Đề tài Tình trạng đôla hoá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

 

 

Lời mở đ

Phần 1 Đôla hoá một số vấn đề chung

I Khái niệm Đôla hoá

 II Phân loại đôla hoá

 - Đôla hoá không chính thức - - Đôla hoá bán chính thức

- Đôla hoá chính thức

 III Nguồn gốc Đôla hoá

 IV Các tác động của Đôla hoá đối với nền kinh tế

 1 Tác động tích cực

 2 Tác động tiêu cực Phần 2 tình trạng Đôla hoá ở Việt Nam

 Thực trạng và giải pháp

 I Diễn biến tình trạng Đôla hoá tại Việt Nam

 1 Đôla hoá nằm ngoài ngân hàng

 2 Đôla hoá tiền gửi 3 Đôla hoá cho vay

II Ảnh hưởng của tình trạng Đôla hoá đến nền

 kinh tế Việt Nam 1 Ảnh hưởng tích cực

 2 Ảnh hưởng tiêu cực

 III Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Đôla hoá IV Các giải pháp để ngăn chặn quá trình Đôla hoá 1 Những biện pháp đã thực hiện để kiểm soát

 Đôla hoá

 2 Các hướng điều chỉnh ở tầm vĩ mô

 3 Các giải pháp cụ thể Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng đôla hoá ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cơ chuyển từ thị trường bất hợp pháp sang thị trường hợp pháp ( thị trường chính thức ). _Mức độ mở cửa lớn hơn và minh bạch hơn. Các nước thực hiện Đôla hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích thì NHTW sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách tự do thương mại và đầu tư quốc tế. Đặc biệt là khi một nền kinh tế bị Đôla hoá hoàn toàn nhà nước sẽ không trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt, kỉ luật về tiền tệ và ngân sách nhà nước thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn 2/Tác động tiêu cực Cũng như các vấn đề khác Đôla hoá cũng có tính hai mặt của nó. Bên cạnh những tác động tích cực, vấn đề Đôla hoá không tránh khỏi những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế: - Dự trữ ngoại tệ của nhà nước khó tăng trưởng do trốn thoát vốn. Số lượng Đôla hoá của tư nhân, cơ quan hay doanh nghiệp đã biến thành phương tiện cất trữ thì nhà nước chẳng sử dụng được nữa, trong lúc dự trữ ngoại tệ tại NHTW còn ít ỏi thì lượng ngoại tệ của các NHTM gửi ra nước ngoài lại rất lớn. Rõ ràng Đôla hoá đi cùng với sự chạy trốn vốn bao gồm cả nghĩa xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản ở dây không phải là một khái niệm về địa lý, mà thuộc về chức năng xuất khẩu miêu tả sự chuyển đổi tiền tệ của mình ra ngoại tệ. Số ngoại tệ này không do NHTW nắm giữ, bất kể liệu đồng ngoại tệ đó được cất giữ dưới gối đầu giường hay gửi vào hệ thống ngân hàng trong nước hay nước ngoài. Đó là một sự lẩn tránh việc tạo lập tài sản danh nghĩa bằng đồng bản tệ. - Đôla hoá càng nặng, đồng bản tệ trở thành đồng tiền chuyển đổi càng trở nên khó khăn. Sự khác nhau có tính quyết định giữa đồng tiền mạnh và đồng tiền yếu là dựa trên sự ổn định danh nghĩa của nó. Nó liên quan đến chức năng làm phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ. Đôla hoá làm cho đồng bản tệ bị lấn át về chức năng này. Nếu không sớm kiềm chế và đẩy lùi đến lúc nào đó sẽ làm mất vai trò của NHTW. Xét về bên trong với đồng bản tệ thì NHTW không bao giờ thiếu khả năng thanh toán, nhưng lại rất có thể xảy ra với ngoại tệ đối với bên ngoài. Nếu Đôla hoá còn tiếp diễn, đồng bản tệ khó đóng được vai trò làm đồng tiền chuyển đổi. - Đôla hoá càng tăng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng càng tẻ nhạt. Bởi thị trường này chủ yếu là mua bán ngoại tệ. Nhưng