Đề tài Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTR cho thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình

1.1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Đồng Hới là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá và là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, Đồng Hới cũng là một điểm du lịch hấp dẫn với những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng và những bãi biển đẹp.

Trong những năm gần đây, Đồng Hới đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ là quá trình cải thiện, nâng cấp, mở rộng đô thị hiện tại, phát triển khu đô thị công nghiệp và các khu du lịch mới. Đây mới chỉ là bước đầu của quá trình đô thị hoá, song Đồng Hới đang thực sự lớn mạnh không những về tiềm lực kinh tế - xã hội mà còn phát triển cả về tiềm năng du lịch và văn hoá.

Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển sản xuất, dịch vụ của thành phố là những áp lực về ô nhiễm môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn gây ra. Vấn đề này đang đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho sự phát triển bền vững của đô thị.

Về khía cạnh quản lý môi trường, có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến sự phá huỷ môi trường sống của con người. Nếu con người không quan tâm đến chất thải rắn hôm nay, chất thải rắn sẽ loại bỏ chính con người ra khỏi môi trường đó.

 

doc113 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh CTR cho thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thùng đặt nơi công cộng. Rác công nghiệp và rác y tế thu gom bằng thùng. Tiếp đến là chất lên xe rác và kết thúc là đổ tại bãi rác Đồng Hới. Địa bàn phục vụ thu gom là toàn thị xã Đồng Hới. Thu gom toàn diện tại các phường nội thị, tại các xã chủ yếu thu gom tại các khu vực ven trục đường chính và các chợ. Bảng 15 : Thiết bị thu gom của Công ty CTĐT Thiết bị Mô tả thiết bị Xe tải Nissan 2.5 tấn, biển số 73L – 1452 Nissan 2.0 tấn, biển số 73L – 1498 Hino 5 tấn, biển số 73L – 1651 Xe đẩy tay 82 xe dung tích 0.30 m3 25 xe dung tích 0.40 m3 Thùng đựng rác 60 thùng 240 lít 51 thùng 660 lít 06 thùng 500 lít Rác thải gia đình, cơ quan Bãi rác Trung chuyển Rác dọc đường Xe đẩy tay Xe ép rác Thùng rác Hình 2 : Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác Mức lệ phí thu gom rác thải hàng tháng từ 5.000 đồng áp dụng với rác thải hộ gia đình đến 2 triệu đồng đối với rác thải khu chợ lớn. Lệ phí thu gom rác thải được nộp vào Kho bạc nhà nước. Chi phí vận hành và duy tu, bảo dưỡng được trợ cấp từ nguồn ngân sách của nhà nước. Với mức thu phí hiện nay, Công ty CTĐT có thể trang trải 20% đến 30% chi phí vận hành và duy tu, nếu như tất cả các khách hàng được cung cấp dịch vụ đều trả lệ phí đầy đủ. 3.6.1.2 Xử lý rác thải Bãi rác hiện nay nằm cách trung tâm thị xã khoảng 8km về phía Tây Bắc, ở đồi Cỏ Cúp, thuộc xã Lộc Ninh. Công ty CTĐT đã sử dụng bãi rác này từ tháng 