Đề tài Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng cho dự án đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý từ 10010’ - 10036’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ - 106054’ kinh độ Đông, có diện tích 2.095,239 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang [1].

1.1.2. Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao, nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những gò đồi độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng, ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 7, 8, 9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m.

1.1.3. Khí hậu

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ thánh 12 đến tháng 4 năm sau [1].

Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình khoảng 270C, thường có nhiệt độ cao nhất cao nhất trung bình vào tháng 4, thấp nhất trung bình vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Giá trị nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

Độ ẩm không khí: Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. Giá trị độ ẩm trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

Lượng mưa: lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11); trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Giá trị lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1.

 

doc83 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3586 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng cho dự án đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý từ 10010’ - 10036’ vĩ độ Bắc và 1060 22’ - 106054’ kinh độ Đông, có diện tích 2.095,239 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang [1]. 1.1.2. Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao, nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25 m và xen kẽ có những gò đồi độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng, ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 7, 8, 9 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. 1.1.3. Khí hậu Khu vực thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ thánh 12 đến tháng 4 năm sau [1]. Nhiệt độ: nhiệt độ không khí trung bình khoảng 270C, thường có nhiệt độ cao nhất cao nhất trung bình vào tháng 4, thấp nhất trung bình vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Giá trị nhiệt độ trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1. Độ ẩm không khí: Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%. Giá trị độ ẩm trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1. Lượng mưa: lượng mưa cao, bình quân/năm 1949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11); trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Giá trị lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1. Bảng 1.1: Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình tháng tại trạm Tân Sơn Nhất Yếu tố  Tháng    1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12   Nhiệt độ TB(0C)  25,7  26,6  27,5  28,8  28,3  27,4  27,1  27,1  26,8  26,6  26,3  25,7   Độ ẩm TB (%)  77,8  71,1  71,0  73,7  80,7  83,7  84,2  84,5  86,0  85,2  81,7  77,6   Lượng mưa TB (mm)  11,8  3,9  11,6  46,0  203,4  312,1  291,3  279,2  323,1  267,9  118,7  39,3   Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi tương đối cao từ 1.000 đến 1.200mm/năm. Lượng bốc hơi trong mùa mưa thường thấp, trong khoảng 50 - 90mm/tháng. Mùa khô lượng bốc hơi trong khoảng 100-150mm/tháng, cao gấp 1,5 đến 2,5 lần mùa mưa. Hướng gió chính là Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Vận tốc trung bình của gió là 3,6m/s [1]. 1.1.4. Thủy văn Hệ thống sông ảnh hưởng lớn đến đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống sông Đồng Nai. Hệ thống sông Đồng Nai có lưu vực khoảng 32.000 km2, gồm sông chính là sông Đồng Nai, 4 sông phụ là sông La Ngà, Sông Bé, Sài Gòn và bờ Tây sông Vàm Cỏ Đông. Hai sông chảy qua thành phố Hồ Chí Minh là sông Đồng Nai và Sài Gòn [1]. Ngoài ra, thành phố Hồ Chí Minh còn có một mạng lưới kênh rạch gồm: Rạch Cát, Tham Lương, Thị Nghè, Nhiêu Lộc, Kênh Đôi, Rạch Chiếc. Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động của triều biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10 - 11, thấp nhất là các tháng 6 - 7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên biên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị giảm đi nhiều. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2095,239 km2. Vào năm 2006, thành phố có dân số 6.424.519 người, mật độ trung bình 3,067 người/km². Dân cư chủ yếu là người kinh chiếm 92,91 % dân số thành phố, tiếp theo tới người hoa với 6,69 %, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer.... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố. 1.2.1. Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Nam, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không rất phát triển. Hệ thống đường bộ lan tỏa đi các tỉnh Đông Nam Bộ và tây Nam Bộ theo dạng tỏa tia với các trục chính: Quốc lộ (QL) 1A, QL13, QL22, Xa lộ Hà Nội,…Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.780 km, rất thuận lợi cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hệ đường thủy: Dọc sông Sài Gòn là một hệ thống cụm cảng kéo dài hàng chục km từ Nhà Bè đến Cần Giờ với năng lực bốc dỡ lớn nhất nước. Cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm và có khả năng mở rộng nâng cấp từ 17 đến 20 triệu tấn/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là ga hàng không quốc tế với diện tích 14.000m2, có năng lực tiếp nhận trên 10 triệu khách và hơn nửa triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Ngoài ra dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga. Cuối 2010, hai tuyến đầu tiên sẽ đi vào hoạt động. 1.2.2. Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chiếm giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6 % diện tích và 7,5 % dân số của cả nước nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9 % dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 ngàn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (730 USD/năm). Công nghiệp: ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc. Tính đến giữa năm 2006, thành phố có 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp, đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 ngàn tỉ VND, Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD, đã thu được nguồn ngoại tệ lớn không những cho thành phố mà còn cho cả nước. Nông nghiệp: Nông nghiệp gồm có trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt chủ yếu là cây lúa, hoa màu, rừng nước mặn, diện tích cây lương thực có hạt 78.400 ha; sản lượng thủy sản 43.516 tấn. Du lịch – dịnh vụ: Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh. Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007 thì có 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức 70 %. Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12 % so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VNĐ. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm [1]. Giáo dục – y tế: Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình, và cũng là trung tâm y tế lớn nhất cả nước. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước, loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở. Theo thống kê, số giáo viên và học sinh phổ thông của thành phố chỉ chiếm một tỷ lệ vừa phải của cả nước nhưng số giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật của thành phố ngày càng chiếm một tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ thành phố là một Trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và đã thu hút được một số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về học mỗi năm [1]. Về y tế, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nước. Năm 2005, ngành y tế tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại để tăng năng lực khám chữa