Đề tài Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực Gò Công tỉnh Tiền Giang

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỤC LỤC BẢNG 5

MỤC LỤC HÌNH 7

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI 9

1.1. Sự cần thiết của đề tài. 9

1.2. Mục tiêu của đề tài 9

1.3. Phạm vi của đề tài 9

1.4. Nội dung nghiên cứu 9

1.5. Phương pháp nghiên cứu 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHU VỰC GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG 11

2.1. Tổng quan về khu vực Gò Công tỉnh Tiền Giang 11

2.2. Thị trấn chợ gạo – huyện Chợ Gạo 11

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên 11

2.2.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội 12

2.2.3. Hiện trạng giao thông 13

2.2.4. Hiện trạng cấp điện 13

2.2.5. Hiện trạng cấp nước 14

2.2.6 Hiện trạng thoát nước12 14

2.3. Thị trấn Vĩnh Bình – huyện Gò Công Tây. 14

2.3.1. Đặc điểm tự nhiên. 14

2.3.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội. 15

2.3.3. Hiện trạng giao thông 15

2.3.4. Hiện trạng cấp điện 16

2.3.5.Hiện trạng cấp nước 16

2.3.6. Hiện trạng thoát nước 16

2.4. Thị xã Gò Công 16

2.4.1. Đặc điểm tự nhiên 16

2.4.2. Hiện trạng kinh tế 18

2.4.3. Hiện trạng xã hội 19

2.4.4. Hiện trạng giao thông 20

2.4.5. Hiện trạng cấp điện 20

2.4.6. Hiện trạng cấp nước 21

2.4.7. Hiện trạng kiến trúc xây dựng và san nền 21

2.4.8. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường 21

2.5. Thị trấn Tân Hòa – huyện Gò Công Đông 21

2.5.1. Đặc điểm tự nhiên 21

2.5.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội 22

2.5.3. Hiện trạng giao thông 22

2.5.4. Hiện trạng cấp điện 22

2.5.5. Hiện trạng cấp nước 23

2.5.6. Hiện trạng thoát nước 23

2.6. Quy hoạch phát triển khu vực đến năm 2020 23

2.6.1. Huyện Chợ Gạo 23

2.6.2. Huyện Gò Công Tây 24

2.6.3. Thị xã Gò Công 24

2.6.4. Huyện Gò Công Đông 25

CHƯƠNG 3: QUY MÔ DÙNG NƯỚC VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 27

3.1. Đối tượng và tiêu chuẩn cấp nước cho khu vực 27

3.1.1. Các đối tượng dùng nước 27

3.1.2. Nhu cầu dùng nước 27

3.2. Xác định quy mô dùng nước 28

3.2.1. Huyện Chợ Gạo 28

3.2.2. Huyện Gò Công Tây 29

3.2.3. Huyện Gò Công Đông 30

3.2.4. Thị xã Gò Công 32

3.2.5. Lưu lượng nước dùng cho chữa cháy 34

3.3. Phương án thiết kế mạng lưới 34

3.3.1. Đường ống chuyển tải 34

3.3.2. Maïng löôùi caáp nöôùc cho khu vực thị xã Gò Công 35

3.4. Chế độ dùng nước 36

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG CHUYỂN TẢI VÀ

CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN MẠNG 41

4.1. Tính toán thiết kế đường ống chuyển tải 41

4.1.1. Tính toán thủy lực đường ống chuyển tải 41

4.1.2. Lựa chọn phương án thiết kế đường ống chuyển tải 45

4.2. Trạm bơm cấp II 45

4.2.1. Bơm cấp nước vào mạng 45

4.2.2. Đường ống kỹ thuật của trạm bơm cấp II 45

4.2.3. Áp lực của trạm bơm cấp II. 46

4.2.4. Lưu lượng của máy bơm trong trạm bơm cấp II. 48

4.2.5. Lựa chọn máy bơm nước cho trạm bơm cấp II. 48

4.2.6. Thiết kế kĩ thuật trạm bơm cấp II. 49

4.3. Trạm bơm tăng áp Chợ Gạo. 49

4.4. Trạm bơm tăng áp Gò Công. 50

4.4.1. Đường ống kĩ thuật của trạm bơm tăng áp Gò Công. 50

4.4.2. Áp lực toàn phần trạm bơm tăng áp Gò Công. 51

4.4.3. Lưu lượng của máy bơm trong tổ bơm tăng áp Gò Công (Cụm I) 52

4.4.4. Lựa chọn máy bơm nước cho tổ bơm tăng áp Gò Công (Cụm I) 52

4.4.5. Thiết kế kĩ thuật trạm bơm tăng áp Gò Công 52

4.5. Xác định dung tích bể chứa 53

4.5.1. Bể chứa của trạm bơm cấp II 53

4.5.2. Bể chứa của trạm bơm tăng áp huyện Chơ Gạo. 53

4.5.3. Bể chứa của trạm bơm tăng áp Thị xã Gò Công . 54

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO KHU VỰC THỊ XÃ GÒ CÔNG 58

5.1.Vạch tuyến mạng lưới đường ống cấp nước cho khu vực thị xã Gò Công 58

5.2. Tính toán thủy lực trong mạng 58

5.2.1. Tính toán lưu lượng trong mạng. 58

5.2.2. Tính toán thủy lực mạng lưới đường ống cấp nước của Thị xã 63

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN KINH TẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 66

