MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1 8
MỞ ĐẦU 8
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.2. MỤC ĐÍCH 9
1.3. NỘI DUNG 9
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 9
1.5. GIỚI HẠN 9
CHƯƠNG 2 11
NƯỚC THẢI SINH HOẠT 11
2.1. NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI SINH HOẠT 11
2.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT 12
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 13
2.4. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 14
2.4.1. Phương pháp xử lý cơ học 16
2.4.2. Phương pháp xử lý hoá lý 23
2.4.3. Phương pháp xứ lý hoá học 27
2.4.4. Phương pháp xử lý sinh học 28
2.4.4.2. Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 31
2.5. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT HIỆN NAY 37
CHƯƠNG 3 39
TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ THÀNH HƯNG 39
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 39
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 39
3.2.1. Điều kiện về địa lý 39
3.2.2. Điều kiện về khí tượng thuỷ văn 41
3.2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường 43
3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 46
3.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội 46
3.3.2. Đánh giá chung về điều kiện thực hiện Dự án 47
3.4. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM 48
3.4.1. Nguồn gây ô nhiễm nước 48
3.4.2. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trưỡng 51
107 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung cho khu dân cư Thành Hưng, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai công suất 1000m3/ngày.đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động lại trong các cống rất lâu, do vậy nên trong thực tế dù không mong muốn cũng xảy ra một quá trình xử lý kỵ khí tương tự trong bể tự hoại. Nồng độ các chất nhiễm bẩn thấp hơn nhiều so với nước thải ở các nước công nghiệp phát triển. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, BOD5 thường là 150 – 200mg/l trong khi các đô thị khác là 100 – 150mg/l, nồng độ các chất lơ lững (SS) thường dao động rất lớn : về mùa khô rất thấp nhưng vào mùa mưa lại tăng đột ngột, thậm chí cao hơn hàng chục lần, nồng độ NH3 và H2S cao. Cho nên, trong việc lựa chọn các giải pháp xử lý sinh học tự nhiên xem ra sẽ thuận lợi hơn so với sinh học nhân tạo.
Trong quá trình chọn lựa các qui trình công nghệ thích hợp, thật khó mà đưa ra các ây chuyền công nghệ được xem như là những thiết kế mẫu. Hiện nay trong các công trinh xử lý nước thải đô thị chủ yếu là sinh học hoặc hoá học kết hợp với sinh học. Các công trình thường áp dụng là hồ sinh học, bãi thấm, Khi không có điều kiện để áp dụng các loại xử lý sinh học tự nhiên, thì người ta dùng đến các công trình sinh học nhân tạo như hồ sinh học tiếp khí nhân tạo, mương oxy hoá.
Trong thực tế ta thấy các công trình xử lý nước thải với qui mô lớn người ta thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học bùn hoạt tính , tiêu biểu là các bể aeroten, còn đối với nước thải đô thị qui mô vừa và nhỏ thi thường hay dùng các bể lọc sinh học.
TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ THÀNH HƯNG
GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án khu dân cư Thành Hưng, đô thị mới Nhơn Trạch với chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Thành Hưng. Công ty chuyên kinh doanh ngành nghề: xây dựng và kinh doanh nhà, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh du kịch sinh thái. Căn cứ vào các hồ sơ pháp lý, các quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch, giao quyền sử dụng đất, và các quyền hạn khác cho Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Thành Hưng để xây dựng khu dân cư tại xã Long Thọ và xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Tổng vốn dự kiến : 1.106.493,9 triệu đồng. Trong đó bao gồm vốn đầu tư tự có của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Thành Hưng; vốn vay ngân hàng Thương Mại, vốn huy động khách hành ứng trước từ nguồn tiền mua các lô đất trả trước của người dân và vốn xây lắp của các nhà thầu xây lắp.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều kiện về địa lý
Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chính phủ. Huyện Nhơn Trạch nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 1060045’16” – 1070001’55” kinh độ Đông và 100031’33’’ – 100046’59” vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp : Tp Hồ Chí Minh và huyện Long Thành.
Phía Nam giáp : Tp Hồ Chí Minh.