bệnh, nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao đã đưa vào điều trị để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đã thực hiện được kỹ thuật ghép gan, phát triển chương trình chuẩn đoán điều trị từ xa với các tỉnh bạn… Nhìn chung, Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực phát triển sôi động nhất của cả nước về tất cả các mặt, với một vị trí thuận lợi và cùng với nguồn nhân lực bậc cao, Thành phố Hồ Chí Minh cần phát huy hết vai trò của mình. Do đó, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng vô cùng cần thiết, góp phần đưa thành phố nói riêng và cả nước nói chung phát triển nhanh chóng. 1.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Theo kế hoạch của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố, trong tương lai thành phố sẽ phát triển khu vực đô thị theo mô hình vệ tinh ra các khu vực Thủ Đức, Nam Sài Gòn, quận 2, Bình Chánh. Do đó, các khu dân cư mới tại các khu vực vệ tinh sẽ hình thành, khu vực trung tâm dành cho các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch. Tám nhiệm vụ phát triển chủ yếu [1] của Thành phố là: Duy trì tốc độ tăng trưởng của Thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố bình quân thời kỳ 2000 -2010 phấn đấu đạt 12%/năm. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế theo hướng mạnh về xuất khẩu. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm dân sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, công bằng xã hội. Hạn chế tăng dân số và phân bố lại hợp lý dân cư trong vùng và trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm học vấn, nghề nghiệp, đạo đức và thể chất. Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền thành phố; nghiên cứu đề xuất, điều chỉnh, bổ sung những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và luật pháp để tạo động lực mới, động viên sức dân tham gia xây dựng thành phố. Phát triển kinh tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị, trật tự công cộng, an toàn xã hội, đóng góp tích cực cho công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng khu vực phía Nam và đất nước. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH 2.1. ĐỊA TẦNG Theo các tài liệu đã công bố, địa tầng trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh từ dưới lên trên gồm các hệ tầng sau: Hệ tầng Trảng Bom (aQ13tb). Hệ tầng Bà Miêu (N22bm). Hệ tầng Nhà Bè (N21nb). Hệ tầng Thủ Đức (Q2-3tđ). Hệ tầng Củ Chi (Q33cc). Hệ tầng Bình Chánh (Q41-2bc). Hệ tầng Cần Giờ (Q42-3cg). 2.1.1. Hệ tầng Trảng Bom (aQ13tb) Theo các tài liệu lỗ khoan thu thập được, mặt cát chung của hệ tầng gồm ba tập, thành phần của hệ tầng chủ yếu là cát bột và sạn sỏi. Bề dày tập thay đổi lớn từ 14m (Suối Đá, Trảng Bom) tới 25 – 40m ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Hệ tầng Bà Miêu (N22bm) Hệ tầng lộ rải rác ở khắp khu vực thành phố qua Long An, Bình An và phần địa hình thấp Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu phân bố ở độ sâu lớn hơn 100m và chia thành 3 tập, với thành phần chủ yếu của hệ tầng là sét bột và cát sạn. Bề dày chung của hệ tầng 30 - 40m. 2.1.3. Hệ tầng Nhà Bè (N21nb) Phân bố rộng từ Nam Thủ Đức đến Long An, ở độ sâu từ 180 – 250m. Thành phần gồm các tập cát bột kết chứa sạn xen kẽ các tập sét bột kết, phần đáy có cát sạn kết, dăm kết, xám, gắn kết yếu. Hệ tầng này phủ trực tiếp lên đá của hệ tầng Long Bình và bị phủ bởi hệ tầng Bà Miêu. Bề dày thay đổi từ 20m (khu vực Nhà Bè) đến trên 80m (khu vực Bình Chánh). 