Tính toán thiết kế đường ống dẫn không khí
Ống dẫn không khí là một trong các phương tiện dùng để vận chuyển và phân phối không khí lạnh đến nơi yêu cầu. Về mặt cấu tạo, hệ thống ống dẫn không khí bao gồm các đoạn ống tôn ghép nối tiếp nhau, có hoặc không có rẽ nhánh, tiết diện ống có thể chữ, tròn hoặc vuông.
Việc thiết kế hệ thống ống dẫn không khí cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Ít gây tiếng ồn
+ Tổn thất lạnh nhỏ, tổn thất áp suất trên đường ống ít.
+ Chiếm không gian không nhiều và bảo đảm các yêu cầu về mặt mỹ thuật.
+ Cơ cấu hợp lý, dễ lắp đặt và giá thành hợp lý.
+ Chi phí vận hành thấp
Có rất nhiều phương pháp tính toán thiết kế hệ thống ống dẫn không khí,mỗi phương án cho ta một giá trị khác nhau về kích thước đường ống, giá thành tổng thể, quạt gió, không gian lắp đặt, độ ồn và toàn bộ phụ kiện như tê, cút. Trong đồ án này em trình bày theo phương pháp ma sát đồng đều vì phương pháp này có nhiều ưu việt, đảm bảo độ tin cậy, nó ít đòi hỏi hệ thống phải cân bằng hay đối xứng.
Nội dung của phương pháp ma sát đồng đều là thiết kế hệ thống đường ống gió sao cho tổn thất áp suất trên 1m chiều dài đường ống bằng nhau trên toàn tuyến ống. phương pháp ma sát đồng đều cũng đảm bảo tốc độ gió trên đường ống giảm dần theo chiều chuyển động và do đó một phần áp suất động được biến đổi thành áp suất tĩnh vì vậy đảm bảo phân phối gió đều.
Ví du tính toán hệ thống cấp gió tươi tầng 4
1) Tính toán kích thước đường ống gió
• Đối với tuyến ống gió tươi từ lưới chắn côn trùng đến dàn lạnh
Ta có thể biểu diễn đoạn ống này như sau
88 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà thời báo kinh tế Việt Nam chi nhánh phía Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu chỉnh do bức xạ mặt trời tác dụng lên mái.
ttđ = tN,ef – tT = tN + - tT = (tN - tT) +
Trong đó:
tN:là nhiệt độ ngoài trời, tN = 34,6oC
tT: là nhiệt độ trong nhà tT = 26oC
es: hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời, tra trong bảng 4.10[1] gạch màu đỏ es = 0,72
= 20 W/m2K: Hệ số tỏa nhiệt đối lưu không khí ngoài trời
RN = : Nhiệt bức xạ đập vào mái, W/m2
RT:Nhiệt bức xạ qua kính vào phòng theo hướng ngang.Tra bảng 4.1[1] ở vĩ độ 10o Bắc vào tháng 12 lúc 12 giờ trưa ta được RT = 637 W/m2
RN = = 723,8 W/m2
∆ttđ = (34,6 - 26) + = 34,7oC
Vậy Q21 = 1,67. 157,3.34,7 = 9115,4 W
3. Nhiệt truyền qua vách Q22
Nhiệt truyền qua vách Q22 bao gồm hai thành phần:
+ Do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong nhà ∆t = tN - tT
+ Do bức xạ mặt trời vào tường, tuy nhiên lượng nhiệt này được coi như bằng không.
Vách bao che chung quanh cũng có nhiều dạng: tường, cửa ra vào và cửa sổ.Tuy nhyiên công thức chung tính nhiệt truyền qua vách vẫn được tính bằng biểu thức:
Q22 = = ki. Fi. ∆t = Q22t + Q22c + Q22K , W
Trong đó:
Q2i – nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào, cửa sổ . . .
ki – hệ số truyền nhiệt tương ứng của tường, cửa, kính, W/m2K.
Fi – diện tích tường, cửa, kính tương ứng, m2.
a. Nhiệt truyền qua tường Q22t
Q22t =
Hệ số truyền nhiệt của tường được xác định theo biểu thức:
kt = , W/m2K
= 20 W/m2K: Hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời.
= 10 W/m2K: hệ số tỏa nhiệt phía ngoài tường khi tiếp xúc với không gian đệm(hành lang).
= 10 W/m2K: hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà.