6.1. Tính toán kinh tế các công trình trên mạng và đường ống chuyển tải

phương án I 66

6.1.1. Tính toán kinh tế đường ống chuyển tải theo phương án I 66

6.1.2. Giá thành xây dựng trạm bơm cấp II phương án I 66

6.1.3. Giá thành xây dựng trạm bơm tăng áp thị xã Gò Công 67

6.2. Tính toán kinh tế các công trình trên mạng và đường ống chuyển tải

phương án II 68

6.2.1. Tính toán kinh tế đường ống chuyển tải theo phương án II 68

6.2.2. Giá thành xây dựng trạm bơm tăng áp huyện Chợ Gạo 69

6.3. Tính toán giá thành xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước thị xã Gò Công 71

CHƯƠNG 7: CÁC THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN MẠNG LƯỚI

CẤP NƯỚC 72

7.1. Thiết bị điều chỉnh lưu lượng, đóng mở nước 72

7.1.1. Khóa 72

7.1.2. Van 72

7.2. Thiết bị lấy nước chữa cháy 73

7.3. Thiết bị phòng ngừa và điều chỉnh áp lực 73

7.3.1. Van một chiều 73

7.3.2. Van giảm áp ( giảm áp tạm thời ) 74

7.3.3. Van không khí. 74

7.3.4. Van xả bùn cặn. 74

7.4. Các dạng đồng hồ đo lưu lượng. 74

7.5. Giếng thăm, gối tựa trên mạng lưới cấp nước. 75

7.5.1.Giếng thăm 75

7.5.2.Gối tựa 75

CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC. 76

8.1. Quản lý kỹ thuật mạng lưới cấp nước. 76

8.1.1. Nhiệm vụ chung. 76

8.1.2. Tổ chức quản lý mạng lưới. 76

8.2. Quản lý mạng lưới. 77

8.2.1. Bảo quản mạng lưới. 77

8.2.2. Sửa chữa mạng lưới. 78

8.2.3. Tẩy rửa, khử trùng đường ống cấp nước. 81

8.3. Quản lý bể chứa và đài nước. 81

8.4. Quản lý đồng hồ đo nước. 82

8.4.1. Điều kiện kĩ thuật quản lý, chọn và đặt đồng hồ. 82

8.4.2. Quản lý đồng hồ ở các trạm bơm và kiểm tra lượng nước phát ra 82

8.4.3. Chống các hao hụt nước và kiểm tra công tác của các ống nhánh vào nhà. 83

8.4.4. Thất thoát nước và các biện pháp để giảm thất thoát nước. 83

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85

PHỤ LỤC 86

 