2.1.4. Hệ tầng Thủ Đức (Q2-3tđ) Tại lỗ khoan ở xã Linh Xuân (Thủ Đức), trầm tích phân bố ở độ sâu từ mặt đất đến 27m, gồm 2 tập, thành phần chủ yếu của hệ tầng là bột, cát, cát sạn sỏi. Bề dày chung của hệ tầng là 26m. Các hệ tầng Thủ Đức có kiểu mặt cắt nguồn gốc sông, sông biển tạo bậc thềm cao 25 – 45m, có dạng lượn sóng thoải phân bố rộng rãi ở miền Đông Nam Bộ với bề dày thay đổi từ 20 – 40m. Các trầm tích kiểu mặt cắt nguồn gốc biển thường gặp ở các lỗ khoan phía Tây và Nam khu vực, phân bố ở độ sâu 35 – 80m, bề chung dày của hệ tầng thay đổi từ 30 – 35m. 2.1.5. Hệ tầng Củ Chi (Q33cc) Trầm tích phân bố ở phía Đông Bắc Củ Chi và các dãy hẹp ở Thủ Đức. Tổng bề dày khoảng 28m. Mặt cắt của hệ tầng có sự chuyển biến: tại Cầu Trệt (An Phú, Củ Chi) mặt cắt của hệ tầng gồm 2 tập còn tại ấp Cây Sộp (Nhuận Đức, Củ Chi) gồm 3 tập. Thành phần chủ yếu của hệ tầng là cát, cát bột, sạn. Ngoài khu vực trên trầm tích nguồn gốc biển còn phân bố ở khu vực Nam Bình Chánh và Tây Nam Nhơn Trạch. 2.1.6. Hệ tầng Bình Chánh (Q41-2bc) Các trầm tích nguồn gốc sông (aQ41-2bc). Các trầm tích này có diện phân bố dọc sông Đồng Nai (từ phía Bắc cầu Đồng Nai) tạo nên bậc thềm cao 3 – 5m hoặc các cù lao lớn giữa sông, nhiều nơi sông đặt lòng hoàn toàn trên trầm tích này. Từ cầu Đồng Nai ra tới biển, hệ tầng Bình Chánh bị trầm tích holoxen trung thượng phủ lên với chiều dày từ một vài mét đến 15 – 20m, tuy trầm tích của hệ tầng này vẫn có mặt ở vách và đáy của sông, nhưng tướng trầm tích chuyển từ sông sang sông biển. Thành phần trầm tích là sét bột, bột cát, cát màu vàng nhạt, ở phần đáy có ít sạn, sỏi. Các trầm tích nguồn gốc sông biển (amQ41-2bc) có thành phần là sét, sét pha, cát, cát pha, nhìn chung có độ hạt nhỏ hơn trầm tích sông. Điều đáng lưu ý là trầm tích này được phân bố chủ yếu ở cửa biển (từ mũi Nhà Bè đổ ra phía biển). 2.1.7. Hệ tầng Cần Giờ (Q42-3cg) Các trầm tích của hệ tầng này có diện phân bố rất rộng và có nhiều nguồn gốc khác nhau như sông, biển, hỗn hợp sông biển, đầm lầy biển, đầm lầy sông, song phổ biến hơn cả là các trầm tích nguồn gốc sông biển, đầm lầy biển và đầm lầy sông. Trầm tích nguồn gốc sông biển (amQ42-3cg) phân bố chủ yếu ở các huyện Bình Chánh, Bình Thạnh, Nhà Bè, Nam Thủ Đức và một phần nhỏ ở Cần Giờ. Mặt cắt địa chất điển hình nhất của hệ tầng gồm hai lớp. Lớp dười chủ yếu là bùn sét, bùn sét pha màu xám đen, lẫn ít xác thực vật có mức độ phân hủy kém. Lớp trên cát lẫn bột màu nâu, nâu vàng, bão hòa nước, một số nơi không có lớp này. 2.2. KIẾN TẠO Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí thuộc phần rìa Đông Bắc trũng Kainozoi Cửu Long, là vùng chuyển tiếp giữa vùng nâng hoạt hóa Mezozoi Đà Lạt và vùng sụt võng Cửu Long. Phía Bắc được phân định với vùng nâng Đà Lạt bởi hệ thống đứt gãy Bà Rịa – Biên Hòa – Lộc Ninh. Phía Nam tiếp giáp với vùng sụt võng Kainozoi Cửu Long bởi hệ thống đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông [2]. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có hai hệ thống đứt gãy chính là Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam gồm các đứt gãy Bà Rịa – Biên Hòa, sông Sài Gòn, Lê Minh Xuân, Lý Nhơn, sông Vàm Cỏ Đông. Đây là các đứt gãy thuận có mặt trươt nghiêng về Tây Nam với góc dốc gần như thẳng đứng (80 – 850). Mặt móng Kainozoi qua các đứt gãy tạo nên hình thái cấu trúc dạng bậc thang kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam gồm các đứt gãy Hóc Môn – Tân Uyên, Bình Chánh – Phước Tân ... Các đứt gãy này phát sinh vào thời kỳ Mezozoi muộn là thời kỳ hoạt động tích cực của rìa lục địa. Trong Kainozoi chúng hoạt động yếu và bị cắt bởi hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam. Hai hệ thống đứt gãy này tạo nên một mạng lưới đứt gãy và hình thành các khối cấu trúc dương và âm trong lịch sử phát triển Kainozoi [2]. Lịch sử phát triển trầm tích Đệ Tứ khu vực nghiên cứu được đánh dấu bằng giai đoạn biển thoái khỏi lãnh thổ suốt thời kỳ đầu Pleistoxen sớm (Q11). Trên bề mặt bào mòn của khu vực nghiên cứu chỉ hình thành một số trầm tích sông mang tính chất cục bộ, bao gồm các vật liệu hạt thô như cuội, sỏi, cát hạt thô chuyển dần lên là cát hạt trung, bột và các thấu kính Kaolin. Sau một thời gian dài gián đoạn trầm tích, vào thời kỳ giữa muộn của Pleistoxen sớm (Q12-3) khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận từ từ lún chìm, biển lại tiến vào. Trên bề mặt