∆t: độ chênh lệch nhiệt độ, K
Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời:
∆t1 = tN – tT = 34,6 – 26 = 8,6 K
Đối với tường tiếp xúc với không khí ở hành lang:
∆t2 = tN – tT = 29 – 26 = 3 K
di: Độ dầy lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, m
li: Hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường, W/mK
Kết cấu xây dựng của tường bao như hình 2.3
3
2
1
1;3 – lớp xi măng trát
2 – lớp gạch xây dựng
Hình 2.3: Kết cấu tường bao
Lớp vữa xi măng có
Chiều dầy dv = 200 mm;
Hệ số dẫn nhiệt lv = 0,93 W/mK ( theo bảng 4.11[1] )
Lớp gạch ở đây là gạch rỗng xây với vữa nhẹ có
Chiều dầy dg= 200 mm
Hệ số dẫn nhiệt lg = 0,58 W/mK ( theo bảng 4.11[1] )
Ta có hệ số truyền nhiệt của tường bao:
Đối với tường tiếp xúc với không khí ngoài trời:
k1 = =
k1 = 1,86 W/m2K
Đối với tường tiếp xúc với không khí không trực tiếp với không khí ngoài trời:
k2 = =
k2 = 1,7 W/m2K
Ví dụ tính toán cho tầng 2
Q222t = k1. F1. ∆t1+ k2. F2.∆t2
Q222t = 1,86. 32. 8,6 + 1,7. 0. 3 = 511,8 W
Kết quả tính toán cho các phòng và các tầng còn lại được cho trong bảng 3
b. Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c
Nhiệt truyền qua cửa ra vào được xác định như sau:
Q22c = kc. Fc.∆t , W
Trong đó:
F: diện tích cửa, m2
∆t: hiệu nhiệt độ trong và ngoài cửa
Với tòa nhà này thì mỗi tầng đều có 1 cửa ra vào lối cầu thang bộ bên trong tòa nhà, 1 cửa ra vào ở cầu thang bộ đi bên ngoài ở bên ngoài tòa nhà, 1 cửa ra vào nhà vệ sinh không được trang bị hệ thống điều hòa không khí.Các cửa ra vào này đều được làm bằng kính.
Đối với cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài trời thì
∆t1 = tN – tT = 34,6 – 26 = 8,6 oC
Đối với cửa tiếp xúc với vùng không khí không được điều hòa thì
∆t2 = tN – tT = 29 – 26 = 3 oC
k:Hệ số truyền nhiệt qua cửa, W/m2K
Tra bảng 4.13[1] ta được k = 5,89 W/m2K
Ví dụ tính toán đối với tầng 3
Q322c = k. F1. ∆t1 + k. F2. ∆t2
Q322c = 5,89. 1,98. 8,6 + 5,89.3,52. 3 = 162,5 , W
Kết quả tính toán của các phòng còn lại được tổng kết trong bảng bảng 4
c. Nhiệt truyền qua kính cửa sổ
Nhiệt truyền qua cửa sổ Q22k được xác định như sau:
Q22k = kk. Fk.∆t ,W.
Trong đó:
Fk: Diện tích cửa sổ, m2
∆t: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà
∆t = 34,6 – 26 = 8,6 oC
kk: Hệ số truyền nhiệt qua cửa kính, W/m2K
Tra bảng 4.13[1] với kính 1 lớp ta được k = 5,89 W/m2K
Ví dụ tính toán cho tầng 3
Q22k = 5,89. 21. 8,6 = 1063,7 W
Kết quả tính toán của các phòng và các tầng còn lại được tổng kết trong
bảng 5
4. Nhiệt truyền qua nền Q23
Đối với nhiệt truyền qua nền cũng được tính theo biểu thức:
Q23 = kn. Fn. ∆t, W
Trong đó:
F: Diện tích sàn, m2
∆t: Hiệu nhiệt độ và bên ngoài và bên trong.
Đối với tòa nhà này thì sàn được đặt trên tầng hầm nên
∆t = 0,5( tN – tT ) = 0,5( 34,6 - 26) = 4,3oC.
Còn đối với các sàn ở giữa hai phòng điều hòa thì
Q23 = 0
kn: Hệ số truyền nhiệt qua sàn, W/m2K. Tra bảng 4.15[1] đối với sàn bê tông dầy 300 mm có lát gạch ở trên thì k = 2,15 W/m2K
Ví dụ tính toán đối với phòng 101
Phòng 101 có diệnt tích sàn là 53,5 m2. Do đó nhiệt truyền qua nền Q23 đối với phòng 101 là:
Q10123 = 2,15. 53,5. 4,3 = 494,6 W
Kết quả tính toán đối với các phòng còn lại được tổng kết trong bảng 7
5. Nhiệt hiện tỏa ra do chiếu sáng Q31
Đèn chiếu sáng được chia ra làm hai loại: đèn dây tóc và đèn huỳnh quang, các loại đèn này chỉ phát nhiệt hiện. Điện năng sẽ phát thành ánh sáng và nhiệt năng. Các đèn này trong quá trình phát sáng sẽ trao đổi nhiệt bằng bức xạ, đối lưu và dẫn nhiệt với môi trường xung quanh.
