cuối cùng đối với các doanh nghiệp chủ chốt để phát huy không làm cho nền kinh tế chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
4-/ Củng cố và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội:
Kết cấu hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mục tiêu không thể thiếu được khi xây dựng một nền kinh tế mở và toàn diện. Muốn vậy ta phải phát triển giáo dục cũng như tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo sự tiến bộ mới cho nền kinh tế đồng thời tạo nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh, đổi mới công nghệ.
5-/ Mục tiêu củng cố quốc phòng, an ninh trật tự:
Bảo vệ và phát triển luôn đi kèm với nhau. Yêu cầu cao nhất của xã hội đó là phát triển bền vững và có sự vững chắc về quốc phòng cũng như an ninh.
II-/ Chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
Vai trò nhà nươc trong nền kinh tế thị trường được thực hiện thông qua các chức năng cơ bản sau:
1-/ Thiết lập khuông khổ pháp luật:
Chức năng này có ý nghĩa quan trọng đối vói sự phát triển kinh tế mà cá doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân chính phủ đều phải tuân thủ. Nó bao gồm qui định về tài sản, các qui tắc về hợp đồng và hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế.
Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Các luật lệ đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãi về sự công bằng hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc. Nhưng khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tơi các ứng xử kinh tế của con người.
2-/ Hiệu quả:
Nhà nước sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả như: Hạn chế ảnh hưởng của động quyền, tình trạng vô chính phủ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, nạn ô nhiễm môi trường...
Trước hết, những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó không hiệu quả là ảnh hưởng của độc quyền. Cần phải nói rằng, lợi dụng ưu thế của mình, các tổ chức độc quyền có thể qui định giá để thu lợi nhuận, và do vậy phá vỡ ưu thế cạnh tranh hoàn hảo. Vì vậy cần phải có sự can thiệp của Nhà nước để hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả cạnh tranh thị trường. Điều đó đảm bảo được ganh đua của những người kinh doanh, đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế.
Song song cạnh tranh không hoàn hảo hay độc quyền thì một người cạnh tranh không hoàn hảo có thể làm thay đổi giá cả của mặt hàng nào đó. Vì người độc quyền trên thực tế là người duy nhất cung cấp một mặt hàng cụ thể nào đó. Vì vậy có khả năng qui định giá cao để thu hút siêu lợi nhuận. Tình trạng đó làm cho giá cả cao hơn mức hiệu quả, làm biến dạng về cầu và xuất hiện siêu lợi nhuận. Tình trạng đó làm cho giá cả cao hơn mức hiệu quả, làm biến dạng về cầu và xuất hiện siêu lợi nhuận. Những lợi nhuận này có thể được sử dụng vào những hoạt động như quảng cáo lừa dối, mua ảnh hưởng. Vì vậy nhà nước không thể coi mọi hoạt động của độc quyền là tất yếu. Nhà nước cần đưa ra các luật chống độc quyền và luật lệ kinh tế để làm tăng hiệu quả của hệ thống thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Thứ hai, những tác động bên ngoài cũng dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt động của thị trường và cũng đòi hỏi nhà nước phải can thiệp. Tác động bên ngoài xẩy ra khi doanh nghiệp tạo ra chi phí lợi ích cho doanh nghiệp khác hoặc người khác mà doanh nghiệp đó không phải trả đúng số chi phí phải trả hoặc không được nhận những lợi ích nhẽ ra anh ta được nhận. Ví dụ, Doanh nghiệp A sử dụng tài nguyên hiếm như không khí hay nước sạch mà không phải trả tiền cho những người phải sống trong bầu không khí bị ô nhiễm hay nước bẩn. Những tác động bên ngoài như vây làm cho hoạt động kinh tế không hiệu quả. Vì vậy, nhà nước phải sử dụng đến luật lệ để hành kinh tế như là một phương pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực bên ngoài như ô nhiễm nước và không khí. Khai thác đến cạn kiệt khoáng sản, chất thải gây nguy hiểm cho thức ăn, nước uống, thiếu an toàn và các chất phóng xạ...