10 năm 1995. Kể từ năm 1997 đến 2001, bãi rác đã được nâng cấp một số hạng mục với kinh phí hỗ trợ của dự án Phát triển đô thị Đồng Hới. Đường vào bãi rác dài 1.5km và hệ thống thu gom nước mặt đã được xây dựng năm 1999; hệ thống đường hoạt động đổ rác và hệ thống thu tách nước ngầm đáy bãi được thi công năm 2000; và trong năm 2001, một xe xúc lật bánh xích đã được trang bị cho Công ty CTĐT. Kế hoạch xây dựng bãi rác mới và kế hoạch phát triển khu vực gần bãi rác cũ thành khu dân cư đô thị đã tạo nên sự cần thiết phải có kế hoạch đóng cửa bãi rác cũ. 3.6.2 Tình hình quản lý rác thải ở huyện Bố Trạch 3.6.2.1 Thu gom rác thải Rác thải ở huyện Bố Trạch đã được thu gom bắt đầu từ năm 1997. Ban quản lý chợ Hoàn Lão tổ chức thu gom rác thải từ chợ và của 150 hộ dân sinh sống gần chợ. Khối lượng rác thải thu gom là 0,7 tấn/ngày. Trong chợ có một điểm trung chuyển rác thải được xây dựng có sàn bê tông và tường rào bao quanh. Rác được 8 công nhân thu gom hàng ngày bằng 4 xe đẩy tay, sau đó chuyển đến trạm trung chuyển. Cứ 3 ngày một lần, khoảng 2 tấn rác được xe chở rác thu gom lại chuyển đến bến đổ tại bãi rác Đồng Hới. Xe chở rác này do UBND tỉnh cấp cho UBND thị trấn Hoàn Lão sử dụng, tài xế được huy động khi cần thiết. Kinh phí đầu tư các thiết bị thu gom là 20 triệu đồng để mua 4 xe đẩy tay và xây trạm trung chuyển, còn kinh phí mua một xe chở rác hết 300 triệu đồng. Để trang trải kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải, lệ phí thu gom hàng tháng được áp dụng gồm 3 mức: - Hộ gia đình nhỏ (dưới 4 người) trả lệ phí 3.000 đồng/tháng; - Hộ vừa ( khoảng 5 đến 10 người và / hoặc cửa hiệu nhỏ) trả lệ phí 5.000 đồng/tháng; - Hộ lớn ( trên 10 người và/ hoặc cửa hiệu vừa và lớn) trả lệ phí 10.000 đồng/tháng. Tổng mức thu hiện nay không đủ để hoàn chi phí vận hành và bảo dưỡng. 3.6.2.2 Xử lý rác thải và kế hoạch mở rộng thu gom của huyện Bố Trạch Hiện nay, huyện Bố Trạch chưa có bãi rác nên phần lớn rác thãi được đem đổ tại bãi rác Đồng Hới, một phần được đổ tại các bãi rác lộ thiên chưa được xử lý. Để tạo điều kiện cho việc vận chuyển rác đến bãi rác chung, một con đường mới rãi đá dăm có chiều dài 3km đã được xây dựng trong năm 2001. Chi phí xây dựng khoảng 600 triệu đồng. Bố Trạch dự kiến mở rộng dịch vụ thu gom rác thải bằng việc xây dựng các điểm trung chuyển giống như ở Hoàn Lão tại 17 khu chợ của huyện. Mục tiêu đặt ra là mở rộng diện tích thu gom ở 8 chợ đến năm 2005, và cho tất cả các chợ đến năm 2020. Hiện nay vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng làm thế nào để mở rộng dịch vụ đến các đối tượng khác ngoài đối tượng là các chợ, hoặc làm thế nào để chuyển giao trách nhiệm thu gom rác thải từ ban quản lý chợ cho một đơn vị quản lý thích hợp hơn. Kế hoạch mở rộng dịch vụ thu gom của huyện không dự kiến đến khả năng thu gom thuận tiện và hiệu quả hơn bằng thùng đựng hoặc con-ten-nơ chứa rác. Trong