Phía Đông giáp : huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Phía Tây giáp : Tp Hồ Chí minh.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 41.083,68 ha. Huyện có 1 đơn vị hành chính gồm các xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở Thãnh Hưng – đô thi5 mới Nhơn Trạch bao gồm diện tích thuộc xã Phước An 364.214 m2 và một phần của xã Lomng Thọ 1.084 m2, huyện Nhơn Trạch, tĩnh Đồng Nai với tổng diện tích 47.3 ha.
Theo định hướng qui hoạch chung của toàn huyện thì khu vực dự án thuộc khu dân cư đô thị phía Đông Nam của huyện Nhơn Trạch và có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp : khu dân cư Long Thọ – Phước An đang đầu tư xây dựng.
Phía Nam giáp : khu nhà ở dự kiến qui hoạch.
Phía Đông giáp : khu nhà ở dự án khu dân cư
Phía Tây giáp : công viên cây xanh.
Khu đất qui hoạch dự án hiện đang là khu dất nông nghiệp, đất trồng khoai mì và đất trống, hầu như không có dân cư, không có công trình xây dựng. Giao thông đối ngoại hiện là tuyến đường 319 hướng Bắc – Nam, đi từ HL 19 tới đường 25A, đoạn chạy ngang qua khu đất hiện là đường đất.
Vị trí khu đất dự án cách các điểm giao thông quan trong như: các tuyến giao thông thuỷ cảng Thị Vải khoảng 2km, cách Trung tâm huyện Nhơn Trạch
Khoảng 5km rất thuận lợi cho giao thông đi lại.
Điều kiện địa hình:
Địa hình khu vực dự án có dịa hình tự nhiên thuộc dang đồi thoải. Cao độ từ 10,45 – 27,17m, có hướng dốc dần từ Tây sang Đông và từ Nam xuồng Bắc cới độ dốc từ 1% - 2%. Nhìn chung địa hình khu vực rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình nhà ở, khu dân cư, trường học.
Điều kiện địa chất:
Tính chất đất đai ở khu vực dự án chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp, hoa màu và một số ít đất hoang.
Địa hình cao, có tầng địa chất vững chắc (đất xám vàng trên phù sa cổ).
Điều kiện về khí tượng thuỷ văn
Vị trí dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa, biến động giữa các thời điểm trong năm, trong ngày không cao, độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt ( theo niên giám thống kê 2005 của tỉnh Đồng Nai, sử dụng các số liệu quan trắc khí tượng tại trạm Long Thành – khu vực gần nhất do chưa có tram quan trắc khí tượng tại huyện Nhơn Trạch)
Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng V – XI, mùa khô từ tháng XII – IV.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ khôngkhí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học diễn ra trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất ô nhiễm cảng nhỏ.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng : 260C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối : 380C.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối : 170C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng IV: 380C.
Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I : 220C.
Biên độ giao động giữa nhiệt độ các tháng trong năm không lớn (» 30C) nhưng biên nhiệt độ này giữa ngày và đêm tương đối lớn (» 10 – 130C vào mùa khô) và (» 7 – 90C vào mùa mưa).
Độ ẩm
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá và phát tán ô nhiễm, quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ con người.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 76,6%.
Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao: 82 – 83%.
Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối thấp: 70 – 72%.
Độ ẩm cực đại tuyệt đối là 83% và cực tiểu tuyệt đối là 65,2%.
Bức xạ măt trời
Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán – biến đổi các chất ô nhiễm.
Cường dộ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào các tháng II, III, có thể đạt tới 0,72 – 0,79 cal/cm2.phút, từ tháng IV – VII có thể đạt đến 0,42 – 0,46 cal/cm2.phút vào những giờ trưa. Cường độ bức xạ trực tiếp đi đến mặt thẳng góc với tia mặt trời có thể đạt tới 0,77 – 0.88 cal/cm2.phút vào những giớ trưa của các tháng nắng và đạt 0,42 – 0,56 cal/cm2.phút vào các giờ trưa của các tháng mưa (từ tháng VI – XII).
Mùa khô là mùa có số giờ nắng khá cao, đạt cực đại chiếm trên 60% giờ nắng trong năm. Tháng III là tháng có số giờ nắng khá cao khoảng 300 giờ. Trong các tháng mưa, thang VIII là tháng có giờ nắng ít nhất khoảng 140 giờ. Số giờ nắng trung bình trong năm từ 2600 – 2700 giờ, trung bình mỗi tháng là 220 giờ nắng.