Nhà nước phải đảm bảo nhiệm vụ sản xuất hàng hoá công cộng. Theo các nhà kinh tế, hàng hoá tư nhân là loại hàng hoá mà nếu như một người đã dùng thì người khác không thể dùng được nữa. Còn hàng hoá công cộng là một loại hàng hoá mà nhiều người cùng sử dụng. Ví dụ không khí trong sạch và quốc pòng là hàng hoá công công. Đặc trưng của hàng hoá công cộng là:
Về mặt kỹ thuật, một người tiêu dùng mà không làm giảm số lượng sẵn có đối với người khác. Nó không loại trừ bất cứ ai ra khỏi việc tiêu dùng này trừ khi phải trả giá quá đắt.
ích lợi giới hạn của hàng hoá công cộng đối với xã hội và tư nhân là khác nhau. Nhìn chung lợi ích giới hạn mà tư nhân thu được từ hàng hoá công cộng là rất nhỏ. Vì vậy, tư nhân thường không muốn sản xuất hàng hoá công cộng. Mặt khác, có nhiều hàng hoá công cộng có ý nghĩa quan trọng cho quốc gia như quốc phòng, luật pháp, trật tự trong nước nên không thể giao cho tư nhân được. Vì vậy nhà nước cần phải sản xuất hàng hoá công cộng.
Thứ ba, là thuế. Trên thực tế phần chi phí của Chính phủ phải được trả giá bằng thuế thu được. Tất cả mọi người đều phải chịu theo luật thuế. Sự thực là toàn bộ công dân tự mình phải đặt gánh nặng thuế lên mình và mỗi công dân cũng phải được hưởng phần hàng công cộng do Chính phủ cung cấp.
Như vậy Nhà nước phải can thiệp vào thị trường để nâng cao hiệu quả của thị trường. Nhà nước đề ra luật đi đường và đảm bảo hàng hoá công cộng như đường sá, do đó tạo điều kiện dễ dàng cho tư nhân hoạt động, ngăn cản sự lạm dụng của các doanh nghiệp khi họ trở thành những kẻ tham lam, độc quyền chiếm đường và kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp khác.
3-/ Đảm bảo sự công bằng
Mục đích của chức năng này là để vừa đảm bảo ổn định xã hội, vừa không làm triệt tiêu tính tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội. Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi người có cơ hội ngang nhau và đều được hưởng phần tương xứng với kết quả lao động và phần đóng góp của mình; mặt khác, trong điều kiện hoạt động hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn thấy rằng sự phân hoá, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu. Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn. Vì vậy, chính sách để phân phối lại thu nhập. Công cụ quan trọng nhất của Chính phủ trong lĩnh vực này là thuế thu nhập, thuế người giầu theo tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo. Thông thường là thuế luỹ tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế.
Bên cạnh thuế, phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp đữ cho người già, người tàn tật, người phải nuôi con và bảo hiểm thất nghiệp cho người không có công ăn việc làm. Hệ thống thanh toán chuyển nhượng này tạo ra mạng lưới an toàn cho những người không may khỏi bị huỷ hoại về kinh tế.
Cuối cùng, Chính phủ đôi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm có thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, cho thuê nhà với giá rẻ,...
4-/ ổn định kinh tế vĩ mô:
Từ khi ra đời, chủ nghĩa tư bản từng gặp những thăng trầm chu kỳ của lạm phát (giá cả tăng) và suy thoái (nạn thất nghiệp rất cao). Đôi khi những hiện tượng này rất dữ dội, như thời kỳ siêu lạm phát ở Đức trong những năm 20, thời kỳ đại suy thoái của Mỹ những năm 30.
Nhờ học thuyết của John Meynard Keynes và những người theo học thuyết của ông mà chúng ta hiểu được làm thế nào để kiểm soát những thăng trầm của chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, chúng ta hiểu rằng, việc sử dụng một cách trân trọng quyền lực về tiền tệ và tài chính của nhà nước có thể ảnh hưởng đến sản lượng, việc làm và lạm phát. Quyền lực về tài chính của Nhà nước là quyền đánh thuế và chi tiêu. Quyền lực về tiền tệ bao hàm quyền điều tiết về tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện tín dụng. Bằng hai công cụ trung tâm này của chính sách kinh tế vĩ mô, nhà nước có thể ảnh hưởng đến sản lượng, công ăn việc làm và giá cả của một nền kinh tế nhờ đó thúc đẩy nền kinh tế thị trường trên thế giới mở mang chưa từng có kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai đến đầu những năm 70.