Tòa nhà được dùng chủ yếu là phòng làm việc nên cần phải đảm bảo độ sáng theo tiêu chuẩn là 12 W/m2 sàn. Tất cả các bóng đèn được dùng ở đây là loại bóng đèn huỳnh quang với công suất mỗi bóng là 36 W, điện áp sử dụng là 220V.
Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng cũng được xác định theo công thức:
Q31 = nt. nđ.Q , W
Trong đó:
Q: tổng nhiệt tỏa do đèn chiếu sáng.
Q = 1,25. qđ. F
qđ = 11: giá trị định hướng chiếu sáng theo tiêu chuẩn, W/m2.
F: Diện tích mặt sàn của phòng. m2.
nt: Hệ số tác dụng đồng thời của đèn chiếu sáng, tra bảng 4.8[1] cho trường hợp gs = 700 kg/m2sàn, thời gian sử dụng đèn là 10 giờ ta được
nt = 0,87
nđ: Hệ số tác dụng đồng thời, đối với công trình này ta chọn nđ = 0,5
Vậy Q31 = 0.87. 0,5. 11. F = 4,785.F
Ví dụ tính toán cho tầng 2
Tầng 2 có diện tích sàn là 160 m2 nên nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng là:
Q231 = 4,785. 160 = 765,6 W
Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết trong bảng 8
6. Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q32
Nhiệt tỏa ra do máy và các dụng cụ dùng điện như tivi, máy tính, radio,bàn là, máy in . . . trong văn phòng là các loại không dùng động cơ điện và được tính bằng công thức:
Q32 = , W
Với Ni là công suất điện ghi trên dụng cụ , W
Đối với tòa nhà này được dùng chủ yếu là vă phòng cho thuê nên máy móc sử dụng ở đay chủ yếu là máy vi tính và máy in, một số tầng có sử dụng thêm máy phôtô. Tuy nhiên thời gian sử dụng máy phôtô là rất it nên ta có thể bơ qua.
Đối với tầng 3
Tầng 3 sử dụng 10 máy vi tính, mỗi máy có công suất là 300 W. Số máy in là 5 máy, mỗi máy có công suất là 350W.
Q432 = 10. 300 + 5. 350 = 4750 W
Đối với phòng 101
Phòng 101 sử dụng 3 máy vi tính, 1 máy in.
Q10132 = 3. 300 + 350 = 1250 W
Kết quả tính toán của các phòng va các tầng còn lại được tổng kết trong
bảng 9.
7. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa Q4
Con người mà đề cập ở đây chính là những người hiện diện và hoạt động bên trong không gian điều hòa. Lượng nhiệt phát ra từ cơ thể phụ thuộc vào cường độ hoạt động của con người được thể hiện qua hai hình thức là nhiệt hiện và nhiệt ẩn:
a. Nhiệt hiện do người tỏa ra
Nhiệt hiện do con người tỏa vào phòng chủ yếu bằng đối lưu và bức xạ, được xác định theo biểu thức:
Q4h = n. nđ. qh , W
Trong đó:
n: số người trong phòng điều hòa.
nđ: hệ số tác dụng không đồng thời. Đối tòa nhà này ta chọn nđ = 0,8
qh: nhiệt hiện tỏa ra rừ một người, W/người. Theo bảng 4.18[1] ta có qh cho người hoạt động văn phòng là qh = 60 W/người
b. Nhiệt ẩn do người tỏa ra
Nhiệt ẩn do người tỏa ra được xác định như sau:
Q4â = n. qâ , W
Trong đó:
n: Số người trong phòng điều hòa.
qâ: Nhiệt ẩn do một người tỏa ra, W/người. Theo bảng 4.18[1] ta có qâ cho người hoạt động văn phòng là qâ = 70 W/người.
ghi chú: Ta có qh,qâ ở trên là dùng cho nam giới trưởng thành, phụ nữ tính bằng 85% nam giới, trẻ em tính bằng 75% nam giới.
Ví dụ tính toán cho tầng 3
Đối với tầng 3 thì có 1 người làm việc trong đó có 5 người là nam giới, còn 6 người là nữ giới:
Nhiệt hiện Q4h = 0,8. n. qh
Q4h = 0,8( 5. 60 + 6. 0,85. 60 )
Q4h = 484,8 W
Nhiệt ẩn Q4â = n. qâ
Q4â = 5. 70 + 6. 0,85. 70
Q4â = 707 W
Kết quả tính toán của các phòng và các tầng còn lại được tổng kết trong
bảng 10.
8. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN
Phòng điều hòa phải luôn được cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ ôxy cần thiết cho con người ở trong phòng. Do gió tươi có trạng thái ngoài trời N với entanpi IN, nhiệt độ tN và ẩm dung dN lớn hơn không khí trong nhà do đó khi đưa vào phòng, gió tươi sẽ tỏa ra một lượng nhiệt hiện QhN và Qân
QhN = 1,2. n. l.(tN - tT) , W
QâN = 3. n. l.(dN – dT) , W
Trong đó:
dN, dT: Ẩm dung của không khí bên ngoài và bên trong, g/kg
tN, tT: nhiệt độ không khí bên ngoài và bên trong.
n: số người trong phòng điều hòa.
L = n. l: lưu lượng không khí, l/s.
l: lưu lượng không khí cần cho một người trong một giây, l/s. Theo bảng 4.19[1] đối với công sở, văn phòng ta lấy l = 7,5l/s cho một người.
Ví dụ tính toán cho tầng 3
Nhiệt hiện Q3hN = 1,2. 10. 7,5.(34,6 - 26)
Q3hN = 774 W
Nhiệt ẩn Q3âN = 3. 10. 7,5.(25,5 - 15)
Q3âN = 2362,5 W
Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết trong bảng bảng 11
9. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt Q5h và Q5â
Q5 = Q5h + Q5â
Không gian điều hòa được làm kín để chủ động kiểm soát được lượng gió tươi cấp cho phòng nhằm tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn có hiện tượng rò lọt không khí qua khe cửa sổ, cửa ra vào và khi mở cửa do người ra vào. Hiện tượng này xảy ra càng mạnh khi chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời càng lớn. khí lạnh có xu hướng thoát ra ở phía dưới và khí nóng ngoài trời lọt vào từ phía trên cửa.Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt được xác định như sau:
Q5h = 0,39. . V.(tN - tT) , W
Q5â = 0,84. . V.(dN - dT) , W
Trong đó:
V: thể tích phòng, m3.
dN, dT: Ẩm dung của không khí bên ngoài và bên trong, g/kg
tN, tT: nhiệt độ không khí bên ngoài và bên trong.
: Hệ số kinh nghiệm. Xác định theo bảng 4.20[1] với đa số các phòng có thể tích < 500 m2 ta có = 0,7
Ví dụ tính toán đối với tầng 3
Đối với tầng 3 có thể tích là
Nhiệt hiện Q35h = 0,39. 0,7. 402,5.(34,6 - 26)
Q35h = 945 W
Nhiệt ẩn Q35â = 0,84. 0,7. 402,5.(25,5 - 15)
Q35h = 2485 W
Kết quả tính toán cho các phòng và các tầng còn lại được tổng kết trong
bảng 12.
10. Các nguồn nhiệt khác
Ngoài các nguồn nhiệt trên còn có các nguồn nhiệt khác ảnh hưởng đến phụ tải lạnh là:
+ Nhiệt hiện và ẩn tỏa ra từ các thiết bị trao đổi nhiệt, các đường ống dẫn môi chất nóng hoặc lạnh qua phòng điều hòa.
+ Nhiệt tỏa ra từ quạt và nhiệt tổn thất qua đường ống gió.
Tuy nhiên các tổn thất nhiệt nêu trên là nhỏ nên ta có thể bỏ qua.
2.3.2. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí
1. Thành lập sơ đồ điều hòa không khí
Sơ đồ điều hòa không khí đươc thiết lập dựa trên kết quả tính toán cân bằng nhiệt ẩm, đồng thời thỏa mãn các yêu cầu về tiện nghi của con người và yêu cầu công nghệ, phù hợp với điều kiện khí hậu. Việc tành lập sơ đồ điều hòa không khí phải căn cứ trên các kết quả tính toán như nhiệt hiện, nhiệt ẩn của phòng. Nhiệm vụ của việc thành lập sơ đồ điều hòa không khí là xác lập quá trình sử lý không khí trên ẩm đồ t – d, lựa chọn các thiết bị và tiến hành kiểm tra các điều kiện như nhiệt độ đọng sương, điều kiện vệ sinh, lưu lượng không khí qua dàn lạnh. . .