Chế độ mưa
Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước, nước mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi trên mặt đất xuống các nguồn nước.
Cần phải tách riêng hệ thống thoát nước mưa với nước thải sinh hoạt để giảm khối lượng nước thải xử lý.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 – 1800 mm/năm.
Lượng mưa nhỏ nhất là 1661 mm và lượng mưa cao nhất là 2238 mm.
Mưa phân bố không đều tạo nên 2 mùa mưa và khô.
Mùa mưa từ tháng V – X chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm.
Các mùa khô còn lại từ tháng XI – IV năm sau chiếm dưới 10%.
Ngày có lượng mưa cao nhất đo khoảng 430 mm.
Gió
Gió là nhân tố quan trọng trong các quá trình phát tán và lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.
Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo 2 mùa mưa và khô.
Hướng gió chủ đạo trong khu vực vào mùa mưa, trong tháng 8 là hướng Tây – Nam.
Hướng gió chủ đạo trong mùa khô, tháng 2 có gió thịnh hành là Đông – Nam.
Chuyển tiếp giữa 2 mùa có gió Đông và gió Đông Nam, đây là loại gió địa phương thường gọi là gió chướng. Gió chướng khi gặp thuỷ triều lên sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.
Tốc độ gió trung bình đạt 2,5 – 2,9 m/s; lớn nhất đạt 3,1 – 3,3 m/s.
Khu vực này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, tuy nhiên giông giật và lũ quét là hai hiện tượng thường xảy ra.
Hiện trạng các thành phần môi trường
Môi trường nước
Nước mặt:
Khu vực dự án nằm ở địa thế sườn đồi, xung quanh dự án là các khu dân cư, nền nguồn nước mặt tại đây hầu như không có.
Nhìn chung nguồn nước thải cho toàn bộ khu vực ở đây chủ yếu là suối Dẹp cách khu vực dự án khoảng 1,5km. Trong tương lai khi mà các khu dân cư, khu thương mại – dịch vụ, trường học được hình thành theo quy hoạch đô thị của huyện thì việc gia tăng nguồn ô nhiễm đối với các con sông, suối là điều tất yếu, do đó cần phải xem xét và cân nhắc cụ thể để có một quy hoạch thống nhất, đúng đắn cho sự phát triển bền vững.
Nước ngầm:
Hiện tại nguồn nước ngầm được khai thác bằng các giếng khoan để sử dụng cho sinh hoạt, các hoạt động xây dựng công trình và tưới tiêu ở đây. Tuy nhiên theo quy hoạch thiết kế dự án Đô thị mới Nhơn Trạch của tỉnh thì trong tương lai nguồn nước cấp chủ yếu là tuyến nước cấp từ Thiện Tân, nguồn nước ngầm ở đây sẽ ngưng khai thác.
Bảng 3. Chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án.
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
KẾT QUẢ
TCVN 5944 - 1995
1
pH
-
5,71
6,5 - 8,5
2
Màu
Pt – Co
0
5 – 50
3
Chất rắn tổng cộng (TDS)
mg/l
136
-
4
Độ cứng tổng cộng
mg/l
22
300 – 500
5
Clorua
mg/l
26,8
200 – 600
6
Florua
mg/l
0,06
1,0
7
N-NO3-
mg/l
0,62
45
8
Fe
mg/l
0,05
1,0 – 5,0
9
Mn
mg/l
0
0,1 – 0,5
10
Sunfat
mg/l
10,8
200 – 400
11
Chì
mg/l
KPH
0,05
12
Coliform
MPN/100ml
2
3
Môi trường đất.
Địa chất ở khu vực dự án đến độ sâu 4 – 5m có 2 lớp đặc trưng.
Lớp trên : dày khoảng 2 – 3m, là lớp á cát màu vàng.
Lớp dười : từ độ sâu 2 – 5m là lớp á sét màu nâu đỏ lẫn sạn laterit.
Theo số liệu thống kê của phòng địa chính Nhơn Trạch, hầu hết diện tích đất ở được sử dụng với cơ cấu như sau:
Diện tích tự nhiên là 41.083,68 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp : 27.364,3 ha.