Nhà nước thực hiện chức năng trên đây thông qua ba công cụ: Các loại thuế, các khoản chi tiêu và những qui định hay kiểm soát về tiền tệ. Thông qua thuế, Chính phủ điều tiết tiêu dùng, đầu tư của tư nhân, khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân. Các khoản chi tiêu của Chính phủ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hay công nhân sản xuất ra một số hàng hoá hay dịch vụ, và cả những việc chuyển tiền nhằm trợ cấp thu nhập (như bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp,...). Những qui định hay kiểm soát của Chính phủ cũng nhằm hướng nhân dân đi vào hoặc từ bỏ những hoạt động kinh doanh.
Nhưng trong nền kinh tế thị trường ngày nay không thể nào vừa có đủ công ăn việc làm vừa không có lạm phát.
Trong thực tế, cho đến nay người ta thấy những nước thực hiện tốt các chức năng trên đây đều thành công trong việc quản lý kinh tế. Vượt quá những chức năng đó hoặc là dẫn đến chi tiêu tốn kém, tạo ra bộ máy quan liêu cồng kềnh kém hiệu lực hoặc là làm cho nền kinh tế rối ren, dẫn đến tình trạng quản lý kém hiệu quả của Nhà nước.
Từ sự phân tích trên đây có thể đi đến một ssó nhận xét có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc thiết lập cơ chế điều hành nền kinh tế thị trường là:
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, ở các mức độ khác nhau cơ chế điều tiết kinh tế có hiệu quả là cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hay là cơ chế kinh tế hỗ hợp.
Thứ hai, việc vận dụng cơ chế hỗn hợp phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước, vào hệ tư tưởng, quan điểm phát triển được nghiên cứu một cách khoa học của mỗi dân tộc.
Thứ ba, trong sự phát triển kinh tế thị trường cần coi trọng tự do kinh doanh, đảm bảo tính tự chủ của nhà kinh doanh (được tự do đầu tư, lựa chọn thị trường, cung cầu, giá cả). Sự áp đặt của Nhà nước về giá cả thị trường sẽ làm sai lệch sự phát triển theo qui luật, gây ra những tổn thất, thiệt hại và hạn chế sự phát triển năng động của nền kinh tế,
Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường, sự can thiệp của Nhà nước chủ yếu thông qua việc hoạch định các chiến lược phát triển, các công cụ kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ, điều tiết thu nhập, chính sách đầu tư, tích luỹ, tiết kiệm tiêu dùng.
Thứ năm, cuối cùng nhà nước phải xây dựng được một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế, phải nâng cao năng lực điều hành vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.
III-/ Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
Khi nước ta chuyển từ một nước tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường vai trò của Nhà nước cần phát huy hơn bao giờ hết. Khi là nền kinh tế thị trường thì vai trò của Nhà nước không thể thiếu được - nó là nơi sẽ trả lời những câu hỏi ai sẽ là người can thiệp, điều khiển nền kinh tế, hạn chế những tật xấu của nền kinh tế thị trường,...
Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và sự dao động lên xuống thường xuyên của các nhân tố như tài nguyên, xã hội, chính trị, kinh tế làm biến động nền kinh tế. Làm sao để không lâm vào chu kì lúc thặng dư quá, lúc kém quá mà nên giảm biên độ chu kỳ để nền kinh tế là một đường dốc lên, tức là tăng trưởng. Muốn như vậy cần phải vững chắc vai trò của Nhà nước, củng cố, phát huy, đưa ra những định hướng, kế hoạch mục tiêu và môi trường thuận lợi để sản xuất cũng như các hãng kinh doanh yên tâm để tạo ra sản phẩm cho phù hợp với thời đại.