năm 2002 sẽ triển khai thực hiện thí điểm về thu gom rác thải ở chợ Thanh Trạch do sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp kinh phí. Ngoài khu vực ở chợ, dự án cũng sẽ tổ chức thu gom rác thải công nghiệp, rác thải từ cảng Gianh và 780 hộ gia đình. Việc xây dựng bãi rác cho khu vực này cũng đã được lên kế hoạch. Đã có đề xuất ưu tiên triển khai hệ thống thu gom rác thải và xây dựng bãi thứ hai ở Sơn Trạch. Kế hoạch trên dự kiến thu gom rác thải ở khu vực Động Phong Nha. Chính quyền huyện Bố Trạch đã có chủ trương xây dựng hai bãi rác trên ngoài bãi rác chung ở xã Lý Trạch, vì thực tế khoảng cách giữa các địa bàn có dịch vụ đến bãi rác chung rất xa, cách khoảng 30 đến 50 km. Tuy nhiên, cần xem xét kỹ có tốt hơn chăng nên bắt đầu xử lý rác một cách khiêm tốn hơn trong điều kiện hiện có: sử dụng xe chở rác đã có để vận chuyển rác đến đỗ trên bãi rác chung. Việc đánh giá dự án kể cả so sánh về kinh tế khi quản lý nhiều bãi rác với việc tăng chi phí vận chuyển phải được nghiên cứu cẩn thận. Những yếu tố bên ngoài như tác động môi trường từ kinh nghiệm của nhiều bãi rác phân tán của huyện cũng cần phải được xem xét. CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH CTR CHO THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ HUYỆN BỐ TRẠCH. 4.1 Dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTR thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch từ nay đến năm 2020 4.1.1 Dự báo dân số của thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch đến năm 2020 Công tác dự báo tốc độ phát triển dân số tỉnh từ năm 2003 – 2020 được tiến hành dựa trên số liệu dân số thực tế, tốc độ tăng dân số của tỉnh và trên cơ sở tính toán của công thức Euler cải tiến. Công thức Euler : Ni+1 = Ni + r *t * Ni Trong đó: Ni: dân số hiện tại Ni+1: dân số năm tiếp theo r: tốc độ tăng dân số t: khoảng thời gian( bước tính) Công thức Euler cải tiến: N*(i+1) = Ni + r* t * Ni Ni+1 = Ni + r*t* Ni+1/2 Trong đó: Ni: dân số hiện tại Ni+1: dân số năm tiếp theo N*(i+1): giá trị trung gian Ni+1/2: giá trị trung gian r: tốc độ tăng dân số t: khoảng thời gian( bước tính) chọn t = 1 Theo thống kê, dân số tỉnh vào năm 2005 là 838.650 người, tốc độ gia tăng dân số trung bình của tỉnh là 1,01%. Dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của toàn tỉnh từ năm 2005 – 2020 như bảng 16. Bảng 16 - Dự báo tốc độ gia tăng dân số toàn tỉnh tính từ năm 2005 – 2020 Năm N*i+1 Ni+1/2 Ni+1 2005 – 2006 847.120 842.885 847.163 2006 – 2007 855.719 851.441 855.763 2007 – 2008 864.406 860.085 864.450 2008 – 2009 873.181 868.815 873.225 2009 – 2010 882.045 877.635 882.089 2010 – 2011 890.998 886.544 891.043 2011 – 2012 900.043 895.543 900.088 2012 – 2013 909.179 904.634 909.225 2013 – 2014 918.408 913.817 918.455 2014 – 2015 927.731 923.093 927.778 2015 – 2016 937.149 932.463 937.195 2016 – 2017 946.661 941.928 946.708 2017 – 2018 956.270 951.489 