doc40 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu vực Gò Công tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0-50 tấn. Bến xe. Hiện tại khu vực thị trấn có 1 bến xe Chợ Gạo, quy mô phục vụ khoảng 2.000 hành khách mỗi ngày, chuyên chở lượng khách chủ yếu từ trung tâm thị trấn Chợ Gạo đến thành phố Mỹ Tho hoặc các huyện phía đông và ngược lại. 2.2.4. Hiện trạng cấp điện . Thị trấn Chợ Gạo hiện được cấp điện từ trạm 66/ 15 KV – 20 MVA Mỹ Tho (cách thị trấn khoảng 12km) nhận điện qua tuyến 15 KV chạy dọc quốc lộ. Mạng lưới phân phối điện trên địa bàn thị trấn có : Trạm biến áp phân phối 15/ 0,6 KV. Mạng phân phối 15 KV. Mạng hạ thế. 2.2.5. Hiện trạng cấp nước . Kênh Chợ Gạo chạy qua thị trấn là nguồn cung cấp nước chính cho thị trấn nhưng hàng năm bị nhiễm mặn từ cuối tháng 1 đến tháng 7, nhiễm mặn từ 2 nguồn: Sông Tiền mặn từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 5. Sông Vàm Cỏ mặn từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 7. Vì vậy việc sử dụng nước mặt bị hạn chế, nhân dân ở đây có tập quán sử dụng lu, hồ để dự trữ nước ngọt và hứng nước mưa. Từ năm 1987 thị trấn đã đưa vào sử dụng các giếng khai thác nước ngầm ở độ sâu 220m, chất lượng nước tương đối tốt, lưu lượng tổng cộng của hệ thống khai thác nước ngầm khoảng 2000 m³/ ngày. 2.2.6 Hiện trạng thoát nước. Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, nước mưa và nước thải thoát tự nhiên ra kênh, rạch, ruộng, vườn. 2.3. THỊ TRẤN VĨNH BÌNH – HUYỆN GÒ CÔNG TÂY. 2.3.1. Đặc điểm tự nhiên. Vị trí. Thị trấn Vĩnh Bình cách Tp Mỹ Tho khoảng 24 km về phía đông theo trục quốc lộ 50, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Gò Công Tây. Ranh giới thị trấn được xác định như sau: Phía bắc giáp quốc lộ 50. Phía Đông giáp khu ruộng lúa thuộc ấp Đông. Phía Tây giáp quốc lộ Xe Bec và ruộng lúa thuộc ấp Bắc. Phía Nam giáp xã Vĩnh Hựu. Địa hình. Địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ bình quân 0.6 – 0.7m. khu vực ấp Hạ cao độ địa hình thấp hơn (dưới 0.5m). Khí hậu. Trung tâm thị trấn Vĩnh Bình có chung đặc điểm khí hậu tỉnh Tiền Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm phân ra 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Mưa Lượng mưa trong năm khá dồi dào, bình quân khoảng 1200 - 1400 mm/ năm. Đặc điểm đặc trưng là mưa đến muộn và kết thúc sớm hơn so với các nơi khác vùng Nam Bộ. Gió : Có hai hướng gió chính : Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 sang năm. Vào mùa mưa, gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9. Ngoài ra tại khu vực thường xuyên xuất hiện gió chướng vào tháng 2, 3 trong năm, sức gió mạnh kết hợp triều cường nên nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến nguồn nước mặt. Địa chất công trình. Sức chịu tải của nền đất < 0,7 kg/ cm². mạch nước ngầm nông. Thủy văn. Rạch Vàm Giồng chảy qua thị trấn, có bề mặt rộng bình quân 16 m giữ vai trò rất quan trọng trong việc dẫn ngọt và tiêu ứng. Vai trò giao thông rất hạn chế. Ngoài ra còn có kênh An Thạnh Thủy và kênh mương nội đồng, ao, hồ trên địa bàn thị trấn Vĩnh Bình chia cắt địa hình thành nhiều khu thấp trũng, ảnh hưởng lớn đến san nền trong xây dựng. 2.3.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội. Tình hình dân cư. Thị trấn Vĩnh Bình có khoảng 13.000 người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1.2%. Mức tăng dân số cơ học không đáng kể do chưa có sức hút về sản xuất công nghiệp cũng như dịch vụ. Trong thị trấn lao động khu vực III (dịch vụ) tăng nhanh, điều đó khẳng định đã có bước chuyển hóa lao động đáng kể do tác động của quá trình hóa đô thị. Hiện trạng nhà ở. Thị trấn có khoảng 2.500 nhà các loại, trong đó khoảng 5% là nhà kiên cố; 40% là nhà bán kiên cố; còn lại 55% là nhà tạm thô sơ. Đa số nhà ở do dân tự xây dựng và một số nhà tập thể của các công ty. Tỷ lệ nhà tạm, thô sô cao chứng tỏ tình trạng đô thị hóa chậm, mức sống dân cư chưa cao. Công trình công cộng. Về giáo dục: Cơ sở giáo dục của thị trấn Vĩnh Bình khá phát triển, thu hút số học sinh trong độ tuổi cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh Tiền Giang. Diện tích các cơ sở giáo dục khoảng 6 ha, nếu được cải tạo sẽ có thể sử dụng lâu dài. Về y tế: Bao gồm trung tâm y tế huyện có 40 giường bệnh, quy mô mặt bằng xây dựng 0,657 ha, trên 1.500 m² xây dựng; trạm y tế thị trấn quy mô 200 m² với 05 giường bệnh. Thể dục thể thao có sân vận động quy mô 2,14 ha, đủ khả năng xây dựng khu trung tâm thể dục thể thao đa năng của thị trấn. Ngoài ra còn các sân bóng chuyền, cầu lông … nhưng trang bị còn rất hạn chế. 2.3.3 Hiện trạng giao thông . Khu vực thị trấn còn hạn chế lớn về tổ chức đường nội bộ. Ngoài hai tuyến giao thông đối ngoại (quốc lộ 50 và tỉnh lộ 872) chất lượng tốt, số còn lại là đường cấp phối, đường đất đỏ. Giao thông thủy, một đặc trưng của đồng bằng Nam Bộ cũng rất hạn chế, bởi rạch Vàm Giồng bị chặn ở hai đầu bằng các cống ngăn mặn. 2.3.4. Hiện trạng cấp điện . Thị trấn Chợ Gạo hiện được cấp điện từ trạm 110/ 15 KV Gò Công (cách thị trấn khoảng 12 km) nhận điện từ tuyến 15 KV chạy dọc quốc lộ 50. Mạng lưới phân phối điện trên địa bàn thị trấn có : Trạm biến áp phân phối 15/ 0,4 KV. Đường dây 15 KV có chiều dài khoảng 3,2 km dùng cáp đồng và nhôm trần đi trân trụ bê tông. Mạng hạ thế. Hiện trạng cấp nước . Nước sinh hoạt được cung cấp từ các giếng khoan khai thác nước ngầm với công suất khoảng 2.000 m³/ ngày. Năm 2005 Công ty Cấp nước Tiền Giang lắp đặt thêm cụm xử lý nước mặt, lấy nước thô từ kênh Tham Thu. Cụm xử lý nước mặt này hoạt động vào mùa mưa khi kênh Tham Thu không bị nhiễm mặn. Với nhu cầu dùng nước sinh hoạt và công nghiệp tăng lên hàng năm thì hệ thống cấp nước hiện hữu không đáp ứng được. 2.3.6. Hiện trạng thoát nước. Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa chưa phát triển. Chủ yếu sử dụng mương rãnh đất quanh nhà. Thoát nước bẩn: Thị trấn Vĩnh Bình hiện chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng, chỉ có một số mương rãnh ở gần chợ. Nước thải sinh hoạt được thoát tự nhiên xuống kênh rạch qua mương rãnh. 2.4. THỊ XÃ GÒ CÔNG. 2.4.1. Đặc điểm tự nhiên. Vị trí. Thị xã Gò Công có diện tích 3.208,98ha, nằm ở phía Nam tỉnh Tiền Giang, trên bờ Bắc sông Tiền, trên phần đất cực Đông của tỉnh Tiền Giang. Thị xã Gò Công cách Thành phố Mỹ Tho 35km theo QL50 và cách TPHCM 58km theo QL 50 qua phà Mỹ Lợi. Thị xã gồm 5 phường và 4 xã có tọa độ địa lý như sau : Từ 106o38’23” đến 106o43’09” độ kinh Đông. Từ 10o19’53” đến 10o23’31” độ vĩ Bắc. Địa hình. Địa hình thành phố tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ trung tâm thị xã hiện nay (phường 1, phường 2) đổ ra xung quanh. Hầu hết diện tích khu nội thị đã được đưa vào xây dựng với mật độ dày ở khu trung tâm và thưa dần hướng ra khu ngoại vi. Cao độ mặt đất thay đổi từ 1,9 đến 0,4m. Cao độ mặt đường giao thông phổ biến trong khu vực từ 1,2m đến 1,4m. Khí hậu. Thị xã Gò Công chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. + Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,9o C + Nhiệt độ cao nhất 32,9o C + Nhiệt độ thấp nhất 23,1o C Độ ẩm không khí trung bình năm 79,2%. + Độ ẩm bình quân mùa mưa 86,8%. + Độ ẩm bình quân mùa khô 71%. Lượng mưa trung bình năm 1.191mm. + Lượng mưa cao nhất 1.854mm. + Lượng mưa thấp nhất 454mm. Lượng bốc hơi bình quân 3,2mm/ngày và 1.427mm/năm. + Lượng bốc hơi cao nhất 3-5 mm/ngày. + Lượng bốc hơi thấp nhất 2,4-2,9mm/ngày. Gió : + Hướng gió thịnh hành Tây Nam thổi vào mùa mưa, tốc độ 2,4m/s + Hướng gió thịnh hành Đông Bắc thổi vào mùa khô, tốc độ 3,8m/s Địa chất công trình. Nhóm đất phù sa đang phát triển có đốm rỉ đang được bồi mặn từng thời kỳ chiếm hầu hết diện tích của thị xã Gò Công. Nhóm đất này có sức chịu tải kém, hiện tại các công trình đang xây dựng chỉ mới đạt 2-3 tầng. Thủy văn. Thị xã Gò Công nằm ở hạ lưu 2 sông Cửa Tiểu và sông Vàm Cỏ. Mạng lưới sông rạch trong thị xã và chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch này gồm: Rạch Gò Công : Rạch lớn nhất trong khu vực chảy qua và chia đôi thị xã Gò Công với chiều dài 8,5km rồi đổ vào sông Vàm Cỏ. Rạch Gò Công có nhiều đoạn nhánh như : Gò Dưa dài 2,8km, Sơn Quy 3,3km, Rạch Lá dài 3,2km,… Rạch Gò Công chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều trên biển Đông, biên độ triều ở cửa rạch Gò Công là 1,962m (đỉnh triều cao 1,65; chân triều: - 0,31). Tuy nhiên cống đập ngăn mặn Gò Công đã ảnh hưởng đến chế độ triều trong rạch Gò Công, đoạn chảy qua thị xã Gò Công. Bảng thống kê số liệu mực nước phía biển và phía rạch chảy qua thị xã Gò Công cao nhất và thấp nhất như sau: Bảng 2.2. Mực nước phía hạ lưu (phía chảy ra biển) tại cống đập Gò Công Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 max(cm) 1.98 2.05 1.98 1.98 1.91 1.96 30.6 1.99 1.97 Min(cm) -1.73 -1.67 -1.74 -1.5 -1.6 -1.89 -1.71 -1.86 -1.80 (Nguồn :Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) Bảng 2.3. Mực nước phía thượng lưu (phía từ thị xã Gò Công chảy đến) tại cống đập Gò Công. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 max(cm) 1.25 1.07 1.14 1.11 0.9 0.87 0.95 0.9 0.91 Min(cm) -1.35 -0.76 -1.08 -0.92 -1.04 -0.91 -1.0 -0.06 -0.56 (Nguồn :Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) Ghi chú : Cao độ mực nước theo hệ cao độ Mũi Nai . Nguồn : Công ty Khai thác thủy Lợi Tiền Giang. 2.4.2. Hiện trạng kinh tế . Thị xã Gò Công có nền kinh tế đặc trưng của các khu tập trung đông dân cư của đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, thương mại dịch vụ và công nghiệp nhỏ cùng tiểu thủ công nghiệp cùng song song tồn tại phát triển. Nông nghiệp : Tổng diện tích đất gieo nông nghiệp năm 1995 là 2.118 ha, giảm dần đến năm 2004 còn 2.059 ha. Bảng 2.4. Tổng sản lượng lương thực và diện tích gieo trồng như sau : Năm Diện tích gieo trồng (ha) Tổng sản lượng lương thực (tấn) 1995 2.118 16.416 2000 2.513 23.434 2001 2.140 22.803 2002 2.111 24.672 2003 2.103 23.155 2004 2.059 23.213 (Nguồn :Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) Công nghiệp Toàn thị xã Gò Công chưa có một khu công nghịêp tập trung nào. Theo thông kê năm 2004, toàn thị xã có 304 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 2.4.3. Hiện trạng xã hội . Bảng 2.5. Thống kê dân số năm 2004 của thị xã Gò Công như sau. STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Dân số (người) Phường 1 49 6.464 Phường 2 72,3 7.621 Phường 3 93,1 6.343 Phường 4 151,1 7.016 Phường 5 160 4.061 Xã Long Chánh 768,3 5.007 Xã Long Hòa 642,6 6.239 Xã Long Hưng 657,2 4.574 Xã Long Thuận 615,3 6.374 Tổng số 3.208,9 53.699 (Nguồn: Niên giám thống kê, Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) Tỷ lệ tăng tự nhiên: 1,04%; tỷ lệ tăng cơ học là không đáng kể. Giáo dục: Mỗi xã, phường trong địa bàn thị xã Gò Công đều có 1 trường tiểu học. Trên toàn thị xã có 5 trường trung học cơ sở và 2 trường phổ thông trung học (theo niên giám thống kê năm 2004). Y tế : Tại thị xã có một bệnh viện có sức chứa 250 giường bệnh, mới được xây dựng tại xã Long Hòa. Một phòng khám 12 giường, 8 trạm y tế phưỡng xã và các đơn vị chuyên ngành như đội vệ sinh phòng dịch, trung tâm xét nghiệm, trung tâm dân số và kế hoạch hóa gia đình. Văn hóa, thể thao : Văn hóa: Nhà bảo tàng, nhà truyền thống, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, thư viện và 63 di tích lịch sử. Thể dục thể thao: Trung tâm TDTT, 1 sân vận động, 10 sân bóng chuyền, 2 sân quần vợt, 1 sân điền kinh. 2.4.4. Hiện trạng giao thông . Thị xã Gò Công có mạng lưới giao thông thủy bộ khá dồi dào theo hướng vừa kết nối vừa phân bổ trong và ngoài khu vực theo các tuyến trục. Giao thông bộ: Quốc Lộ 50 nối liền thị xã đến thành phố Mỹ Tho và đi Tp Hồ Chí Minh. Các đường tỉnh 871 và 862 nối liền thị xã với huyện Gò Công Đông. Thị xã Gò Công có 2 bến xe : 1 bến nằm trên Quốc lộ 50 thuộc xã Long Hưng quy mô 0.22 ha và 1 bến thuộc phường 4 quy mô 0,58 ha. Giao thông thủy : rạch Gò Công rộng 60 m chảy qua và chia đôi thị xã Gò Công với chiều dài 8,5 km, đổ ra sông Vàm Cỏ. Kinh Salicette nối liền với rạch Gò Công qua kênh Long Uông và đổ vào sông Cửa Tiểu. Có một bến đò ở khu vực chợ Gò Công phục vụ chủ yếu cho dân qua lại buôn bán, bến có quy mô nhỏ, cầu tầu xây dựng bê tông. 2.4.5. Hiện trạng cấp điện . Nguồn cấp điện từ trạm 110/ (15) 22 KV Gò Công thuộc mạng cấp điện chung của Tỉnh Tiền Giang. Mgnag truyền tải là đường dây 110 KV đi qua khu vực trên cột thép, đi từ trạm 100/15 KV Mỹ Tho đến trạm 110/15 KV Gò Công và từ trạm Gò Công đến trạm Gò Công Tây. Mạng lưới phân phối điện trên địa bàn thị trấn có : Trạm biến áp phân phối 15/ (0,2) 0,4 KV. Đường dây 15 KV có chiều dài khoảng 12,8 km đi dọc quốc lộ 50, quốc lộ 54 và các đường nội bộ trong thị xã. Mạng hạ thế. Hiện trạng cấp nước . Hiện tại thị xã Gò Công được cấp nước từ trạm xử lý nước cạnh ao Tham Thu nằm cách thị xã khoảng 500m, công suất trạm xử lý 10.000m³/ngày. Nguồn nước mặt từ các kênh thủy lợi nên gặp khó khăn vào mùa khô khi độ mặn trong các kênh lên cao hơn 0.4%. 