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường thể hiện rõ ở những vai trò sau:
1-/ Định hướng chiến lược đúng đắn vai trò quan trọng mang tính chất tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế:
Quản lý nền kinh tế quốc dân có nghĩa là Nhà nước sử dụng các công cụ, các chính sách của mình để can thiệp vào nền kinh tế cũng như điều tiết nó để phát triển và ổn định theo xu thế của đất nước, của thời đại tăng trưởng hơn theo mỗi năm. Điều đó phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, nếu nó phù hợp và đúng đắn hiệu quả mang lại sẽ rất nhiều ví dụ như ở những năm 50 và 60 ở các nước ASEAN đều thực hiện chiến lược “phát triển thay thế nhập khẩu” nhằm giảm bớt sự phụ thuộc đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Các nước này đã tìm cách hạn chế tối đa hàng thành phẩm công nghiệp nhập từ các nước công nghiệp phát triển tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trong nước thay thế hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường nội địa tận dụng tối đa vốn đầu tư trong nước.
Nhà nước chú ý đầu tư xây dựng thêm nhiều ngành và cơ sở công nghiệp, cơ sở quốc doanh, nhưng lại có hiệu quả thấp. Trong điều kiện kinh tế “mở” hàng hoá trong nước không đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài. Do vậy các nước vẫn phải tiếp tục nhập máy móc ngày càng nhiều hơn, vật liệu kỹ thuật từ bên ngoài và kinh tế càng lệ thuộc vào các nước công nghiệp phát triển.
Chính sự quyết định này làm cho sự phát triển kinh tế không thể hoà nhập với nền kinh tế thị trường, thị trường trong nước nhỏ hẹp, đầu tư giảm dẫn đến giá tăng, lạm phát, nợ nước ngoài càng nhiều gây mất ổn định.
Trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay các doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh Nhà nước không can thiệp vào họ sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất bằng cách nào, tiêu thụ ở đâu. Các doanh nghiệp khi sản xuất họ đã dựa vào “lợi nhuận” để đề ra sự lựa chọn sao cho lợi nhuận tối đa. Và chính vì điều này mà gây sự cạnh tranh các doanh nghiệp với nhau, dẫn đến môi trường phá huỷ, kinh tế không phát triển.
Nhà nước can thiệp bằng cách đưa ra các luật, chia xẻ pháp luật định hướng ta cần phát triển như thế nào và phát triển cái gì làm chủ đạo. Nhà nước không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà chỉ vươn tới một xã hội ổn định hơn.
Định hướng cho các doanh nghiệp là định hướng sự phát triển của nền kinh tế là thống nhất các lợi ích khác nhau sao cho mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân của mình nhưng cũng đồng thời góp phần của mình theo đuổi lợi ích dân tộc bằng việc hoạch định các chính sách theo cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên để mang tính định hướng cao hơn.
ở nước ta khi định hướng “theo hướng phát triển thay thế nhập khẩu” không có hiệu quả. Thì năm 1969 các nước ASEAN đã đề ra một chiến lược hoàn toàn mới là phát triển theo hướng xuất khẩu. Sự thay thế này là sự khôn ngoan của Chính phủ của tất cả các nước ASEAN nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ bên ngoài vào việc khai thác tiềm năng của mỗi nước, tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được để từng bước cạnh tranh và chiếm lĩnh trên thị trường thế giới. Các ngành công nghiệp khai khoáng và ngành công nghiệp chế biến hướng vào xuất khẩu do đó có điều kiện phát triển nhanh chóng quá trình phát triển kinh tế đối ngoại. Chiến lược này vừa phù hợp với nhu cầu đầu tư và chuyển giao công nghệ đến các nước đang phát triển của các nước phát triển.
Sau khi lựa chọn chiến lược phát triển đúng đắn Nhà nước đều đề ra các chương trình phát triển kinh tế xã hội nhằm dẫn dắt, khuyến khích mọi thành phần kinh tế hướng vào mục tiêu đề ra.
Sự dẫn dắt của Nhà nước với những chiến lược đúng đắn sẽ là bước vững chắc để xã hội có thể bước được những bước cao hơn.
2-/ Nhà nước có chính sách thu hút vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước đặc biệt là vốn đầu tư từ nước ngoài:
Vốn đầu tư là phần quan trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50186.doc