956..318 2018 – 2019 965.977 961.148 9660.26 2019 - 2020 975.783 970.905 9758.32 Thành phố Đồng Hới: Theo niên giám thống kê dân số thành phố Đồng Hới năm 2005 là 102.034 người, tốc độ gia tăng dân số lấy bằng mức bình quân toàn tỉnh là 1,01%.dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của thành phố đến năm 2020 như bảng 17. Bảng 17 – Dự báo tốc độ gia tăng dân số thành phố Đồng Hới từ năm 2005 – 2020. Năm N*i+1 Ni+1/2 Ni+1 2005 – 2006 103.065 102.550 103.070 2006 – 2007 104.111 103.591 104.116 2007 – 2008 105.168 104.642 105.173 2008 – 2009 106.235 105.704 106.241 2009 – 2010 107.314 106.778 107.319 2010 – 2011 108.403 107.861 108.408 2011 – 2012 109.503 108.955 109.508 2012 – 2013 110.614 110.061 110.619 2013 – 2014 111.736 111.178 111.742 2014 – 2015 112.871 112.307 112.876 2015 – 2016 114.016 113.446 114.022 2016 – 2017 115.174 114.598 115.179 2017 – 2018 116.342 115.761 116.348 2018 – 2019 117.523 116.936 117.529 2019 - 2020 118.716 118.123 118.722 Huyện Bố Trạch: Theo niên giám thống kê dân số huyện Bố Trạch năm 2005 là 54.640 người, tốc độ gia tăng dân số lấy bằng mức bình quân toàn tỉnh là 1,01%. Dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của huyện đến năm 2020 như bảng 18. Bảng 18 – Dự báo tốc độ gia tăng dân số huyện Bố Trạch từ năm 2005 – 2020. Năm N*i+1 Ni+1/2 Ni+1 2005 – 2006 55.192 54.916 55.195 2006 – 2007 55.752 55.474 55.755 2007 – 2008 56.318 56.037 56.321 2008 – 2009 56.890 56.605 56.893 2009 – 2010 57.468 57.180 57.471 2010 – 2011 58.051 57.761 58.054 2011 – 2012 58.640 58.347 58.643 2012 – 2013 59.235 58.939 59.238 2013 – 2014 59.836 59.537 59.839 2014 – 2015 60.443 60.141 60.446 2015 – 2016 61.057 60.751 61.060 2016 – 2017 61.677 61.368 61.680 2017 – 2018 62.303 61.992 62.306 2018 – 2019 62.935 62.621 62.938 2019 - 2020 63.574 63.256 63.577 4.1.2 Dự báo tốc độ phát sinh CTR năm 2020 Lượng rác phát sinh hiện tại Hiện nay lượng rác thu gom hàng ngày tại Thành phố Đồng Hới là 18,56 tấn/ngày; huyện Bố Trạch khoảng 7,5 tấn/ngày. Để dự báo lượng rác phát sinh trong tương lai và tính toán được thời gian sử dụng của bãi chôn lấp chất thải, cần xác định tổng khối lượng rác phát sinh tại thành phố và huyện hiện nay. Lượng rác phát sinh được tính dựa theo số dân của thành phố và huyện, dựa vào hệ số phát thải, hệ số phát thải ước tính tại thời điểm năm 2005 là 0,4 kg/người.ngày và mức gia tăng lượng rác phát sinh là 5% so với năm trước. Lượng rác phát sinh tại thành phố Đồng Hới sẽ được tính theo công thức sau: T = a*P Trong đó: T là tổng lượng rác phát sinh; a là hệ số phát thải; P là dân số của thành phố. Tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh tại thành phố Đồng Hới năm 2005 là 40,8 tấn/ngày. Tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh tại huyện Bố Trạch năm 2005 là 16,4 tấn/ngày. Như vậy với khối lượng rác phát sinh là 40,8 tấn/ngày và khối lượng rác thu gom