CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU 1
.1. Đặt vấn đề 1
.2. Tính cấp thiết của đồ án 2
1.3. Mục tiêu đề tài 3
1.3.1. Mục tiêu ngắn hạn 3
1.3.2. Mục tiêu dài hạn 3
1.4. Quy mô đề tài: 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1. Phương pháp luận 3
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ CÁCCÔNG NGHỆ
XỬ LÝ 5
2.1. Tầm quan trọng của nước cấp 5
2.2. Nguồn nước cấp 6
2.2.1. Nước mặt 6
2.2.2. Nước ngầm 6
2.2.3. Nước biển 7
2.2.4. Nước lợ 7
2.2.5. Nước khoáng 7
2.2.6. Nước chua phèn 7
2.2.7. Nước mưa 8
2.3. Những chỉ tiêu về nước cấp 8
2.3.1. Các chỉ tiêu vật lý 8
2.3.1.1. Nhiệt độ nước 8
2.3.1.2. Độ màu 8
2.3.1.3. Mùi vị 9
2.3.1.4. Độ đục 9
2.3.1.5. Độ nhớt 9
2.3.1.6. Độ dẫn điện 10
2.3.1.7. Tính phóng xa 10
2.3.1.8. Hàm lượng chất rắn trong nước 10
16 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty dệt nhuộm Phước Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ BẠC LIÊU VÀ NHÀ MÁY XỬ LÝ
NƯỚC CẤP THỊ XÃ BẠC LIÊU
3.1.Đặc điểm địa lý, tự nhiên:
3.1.1. Vị trí địa lý:
Hình 3.1: Vị Trí địa lý tỉnh Bạc Liêu
Bạc liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau, cực Nam Việt Nam, cách TP.Hồ Chí Minh 280 km về phía Bắc, cách Cần thơ 110 Km về phía Bắc, cách Cà Mau 67 Km về phía Nam.
Kinh độ Đông từ 105014’15” đến 105051’45”
Vĩ độ Bắc từ 9032” đến 9038’9”
Tây Bắc giáp các tỉnh Cần Thơ,Kiên Giang.
Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng.
Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau.
Đông Nam giáp Biển Đông.
3.1.2. Khí hậu:
Nhiệt độ :
Cao nhất 31o5C
Thấp nhất 22o5C
Trung bình 26o8C
Lượng mưa trung bình 2.150 – 2.200mm
Số giờ nắng trong năm 2.150 – 2000 giờ
Độ ẩm trung bình :
Mùa khô 83%
Mùa mưa 91%
Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau.
Cao nhất 31o5C
Thấp nhất 22o5C
Trung bình 26o8C
3.1.3. Dân số
Tổng dân số 764.302 người, trong đó nữ chiếm 390.999 người. Bao gồm :
Kinh : 680.229 người
Hoa : 23.464 người
Khơme : 60.074 người
Người Hoa sống tập trung ở thị xã Bạc Liêu, người Khơme sống tập trung ở huyện Vĩnh Lợi, huyện Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu.
3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên:
3.1.4.1. Tài nguyên đất ,địa chất :
Nhóm đất mặn: 32,6% quỹ đất .
Nhóm đất phèn: 59,9% quỹ đất.
Nhóm đất cát: 0,18% quỹ đất .
Bãi bồi và đất khác: 4,4% quỹ đất .
Sông rạch: 2,9% quỹ đất .