Trong điều kiện cụ thể mà ta có thể chọn các sơ đồ: sơ đồ thẳng, sơ đồ điều hòa không khí một cấp, sơ đồ điều hòa không khí hai cấp. Chọn và thành lập sơ đồ điều hòa không khí là một bài toán kinh tế, kỹ thuật. Mỗi sơ đồ đều có ưu điểm đặc trưng, tuy nhiên dựa vào đặc điểm của công trình và tầm quan trọng của hệ thống điều hòa mà ta quết định lựa chọn hợp lý.
Sơ đồ thẳng là sơ đồ mà không khí ngoài trời sau khi qua xử lý nhiệt ẩm được cấp vào phòng điều hòa và được thải ra ngoài. Sơ đồ này thường được sử dụng trong không gian điều hòa có phát sinh chất độc, các phân xưởng độc hại, các cơ sở y tế như phòng phẫu thuật. . .
Sơ đồ tuần hoàn một cấp được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao. Sơ đồ này được xử dụng cả trong lĩnh vực điều hòa tiện nghi và điều hòa công nghệ như xưởng xản suất linh kiện điện tử, máy tính, quang học. . .
Sơ đồ tuần hoàn hai cấp thường được sử dụng trong điều hòa tiện nghi khi nhiệt độ thổi vào quá thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài ra nó còn được sử dụng rộng rải trong các phân xưởng như nhà máy dệt, thuốc lá. . . So với sơ đồ điều hòa một cấp thì chi phí lớn hơn nhiều.
Qua phân tích đặc điểm của công trình “Trụ sở tòa thời báo kinh tế Việt Nam chi nhánh phía Nam” ta thấy đây là công trình công cộng không đòi hỏi yêu cầu cao về chế độ nhiệt ẩm. Do đó ta chỉ cần sử dụng sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp là có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra.
2. Sơ đồ điều hòa không khí tuần hoàn một cấp
Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa không khí một cấp được biểu diễn trên hình 2.4
Hình 2.4- Sơ đồ nguyên lý điều hòa không khí một cấp
1: cửa lấy gió tươi 7: hệ thống phân phối không khí
2: cửa gió hồi 8: không gian điều hòa
3: buồng hòa trộn 9: cửa gió hồi
4: thiết bị xử lý không khí 10: đường ống gió hồi
5: quạt gió cấp 11: cửa gió thải
6: đường ống đẩy
Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau:
Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp được cho trên hình 2.5.
N: Không khí ngoài nhà
T: Không khí trong nhà
H:Không khí sau khi hòa trộn
O ≡ V: Điểm thổi vào
Hình 2.5: Sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp
Không khí ngoài trời có trạng thái N (tN; ) có lưu lượng LN qua cửa hút không khí ngờai trời 1, đi vào buồng hòa trộn 3 để hòa trộn với lượng không khí tuần hoàn có trạng thái T, với lưu lượng LT ( tT; ) được hút về theo cửa gió tuần hoàn 2. Sau khi tuần hoàn với không khí có trạng thái C được xử lý nhiệt ẩm trong thiết bị xử lý không khí 4 để đạt đến trạng thái O, rồi được quạt gió 5, đường ống 6 và hệ thống phân phối không khí 7 thổi vào phòng điều hòa 8. Trong phòng điều hòa 8, lượng không khí thổi vào ở trạng thái V(tV;) này thực hiện quá trình trao đổi nhiệt ẩm với không khí ở trong phòng có lượng nhiệt thừa QHT và ẩm thừa WHT và tự biến đổi đến trạng thái T. một phần không khí được tuần hoàn sử dụng lại qua miệng hút 9, đường ống hút gió hồi 10 tuần hoàn về buồng hòa trộn 3.Phần không khí thừa thải qua cửa gió thải 11 ra ngoài để tạo áp suất dương trong phòng.
3. Tính toán sơ đồ điều hòa không khí
a) Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện eh
Điểm gốc được xác định trên ẩm đồ ở đây là điểm G: t = 24oC và j = 50%.Thang chia hệ số nhiệt hiện đặt bên phải ẩm đồ. Cách xác định điểm gốc và thang chia hệ số nhiệt hiện được cho trên hình 2.6.
Hình 2.6. Điểm gốc và thang chia hệ số nhiệt hiện của ẩm đồ
b) Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF ehf ( room sensible heat factor )
Hệ số nhiệt hiện phòng ehf: là tỷ số giữa thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn của phòng chưa tính tới thành phần nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi và gió lọt QhN và QâN đem vào không gian điều hòa. Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn quá trình tự biến đổi không khí trong không gian điều hòa V – T
ehf =
Qhf: tổng nhiệt hiện của phòng ( không có nhiệt hiện của gió tươi ) , W
Qâf: tổng nhiệt ẩn của phòng ( không có nhiệt ẩn của gió tươi) , W
Cách xác định hệ số nhiệt hiện phòng RSHF ehf được cho trên hình 2.7.