được tại thành phố Đồng Hới hiện nay là 18,56 tấn/ngày cho thấy tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt tại thành phố Đồng Hới chiếm khoảng 45,5% tổng lượng rác phát sinh, có thể giải thích điều này là do cách tổ chức, nhân lực và trang thiết bị thu gom còn thiếu nên nhiều khu vực ở thành phố và huyện chưa thể triển khai thu gom toàn bộ lượng rác được. Dự báo lượng rác đến năm 2020 Lượng rác phát sinh đến năm 2010 và 2020 được dự báo theo quy hoạch phát triển dân số và hệ số phát thải. Tỷ lệ thu gom dự kiến sẽ được cải thiện qua từng năm do hệ thống thu gom vận chuyển sẽ được đầu tư nâng cấp. Các số liệu dự báo lượng rác phát sinh và lượng thu gom được theo hệ số phát thải dự đoán tương ứng với tỷ lệ thu gom dự kiến được trình bày trong bảng 19 và 20. Bảng 19 – Dự báo diễn biến khối lượng CTR khu vực thành phố Đồng Hới Năm Dân số Tốc độ thải (Kg/người.ngày) Lượng rác thải(tấn/ngày) Hiệu suất thu gom(%) Rác thu gom được (tấn/ngày) 2006 103.070 0,42 43,3 48 20,8 2007 104.116 0,44 45,8 50 23 2008 105.173 0,46 48,4 55 26,6 2009 106.241 0,48 50,9 55 28 2010 107.319 0,50 53,6 60 32,1 2011 108.408 0,52 56,4 60 33,8 2012 109.508 0,55 60,2 65 39,1 2013 110.619 0,58 64,2 70 45 2014 111.742 0,61 68,2 70 47,7 2015 112.876 0,64 72,2 75 54,1 2016 114.022 0,67 76,4 80 61,1 2017 115.179 0,70 80,6 80 64,5 2018 116.348 0,73 84,9 85 72,2 2019 117.529 0,77 90,5 90 81,5 2020 118.722 0,81 96,2 95 91,4 Bảng 20 – Dự báo diễn biến khối lượng CTR khu vực huyện Bố Trạch Năm Dân số Tốc độ thải (Kg/người.ngày) Lượng rác thải (tấn/ngày) Hiệu suất thu gom(%) Rác thu gom được (tấn/ngày) 2006 55.195 0,32 17,66 48 8,47 2007 55.755 0,34 18,95 50 9,48 2008 56.321 0,36 20,27 55 11,15 2009 56.893 0,38 21,62 55 11,89 2010 57.471 0,4 23 60 13,8 2011 58.054 0,42 24,38 60 14,63 2012 58.643 0,44 25,8 65 16,77 2013 59.238 0,46 27,25 70 19,075 2014 59.839 0,48 28,72 70 20,1 2015 60.446 0,50 30,22 75 22,66 2016 61.060 0,52 31,75 80 25,4 2017 61.680 0,55 33,92 80 27,14 2018 62.306 0,58 36,14 85 30,72 2019 62.938 0,61 38,4 90 34,56 2020 63.577 0,64 40,69 95 38,65 4.2 Tính toán khối lượng rác cần phải chôn lấp đến năm 2020 Theo khảo sát thực tế, thành phần rác thải sinh hoạt khu vực đô thị như sau: Rác hữu cơ: 62,5% trong đó: Rác thực phẩm: 40%; Cỏ gỗ: 22,5%. Rác thải vô cơ: 37,5%, trong đó: Nhựa : 12%; Thuỷ tinh, sành sứ: 13%; Cao su: 0,6%; Kim loại : 0,5%; Các loại khác: 11,4%. Theo nguyên tắc thành phần đem chôn lấp chỉ có rác hữu cơ mới chôn lấp được do đó khối lượng rác cần chôn lấp đến năm 2020 của thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch được tính ở bảng 21. Bảng 21 – Khối lượng rác cần chôn lấp từ năm 2005 –2020 Năm Khối lượng rác thu gom được (tấn/ngày) Khối lượng rác hữu cơ (%) Khối lượng rác cần chôn lấp (tấn/ngày) 2005 – 2006 31,9 62,5 20 2006 – 2007 35,25 62,5 22,03 2007 – 2008 40,9 62,5 25,56 2008 – 2009 43 62,5 26,87 2009 – 2010 