Đôla hoá làm cho lượng ngoại tệ bị sức hút vào cất giữ trên tài khoản của NHTM. Lượng ngoại tệ này cũng có vốn khả dụng mà người sở hữu là người gửi tiền nên NHTM không thể đưa ra thị trường liên ngân hàng để mua bán mà được. Mặt khác các NHTM lại cho vay thẳng ngoại tệ, rất ít liên quan đến thị trường mua bán ngoại tệ. NHTW sử dụng phương tiện mua và bán kiểm soát, can thiệp thị trường. Nhưng một lượng ngoại tệ lớn vận động lại không qua thị trường này nên không thể làm sôi động lên được. - Đôla hoá gây trở ngại cho NHTW về kiểm soát và điều tiết nguồn vốn khả dụng. Việc kiểm soát lượng tiền cung ứng thông qua thị trường mua bán ngoại tệ, NHTW dùng phương tiện của thị trường để điều tiết cung cầu ngoại tệ, mua ngoại tệ vào dự trữ là cung cấp đồng bản tệ ra lưu thông vào thị trường và ngược lại bán ngoại tệ là thu hồi đồng bản tệ về. Việc làm này không làm thay đổi tổng phương tiện thanh toán, chỉ là một sự chuyển dịch giữa hai đồng tiền nhưng nó lại ảnh hưởng tới cung cầu ngoại tệ, liên quan đến sự biến đổi tỷ giá hối đoái, và rất quan trọng qua trạng thái chuyển đổi này NHTW mới nắm được tương đối chính xác về tổng phương tiện thanh toán. - Đôla hoá làm giảm tác dụng của chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu. Chính sách phá giá đồng bản tệ là hạ thấp giá trị của nó để các nhà xuất khẩu khi thu được ngoại tệ chuyển đổi qua đồng bản tệ sẽ được hưởng một giá trị lớn hơn cộng thêm lãi suất tiền gửi đồng bản tệ hấp dẫn thu nhập của các nhà xuất khẩu tăng cao tạo khả năng cạnh tranh giá cả hàng hoá trên thị quốc tế có lợi cho mình. Nhưng vì Đôla hoá thu hút sự cất trữ và thanh toán bằng ngoại tệ vẫn có lợi các nhà xuất khẩu không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng dẫn đến chính sách tỷ giá kém hiệu lực. - Đôla hoá còn diễn biến, chủ trương đi đến thả nổi tỷ giá có sự quản lí của nhà nước khó thực hiện. Như đã nêu trên, Đôla hoá làm cho thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng thiếu điều kiện hoạt động, tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu cạnh tranh, lực lượng dự trữ ngoại tệ mỏng manh, NHTW chưa đủ sức can thiệp và kiểm soát những điều kiện còn thiếu nên khó thực hiện chính sách thả nổi tỷ giáhối đoái để chuyển công cụ quản lí trực tiếp sang công cụ quản lí gián tiếp. Phần 2 TìNH TRạNG ĐÔ LA HOá tại việt nam Thực trạng và giải pháp Là một trong những nước nằm trong khu vực các nước đang phát triển, với chính sách mở cửa tự do hoá thương mại, Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề Đôla hoá. Tại Việt Nam, tình trạng Đôla hoá nền kinh tế đã diễn ra trong nhiều năm nay. Trên cơ sở xem xét những vấn đề lý luận chung và dựa vào tình hình thực tế, chúng ta cùng nhìn nhận lại vấn đề Đôla hoá ở Việt Nam: hiện trạng, xu hướng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. I - Diễn biến tình trạng Đôla hoá tại Việt Nam Đồng Đôla Mỹ (USD) mới xâm nhập vào nước ta chừng hơn chục năm nay kể từ khi Nhà nước ta thực hiện chính sách kinh tế thị trường mở cửa. Với cơ chế tiền tệ thế giới đương đại, những đồng tiền mạnh, đặc biệt là đồng USD được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Nó thực hiện vai trò tiền tệ thế giới. Đó là cơ hội cho USD xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào đời sống kinh tế xã hội của các nước. Với chính sách kinh tế thị trường mở cửa, tạo cho quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, giao lưu vốn và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển và tác động trực tiếp vào nền kinh tế—tiền tệ của mỗi nước. Mỗi quốc gia đã xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ. Hiện tượng Đôla hoá dần dần trở thành nhu cầu, thành thói quen và mặc nhiên được thừa nhận ở các nước kém phát triển. Nước ta cũng trong bối cảnh ấy. Để nghiên cứu cụ thể vấn đề này cần xem xét trên cả ba khía cạnh sau. 1/ Đôla hoá nằm ngoài ngân hàng, Việc xác định chính xác lượng tiền này là rất khó, nhất là đối với một nước đang phát triển như nước ta, khi mà tình trạng buôn lậu diễn ra phổ biến mà các biện pháp ngăn chặn tỏ ra không có hiệu quả, bộ máy hải quan non kém và tuỳ tiện, luật pháp không nghiêm, tình trạng tham nhũng còn đáng lo ngại. Do đó chỉ có thể căn cứ vào các nguồn Đôla Mỹ từ nước ngoài chuyển vào trong nước qua con đường tư nhân như: thu nhập từ buôn lậu hay buôn bán tiểu ngạch, kiều hối, quà biếu và quà tặng bằng Đôlâ Mỹ cá nhân mang trực tiếp theo mình khi xuất nhập cảnh có khai báo (trên mức qui định) và không khai báo (không tự giác khai báo và dưới mức phải khai báo) các nguồn thu bằng Đôla Mỹ ở trong nước như dịch vụ du lịch với khách nước ngoài... Bởi vậy chủ yếu phải dựa vào quan sát thông tin dư luận, nhìn nhận các giao dịch thanh toán trong dân cư, nhất là các giao dịch có giá trị lớn như mua bán bất động sản, mua xe máy... Thực trạng này thấy rất rõ ở nước ta khi mà hiện nay có tới hơn 2,0 triệu khách quốc tế vào Việt Nam, trên 2,5 triệu Việt kiều (mỗi năm chuyển về nước hơn 2,0 tỷ Đôla ); số lượng người Viêt Nam đi làm việc, học tập công tác du lịch ở nước ngoài đang tăng lên; hoạt động thương mại-buôn bán tiểu ngạch dịch vụ trên biên giới đất liền và trên biển phát triển. Điều hiển nhiên là riêng số kiều hối thống kê của hải quan và các Công ty dịch vụ kiều hối, các ngân hàng được nêu dưới đây chắc chắn không thể là số lượng gần đủ. Số liệu thống kê của NHNN cho hay, lượng kiều hối chuyển về nước các năm gần đây như sau: Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 USD(triệu) 249.47 284.96 468.99 400.00 590.00 1200.0 1757.0 (nguồn: tạp chí ngân hàng số 1+2/2002) Trong cơ cấu các nguồn chuyển kiều hối năm 2000 thì chuyển qua ngân hàng là 950 triệu USD, chiếm 54,6%; chuyển qua các doanh nghiệp: 165 triệu USD chiếm 9.3%, chuyển qua bưu điện: 32 triệu USD, mang trực tiếp có khai báo với hải quan: 610 triệu USD, chiếm 34,7%. Hiện nay trong cả nước có 62 ngân hàng và 43 tổ chức kinh tế làm dịch vụ kiều hối. Đặc biệt là người dân còn có tâm lý cất trữ USD trong nhà mà không phải bất kì ai cũng sẵn sàng gửi và ngân hàng, sử dụng USD trong thanh toán mua đất đai, nhà ở; các cửa hàng cửa hiệu, khách sạn nhà hàng, Công ty du lịch và dịch vụ công khai hay không công khai thu tiền của khách bằng ngoại tệ... Do đó, phân tích và quan sát thì Việt Nam khó tránh khỏi tình trạng Đôla hoá trong xã hội. 2/ Đôla hoá tiền gửi. Có thể nói, dư âm của lạm phát cao trong thời gian cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 vẫn còn đọng lại trong tâm trí dân cư nên những người sở hữu khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ không dại gì mà chuyển đổi sang tiết kiệm bằng VND. Gíá trị đồng nội tệ giảm theo xu hướng thời gian khiến cho người tiết kiệm có khuynh hướng phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách lựa chọn hình thức tiết kiệm bằng ngoại tệ, đặc biệt là Đôla Mỹ. Thêm vào đó, lãi suất tiết kiệm USD tăng cao trong năm 2000 càng làm gia tăng mức độ Đôla hoá tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. Tỉ lệ lợi tức trên 1 đồng ngoại tệ gửi tại NH lớn hơn nhiều so với việc gửi bằng 1 đồng nội tệ đã làm thay đổi việc lựa chọn tài sản tiết kiệm Cơ cấu tiền gửi ngoại tệ trong tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng Đơn vị:% 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 ngoại tệ 39,2 33.5 31,7 33,2 33,6 39,1 45,3 VND 60,8 66,5 68,3 66,8 66,4 60,9 54,7 tổng 100 100 100 100 100 100 100 (nguồn: tạp chí ngân hàng số 6/2001) Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy rằng mức độ Đôla hoá đã trở lại năm 1999, sau khi đã giảm bớt trong giai đoạn 1995-1998, thực sự bùng nổ trở lại vào năm 2000. Đôla hoá không chỉ diễn ra ở khu vực tiền gửi tiết kiệm của dân cư, mà còn xuất hiện ở tổ chức kinh tế xã hội. Tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội tăng mạnh không phải do lãi suất huy động USD trong năm 2000 tăng cao, bởi lãi suất USD ngân hàng trả cho các tổ chức kinh tế gửi tại mình bị ràng buộc bởi trần lãi suất qui định của NHNN. Nguyên nhân chính làm tăng tiền gửi của tổ chức kinh tế là do các công ty có nguồn ngoại tệ chưa giải ngân cho các dự án tạm thời gửi tại ngân hàng hay ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tăng trong năm 2000 nhưng công ty lại không bán mà giữ lại do tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng cao. Như vậy lãi suất ngoại tệ doanh nghiệp thực hưởng sau khi điều chỉnh sự biến đổi tỉ giá sẽ hấp dẫn hơn gửi bằng VND. Trường hợp thiếu vốn VND, doanh nghiệp sẽ vay của ngân hàng với lãi suất hấp dẫn vì cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc liệt hơn. 3/ Đôla hoá cho vay Trên cơ sở lý thuyết và xu hướng chung của nền kinh tế Đôla hoá, các ngân hàng cho vay bằng USD nhiều hơn nếu rủi ro phá giá cao. Và ngược lại tín dụng bằng nội tệ sẽ tăng cao. Vậy Đôla hoá cho vay ở Việt Nam có nằm ngoài qui luật chung này. Cơ cấu cho vay ngoại tệ trong tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Đơn vị: % 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Ngoạitệ 38.6 38,7 36,6 31,2 25,2 22,6 18,6 VND 61,4 61,3 63,4 68,8 74,8 77,4 81,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 ( Nguồn: tạp chí ngân hàng số 6/2001) Bảng trên cho thấy rằng cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đến năm 2000 chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng. Tỉ trọng cho vay bằng ngoại tệ so với tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng cho thấy Đôla hoá các khoản cho vay ở mức trung bình, nhưng đánh giá qua tốc độ tăng trưởng liên hoàn, (bảng dưới đây) ta nhận thấy Đôla hoá cho vay hầu như không diễn ra trong 3 năm qua (1998-2000). Tốc Độ tăng trưởng liên hoàn cho vay ngoại tệ, VND của hệ thống Ngân hàng ( năm gốc1994 ) Đơn vị :% 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Ngoại tệ +27,0 +13,5 +4,5 -5,6 +0,2 +0,2 VND +26,6 +24,1 +33,0 +26,8 +12,0 +30,0 (nguồn: tạp chí ngân hàng số 6/2001) Tại sao các doanh nghiệp lại không mặn mà với việc sử dụng vốn ngoại tệ? Như đã phân tích, doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ vừa phải chịu lãi suất USD khá cao so với VND vừa phải gánh thêm phần giảm giá đồng nội tệ. Nếu trong năm 