2.4.7. Hiện trạng kiến trúc xây dựng và san nền. Tính đến 31/12/2000 thị xã Gò Công có 10.861 căn nhà ở và 70 công trình công cộng. Các công trình nhà ở chủ yếu do người dân tự đầu tư cải tạo, đa số là nhà kiểu xưa cũ, theo dạng dãy phố và nhà vườn. Tầng cao xây dựng trung bình 2-3 tầng cho các nhà kiên cố (chiếm 18,3%), nhà bán kiên cố chiếm 61,6%, nhà tạm chiếm 20,6%. Nhà nước tập trung xây dựng trụ sở các cơ quan công quyền, các công trình phúc lợi công cộng. Vài cơ sở công nghiệp được đầu tư bởi các công ty kinh doanh như Xí nghiệp muối Iốt, Nhà máy cấp nước, Xí nghiệp nước đá. Nền hiện trạng: Thị xã Gò Công có địa hình bằng phẳng, dốc dần từ khu trung tâm thị xã hiện nay (Phường 1, phường 2) ra xung quanh, hiện trạng cao độ địa hình của thị xã từ 0,4m đến 1,9m. 2.4.8. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường. Mạng lưới cống ngầm thoát nước hiện hữu của Thị xã Gò Công là hệ thống thoát nước chung tức là nước thải và nước mưa chảy chung vào cùng hệ thống thoát nước sau đó xả ra kênh rạch thông qua mạng lưới cửa xả hiện hữu. Nước thải thu gom gồm nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi. Nước thải sinh hoạt được thoát ra hệ thống thoát nước chung sau đó xả thẳng ra kênh rạch, không qua bất cứ hình thức xử lý nào. Nước thải xả thẳng ra kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước của các sông rạch chảy qua thị xã như Rạch Gò Công, kênh Lò Đúc, vốn là nguồn nước mặt (ngoài nguồn nước cấp từ trạm xử lý nước cấp Ao Tham Thu) vẫn được người dân trong thị xã cũng như vùng ven sử dụng vào mục đích ăn uống sinh hoạt. Các nhà dân sống cặp hai bờ rạch Gò Công với các nhà sàn nhô ra sông đã và đang xả rác và chất thải rắn thẳng xuống lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng, đồng thời làm giảm luồng lưu thông cửa dòng chảy trong rạch. 2.5. KHU TRUNG TÂM THỊ TRẤN TÂN HÒA – HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG. 2.5.1. Đặc điểm tự nhiên. Vị trí. Thị trấn Tân Hòa cách thị xã Gò Công khoảng 7 km về phía đông nam theo đường tỉnh 862, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Gò Công Đông. Diện tích tự nhiên của khu trung tâm thị trấn là 85,4 ha bằng 4,37% quỹ đất của thị trấn. Ranh giới khu trung tâm thị trấn được xác định như sau: Phía Bắc giáp kênh Salicette, phía Đông giáp lộ kênh ngang, phía Tây giáp xã Phước Trung, phía Nam giáp kênh Hai Gò Đen. Địa hình. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc ít thay đổi và có xu hướng thấp dần về phía Đông Nam. Cao độ bình quân 1,128m cặp bờ sông, ven các trục đường. Khí hậu. Trung tâm thị trấn Tân Hòa có chung đặc điểm khí hậu Tỉnh Tiền Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm phân ra 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,90C, nhiệt độ giữa các tháng thay đổi không đáng kể. Gió. Có hai hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 4 sang năm. Vào mùa mưa, gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9. Khu vực này ít xảy ra bão giông, đặc biệt là không có bão lớn. Thủy văn. Có hai sông chảy qua thị trấn: Sông Long Uông ở phía Tây và sông Salicette ở phái Bắc. Cả hai sông này đang trong quá trình ngọt hóa Gò Công, có nhiều hy vọng tương lai gần sử dụng nguồn nước mặt phục vụ sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ có sông rạch nên nước lũ thoát nhanh, ít xảy ra ngập lụt kéo dài. Mạch nước ngầm nông nhưng không sử dụng được cho sinh hoạt vì nhiễm mặn. Các số liệu khảo sát cho thấy trong vùng khoan ở độ sâu 417m vẫn chưa tìm thấy nguồn nước ngọt. 2.5.2. Hiện trạng kinh tế – xã hội. Tình hình dân cư. Theo số liệu năm 2000, Thị trấn Tân Hòa có khoảng 15.000 người, tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 1,2%. Tỷ lệ tăng cơ học hiện nay không đáng kể bởi lẽ ngành dịch vụ, thương mại, cơ sở kinh tế chưa đủ khả năng phát triển thu hút dân cư từ nơi khác đến. Tuy nhiên trong tương lai khi kinh tế phát triển với việc hình