Hình 2.7: Hệ số nhiệt hiện phòng và cách xác định quá trình biến đổi V–T
Ví dụ tính toán cho tầng 2
Tầng 2 có Qhf = Q11 + Q22 + Q31 + Q32 + Q4h
Qhf = 2958,4 + 2733,8 + 957 + 4750 + 444 Qhf = 11843,2 W
Qâf = Q4â = 647,5 W
Do đó:
ehf = = 0,95
Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết trong bảng 13
c) Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF ( grand sensible heat factor )
Hệ số nhiệt hiện tổng là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hòa trộn đến điểm thổi vào. Đây chính là quá trình làm lạnh và khử ẩm của không khí trong dàn lạnh sau khi hòa trộn giữa gió tươi và gió tái tuần hoàn.
Trong đó:
Qh: Thành phần nhiệt hiện, kể cả phần nhiệt hiện do gió tươi đem vào QhN có trạng thái ngoài N.
Qâ: Thành phần nhiệt ẩn, kể cả phần nhiệt ẩn do gió tươi đem vào QâN có trạng thái ngoài N.
Qt: Tổng nhiệt thừa
Cách xác định hệ số nhiệt hiện tổng GSHF được biểu diễn trên hình 2.8
Hình 2.8: Sơ đồ xác định hệ số nhiệt hiện tổng
Ví dụ tính toán cho tầng 2
tầng 2 có Qh = 13556,2 W ; Qâ = 5276 W
= 0,72
Kết quả tính toán cho các phòng và các tầng còn lại được tổng kết trong bảng 13.
d) Hệ số đi vòng ( bypass factor)
Hệ số đi vòng : là tỷ số giữa lượng không khí qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với bề mặt dàn ( coi như đi vòng qua dàn ) so với toàn bộ lượng không khí qua dàn lạnh.
Trong đó:
GH: Lưu lượng không khí qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với bề mặt dàn, kg/s, nên vẫn có trạng thái của điểm hòa trộn H.
Go: Lưu lượng không khí qua dàn có trao đổi nhiệt ẩm với dàn, kg/s, và đạt được trạng thái O.
G = GH + Go: Tổng lưu lượng không khí qua dàn lạnh, kg/s.
Hệ số đi vòng BF phụ thuộc vào từng loại dàn lạnh, trị số BF tăng lên khi diện tích dàn lạnh giảm, tốc độ không khí tăng và ngược lại. Giá trị hệ số BF được tra trong bảng 4.22[1] ta được = 0,15.
e) Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF ( effective sensible heat factor )
Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF là tỷ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng Qhef và tổng nhiệt hiện hiệu dụng của phòng Qef
=
Trong đó:
Qhef: Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH
Qhef = Qhf + .QhN
Qâef: Nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH
Qâef = Qâf + .QâN
Trong đó:
: Hệ số đi vòng
QhN: Nhiệt hiện gió tươi mang vào, W
QâN: Nhiệt ẩn do gió tươi mang vào, W
Ví dụ tính toán cho tầng 2
Tầng 2 có: Qhef = 11843,2 + 0,15. 774 = 11959,3 W
Qâef = 647,5 + 0,15. 2362,5 = 1001,8 W
Do đó:
= = 0,92
Kết quả tính toán cho các phòng và các tầng còn lại được tổng kết trong bảng 13
f) Nhiệt độ đọng sương của thiết bị
Nhiệt độ đọng sương của thiết bị là nhiệt độ mà khi ta tiếp tục làm lạnh hỗn hợp không khí tái tuấn hoàn và không khí tươi ở trạng thái hòa trộn H, qua điểm V theo đường thì không khí đạt trạng thái bão hòa = 100% tai điểm S. Điểm S chính là điểm đọng sương và nhiệt độ ts là nhiệt độ đọng sương của thiết bị.
Nhiệt độ đọng sương của thiết bị phụ thuộc vào hệ số nhiệt hiệu dụng được lấy theo bảng 4.24[1].