2000 khách hàng vay ngoại tệ với lãi suất cực kỳ ưu đãi ở mức 5,8-6,0%/năm thì lãi suất sau điều chỉnh mức độ giảm giá của VND so với USD đã lên tới 9,2-9,4%/năm. Trong khi đó, vay bằng VND các doanh nghiệp chỉ phải trả ở mức 8,0-8,5%/năm, mức ưu đãi 7,5-8,0%/năm. Hơn nữa, doanh nghiệp vay ngoại tệ chủ yếu cho mục đích nhập khẩu, nguồn thu lại chủ yếu bằng VND. Trên cơ sở đã phân tích, doanh nghiệp thấy vay bằng VND sau đó chuyển sang mua ngoại tệ nhập khẩu sẽ có lợi hơn. Ngoại trừ doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ để cân đối cho khoản vay bằng ngoại tệ. Tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng tiền gửi tăng lên không phù hợp với tỷ trọng gia tăng của tín dụng bằng ngoại tệ trong tổng tín dụng ngân hàng, do đó, chênh lệch giữa lượng vốn huy động và cho vay khách hàng được nới rộng ra. Để sử dụng phần vốn ngoại tệ dư thừa các ngân hàng chỉ lựa chọn danh mục đầu tư là mua trái phiếu chính phủ của các nước phát hành bằng ngoại tệ hay gửi trên thị trường tiền tệ quốc tế... Chính vì vậy đây là nguyên nhân giải thích tại sao tiền gửi tại nước ngoài của các ngân hàng lại tăng lên. Sự đào hối không phải là do các ngân hàng không muốn đầu tư vào trong nước mà chính khách hàng từ chối vay bằng ngoại tệ. Tỷ trọng sử dụng vốn so với huy động ngoại tệ của hệ thống Ngân hàng Đơn vị: % Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỉ trọng 135 148 141 104 73 47 33 ( nguồn: tạp chí ngân hàng số 6/2001) Bảng trên đã chỉ rõ mức độ sử dụng vốn huy động ngoại tệ. Trong giai đoạn 1994-1997: cho vay bằng ngoại tệ khả năng huy động của các ngân hàng, do đó nguồn vốn nước ngoài sẽ bù đắp phần thiếu hụt này. Giai đoạn 1998-2000 có xu hướng ngược lại, đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chỉ chiếm một phần vốn huy động. Giải toả phần vốn huy động ngoại tệ dư thừa, các ngân hàng kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế hay đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Như trên đã nói, tình trạng Đôla hoá nền kinh tế Việt Nam được thể hiện trên cả ba lĩnh vực nói trên nhưng có tính chất khác nhau. Việc cho vay bằng ngoại tệ ở tỉ lệ không cao và hầu hết là để thanh toán cho phía nước ngoài. Ngoại tệ trong xã hội, chủ yếu là USD, được dân cất trữ, sử dụng trong buôn lậu, một phần chỉ sử dungj trong phạm vi hẹp nhưng mức độ cũng không phổ biến. Còn khía cạnh tỷ lệ tiền gửi USD trong hệ thống ngân hàng thì mức độ Đôla hoá diễn ra mạnh mẽ nhất. Lợi ích hay tác hại của việc Đôla hoá đối với một nền kinh tế phụ thuộc vào tác động của nó đến nền kinh tế. Đôla hoá xuất hiện từ hành vi lựa chọn tài sản bằng ngoại tệ hơn là VND vì công chúng muốn tự phòng ngừa rủi ro như sự bất ổn của giá cả, nền kinh tế suy thoái kéo dài... Hoặc do tỉ lệ lợi tức kiếm được cao hơn nếu lựa chọn tài sản bằng ngoại tệ thay vì bằng đồng nội tệ, thì mức độ Đôla hoá không quá trầm trọng đối với nền kinh tế. Hơn nữa, toàn cầu hoá thị trường tài chính có thể kéo theo Đôla hoá. Đôla hoá xuất phát từ việc công chúng lựa chọn ngoại tệ như là một đơn vị tiền tệ trong thanh toán, trao đổi-hình thức thay thế đồng tiền sẽ nguy hại tới nền kinh tế. Đôla hoá dưới hình thức này sẽ phản ánh sự vắng mặt tính ổn định của nền kinh tế, bóp méo thị trường tài chính, cũng như làm tỉ giá biến động mạnh. Trong trường hợp này, nền kinh tế bị phụ thuộc bên ngoài nhiều hơn, hay tác động của các