3.1.4.2. Tài nguyên nước :
Nước gồm 2 nguồn: nước mưa và nước ngọt từ sông Hậu. Nước ngầm có 5 tầng với trữ lượng lớn và chất lượng tốt.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Haloxen: tầng này có diện phân bố rộng trên bề mặt. Thành phần chủ yếu là trầm tích hạt mịn: sét, bột, bột sét, bột cát có màu xám tro, xám đen, mùn thực vật. Khả năng chứa nước của tầng này rất kém. Tầng chứa nước Haloxen không xử dụng để phục vụ ăn uống ,sinh hoạt.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleixtoxen: tầng này bị đất đá và tâng chứa nước Haloxen che phủ trực tiếp lên và chúng nằm trên tầng chứa nước Plioxen trên. Thành phần đất đá gồm 2 lớp: lớp trên có thành phần chủ yếu là bột, sét, bột cát nên chứa nước kém, tầng dưới có thành phần chủ yếu là cát mịn đến thô,nhiều nơi lẫn sạn sỏi màu xám nâu. Lớp này phát triển liên tục trên toàn vùng nên khả năng chứa nước phong phú. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì nước trong tầng Pleixtoxen cơ bản không đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt, ăn uống, sản xuất.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Plioxen trên: có cấu tạo bởi 2 lớp đá, lớp trên chủ yếu là bột, sét, bột cát màu nâu xám, vàng loang lỗ, nhiều nơi bị phong hoá chứa nhiều sạn sỏi Laterit màu nâu nên khả năng chứa nước kém ,thực tế được coi là lớp cách nước; lớp dưới là lớp chứa nước chính của tầng có thành phần chủ yếu là cát mịn đến thô, nhiêu nơi lẫn sạn sỏi, đôi nơi xen lẫn các lớp mỏng bột, bột cát.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Plioxen dưới: chúng nằm trên tầng khe nứt Mezozoi. Tầng này cũng gồm 2 phần: phần trên là lớp cát mịn bột, sét, bột cát mịn có màu xám nâu vàng loang lỗ, nhiều nơi bị phong hoá có nhiều sạn sỏi Laterit màu nâu xen kẽ giữa các lớp hạt mịn thường có lớp cát mỏng, chúng phân bố rộng đều khắp vùng, khả năng chứa nước của tầng này rất kém. Phần dưới là các hạt khô, các hạt mịn đến khô, nhiều nơi lẫn sạn sỏi, trong các lớp cát đôi khi xen lẫn các thấu kính bột, bột cát mịn có màu vàng, xám nâu; đây là lớp chứa nước chính của tầng. Nước dưới đất trong trầm tích Plioxen dưới hầu như không có quan hệ thuỷ lực với nước dưới đất trong tầng chứa nước Plioxen trên nằm trên và nước dưới đất của tầng chứa nước khe nứt Mezozoi nằm dưới. Tầng chứa nướ lỗ hổng trầm tích Plioxen dưới có diện tích phủ rộng, bề dày lớn, chiều sâu phân bố vừa phải nên thuận tiện cho việc khai thác tuy nhiên nước có tính thuỷ hoá hơi phức tạp. Vì vậy để khai thác nước trong tầng này phục vụ vho ăn uống sinh hoạt của người dân cần thiết phải tiến hành khoan thăm dò, đo địa vật lý lỗ khoan trước khi kết cấu ống chống, ống lọc.
Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Mezozoi: nằm dưới tầng chứa nước các lỗ hổng trầm tích Plioxen dưới phủ trực tiếp lên trên. Hiện nay trong khu vực chưa có lỗ khoan nào nghiên cứu vào tầng nước này, khả năng chứa nước là rất kém coi như không chứa nước.
Nước mặn và nước lợ thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản và làm muối .
3.1.4.3. Tài nguyên rừng ,động thực vật:
Diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (5.070 ha)
Rừng Bạc Liêu là rừng ngập mặn,úng phèn có năng suất sinh học cao, có giá trị lớn về phòng hộ và môi trường.
Cây trông gồm : lúa, ngo, mía, dừa, cam, xoài, chuối ,nhãn
3.1.4.4. Tài nguyên biển :
Bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển 40.000 km2. Động vật biển bao gồm 661 loài cá, 319 giống thuộc 138 họ,trong đó có nhiều loài có trữ lượng và giá trị cao như : tôm, cá hồng ,cá gộc, cá sao, cá thu, cá chim, ca đường
Tôm biển : 33 loài khác nhau,có thể đánh bắt khoảng 10.000 tấn/năm.
Trữ lượng cá đáy và cá nổi khoảng 800.000 tấn, có thể khai thác từ 240.000 tới 300.000 tấn mỗi năm.