Ví dụ xác định nhiệt độ đọng sương cho tầng 2
Tầng 2 có hệ số nhiệt hiện hiệu dụng = 0,92 tra bảng 4.24[1] ta có ts = 17,2oC
Kết quả tính toán cho các tầng và các phòng con lại được tổng kết trong
bảng 13
h) Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh
Nhiệt độ không khí sau dàn lạnh tV = to được xác định theo biểu thức:
to= ts + .(tH - ts)
Nhiệt độ điểm hòa trộn tH
tH =
Trong đó:
tN,tT: nhiệt độ ngoài nhà và nhiệt độ trong nhà, oC
GN: Lưu lượng không khí tươi, GN = 15%GT
GT: Lưu lượng gió tổng, kg/s. G= GN + GT = 0,15.GT + GN = 1,15.GT
tH = = 27oC
Vậy to = ts + 0,15.( 27 - ts )
Tính toán ví dụ cho tầng 2
Tầng 2 có nhiệt độ đọng sương thiết bị ts = 17,2oC
Do đó to = 17,2 + 0,15.( 27 - 17,2 ) = 18,7oC
Hiệu nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ thổi vào
t = tT – tV = 26 – 18,7 = 7,3oC < 10oC phù hợp yêu cầu vệ sinh
Sơ đồ tuần hoàn một cấp cho tầng 2 xây dựng trên đồ thị t – d được cho trên
hình 2.9.
Hình 2.9. Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp cho tầng 2
Kết quả tính toán các hệ số sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp của các phòng và các tầng còn lại được cho trong bảng 13.
i) Xác định lưu lượng không khí qua dàn lạnh
Lưu lượng không khí qua dàn lạnh được xác định theo biểu thức:
L = , l/s
Trong đó:
L: Lưu lượng không khí, l/s;
Qhef: Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng, W;
tT, ts: Nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ đọng sương, oC
: Hệ số đi vòng.
Tính toán ví dụ cho tầng 2
Lưu lượng không khí qua dàn lạnh
L = = 1332,4 l/s
Lưu lượng khối lượng không khí qua dàn lạnh
G = .L = .1332,4 = 1,6 kg/s
Năng suất lạnh cần thiết cho tầng 2 là
Qo= G.( IH- IV )
Qo= 1,6.(63,5 – 51) = 17,6 kW
Năng suất lạnh và lưu lượng không khí qua dàn lạnh của các phòng và các tầng còn lại được cho trong bảng 14.
2.4. Kết quả tính toán
Bảng 1: các giá trị nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa qua cửa kính
Tầng
phòng
Chức năng
Fkính
Q’11
Q11
1
101
Văn phòng
5,4
588,7
788,8
102
Phòng đón tiếp
13,3
2878,8
1928,4
201
Phòng điều hành
0
0
0
L
L01
Văn phòng
5,4
588,7
788,8
2
201
Văn phòng
20,4
4415,6
2958,4
3
301
Văn phòng
21
4545,5
3045,5
4÷7
X01
Văn phòng
19,4
3507,3
2813,4
8
801
Văn phòng
19,4
4199,1
2813,4
Bảng 2: bảng giá nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa qua mái bằng bức xạ và do :Q21
Tầng
Chức năng
Fmái (m2)
Q21(W)
8
Văn phòng
157,3
9115,4
Bảng 3: Bảng giá trị nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa qua vách tường Q22t
Tầng
Phòng
F1
k1
F2
k2
Q22t
1
101
29,7
1,86
8,6
0
1,7
3
475
102
56,5
1,86
8,6
13,5
1,7
3
972,6
103
5,3
1,86
8,6
10,5
1,7
3
138,2
Lửng
L01
95,3
1,86
8,6
24
1,7
3
1646,8
2
201
88,5
1,86
8,6
24
1,7
3
1538
3
301
88
1,86
8,6
24
1,7
3
1530
4 7
X01
95
1,86
8,6
24
1,7
3
1642
8
501
95
1,86
8,6
24
1,7
3
1642
Bảng 4:Bảng giá trị nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa qua cửa ra vào Q22c
Tầng
phòng
k
F1
F2
Q22c
1
101
5,89
0
8
1,76
0
0
102
5,89
10
8,6
3,52
3
568,7
103
5,89
0
8,6
0
3
0
Lửng
L01
5,89
1,98
8,6
3,52
3
162,5
2
201
5,89
1,98
8,6
3,52
3
162,5
3
301
5,89
1,98
8,6
3,52
3
162,5
4 7
X01
5,89
1,98
8,6
3,52
3
162,5
8
801
5,89
1,98
