MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Phần 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.
I. Một số khái niệm trong đầu tư xây dựng cơ bản.
1. Đầu tư - Đầu tư phát triển và vai trò của đầu tư phát triển.
2. Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản.
3. Nội dung của xây dựng cơ bản.
a) Khảo sát, thiết kế.
b) Xây lắp.
c) Mua sắm máy móc, thiết bị.
4. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
a) Vốn cho xây lắp.
b) Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị.
c) Vốn kiến thiết cơ bản khác.
5. Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
II. Một số đặc điểm chủ yếu của sản phẩm xây dựng và vai trò của xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.
1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng.
2. Vai trò của xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân.
Phần 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN - NGUYÊN NHÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHỐNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VỐN NGÂN SÁCH TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN.
I. Thực trạng.
II. Những bất cập - Nguyên nhân và sự cần thiết phải chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
1. Những bất cập và những mánh khoé moi tiền của Nhà nước trong xây dựng cơ bản.
1.1. Về chủ trương đầu tư và công tác thẩm định.
1.2. Công tác kế hoạch hoá còn nhiều yếu kém.
1.3. Ban quản lý công trình - Ong “ chủ thật” hay “ chủ hờ”.
1.4. Đấu thầu - Những tiêu tực và hạn chế.
1.4.1. Về đối tượng đấu thầu.
1.4.2. Trình tự thực hiện đấu thầu.
1.4.3. Về xác định giá trần.
1.4.4. Tổ chức đấu thầu - Một màn kịch được dựng sẵn.
1.5. Chạy vốn và cấp vốn - Những đường ban lắt léo.
1.6. Tình trạng “ Một cửa mà có nhiều chìa khoá”.
1.7. Thất thoát trong xây dựng cơ bản bắt nguồn từ các văn bản pháp quy.
1.8. Mấy cách quyết toán khống trong xây dựng cơ bản.
1.8.1. Phần móng.
1.8.2. Phần thân khung nhà.
1.8.3. Khai tăng nhân công.
1.8.4. Quyết toán khống vào tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, tiền quan hệ, phần việc phát sinh.
1.8.5. Khai tăng giá những vật liệu không có trong đơn giá được Nhà nước ban hành.
1.9. Những thủ đoạn gian lận trong hạch toán nhằm giấu doanh thu và lợi nhuận.
2. Sự cần thiết phải chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Phần 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHỎ CHO NHỮNG ĐIỀU NAN GIẢI LỚN.
I. Đánh giá chung về tình hình chông thất thoát, lãng phí hiện nay.
II. Một số kiến nghị nhằm chống thất thoát, lãng phí vốn Ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
1. Một số kiến nghị.
1.1. Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp xây dựng bằng hình thức xã hội hoá đầu tư.
1.1.1. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
1.1.2. Nhà nước đặt hàng công trình thay cho cấp phát vốn đầu tư.
1.1.3. Đấu thầu tín dụng.
1.1.4. Cấp vốn tạm ứng và xã hội hoá đầu tư bằng các chính sách.
1.2. Cần thay đổi hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong xây dựng cơ bản.
1.3. Giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan tài chính và cơ quan cấp phát.
1.4. Về công tác đấu thầu.
1.5. Về công tác quyết toán công trình.
1.5.1. Giải quyết mối quan hệ giữa cấp phát vốn đầu tư với công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
1.5.2. Nội dung và chế độ báo cáo thực hiện đầu tư hàng năm.
1.5.3. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
1.5.4. Thẩm tra báo cáo quyết toán.
1.5.5. Phí và quản lý phí thẩm tra quyết toán.
2. Một số giải pháp.
2.1. Về chủ trương đầu tư.
2.2. Về công tác kế hoạch hoá.
2.3. Nâng cao chất lượng và trách nhiệm của ban quản lý công trình.
2.4. Chấn chỉnh và hoàn thiện công tác đấu thầu.
2.4.1. Về đối tượng đấu thầu.
2.4.2. Về trình tự thực hiện đấu thầu.
2.4.3. Về xác định giá trần.
2.4.4. Về khâu tổ chức đấu thầu.
2.5. Chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật trong khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
2.6. Hoàn thiện các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
KẾT LUẬN
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự thất thoát ở đây?
Thực trạng phổ biến kéo dài trong nhiều năm qualà bố trí kế hoạch rải mành mành, thiếu tập trung, không sát với tiến độ dự án được duyệt nên không đủ vốn để triển khai kế hoạch đấu thầu, hoặc nếu triển khai cũng chỉ là hình thức. Tổng mức vốn đầu tư bố trí vào kế hoạch năm 1999 cho 74 Bộ, ngành trung ương... và 61 tỉnh, thành phố là 15412 tỉ đồng, đã bố trí đến 8380 dự án. Trong đó:
-Các Bộ, ngành trung ương đã bố trí 1689 dự án với số vốn đầu tư là 10278 tỉ đồng. Nhóm A : 67 dự án, vốn đầu tư là 6683 tỉ đồng. Nhóm B: 240 dự án, vốn đầu tư là 2022.2 tỉ đồng . Nhóm C: 1043 dự án, vốn đầu tư 1438.5 tỉ đồng.