Đất phi nông nghiệp : 13.662,4 ha
Đất chưa sử dung : 57 ha
Dự án được xây dựng thuộc 2 xã Phước An và Long Thọ. Diện tích đất tự nhiên xã Long Thọ là 2.427,51 ha, chiếm 6% tổng diện tích tự nhiên. Tại xã Phước An, phần diện tích đất tự nhiên là 14.939,9 ha chiếm 36% diện tích toàn huyện, trong đó diện tích dành cho đất nông nghiệp là 65,45 ha. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn rất thấp, chủ yếu là đất trồng cây ăn quả chiếm 11,9%, đất trồng điều, khoai mì chiếm tới 85%. Năng suất các loại cây trồng còn thấp và không ổn định.
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Nhơn Trạch có 12 đơn vị hành chính gồm các xã: Đại Phước, Hiệp Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Hữu, Phú Thạnh, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền, Vĩnh Thanh.
Khu nhà ở Thành Hưng thuộc 2 xã: xã Phước An và xã Long Thọ huyện Nhơn Trạch. Phần lớn diện tích của dự án thuộc xã Phước An. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Nhơn Trạch là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số toàn huyện là 121.372 (năm 2006).
Xã Phước An
Xã Phước An với tổng diện tích tự nhiên 1.499,86 ha, cơ cấu sử dụng đất chủ yếu là đất ngập mặn và đất nông nghiệp. Hoạt động kinh tế trên địa bàn xã Phước An: đây là nơi tập trung chủ yếu là các vùng chuyên canh sản xuất rau xanh và nuôi trồng thủy sản.
Dân số trên địa bàn xã khoảng 7.449 người, mật độ dân cư thấp (1người/100m2). Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Toàn xã có 1 trường cấp I và 1 trường cấp II với tổng học sinh khoảng 1.100 học sinh.
Nhìn chung thu nhập của người dân là thấp do đất trong khu vực phần lớn là đất đồi trọc chỉ thích ứng với cây nông nghiệp, các nhà máy xí nghiệp ít, các nguồn thu nhập khác hầu như không có. Thu nhập bình quân của đầu người khoảng 10.599.000 đồng/năm chỉ đảm bảo mức sống trung bình hoặc có một số hộ thuộc diện nghèo.
Về tín ngưỡng tôn giáo: có Phật giáo, Thiên chúa giáo và Cao đài, người dân trong vùng tuân thủ việc chấp hành chính sách, chủ trương của Đảng và nh2 nước tương đối tốt.
Xã Long Thọ
Xã Long Thọ thuộc huyện Nhơn Trạch với diện tích 2.427,51 ha trong đó chủ yếu đất dùng cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp. Dân cư với mật độ thưa thớt hơn xã Phước An nhưng phần lớn là dân nghèo.
Dân số toàn xã khoảng 7.200 người, phần lớn người dân sống bằng nghề nông – ngư nghiệp, một bộ phận chuyển sang Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ. Toàn xã có 1 trường cấp I, 1 trường cấp II với số học sinh khoảng 1.000 học sinh.
Nhìn chung thu nhập của người dân là thấp do đất trong khu vực phần lớn là đất đồi trọc chỉ thích ứng cho trồng cây công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp ít, các nguồn thu nhập khác hầu như không có. Mức sống chỉ đảm bảo mức sống trung bình hoặc có mọt số hộ thuộc diện nghèo.
Đánh giá chung về điều kiện thực hiện Dự án
Thuận lợi
Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc xây dựng khu dân cư Thành Hưng, có điều kiện phát triển tốt các hoạt động giao lưu thương mại, kinh doanh với các khu vực lân cận.
Việc thực hiện dự án phù hợp với chiến lược chuyển sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai. Về căn bản, đây là vùng đất bạc màu, đang sử dụng đất nông nghiệp nhưng ít hiệu quả. Việc chuyển sang đất công nghiệp sẽ tạo cơ hội lớn cho địa phương nâng cao hiệu quả sử dụng đất sẽ được chính quyền người dân địa phương ủng hộ.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nhà ở Thành Hưng – Đô thị mới Nhơn Trạch hoàn tất sẽ góp phần tăng thêm quỹ đất xây dựng khu nhà ở của đô thị mới Nhơn Trạch nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung.