8,6
3,52
3
162,5
Bảng 5: Bảng tổng kết các giá trị nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa qua kính cửa sổ Q22k
Tầng
phòng
kk
Fk
Q22k
1
101
5,89
5,4
8,6
273,5
102
5,89
13,3
8,6
673,7
103
5,89
0
8,6
0
Lửng
L01
5,89
5,4
8,6
273,5
2
201
5,89
20,4
8,6
1033,3
3
301
5,89
21
8,6
1063,7
4 7
X01
5,89
19,4
8,6
982,7
8
801
5,89
19,4
8,6
982,7
Bảng 6:nhiêt hiện truyền qua vách Q22
Tầng
phòng
Q22t
Q22c
Q22k
Q22
1
101
475
0
273,5
748,5
102
972,6
568,7
673,7
2215
103
138,2
0
0
138,2
Lửng
L01
1646,8
162,5
273,5
2082,8
2
201
1538
162,5
1033,3
2733,8
3
301
1530
162,5
1063,7
2756,2
4 7
X01
1642
162,5
982,7
2787,2
8
801
1642
162,5
982,7
2787,2
Bảng 7: bảng giá trị nhiệt xâm nhập vào không gian điều hòa qua nền
Tầng
phòng
Chức năng
Fn
Q23
1
101
Văn phòng
53,5
494,6
102
Phòng đón tiếp
62,4
577
103
Phòng điều hành
8,8
81,4
Bảng 8: Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31
Tầng
Phòng
Diện tích
m2
Công suất đèn
W
Nhiệt tỏa Q31
W
1
101
53,5
735,6
320
102
62,4
858
373,2
103
8,8
121
52,6
Lửng
L01
110
1512,5
658
2
201
160
2200
957
3
301
161
2213,8
963
4 7
X01
157,3
2162,8
940,8
8
801
157,3
2162,8
940,8
Bảng 9: Nhiệt hiện tỏa ra do máy móc Q32
Tầng
phòng
Máy tính
300W/máy
Máy in
350W/máy
Q32 ,
W
1
101
3
1
1250
102
1
1
650
103
1
1
650
Lửng
L01
8
4
3800
2
201
10
5
4750
3
301
10
5
4750
4 7
X01
10
5
4750
8
801
8
4
3800
Bảng 10: Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4
Tầng
phòng
Nam
Nữ
Q4h
Q4â
1
101
2
1
136,8
199,5
102
0
1
40,8
59,5
103
1
0
48
70
Lửng
L01
3
5
348
507,5
2
201
5
5
444
647,5
3
301
5
6
484,8
707
4 7
X01
4
6
436,8
637
8
801
5
3
362,4
528,5
Bảng 11: Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QhN và QâN
Tầng
Phòng
n
Số người
l
l/s/người
QhN
(W)
QâN
(W)
1
101
3
7,5
8,6
10,5
232,2
708,8
102
1
7,5
8,6
10,5
77,4
236,3
103
1
7,5
8,6
10,5
77,4
236,3
Lửng
L01
8
7,5
8,6
10,5
619,2
1890
2
201
10
7,5
8,6
10,5
774
2362,5
3
301
10
7,5
8,6
10,5
774
2362,5
4 7
X01
10
7,5
8,6
10,5
774
2362,5
8
801
8
7,5
8,6
10,5
619,2
1890
Bảng 12: Nhiệt hiện và ẩn do gió lợt Q5h và Q5â
Tầng
phòng
V
Q5h
Q5â
1
101
0,7
133,7
8,6
10,5
314
825,8
102
0,7
156
8,6
10,5
366,3
963
103
0,7
22
8,6
10,5
51,7
135,8
Lửng
L01
0,7
275
8,6
10,5
645,6
1697,5
2
201
0,7
400
8,6
10,5
939
2469,6
3
301
0,7
402,5
8,6
10,5
945
2485
4 7
X01
0,7
393,3
8,6
10,5
923,3
2428
8
801
0,7
393,3
8,6
10,5
923,3
2428
Bảng 13: Các hệ số tính toán sơ đồ tuần hoàn không khí một cấp
Phòng
Qhf
Qâf
Qh
Qâ
Qhef
Qaef
101
3839
199,5
4385,2
1734
0,95
0,72
3873,8
305,8
0,93
102
5531,2
59,5
5975
1258,8
0,99
0,82
5542,8
95
0,98
103
970,2
70
1099,3
442
0,93
0,71
981,8
105,4
0,90
L01
7677,6
507,5
8942,4
4095
0,94
0,69
7770,5
791
0,90
201
11843,2
647,5
13556,2
5479,6
0,95
0,71
11959,3
1001,8
0,92
301
11999,5
707
13718,5
5554,5
0,94
0,71
12115,6
1061,4
0,92
X01
11728,2
637
13425,4
5427,5
0,95
0,71
11844,3
991,3
0,92
801
19819,2
528,5
21361,7
4846,5
0,97
0,82
19912
892,7
0,96
Bảng 14: Lưu lượng không khí qua dàn lạnh
Tầng
Phòng
ts , oC
Qhef , W
L , m/s
Qo, kW
1
101
17,3
3873,8
438,5
6,6
102
17,5
5542,8
639,3
7,6
103
17,1
981,8
108,2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho tòa nhà thời báo kinh tế việt nam chi nhánh phía nam.doc