cú sốc bên ngoài sẽ tác động lớn hơn đến nền kinh tế. Như vậy đối chiếu với tình trạng Đôla hoá ở Việt Nam, một điều khẳng định rằng mức độ Đôla hoá diễn ra không quá trầm trọng, mới chỉ dừng lại ở mức là công chúng lựa chọn tài sản tiết kiệm bằng ngoại tệ bởi nó có tỉ lệ lợi tức hấp dẫn và tự phòng ngừa được sự biến động của tỷ lệ lạm phát. Ii - ảnh hưởng của tình trạng Đôla hoá đối với nền kinh tế Việt Nam Tình trạng Đôla hoá đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nứơc ta. Nhưng, do đặc điểm kinh tế – xã hội riêng qui định nên ngoài những tác động tương tự như các nước khác, tình trạng Đôla hoá ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam cũng mang những nét riêng phù hợp với chế độ kinh tế chính sách xã hội mà chúng ta đã lựa chọn. 1/ ảnh hưởng tích cực Khách quan mà nói, trong cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại( tỷ giá thả nổi ở tầm quốc tế ), đôla hoá cũng mang lại một số lợi ích nhất định. Nó tạo ra cơ hội tái trung gian trong nền kinh tế vĩ mô không ổn định. Bởi vì có một lượng lớn Đôla Mỹ trong hệ thống ngân hàng cũng bhư không có tình tạng người dân ồ ạt đổ xô đi mua Đôla Mỹ bằng đồng nội tệ. Có một lượng lớn ngoại tệ, các ngân hàng có điều kiện mở rộng các hoạt động của mình, nhất là hoạt động đối ngoại. Hơn nữa, sự tồn tại các khoản tiền gửi băng đồng Đôla Mỹ tại các ngân hàng trong nứơc tạo công cụ hội nhập thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường thế giới, giảm thiểu các chi phí giao dịch tài chính quốc tế. Một lượng lớn Đôla Mỹ được gửi trong các ngân hàng, tạo thành nguồn vốn ngoại tệ lớn để cho vay và đầu tư cho nền kinh tế; hạn chế việc phái đi vay nước ngoài. Song trong điều kiện cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng gặp khó khăn, thì với lãi suất trên thị trường quốc tế cao, các ngân hàng trong nước đem gửi nước ngoài. Rõ ràng người dân cũng được hưởng lợi từ lãi suất hơn là cất trữ trong nhà, các ngân hàng cũng có thu nhập về nghiệp vụ tiền gửi và có lợi ích như ở phần trên. Quốc gia cũng có thêm nguồn dự trữ ngoại tệ. Theo số liệu của IMF, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là 3,297 triệu USD, có thêm nguồn ngoại tệ khác là gần 2,5 tỷ USD của các ngân hàng trong nước gửi ở nước ngoài. Nó làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của Nhà nước.Trên cơ sở nguồn vốn ngoại tệ huy động được, NH cho các doanh nghiệp vay để thanh toán hàng hoá và chi phí nhập khẩu phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đôla hoá làm hạn chế những khoản kiều hối “chui”, góp phần làm thăng bằng cán cân thanh toán của Nhà nước. 2/ ảnh hưởng tiêu cực Tuy nhiên, đôla hoá cũng mang đến một số những ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế xã hội của Việt Nam. - Đôla hoá khiến tăng mức độ rủi ro của nền kinh tế đối với các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Mục tiêu tiến tới trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam không đạt được. Đồng nội tệ không được coi trọng. Trong khi đất nước đang thiếu vốn, nhất là vốn ngôại tệ, phải đi vay nước ngoài, thì ngược lại có một lượng lớn Đôla Mỹ đem gửi ở nước ngoài. - Tỷ trọng Đôla Mỹ trong khối lượng tiền tệ M2 là cao, tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu tài sản có của các ngân hàng cao; nhưng tỷ trọng Đola Mỹ sử dụng trong giao dịch thanh toán trong nước ở mức thấp và