Tài nguyên biển gắn liền với giao thông và du lịch : ba cửa biển Gành Hào, Nhà Mát , Cái Cùng . Gành Hào với nhiều lợi thế phát triển thành 1 cảng lớn phục vụ sản xuất và đánh bắt cá. Hệ thống các cảng biển đồng thời cũng là điểm tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng và trong chính sách đổi mới kinh tế, có thể trở thành nơi xuất nhập khẩu trực tiếp.
Tài nguyên du lịch:
Nhiều khả năng tổ chức khai thác du lịch sinh thái với những hệ thống sông rạch phong phú đi qua các vùng cây ăn trái và vườn chim. Với đường quốc lộ chạy sát ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch biển .
Tỉnh Bạc Liêu là vùng đất nằm gần cực Nam, có mặt giáp Biển Đông với bờ biển dài 56km, nhiều lợi thế do được thiên nhiên ưu đãi, trong đó, tiềm năng đang được tập trung khai thác chủ yếu tron các lĩnh vực Nông nghiệp; Thuỷ sản; Công nghiệp chế biến, phát triển dịch vụ và du lịch
3.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội:
3.2.1. Kinh tế:
3.2.2.1. Sản xuất nông nghiệp:
Với diện tích trồng lúa ổn định 95 ngàn ha, nằm trong khu vực ngọt hoá Quản lộ Phụng Hiệp, một chương trình lớn nhằm phát triển khu vực đồng bằng sông cửu long của chính phủ ,có khả năng làm 2 đến 3 vụ lúa/năm. Từ năm 2002, tỉnh đã xây dựng dự án quy hoạch vùng chuyên canh lúa xuất khẩu với diện tích 20 ngàn ha, tạo ra nguồn nguyên liệu cho chế biến lương thực xuất khẩu. Ngoài ra vùng này còn thích hợp cho phát triển cây ăn trái nước ngọt, trong đó đặc biệt là cây khóm, một đặc sản của địa phương, có khả năng chế biến đồ hộp xuất khẩu.
3.2.2.2. Thuỷ sản :
Lĩnh vực được xem là thế mạnh chủ yếu của tỉnh. Sau khi điều chỉnh quy hoạch sản xuất, tỉnh có gần 90 ngàn ha đất mặt nước đang được phát triển cho nuôi trồng thuỷ sản, nhất là con tôm, cùng với trên 1 ngàn phương tiện đánh bắt hải sản, trong đó có khoảng 300 phương tiện đánh bắt xa bờ; sản lượng cả đánh bắt và nuôi trồng cuối năm 2005 đạt gần 100 ngàn tấn ,nếu khai thác tốt ,sản lượng hàng năm có khả năng đạt từ 150 đến 200 ngàn tấn/năm, trong đó có khoảng 100 đến 120 ngàn tấn tôm. Đầu tư ở lĩnh vực này khá lớn ,ngoài sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và phần tự đầu tư của nhân dân cho xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ bước đầu cho nuôi tôm, còn cần sự đầu tư nhiều hơn của các thành phần kinh tế trong va ngoài nước cho khâu kỹ thuật nuôi, con giống, nguồn vốn tín dụng, nâng cấp và thay đổi công nghệ tiên tiến trong chế biến xuất khẩu, nâng cấp, đóng mới tàu đạt tiêu chuẩn đánh bắt xa bờ, trang thiết bị tầm ngư
3.2.2.3. Công nghiệp:
Về lĩnh vực công nghiệp: chủ yếu là phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản ,hiện tỉnh có 5 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, công suất chế biến 18.000 tấn/năm. Lĩnh vực này đang phát triển khá năng động nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng tiềm năng sẵn có của địa phương, nhất là đầu tư công nghệ tiên tiến, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu. Tỉnh đang triển khai quy hoạch khu công nghiệp Trà Kha, đây là cơ hôi các nhà đầu tư có ý định kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.2.2.4. Giao thông:
Hệ thống giao thông: thuận lợi cả đường bộ, đường sông và đường biển, lĩnh vực dịch vụ – thương mại đang có nhiều lợi thế để phát triển, nhất là khai thác thị trường nông thôn, nơi sức mua của người tiêu dùng cả tỉnh, nhưng vẫn còn tính nhỏ lẻ, cần có đầu tư với quy mô lớn, đồng bộ, với hình thức liên kết, liên doanh, thành lập các tập đoàn mua bán, dịch vụ để khai thác và tìm kiếm lợi nhuận trên lĩnh vực này.