bào mòn bắt đầu tích tụ các trầm tích nhiều tướng thuộc hệ tầng Trảng Bom (Q12tb) [2]. Quá trình biển tiến trong giai đoạn Pleistoxen giữa - muộn (Q2–3) đã tạo nên sự phân bố rộng rãi và ổn định của các trầm tích hệ tầng Thủ Đức (Q2–3 tđ). Chúng tạo nên các bậc thềm tích tụ, xâm thực cao 30 – 40m [2]. Cuối thời kỳ Pleistoxen giữa – muộn biển triệt thoái khỏi lãnh thổ, khu vực Thành phố sau đó bước sang thời kỳ nâng cao, bóc mòn. Đới laterite trên cùng của hệ tầng Thủ Đức là biểu hiện của quá trình biển lùi này. Vào giai đoạn cuối Pleistoxen muộn (Q33) biển lại tiến vào đồng bằng Nam Bộ và khu vực Thành phố hình thành hệ tầng Củ Chi (Q33cc) gồm cát sạn sỏi thạch anh, sét Kaolin màu xám trắng nguồn gốc sông, sông – biển. Trong khoảng từ cuối Pleistoxen muộn (Q33) kéo sang một phần của đầu Holoxen sớm – giữa (đầu Q41-2) biển lại từ từ triệt thoái hoàn toàn khỏi phạm vi đồng bằng Nam Bộ, khu vực Thành phố bị xâm thực và bào mòn mạnh mẽ. Quá trình laterite hóa theo phương thức thấm đọng trong trầm tích hệ tầng Củ Chi đã diễn ra trên một khu vực rộng lớn. Ranh giới giữa Pleistoxen và Holoxen được đánh dấu bằng một thời kỳ gián đoạn trầm tích dài. Đầu Holoxen sớm – giữa (Q41-2) biển lại tiến vào lục địa và đạt cực đại ở Holoxen giữa tạo ra một lượng đáng kể các trầm tích biển và hỗn hợp sông biển trải rộng trên đồng bằng Nam Bộ. Tại khu vực Thành phố kết quả của đợt biển tiến này đã hình thành các trầm tích của hệ tầng Bình Chánh (Q41-2bc) gồm sét, sét bột chứa ít cát và cát sạn lẫn sét bột nguồn gốc biển và hỗn hợp sông biển, phân bố chủ yếu ở Bình Chánh, Hóc Môn, Nam Thủ Đức, Nhà Bè và dọc các thung lũng Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Hệ tầng Bình Chánh phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Củ Chi (Q33cc). Từ cuối Holoxen giữa đến nay hoạt động nâng yếu xảy ra, biển từ từ rút theo hướng Đông Nam. Tại khu vực Thành phố hình thành các trầm tích của hệ tầng Cần Giờ (Q42-3cg) gồm các lớp sét màu xám đen, xám nâu, trên đó là than bùn hoặc sét chứa hữu cơ, có nguồn gốc sông biển, đầm lầy biển, đầm lầy sông, phân bố rộng rãi ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè Nam Thủ Đức, dọc thung lũng sông Sài Gòn và dọc trũng Lê Minh Xuân. Trên diện tích vùng Cần Giờ và Nhà Bè hệ tầng Cần Giờ phủ chỉnh hợp lên hệ tầng Bình Chánh [2]. Nhìn chung, trầm tích đệ tứ khu vực Thành phố được chia thành 5 nhịp ứng với các thời kỳ thành tạo khác nhau. Mỗi nhịp, bắt đầu bằng trầm tích hạt thô, kết thúc là trầm tích hạt mịn. Các thời kỳ gián đoạn trầm tích thường tạo ra những bề mặt phong hóa loang lổ vàng đỏ hoặc đá ong do laterite hóa theo phương thức thấm đọng. 2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO – TÂN KIẾN TẠO 2.3.1. ĐỊA MẠO Dựa vào đặc điểm nguồn gốc – hình thái, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh được chia ra các dạng địa hình: xâm thực - tích tụ, tích tụ – xâm thực và tích tụ. Chúng là kết quả tác động tương hỗ trợ của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Theo báo cáo đã công bố [2], liên quan đến khu vực nghiên cứu có các dạng địa hình chính như sau: Đồng bằng cao – tích tụ hỗn hợp sông biển: có độ cao tuyệt đối từ 2 – 5m, cấu tạo bởi các trầm tích hỗn hợp sông biển hệ tầng Bình Chánh gồm cát, bột, sét, phần trên mặt bị phong hóa yếu có màu xám vàng, phân bố ở các quận nội thành, Bắc – Đông Bắc Bình Chánh và rải rác ở Thủ Đức. Đồng bằng cao – tích tụ biển: độ cao 2 – 5m, cấu tạo bởi các trầm tích biển hệ tầng Bình Chánh gồm sét, sét bột màu xám xanh, xám ghi, phần trên bị phong hóa yếu có loang lổ vàng, phân bố ở Tây Nam Bình Chánh. Bề mặt địa hình bằng phẳng, bị mạng lưới sông rạch phân cắt mạnh. Đồng bằng thấp – tích tụ hỗn hợp sông biển: độ cao từ 1 – 2m, cấu tạo bởi các trầm tích sét bột, cát có nguồn gốc hỗn hợp sông biển thuộc hệ tầng Cần Giờ, phân bố hầu như toàn bộ diện tích huyện Nhà Bè. Đồng bằng có bề mặt bằng phẳng, ít bị ngập nước