giảm so với trước. Khó có thể có phương pháp nào thống kê chính xác được tỷ trọng Đôla Mỹ được sử dụng thanh toán trong dân cư. Song thực tế cho thấy hiện nay hầu hết các thanh toán có gía trị thường được dùng bằng đồng Việt Nam hoặc vàng . Nên có thể thấy tài sản của người dân bằng USD chủ yếu ở dạng tiền gửi tronh hệ thống ngân hàng. - Nó là phương tiện giúp cho bọn buôn lậu sử dụng USD để buôn lậu tại các cửa khẩu; tiếp tay cho các Việt kiều đầu tư vốn bất chính; bọn phản động quốc tế hay trong nước dùng đôla để gây rối an ninh chính trị trong nước. Riêng trong lĩnh vực Ngân hàng, do chạy theo lợi nhuận, các Ngân hàng đua nhau nâng lãi suất để thu hút ngoại tệ dẫn đến tình trạng Đôla hoá tài sản nợ trong các ngân hàng Về phía các doanh nghiệp có hịên tượng cất giữ USD trên tài khoản hoặc giữ bằng tiền mặt số USD không phải kết hối tại đơn vị để buôn bán lòng vòng chờ chênh lệch tỷ giá, gây căng thẳng cung cầu ngoại tệ ở Việt Nam, dễ dàng nhận thấy các chức năng tiền tệ đang dần bị thu hẹp do USD lấn tới .Đến một chừng mực nào đó, VND khong đủ sức phòng vệ thì nền kinh tế sẽ suy sụp. Điều dễ hiểu là nhà nước ta không phát hành đôla nên không có quyền lực điều hành nó như đồng nội tệ. JJJ – Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Đôla hoá Vậy thì tình trạng Đôla hoá nền kinh tế do đâu? Thông qua tìm hiểu tình hình thực tế ở Việt Nam chúng ta dễ dàng nhận thấy một số nguyên nhân sau: - Trình độ phát triển nền kinh tế cùng tính chất của nền kinh tế. Việt Nam là một nước đang phát triển. Nền kinh tế đang trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, còn non kém trong việc quản lý. Lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chậm và thiếu bền vững. Việc mở giao lưu buôn bán quốc tế khiến chúng ta phải chấp nhận việc xuất hiện và tồn tại của đồng Đôla trên thị trường. Tình trạng buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới và trên biển ngày càng trở nên tinh vi phức tạp khó kiểm soát. Tình trạng các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế và các cửa hàng kinh doanh, cửa hiệu vàng bạc ... bán hàng thu bằng ngoại tệ, thu đổi nhoại tệ còn tuỳ tiện, diễn ra phổ biến. - Trình độ dân trí và tâm lý người dân. Nước ta có trình độ dân trí chưa cao, ngưòi dân có thói quen nắm giữ vàng và Đôla nên nền kinh tế có có mức độ Đôla hoá cao. Thu nhập của các tầng lớp dân cư nhìn chung còn thấp, tâm lí tiết kiệm và để giành, lo xa cho cuộc sống tĩnh dưỡng về già, lo nơi ăn chốn ở lo cho con cái học hành càng lớn. Nhất là thói quen cất trữ vàng trong thời bao cấp vẫn còn in đậm trong mọi người dân cho đến nay. Do đó trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế hiện nay giá vàng biến động giảm giá và không được ưa chuộng ; cộng với những lo sợ về tỷ giá, mức độ mất giá của đồng Việt Nam... nên người dân chỉ có một lựa chọn tối ưu là Đôla Mỹ. - Thu nhập bằng Đôla Mỹ trong các tầng lớp dân cư tăng lên và mở rộng. Đó là những người Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài và tổ chức quốc tế ở Việt Nam; tiền cho thuê nhà và kinh doanh khách sạn mini, kinh doanh du lịch; tiền của người Việt Nam ở nước ngoài đi xuất khẩu lao động hay đi học tập, tiền kiều hối gửi về; tiền của người Việt Nam đi hội thảo học tập và làm việc ngắn ngày ở nước ngoài mang về . - Trình độ phát triển của hệ thống Ngân hàng, nhất là hoạt động thanh toán chưa phát