thành các khu, cụm công nghiệp thì tỷ lệ tăng dân số cơ học sẽ tăng mạnh. Dân cư phân bố tập trung khu vực chợ, đường 30-4 đến bờ sông Long Uông, trục lộ 862. Hiện trạng nhà ở. Khu Trung tâm thị trấn có khoảng 820 nhà các loại trong đó khoảng 6% là nhà kiên cố; 25% là nhà bán kiên cố; còn lại 69% là nhà tạm thô sơ. Đa số nhà ở do dân tự xây dựng. Việc cải tạo nhà ở, xây dựng nhà ở mới là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao điều kiện ở, cải thiện môi trường sống cho dân cư. 2.5.3. Hiện trạng giao thông . Khu vực trung tâm mạng lưới giao thông phân phối khá hợp lý, mặt đường đa số là đá cấp phối, đất đỏ. 2.5.4. Hiện trạng cấp điện . Thị trấn Tân Hòa hiện được cấp điện từ trạm 110/ 15 KV Gò Công (cách thị trấn khoảng 7 km) nhận điện từ tuyến 15 KV chạy dọc quốc lộ 50 đi Tân Thành. Mạng lưới phân phối điện trên địa bàn thị trấn có : Trạm biến áp phân phối 15/ 0,4 KV, đường dây 15 KV có chiều dài khoảng 2,3 km dùng cáp đồng và nhôm trần đi trân trụ bê tông, mạng hạ thế. 2.5.5. Hiện trạng cấp nước. Khu trung tâm thị trấn Tân Hòa được cấp nước từ Thị xã Gò Công về. Một bộ phận dân cư còn lại hiện nay đang sử dụng nước sinh hoạt lấy từ hồ chứa nước mưa hoặc tự dự trữ nước mưa. 2.5.6. Hiện trạng thoát nước. Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa mới được xây dựng dọc theo một số tuyến đường, thoát ra rạch Long Uông với 2 miệng xả : D600 và D1000. Các cống thoát nước mưa D500 đến D1000 được bố trí dọc theo hai bên đường với hệ thống giếng thu, giếng thăm tương đối hoàn chỉnh. Thoát nước bẩn: Thị trấn Tân Hòa hiện chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng, mà thoát chung với nước mưa. Nước thải sinh hoạt không được xử lý, thoát tự nhiên xuống các kênh rạch. 2.6. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU VỰC ĐẾN NĂM 2020. 2.6.1. Huyện Chợ Gạo. Quy mô dân số thị huyện Chợ Gạo. Thị trấn Chợ Gạo là huyện lỵ của Huyện Chợ Gạo, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020” dự kiến dân số đô thị ở thị trấn Chợ Gạo đến năm 2010 là 20.000 người và đến năm 2020 là 28.000 người. Các khu (cụm) công nghiệp. Bảng 2.6. Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Gạo đến năm 2020 Số TT Tên dự án Địa điểm XD Tổng diện tích đất (ha) Thời gian thực hiện 2006-2010 2011-2015 2016-2020 1 Cụm công nghiệp Tân Thuận Bình Xã Tân thuận Bình 50,4 x 2 Cụm công nghiệp Tân Thuận Bình mở rộng Xã Tân thuận Bình 30 x (Nguồn: Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) 2.6.2. Huyện Gò Công Tây. Quy mô dân số thị trấn Vĩnh Bình. Thị trấn Vĩnh Bình là huyện lỵ của Huyện Gò Công Tây, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”, ước tính dân số đô thị ở thị trấn Vĩnh Bình đến năm 2010 là 28.000 người và đến năm 2020 là 34.000 người. Các khu (cụm) công nghiệp. Số TT Tên dự án Địa điểm XD Tổng diện tích đất (ha) Thời gian thực hiện 2006-2010 2011-2015 2016-2020 1 Cụm công nghiệp Vàm Giồng Xã Vĩnh Hữu 30 x 2 Cụm công nghiệp thị trấn Vĩnh Bình Thị trấn Vĩnh Bình 15 x 3 Cụm công nghiệp Tân Long Xã Bình Tân + Long Bình 20 x 4 Cụm công nghiệp Đồng Sơn Xã Đồng Sơn 15 x Bảng 2.7. Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gò Công Tây đến năm 2020 (Nguồn: Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang. 2.6.3. Thị xã Gò Công. Quy mô dân số thị xã Gò Công. Thị xã Gò Công là đô thị lớn thứ của tỉnh, có vị trí đô thị trung tâm của khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang. Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020” ước tính dân số đô thị ở thị xã Gò Công đến năm 2010 là 70.000 người và đến năm 2020 là 120.000 người. Các khu (cụm) công nghiệp. Số TT Tên dự án Địa điểm XD Tổng diện tích đất (ha) Thời gian thực hiện 2006-2010 2011-2015 2016-2020 1 Cụm công nghiệp Long Hưng Xã Long Hưng 15 x 2 Cụm công nghiệp xã Long Chánh Xã Long Chánh 20 x Bảng 2.8. Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Gò Công đến năm 2020 (Nguồn :Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) 2.6.4. Huyện Gò Công Đông. Quy mô dân số. Quy mô dân số thị trấn Tân Hòa. Thị trấn Tân Hòa là huyện lỵ của Huyện Gò Công Đông, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Tiền Giang đến năm 2020”, dự kiến dân số đô thị ở thị trấn Tân Hòa đến năm 2010 là 25.000 người và đến năm 2020 là 35.000 người. Quy mô dân số thị tứ Vàm Láng. Thị tứ Vàm Láng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản và phát triển công nghiệp đóng tầu, dịch vụ cảng biển) của Huyện Gò Công Đông. Ước tính dân số đô thị ở thị tứ Vàm Láng đến năm 2010 là 15.000 người và đến năm 2020 là 25.000 người. Quy mô dân số thị tứ Tân Thành. Nhờ ưu thế về vị trí địa lý, Thị tứ Tân Thành có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng đánh bắt thủy sản và phát triển dịch vụ du lịch. Dự kiến dân số đô thị ở thị tứ Tân Thành đến năm 2010 là 15.000 người và đến năm 2020 là 20.000 người. Các khu (cụm) công nghiệp. Huyện Gò Công Đông có vị trí chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh Tiền Giang và cả nước. Toàn bộ phía Đông của huyện án ngữ 30km bờ biển với 3 cửa sông lớn: Cửa Tiểu, Cửa Đại và cửa Soài Rạp là các cửa ngõ thông ra biển Đông, giao lưu với các tỉnh bạn và quốc tế. Hơn nữa tiếp giáp với Tp Hồ Chí Minh, nằm trong vành đai phát triển công nghiệp của các tỉnh phía Nam và chịu ảnh hưởng của các khu công nghiệp lân cận đang được triển khai mạnh mẽ như khu công nghiệp Bến Lức, khu công nghiệp Long An… Với ưu thế kể trên đã tạo cho huyện Gò Công Đông có điều kiện trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh Tiền Giang. Hiện nay có các dự án xây dựng các khu, cụm công nghiệp lớn đang được triển khai tại huyện Gò Công Đông, trong đó điển hình là Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp, do Công ty đầu tư phát triển công nghiệp tàu thủy phía Nam – Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng diện tích Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp dự kiến là 292ha (có khả năng mở rộng lên 500ha) với các hạng mục đầu tư: Nhà máy đóng tàu Soài Rạp Nhà máy đóng tàu 50.000 DWT-Shipmarin. Nhà máy đóng tàu Hiệp An. Khu dịch vụ cảng biển, khu công nghiệp phụ trợ, khu đô thị cho cán bộ, công nhân viên… Bảng 2.9. Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Gò Công Đông đến năm 2020 Số TT Tên dự án Địa điểm XD Tổng diện tích đất (ha) Thời gian thực hiện 2006-2010 2011-2015 2016-2020 1 Cụm công nghiệp Vàm Láng Xã Vàm Láng 30 x 2 Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp Xã Gia Thuận, Vàm Láng 500 x x x 3 Cụm công nghiệp Bình Đông Xã Bình Đông 150 x x (Nguồn :Niên giám thống kê: Khu vực Gò Công 1998-2006, Cục thống kê tỉnh Tiền Giang.) CHƯƠNG 3 QUY MÔ DÙNG NƯỚC VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN CẤP NƯỚC CHO KHU VỰC . 3.1.1. Các đối tượng dùng nước. Qua đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng cấp nước cho khu vực Gò Công ta thấy: Khu vực Gò Công gặp khó khăn đặc trưng của vùng ven biển là khan hiếm nguồn nước ngọt cấp cho sinh hoạt và sản xuất do nguồn nước thô bị nhiễm mặn, đồng thời khả năng dự trữ nước mưa tại chỗ rất khó khăn do lượng bốc hơi hàng năm (1.427 mm/năm) cao hơn lượng mưa (1.191 mm/năm). Bên cạnh đó việc cấp nước cho từng khu vực qua các nhà máy xử lý nước cấp không đảm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Cụ thể tổng công suất cấp nước hiện tại của các trạm cấp nước thuộc phạm vi dự án vào năm 2005 là 15.000 m³/ngày không đủ cấp nước cho khu vực. Vì vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu của khu vực Gò Công là hết sức cấp thiết nhằm duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và đời sống nhân dân trong vùng. Đặc biệt là công suất của hệ thống cấp nước khu vực Gò Công phải tính đủ, để có thể cung cấp cho nhu cầu dùng nước trong trường hợp bất lợi nhất của các trạm cấp nước hiện hữu ở khu vực Gò Công khi ngừng hoạt động trong thời gian nguồn nước thô bị nhiễm mặn nặng. Cac đối tượng dùng nước trong khu vực Gò Công bao gồm các khu vực nằm ở phía Đông tỉnh Tiền Giang và các cụm khu công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong1-4.DOC
  • dwgCHI TIET DIEN HINH.dwg
  • docChuong4.DOC
  • dwgDOCT-GOCONG - Copy.dwg
  • dwgDOCT-GOCONG.dwg
  • netEPANET-chuyentai-pa2.net
  • netEPANET-GOCONG-GIOMAX.net
  • netEPANET-GOCONG-GIOMAX-COCHAY.net
  • dwgMB-TXGC.dwg
  • dwgTTTL-COCHAY.dwg
  • dwgTTTL-GIOLONNHAT.dwg
  • dwgTRACDOC-DOANONG.dwg
  • dwgTRAMBOM-CAPII.dwg
  • dwgTRAM-TAGC.dwg
Tài liệu liên quan