và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, rạch. Đồng bằng thấp – tích tụ hỗn hợp đầm lầy biển: độ cao từ 1 – 1,5m, cấu tạo bởi các trầm tích sét, sét bột màu xám chứa mùn thực vật và than bùn nguồn gốc hỗn hợp đầm lầy biển thuộc hệ tầng Cần Giờ, phân bố chủ yếu ở các huyện Nhà Bè, Cần Giờ. Đồng bằng có bề mặt bằng phẳng bị ngập nước do thủy triều và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch. Đồng bằng thấp – tích tụ hỗn hợp đầm lầy sông: cao độ từ 0 – 0,7m, cấu tạo bởi các trầm tích hiện đại (Q43) gồm sét, bột cát và thực vật đang phân hủy, nguồn gốc hỗn hợp đầm lầy sông, phân bố ở Tây Nam Thủ Đức. Bề mặt đồng bằng thường xuyên bị ngập nước và bị phân cách mạnh bởi hệ thống sông rạch. Thảm thực vật đầm lầy phát triển mạnh. Bãi bồi tích tụ hỗn hợp sông biển: cao độ từ 0 – 1m, cấu tạo bởi các trầm tích gồm sét, cát, bột nguồn gốc sông biển, chủ yếu phân bố ở Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ dọc theo các thung lũng sông. Bề mặt bãi bồi phẳng, hẹp, ngập nước khi thủy triều lên và bị phân cắt mạnh bởi mạnh sông rạch. Đầm lầy ven biển: độ cao từ 0 – 1m, cấu tạo bởi các trầm tích sét, bột sét màu xám đen, đen chứa tàn tích thực vật phân hủy yếu nguồn gốc biển, đầm lầy biển, hoặc hỗn hợp sông biển, phân bố ở Cần Giờ. Đầm lầy có bề mặt bằng phẳng, bị ngập nước thường xuyên, thảm thực vật nước mặn phát triển mạnh. Nhìn chung, địa hình khu vực nghiên cứu có sự phân bậc tương đối rõ rệt, quy luật phân bố của nó liên quan mật thiết với tuổi và nguồn gốc thành tạo của các trầm tích. 2.3.2. TÂN KIẾN TẠO Hoạt động tân kiến tạo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những nét cơ bản của địa hình hiện nay ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Sự có mặt của hoạt động tân kiến tạo tại khu vực này thể hiện tương đối rõ nét ở sự tái hoạt động của nhiều đứt gãy trong Kainozoi tạo chuyển động nâng hạ theo phương thẳng đứng hình thành các khối nâng, hạ và bậc thềm trong khu vực, ở sự thành tạo các mạng sông rạch hoặc kéo thẳng song song hoặc gấp khúc vuông góc. Các phun trào bazan trẻ Phước Tân và Xuân Lộc có thể liên quan đến các hoạt động đứt gãy trẻ. Cuối cùng, các biểu hiện của động đất dọc theo đứt gãy Bà Rịa – Biên Hòa – Lộc Ninh và sự phá vỡ bờ biển hiện tại ở duyên hải cũng đều chứng tỏ sự có mặt của các hoạt động tân kiến tạo. 2.5. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN Theo các tài liệu đã công bố, trong các trầm tích Kainozoi khu vực nghiên cứu có 4 phân vị chứa nước chủ yếu [3]: Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holoxen (Q4), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistoxen (Q1-3), tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Plioxen trên (N22), tầng chứa nước các trầm tích Plioxen dưới (N21). 2.5.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holoxen (Q4) Phân bố ngay trên mặt, chủ yếu trên các địa hình đồng bằng tich tụ, bãi bồi và đầm lầy ven biển, thành phần là bột, bột sét, cát mịn chứa nhiều vật chầt hữu cơ, bề dày thay đổi từ vài mét đến vài chục mét. Đây là tầng chứa nước không áp hoặc áp lực yếu, rất nghèo nước, lưu lượng các giếng 0,1 - 2l/s, tỷ lưu lượng nhỏ hơn 0,2l/s.m, mực nước tĩnh cách mặt đất 0,1 - 2m, có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với nước sông và bị ảnh hưởng mạnh bởi thuỷ triều. Điều kiện thủy địa hoá tầng nước này rất phức tạp và thay đổi theo mùa, trong phạm vi nghiên cứu, nước hầu như bị nhiễm phèn và nhiễm mặn nặng, tổng độ khoáng hoá thay đổi từ 1,25 – 12,43g/l, loại hình hoá học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTính toán thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hệ thống thoát nước thẳng đứng cho dự án đường nối Liên Tỉnh Lộ 25 – đường Tân Lập.doc
  • docBia_chinh.DOC
  • docMoDau.doc
  • docNhiem vu luan van tot nghiep.doc
  • docPhuLuc.doc
  • docTieu chuan LVTN - bo mon DKT.doc
  • xlsXu ly nen dat yeu -Tinh.xls
Tài liệu liên quan