3.2.2.5. Dịch vụ – du lịch :
Gắn với phát triển dịch vụ, tiềm năng du lịch đang được tập trung khai thác khá tốt .Đến với Bạc Liêu, là đến với vùng đất có bài “ Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; với giai thoại về Công tử Bạc Liêu; với sân chim; Vườn nhãn nổi tiếng cả nước; với những đại danh mang đậm truyền thống cách mạng như :đồng Nọc Nạng; Ninh Thạnh Lợi; Cái Chanh; đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh – Châu Thới; những công trình văn hoá của 3 dân tộc Kinh – Khơmer – Hoa đang được giữ gìn và tôn tạo.
Bước sang htế kỷ XXI, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá; phấn đấu đến năm 2010, đạt các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu là: tổng sản lượng trong tỉnh (theo gía cố định năm 1994) đạt 5.600 tỷ đồng, với nhịp độ tăng bình quân hàng năm 9,5% trở lên; GDP bình quân đầu người là 630 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp 4.900 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp 5.800 tỷ; dịch vụ 2.195 tỷ đồng; sản lượng lương thực 1.000.000 tấn; sản lượng thuỷ sản 200.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu 460 triệu USD.
Bạc liêu đang có nhiều dự án: khu côngnghiệp Trà Kha, dự án về đầu tư khu du lịch Nhà mát Hiệp Thành, dự án sản xuất tôm giống, dự án xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản, rất hân hạnh chào đón tất cả quý vị và các bạn.
3.2.3.Định hướng kinh tế xã hội :
3.2.3.1. Thực trạng
Qua gần 10 năm tập trung sức phát triển trên địa bàn tỉnh mới, tình hình kinh tếâ – xã hội tỉnh Bạc Liêu có những kết quả khá tốt :
Mức tăng trưởng GDP bình quân tăng 10%/năm.
Tổng sản lượng lương thực từ khoảng 500 ngàn tấn năm 1997 tăng lên 800 ngàn tấn năm 2000 và giữ mức trên 720 ngàn tấn/năm.
Sản lượng thuỷ sản tăng từ 35 ngàn tấn lên 96 ngàn tấn.
Kim ngạch xuất khẩu từ 35 triệu USD lên 100 triệu USD.
Thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm.
Các mặt văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, xây dựng gần 2000 căn nhà tình nghĩa, hàng ngàn căn nhà tình thường, xoá phòng học ca ba, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 18% theo chỉ tiêu mới; hàng năm giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động
Hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, với mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy đến mức cao nhất tiềm năng và lợi thế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp và xây dựng nông thôn. Đạt tộc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo bước phát triển có chất lượng, hiệu quả, tăng tích luỹ từ hiệu quả nền kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực nhất là khu vực dân cư. Tranh thủ các nguồn từ bên ngoài, hướng vào phát triển bền vững ổn định và bền vững ,tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về sức cạnh tranh.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp dần sự chênh lệch quá mức giữa các tầng lớp dân cư. Coi trọng phát triển nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự ,an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái .
Đạt một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội như :
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 18,5%.
GDP bình quân đầu người đến năm 2005: 650 USD.
Thu ngân sách trên địa bàn chiếm 6,5% GDP.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 chiếm 27,7% so GDP.
Sản lượng lương thực năm 2005 đạt 773.000 tấn.
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 190.000 tấn, trong đó sản lượng tôm là 124.000 tấn (tôm nuôi 112.000 tấn, tôm khai thác 12.000 tấn).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,22%.