triển, công nghệ thanh toán còn lạc hậu, thì thường là có tình trạng Đôla hoá nền kinh tế. Chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối; cùng mức độ bảo đảm tính nghiêm minh của cơ chế quản lý. Nếu như đồng nội tệ ổn định, cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ, thì tình trạng Đôla hoá nền kinh tế rất rất khó xảy ra. Trong cơ chế quản lý ngoại hối hiện nay của nhà nước ta hiện nay, cho phép người Việt Nam nhận tiền kiều hối, tiền của người thân ở nước ngoài gửi về bằng ngoại tệ, mà không bắt buộc phải bán cho ngân hàng, nhận đồng tiền Việt Nam như trước đây. Trong bối cảnh đồng Việt Nam liên tục giảm giá so với đồng Đôla Mỹ, lãi suất gửi Đôla Mỹ hấp dẫn, nên rõ ràng họ không dại gì mà chuyển đổi sang nội tệ (đồng Việt Nam). Đối với các doanh nghiệp, trước đây qui định phải kết hối 80% nhưng hiện nay tỷ lệ kết hối qui định giảm xuống còn 50% tức là một doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ trước đây qui định phải bán ngay tới 80% cho ngân hàng thì nay chỉ phải bán 50%. Trước diễn biến về tỷ giá và thị trường, bán ngoại tệ thì dễ còn khi có nhu cầu nhập khẩu mua lại ngoại tệ ngân hàng thì hết sức khó khăn, trong khi đó tỷ giá tháng này một mức tháng sau lại thay đổi. Do đó là một giám đốc sẽ hết sức dễ hiểu khi anh ta chỉ bán ngoại tệ theo đúng tỷ lệ kết hối qui định, thậm chí còn chần chừ, trì hoãn việc bán ngay, mà để tồn tại số dư ngoại tệ trên tài khoản là điều dễ hiểu. - Đôla Mỹ lên giá so với đồng tiền Việt Nam, lãi suất tiền gửi Đôla Mỹ tăng cao, còn lãi suất tiền gửi đồng tiền Việt Nam giảm thấp. Trong nhiều tháng của năm 2000, lãi suất tiền gửi Đôla Mỹ tăng cao, còn lãi suất tiền gửi Việt Nam giảm thấp. Trong nhiều tháng của năm 2000, lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng là 0.6%/tháng, hay 7.2%/năm, còn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn cuả Đôla Mỹ là 5.6% -5.8%. Nhưng trongcả 12 tháng của năm 2000, đồng Việt Nam giảm giá tới gần 4% so với Đôla Mỹ (14.650đ/USD so với 14.160đ/USD đầu tháng 1/2000 )Như vậy, nếu như gửi Đôla Mỹ vẫn có lợi hơn tới 3,4%/năm. Nếu theo dõi chi tiết diễn biến tỷ giá trên cả 3 thị trường qua các tháng trong năm 2000 có thể thấy như sau: Thời gian thị trường ngoại tệ LNH(đ/USD) tỷ giá các NHTM (đ/USD) Thị trường tự do (đ/USD) bình quân T1/00 14016-14032 14039-14024 14139-14171 binh quân T2/00 14032-14045 14045-14059 14109-14142 bình quân T3/00 14042-14051 14060-14062 14090-14117 bình quân T4/00 14050-14052 14062-14054 14104-14130 bình quân T5/00 14060-14065 14075-14077 14168-14200 bình quân T6/00 14072-14074 14084-14086 14185-14210 bình quân T7/00 14075-14082 14089-14092 14165-14186 bình quân T8/00 14085-14092 14104-14109 14185-14211 bình quân T9/00 14149-14152 14161-14163 14328-14366 bình quân T10/00 14293-14300 14305-14309 14460-14457 bình quân T11/00 14370-14460 14380-14480 14410-14148 bình quân T12/00 14480-14501 14509-14511 14556-14566 Như vậy, đến cuối năm 2000, tỷ giá trên cả ba thị trường đã tăng so với đầu năm như sau: -Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tăng 3,2%(14051/14016) -Thị trường mua bán của các NHTM tăng 3,1%(14511/14042) -Thị trường tự do tăng 3,5%(14566/14139) - Người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài ra tăng nhanh chóng trong các năm vừa qua.Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0587.doc
Tài liệu liên quan