Dựï án phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong vùng dự án.
Khó khăn
Khu vực chưa có hệ thống xử lý nước thải chung. Một số dự án trong khu vực đang dược đầu tư xây dựng, do vậy việc thoát nước sẽ phụ thuộc vào nhau. Nếu không có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền sẽ rất khó khăn cho việc thoát nước của Dự án.
NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN NƯỚC THẢI VÀ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM
Nguồn gây ô nhiễm nước
Khi khu nhà ở Thành Hưng đi vào hoạt động ổn định thì nước thải tạo ra bao gồm các nguồn sau:
Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích vùng dự án.
Nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu dân cư.
Nước thải sinh hoạt trong khu chợ, siêu thị, hàng quán, trưởng học
Nước thải là nước mưa
Đây là loại nước thải do lượng nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khu vực. Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và mặt bằng rửa trôi. Thông thường nước mưa có thể được xem là nước thải “qui ước sạch”, cho phép xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận mà không cần qua xử lý.
Nước thải sinh hoạt
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, từ các khu nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, Loại nước thải này có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lững và hoà tan, có thể chứa các vi trùng gây bệnh. Loại nước thải này nếu không tập trung và xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước trong khu vực.
Theo tiêu chuẩn thiết kế (20 – TCN – 51 – 84), nồng d8ộ bẩn của nước thải sinh hoạt tính cho một người trong một ngày đêm được đưa ra theo bảng 6
Bảng 4. Nồng độ bẩn của nước thải sinh hoạt tính cho một người/ngày.đêm
STT
Chỉ tiêu
Khối lượng chất thải (g/người.ngày)
Nồng độ chất thải (mg/l) với q=120L/ng.ng
1
BOD5 mgO2/L
25 – 30
208 – 250
2
SS mg/L
50 – 55
417 – 458
3
Tổng Nitơ mg/L
7
58
4
Tổng Photpho mg/L
1,7
14
[Nguồn : Tiêu chuẩn Thiết kế (20 – TCN – 51 – 84)]
Dựa vào hệ số ô nhiễm này có thể tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nếu biết số lượng dân cư trong khu dự án.
Theo quy hoạch thiết kế của khu nhà ở Thành Hưng thì tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 150L/người.ngày, với số dân dự kiến là 6.o95 người với hệ số ô nhiễm như ở trên thì có thể dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ở khu nhà ở Thành Hưng nếu không có biện pháp khống chế và xử lý như sau:
Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt là 80% x 150L/người.ngày.
Ước tính tỗng lưu lượng nước thải sinh hoạt trong khu dân cư là:
6.095 người x (80% x 150L/người.ngày) = 732 m3/ngày.
Bảng 5.Tính chất nước thải sinh hoạt và so sánh tiêu chuẩn
STT
Chỉ tiêu
Nồng độ (mg/L)
TCVN
TCVN 6772 – 2000, mức I
TCVN 5945 – 2005 (loại A)
1
SS mg/l
37 - 42
50
50
2
BOD5 mgO2/l
23 - 25
30
30
3
Nitơ Tổng mg/l
30 - 35
30
15
4
Photpho Tổng mg/l
12
6
4
[Nguồn Trung tâm Công nghệ Môi trường – Cefinea]
Qua bảng trên cho ta thấy hàm lượng chất ô nhiễm trong nước sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn quy định đối với nguồn loại A (TCVN 5945 – 2005) và có khả năng gây ô nhiễm hữu cơ ( đối với chỉ tiêu BOD5, Nitơ và Photpho tổng) do đó cần phải xử lý trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Việc khắc phục các tác động các tiêu cực của nước thải sinh hoạt có thể thực hiện dễ dàng bằng các công trình xử lý khả thi tương ứng: nước thải sinh hoạt được dẫn vào bể tự hoại qua ngăn chứa, lắng, lọc thoát, rồi dẫn qua trạm xử lý nước thải để xử lý đạt tiêu chuẩn loại A (TCVN 5945 – 2005) trước khi thoát ra suối hiện hữu.