Tỷ lệ hộ dung điện năm 2005 là 85%,trong đó nông thôn 80%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18% năm 2001 xuống còn 8% năm 2005 (theo tiêu chí mới của bộ lao động thương binh và xã hội); số trạm y tế cơ sở có bác sĩ đạt 100%; hàng năm giải quyết trên 12.000 lao động có việc làm ổn định
3.2.3.2. Định hướng :
Những định hướng cơ bản là hoàn thành hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn toàn tỉnh, gắn phát triển thuỷ lợi với xây dựng giao thông, bố trí lại dân cư thuận lợi cho việc cấp điện và cấp nước sạch. Qui hoạch ổn định các vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp; vùng lúa – tôm, trồng rừng, làm muối kết hợp nuôi tôm ưu tiên đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Coi trọng phát triển các mô hình nuôi tôm đạt hiệu quả và bền vững.
Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp chế biến theo quy mô thích hợp, tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, khôi phục, mở mang các ngành nghề truyền thống. Phát triển mạnh chế biến xuất khẩu thuỷ sản và nông sản theo hướng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới để tăng qui mô chế biến thuỷ sản, phù hợp với sản lượng tăng nhanh do mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
Mở rộng và nâng cao chất lượng nhiều loại hình phục vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, pháp luật, công nghệ thông tin, dịch vụ kỹ thuật ,
Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ điện khí hoá, đạt 100% số đạt mục tiêu điện khí hoá .Đầu tư hệ thống cấp nước tập trung và nội mạng đến các cụm dân cư, đạt được các mục tiêu của chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Phát triển các khu đô thị mới, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng các thị trấn, xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu dân cư tập trung ở nông thôn ngang tầm với thị trấn. Đẩy mạnh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nhà ở nông thôn, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 75-89% ,trong đó nhà kiên cố 30%.
Tiếp tục phổ cập giáo dục trung học cơ sở, mở rộng quy mô, nâng cấp chất lượng bậc trung học phổ thông, thực hiện tốt các mục tiêu chuẩn hoá trong giáo dục và đào tạo. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng, phát triển đào tạo theo những ngành và lĩnh vực có nhu cầu .Tăng quy mô đào tạo nghề, tạo ra đôi ngũ lao động có chất lượng cao.Trước hết cần tập trung đào tạo lao động kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản .Gắn đào tạo với thực hành ,phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 10% hiện nay lên 22%.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, tập trung hơn nữa cho mục tiêu giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Nâng quỹ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 70-80%. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Tăng nhanh lao động kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản .
Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội ,giữ vững an ninh trật tự, nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân. Giảm sự chênh lệch quá mức giữa các tầng lớp dân cư và giữa các tiểu vùng trong tỉnh.
3.3. Hiện trạng nhà máy cấp nước số 1 thị xã Bạc Liêu
3.3.1.Sơ Đồ Dây Chuyền Công Nghệ : Trạm bơm cấp II
Mạng lưới phân phối
Clo khử trùng
Cụm xử lý
(ống phun mưa + bể lọc)
Bể chứa
Trạm bơm giếng
Sơ đồ 3.2 : Sơ Đồ Dây Chuyền Công Nghệ
Nước thô từ một số trạm bơm giếng được tập trung đưa lên bể lọc. Thông qua hệ thống ống phun mưa trên bề mặt, nước thô kết hợp với oxy của không khí sẽ ôxi hoá sắt hoá trị II có trong nước thành sắt hoá trị III và hoàn thành quá trình thuỷ phân, keo sắt được giữ lại bởi lớp vật liệu lọc. Sau khi qua bể lọc nước đi vào bể chứa và được khử trùng tại đây, sau đó được bơm cấp II đưa đến các đối tượng tiêu thụ .
3.3.2.Các Hạng Mục Công Trình Chủ Yếu :
3.3.2.1. Trạm bơm giếng số 3
Có công suất 100m3/h nằm trong khuôn viên khu xử lý số 1, đựơc xây dựng từ năm 1992, đây là 1 trong những trạm bơm giếng cung cấp nguồn nước thô cho khu xử lý số 1. Trạm bơm lắp đặt 1 bơm chìm có các đặc tính kỹ thuật :
Q = 100 m3/h, H = 60m.
3.3.2.2. Cụm xử lý – bể chứa – trạm bơm:
Kết cấu bê tông cốt thép ( các bể lọc chồng tầng trên bể chứa )
Hệ thống phun mưa : nước thô từ các trạm bơm giếng được đưa vào bể lọc qua các ống phun D=100 có côn phân tán .