49,3 62,5 30,8 2010 – 2011 51,9 62,5 32,44 2011 – 2012 60,1 62,5 37,56 2012 – 2013 69,1 62,5 43,2 2013 – 2014 73,3 62,5 45,8 2014 – 2015 83,1 62,5 51,9 2015 – 2016 93,9 62,5 58,7 2016 – 2017 99,1 62,5 61,9 2017 – 2018 110,9 62,5 69,3 2018 – 2019 125,2 62,5 78,25 2019 - 2020 140,4 62,5 87,75 4.3 Tính toán thiết kế quy hoạch mặt bằng 4.3.1 Các yêu cầu khi lựa chọn địa điểm BCL Địa điểm BCL phải được xác định căn cứ theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khoảng cách xây dựng từ BCL tới các điểm dân cư, khu đô thị được quy định trong bảng 22. Bảng 22 : Khoảng cách thích hợp từ bãi chôn lấp đến các công trình Các công trình Đặc điểm và quy mô công trình Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình tới các bãi chôn lấp, (m) BCL nhỏ và vừa BCL lớn BCL rất lớn Đô thị Các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, 3.000 – 5.000 5.000 – 15.000 15.000 – 30.000 Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng Từ quy mô nhỏ đến lớn 1.000 – 2.000 2.000 – 3.000 3.000 – 5.000 Cụm dân cư ở đồng bằng và trung du Cuối hướng gió chính 1.000 1.000 1.000 Các hướng khác 300 300 300 Cụm dân cư ở miền núi Theo khe núi (có dòng chảy xuống) 3.000 – 5.000 >5.000 >5.000 Không cùng khe núi Không quy định Không quy định Không quy định Các công trình khai thác nước ngầm c.suất <100m3/ng Q< 10.000m3/ng Q> 10.000m3/ng 50 – 100 >100 >500 >100 >500 >1.000 >500 >1.000 >5.000 (Nguồn : thông tư 01/2001 ngày 18/1/2001) Việc lựa chọn địa điểm phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự kiến xây dựng BCL 4.3.2 Vị trí mặt bằng đã chọn Đường vào bãi rác: Đường vào bãi rác có thể tiếp cận từ 2 hướng theo hai trục đường và đã được lên kế hoạch xây dựng: một trục ở phía Bắc từ Bố Trạch đi vào còn một trục ở phía Nam từ Đồng Hới lên. Chính quyền huyện Bố Trạch đã có đường đá dăm 3 km dẫn đến địa điểm dự kiến xây dựng bãi rác của huyện(cũ). Như vậy, cần xây dựng thêm 1 km đường nữa đến được địa điểm bãi rác chung hiện tại. Đối với con đường vào bãi rác từ hướng Đồng Hới lựa chọn phương án sử dụng 1 km đường vào bãi rác Lộc Ninh, sau đó đi theo 1 đường đất khoảng 2,9 km và tiếp tục đi theo con đường vào bãi rác từ hướng Bố Trạch. Đây là con đường ngắn hơn đối với các phương án khác đồng thời sử dụng chung được 1 km trên tuyến hướng từ Bố Trạch vào. Tổng bề rộng đường sẽ là 5m trong đó 3,5m là kết cấu đá láng đường ở mỗi phía sẽ xây dựng mương thoát nước nhỏ. Diện tích: 5 ha = 50.000 m2 Bao gồm các công trình đơn vị sau: Nhà bảo vệ; Nhà nghỉ công nhân; Nhà chứa dụng cụ; Khu xử lý nước thải; Đơn nguyên hố chôn lấp chất thải; Trạm xử lý rác từ hố chôn rác; Nhà rửa xe; Văn phòng làm việc. Trong đó diện tích cây xanh và các công trình phụ trợ chiếm 2 ha(40% diện tích). Diện tích dùng để chôn lấp rác chiếm 60%diện tích tổng cộng là 3 ha. 4.4 Thiết kế kỹ thuật bãi chôn lấp 4.4.1 Các yêu cầu về cấu tạo các hố chôn lấp Về cơ bản các hố chôn có kết cấu dạng hình chóp cụt chữ nhật, các thông số kích thước mỗi hố chôn bao gồm: chiều sâu, chiều rộng, chiều dài và độ dốc vách hố. a/ Yêu cầu về chiều sâu, chiều cao hố chôn Chiều sâu là khoảng cách từ mặt đáy hố tới mặt đất hiện tại, còn chiều cao của hố là khoảng cách từ mặt hố rác tới mặt đất hiện tại, tổng cộng chiều sâu và chiều cao được gọi là chiều sâu toàn thể. Chiều sâu và chiều cao của hố chôn lấp được xác định trên cơ sở các yếu tố phụ thuộc sau: Chiều sâu toàn thể càng lớn sẽ cho phép giảm được diện tích mặt bằng cần thiết cho việc chôn lấp. Hay nói cách khác, chiều sâu toàn thể càng lớn sẽ kéo dài được thời gian sử dụng của bãi rác. Chiều sâu của hố chôn lấp không được quá sâu, mặt đáy của hố rác và các công trình xây dựng phụ trợ phải cao hơn mực nước ngầm mao dẫn ít nhất trên 1m. Chiều sâu lớn sẽ kéo theo phải xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước từ bãi rác sẽ sâu, như vậy sẽ gây tốn kém. Chiều cao của mỗi hố chôn sẽ kéo theo chiều cao của các công trình phụ trợ như đường vận chuyển, hệ thống thoát nước mưa, đê bao,và đất để nâng chiều cao. Ta có địa hình tại khu vực xây dựng bãi chôn lấp được bao bọc xung quanh là rừng thông nên các hố chôn rác ở thành phố và huyện đều đào sâu khoảng 2m để tiến hành lót lớp đáy, nền đáy được san ủi và đầm nén tạo độ dốc khoảng 2%. b/ Yêu cầu về chiều dài hố chôn Yêu cầu chiều dài hố chôn lấp phải có độ lớn tối thiểu bằng chiều dài đoạn đường vận chuyển rác xuống hố và khúc quay của xe. Nếu chiều cao hữu dụng của hố chôn lấp là 25m và độ dốc vách hố là 2/3 thì chiều dài tối thiểu phải đạt là 66m (độ dốc của đường là 10%). c/ Yêu cầu về chiều rộng hố chôn Yêu cầu chiều rộng hố chôn phải có độ lớn tối thiểu sao cho đảm bảo các phương tiện thi công hố và vận chuyển, chôn lấp rác dễ dàng. d/ Độ dốc vách Độ dốc vách hố phụ thuộc vào: Địa chất công trình khu vực dự án; Lượng mưa và chế độ mưa; Công nghệ chôn lấp và khả năng gia công bề mặt. Độ dốc vách lớn cho phép giảm được diện tích mặt vách, dễ thoát nước nhưng khó gia công và dễ sụp lỡ khi vận hành. Thông thường độ dốc được xác định phù hợp là 2/3, cho nên các hố chôn lấp rác của thành phố và huyện cũng được lựa chọn theo tỉ lệ này. 4.4.2 Tính toán quy mô BCL và bố trí phân loại các ô chôn lấp 4.4.2.1 Quy mô chung Diện tích cây xanh và các công trình phụ trợ là 2 ha; Diện tích dùng chôn lấp rác chiếm 60% diện tích tổng cộng là 3 ha; Chiều cao cần cho chôn lấp là 14,4 m; Công suất xử lý rác sinh hoạt 233.906,6 tấn ( 334.152,3 m3); Thời gian vận hành 15 năm (2006 – 2020); Công suất xử lý nước rò rỉ 33 m3/ngày đêm; Công suất xử lý khí thải 202.719 m3/năm. 4.4.2.2 Quy mô chi tiết Với diện tích 03 ha dành cho chôn lấp, tỷ trọng của rác sau khi dầm nén đạt 0,7 tấn/m3, số lớp chôn lấp (mỗi lớp gồm 1,0m rác và 0,2m đất phủ) được chọn là 12 lớp. Như vậy chiều cao của bãi chôn lấp H =15,8m (chiều