Nước thải dịch vụ
Ngoài ra, tại các khu thương mại, dịch vụ,của dự án còn phát sinh các loại nước thải dịch vụ (chủ yếu là các công trình công cộng), loại nước thải này có tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt và lưu lượng thải được tính như sau (trung bình bằng 20% tổng nước thải sinh hoạt):
20% x 732 m3/ngày = 146,4 m3/ngày
Với nồng độ và lưu lượng của hai loại nước thải trên thì cả hai loại đều phải tập trung xử lý trước khi thải ra môi trường.
Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trưỡng
Tác động đến chất lượng nước mặt
Khi dự án đi vào hoạt động, việc xử lý nước thải sinh hoạt cục bộ và tập trung được thực hiện tốt, nồng độ các chất ô nhiễm nước được xử lý ỡ mức độ cao đạt mức độ an toàn theo qui định của Nhà nước Việt Nam trước khi xã vào nguồn tiếp nhận, không có chất độc hại vượt mức cho phép.
Lưu lượng nước thải toàn bộ dự án khu nhà ở Thành Hưng khoảng 1000m3/ngày.đêm. Xét về thành phần và tính chất, nước thải sinh hoạt của khu dân cư: chứa các cặn bã hữu cơ, chất lơ lững, các chất hữu cơ (thông qua các chĩ tiêu BOD và COD), các chất dinh dưỡng (thông qua chỉ số N và P) và vi trùng. Nếu không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải sinh hoạt của dự án cũng sẽ có khả năng gây tác động xấu tới chất lượng nguồn nước mặt ỡ khu vực xung quanh. Cụ thể là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của suối Dẹp.
Trị số BOD trong nước thải sinh hoạt càng cao thì mức độ ô nhiễm hữu cơ càng lớn. Khi thải ra nguồn tiếp nhận, nước thải sinh hoạt sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan (vốn rất quan trọng đối với đời sống các loài thuỷ sinh) và cũng rất nguy hại nếu con người xử dụng nguồn nước sông này để phục vụ cho nhu cầu ăn uống.
Sự có mặt của các chất dinh dưõng như N, P trong nước thải ở nộng độ cao dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hoá đất đai và nguồn nước nơi tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của các loài tảo. Trong những điều kiện thiếu hụt các chất dinh dưỡng, chúng dễ bị chết và sự phân rã xác thực vật sẽ làm cho nước ô nhiễm lần thứ 2.
Do nguồn tiếp nhận nước thải của dụ án là cống suối Dẹp nên nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn thì sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước trong khu vực.
Tác động đến chất lượng nước ngầm và đất:
Nếu nước thải từ khu vực dự án nói riêng và các nguồn khác nói chung cho xã thẳng ra kênh rạch sẽ đẩy nhanh nguy cơ suy thoái tầng nước ngầm trong khu vực và có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm ở các khu vực lân cận vì các nguyên nhân sau:
Nhiễm bẩn do quá trình ngầm kéo theo các chấ ô nhiễm (hữu cơ, dầu mở, kim loại nặng,) từ nước thải của khu đô thị.
Sụt lún đất do giảm áp lực nước dưới đất, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng trên mặt đất.
Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng suy thoái các tầng nước ngầm khu cực lân cận do quá trình thấm,
Một vấn đề khác cần quan tâm là khả năng gây xói mòn đất do quá trình chuẩn bị mặt bằng gây tăng tốc độ dòng chảy trên bề mặt khi mưa và có khả năng gây ngập úng khu dân cư vùng thấp.
Tổng hợp tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được thể hiện trong bảng
Bảng 6. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải
STT
Thông số
Tác động
1
Nhiệt độ
Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO).
Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.
Ảnh hưởng đến tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước
2
Dầu mỡ
Gây ô nhiễm môi trường nước
Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thủy sinh, không tạo điều kiện tốt cho oxy khuếch tán từ không khí vào trong nước
Ảnh hưởng đến mục đích cung cấp nước, gây chết các động vật nuôi dưới nước như tôm, cá,
3
Các chất hữu cơ
Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước
Ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh
4
Chất rắn lơ lửng
- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, thủy sinh
5
Các chất dinh dưỡng (N,P)
- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.
6
Các vi khuẩn gây bệnh
Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.
Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
[Nguồn Trung tâm Công nghệ Môi trường – Cefinea]
TÍNH TOÁ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOIDUNG.doc
- BAN VE.dwg