Bể lọc :được chia làm 8 ngăn .
Kích thước xây dựng mỗi ngăn :L*B*H =4m*3m*4,1m.
Vật liệu lọc: cáct thạch anh d=0.7 – 1.5mm dày 1.2m
Vận tốc lọc : 4m/h
Rửa lọc bằng nước thuần tuý .
Bể chứa 1000 m3 :
Kích thước xây dựng : L*B*H = 18m*16m*10m
Trạm bơm cấp II và rửa lọc :
Các bơm cấp II và rửa lọc được sử dụng là bơm chìm ,đặt trực tiếp trong bể chứa .Trong đó :
Bơm cấp II
3 bơm có đặc tính kỹ thuật Q = 170m3/h, H = 50m, N = 37KW.
1 bơm có đặc tính kỹ thuật Q = 120m3/h, H = 50m, N = 30KW.
Bơm rửa lọc
1 bơm có đặc tính kỹ thuật Q = 540m3/h, H = 12m, N = 50KW.
3.3.2.3. Nhà clo:
Kết cấu khung bê tông cốt thép, tường gạch, mái bê tông cốt thép .
Kích thước mặt bằng : L*B = 6m * 4m chia làm 2 phòng :
Phòng đặt thiết bị châm Clo : L*B = 3m * 4m.
Phòng trực công nhân : L*B = 3m *4m.
3.3.2.4. Nhà hành chánh :
Kết cấu khung BTCT, tường gạch mái BTCT.
Kích thước mặt bằng L*B = 20m* 6m.
Trước mắt nhà được xây dựng tầng trệt, móng và khung nhà đựơc tính toán cho việc phát triển xây dựng thêm lầu 1 và 2 sau này .
3.3.2.5. Hệ thống điện:
Khái quát hệ thống điện :
Trong công trình lấp đặt các tủ điện :
TĐ 1: đặt tại phòng điều khiển rửa lọc, có nhiệm vụ phân phối điện tới các hạng mục công trình cấp điện cho các bơm cấp II và bơm rửa lọc. Ngoài ra tủ điện này là nguồn dự phòng cho bơm giếng hiện có. TĐ1 được cấp điện từ tủ điện TĐ3 bằng đường dây cáp ngầm chập 3 loại 95mm2.
TĐ2: đặt tại nhà hoá chất ,có chức năng cấp điện cho hệ thống các thiết bị ,châm hoá chất và chiếu sáng toà nhà này. Tủ điện TĐ2 được cung cấp từ tủ TĐ1 qua đường dây cáp ngầm loaiï 3*10+1*6.
TĐ3: đặt tại trạm phát điện dự phòng chức năng của nó là dùng để chuyển đổi nguồn cung cấp điện từ máy biến áp sang máy phát điện và ngược lại. Tủ điện TĐ3 được cung cấp diện từ trạm biến áp 320KVA và máy phát điện dự phòng bằng 2 đường dây riêng biệt chập 3 loại 95mm2
Các BĐK1- BĐK8: được lắp dặt tại gian điều khiển rửa lọc. Có chức năng cấp điện và đièu khiển các van điển của cụm xử lý. Nguồn cấp điện cho các BĐK lấy từ tủ điện TĐ1.
Hình 3.3 :Một số hình ảnh nhà máy cấp nước số 1 thị xã Bạc Liêu
Một số nhận định về hệ thống xử lý hiện tại:
Hệ thống xử lý tuy đơn giản nhưng kết quả đầu ra rất tốt ,đạt tiêu chuẩn nước cấp cho phép.
Nhà máy có diện tích khá rộng ,do đó có thể mở rộng cho các giai đoạn sau.
Nhà máy được trang bị đầy đủ các thiết bị ,dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở các nơi có thể xảy ra hiện tượng cháy nổ như phòng hoá chất ,phòng làm việc,trạm biến thế
Nhà máy được trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm nghiệm nguồn nước nhằm xác định được các thông số đầu vào ,đầu ra của nguồn nước mặt.
Tuy nhiên công suất nhà máy quá thấp ,chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân trong thị xã.