cao chôn lấp rác h = 14,4 và chiều cao lớp che phủ cuối cùng h’ = 1,4m) phù hợp với thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD. Theo quy định về thiết kế BCL thì thời gian hoạt động của một hố chôn không vượt quá 3 năm. Dựa vào lượng rác đưa vào bãi hàng năm, diện tích khu đất đã được quy hoạch thì trên mặt bằng của khu đất có thể xây dựng được 7 hố chôn rác với thời gian hoạt động của bãi kéo dài khoảng 15 năm. Kích thước các ô dự kiến sẽ được trình bày trong bảng 23. Bảng 23 : Phân ô chôn lấp trong bãi chôn lấp Ô chôn lấp Kích thước ô (m) Diện tích ô (m2) (S) Thể tích ô (m3) (V = S ´ h) Thể tích đất phủ (m3) (S ´ 0,2 ´ 12) Thể tích rác (m3) (S ´ 1,0 ´ 12) 1 80 ´37,5 3.000 43.200 7.200 36.000 2 85´42 3.570 51.408 8.568 42.840 3 90´35 3.150 45.360 7.560 37.800 4 80´45 3.600 51.840 8.640 43.200 5 90´50 4.500 64.800 10.800 54.000 6 90´58 5.220 75.168 12.528 62.640 7 120´58 6.960 100.224 16.704 83.520 TC 30.000 360.000 Dự kiến các ô chôn lấp được xây dựng theo tiến độ sau: Giai đoạn I (2006 – 2008) Diện tích yêu cầu trong giai đoạn này (m2) Tổng diện tích ô chôn lấp số 1 là 3.000m2 hoàn toàn có khả năng xử lý rác cho giai đoạn này. Giai đoạn II (2009 – 2012) Diện tích yêu cầu trong giai đoạn này (m2) Tổng diện tích ô chôn lấp số 2 và 3 là 6.720 m2 hoàn toàn có khả năng xử lý rác cho giai đoạn này. Giai đoạn III (2013 – 2016) Diện tích yêu cầu trong giai đoạn này (m2) Tổng diện tích ô chôn lấp số 4 và 5 là 8.100m2 hoàn toàn có khả năng xử lý rác cho giai đoạn này. Giai đoạn IV (2017 – 2020) Diện tích yêu cầu trong giai đoạn này (m2) Tổng diện tích ô chôn lấp số 6 và 7 là 12.180m2 hoàn toàn có khả năng xử lý rác cho giai đoạn này. 4.4.3 Thiết kế lớp lót đáy và lớp che phủ cuối cùng Mục đích thiết kế lớp lót đáy ô chôn rác là nhằm giảm thiểu sự thấm nước rò rỉ vào lớp đất dưới ô rác và nhờ đó loại trừ khả năng làm nhiểm bẩn nước ngầm. Lớp che phủ cuối cùng được thiết kế để ngăn không cho nước mưa và nguồn nước mặt đi vào ô chôn rác. Việc lựa chọn hệ thống lớp lót đáy và lớp che phủ cuối cùng sẽ phụ thuộc vào hiện trạng địa chất của địa phương, điều kiện khí hậu và yêu cầu về môi trường của bãi chôn lấp rác cho tỉnh Quảng Bình. Thành phần cấu tạo lớp đất nền từ mặt đất tự nhiên xuống độ sâu 8,0m của khu vực dự án là lớp sét pha cát lẫn nhiều sạn laterit do đó có tính thấm nước cao. Để tránh khả năng làm nhiễm bẩn nước ngầm cần phải có màng ngăn nước rò rỉ thấm xuống tầng nước ngầm và loại màng có gai lót mái dốc của đê chắn nhằm chống trượt. a/ Lớp lót đáy Kết cấu lớp lót đáy từ dưới lên trên bao gồm các lớp sau : Lớp đất nền đầm chặt; Lớp đất sét dày 0,2m đầm chặt; Lớp màng địa chất HDPE dày 2mm; Lớp cát/ sỏi dày 0,3m giữ nhiệm vụ thoát nước; Lớp vải địa kỹ thuật dày 1,5mm; Lớp đất dày 0.6m đầm chặt có tác dụng bảo vệ lớp tho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN.doc
  • docMUC LUC.doc
Tài liệu liên quan