-Các tỉnh, thành phố đã bố trí 6691 dự án với vốn đàu tư là 5715 tỉ đồng. Trong đố vốn xây dựng cơ bản tập trung3597 tỉ đồng đã bố trí cho 3707 dự án, còn lại bố trí bằng nguồn vốn huy động khác từ ngân sách địa phương.
Kế hoạch đầu tư hàng năm triển khai chậm. Đến cuối tháng 8/1999 cả nước còn 1326 dự án chưa triển khai xong vì các lý do : dự án chưa được duyệt, tổng dự toán, dự toán chưa được duyệt, chưa giải phóng xong mặt bằng... Trong đó, các ngành trung ương còn 268 dự án, các tỉnh, thành phố còn 1058 dự án chưa triển khai kế hoạch.
Như vậy, về mặt hình thức, giá trị khối lượng thực hiện, là vượt kế hoạch Nhà nước giao, song thực chất giá trị khối lượng trong năm kế hoạch là không đạt.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì đầu tư xây dựng cơ bản còn có rất nhiều hạn chế . điều này thể hiện qua hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, đặc biệt là trong việc sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản dẫ lên tới con số báo động, nhiều lần công luận đã lên tiếng. Hiện nay con số chính thức để tổng kết, đánh giá về mức độ thất thoát của Việt Nam trong những năm gần đây thì chưa có nhưng về mặt tương đối thì rất nhiều ý kiến cho rằng, mức độ thất thoát vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản vào khoảng 15%, 20%, 25% thậm chí con số này còn có thể lên tới 30% hoặc hơn thế nữa.
Thực trạng của xây dựng cơ bản hiện nay được xếp vào diện là một trong các lĩnh vực thất thoát và lãnh phí nhiều nhất, nghiêm trọng nhất. Điều này đã được nêu thành câu ca: Bên B là chùm khế ngọt... Thực chất ở đây thì Nhà nước mới thực sự là chùm khế ngọt và không chỉ có A,B mà có rất nhiều kẻ bám vào các công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước đẻ tham ô, móc ngoặc, hối lộ với số tiền không chỉ dừng lại ở dăm mười triệu đồng. Bởi vì các công trình xây dựng cơ bản thường được nhận vốn đầu tư rất lớn, có công trình lên tới hàng trăm ngàn tỉ. Nói chung xây dựng cơ bản là một lĩnh vực phức tạp, không chỉ bởi vì nó dính đến rất nhiều tiền mà liên quan tới rất nhiều người, rất nhiều đường dây cấp phát, duyệt dự toán, quyế toán, nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình. Hiện nay qua rất nhều khâu kiểm tra, kiểm soát nhưng mức độ tiêu cực trong lĩnh vực này không hạn chế mà ngày càng trở nên tinh vi hơn , xảo quyệt hơn với mục đích càng moi được của Nhà nước bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Chính vì vậy, mặc dù các văn bản pháp quy của Nhà nước có quy định nghiêm ngặt đến đâu đi chăng nữa, hết văn bản này ra đời nối tiếp văn bản kia thì vẫn tìm ra được những kẽ hở, luồn lách pháp luật để moi tiền của Nhà nước, dẫn tới tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực vốn đầu tư xây dựng cơ bản không những không giảm mà thậm chí còn gia tăngở mức độ trầm trọng.
Những vi phạm phổ biến trong lĩng vực này là tình trạng không chấp hành nghiệm chỉnh trình tự và thủ tục xây dựng, trong các khâu giao thầu, thi công, nghiệm thu, thanh toán, các thủ đoạn lập chứng từ giả, khai tăng khối lượng xây lắp, tăng giá vật tư, gian lận trong hạch toán kế toán... dẫn tới tham ô, hối lộ gây thất thoát vốn.Trong thực tế, thất thoát trong lĩnh vực xây dựng cơ bản không chỉ có vốn đầu tư mà còn biểu hiện ở nhiều khâu, dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể khái quát ở ba dạng chủ yếu sau:
-Thất thoát về của cải vật chất: Đó là việc sử dụng và bảo quản máy móc, thiết bị kém, để mất mát hư hỏng nguyên vật liệu... Ví dụ như lợi dụng sự sơ hở trong công tác bảo vệ nên rất nhiều trường hợp xảy rs tình trạng bị ăn trộm xi măng, sắt thép, gạch, vôi, cát... , thậm chí có trường hợp có người còn ngang nhiên chở về nhà để xây cái này, cái nọ, hoặc đem bán với lý do nguyên vật liệu thừa hoặc nhiều như vậy lấy đi một chút chẳng bõ bèn gì.
-Thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao độngcủa con người, mà biểu hiện trực tiếp rõ nhất là lãng phí ngày công lao động của công nhân trong các đơn vị thi công xây lắp. Cũng do đặc điểm của ngành xây dựng là cần phải có thời gian để xây dựng xong một công trình, một hạng mục công trình và hoạt động thường được tổ chức theo mùa, do đó đòi hỏi phải có một tiến độ thi công phù hợp và bố trí nguồn nhân lực một cách phù hợp sao cho đảm bảo đúng tiến độ dự án và chi phí bỏ ra là thấp nhất. Nhưng ở Việt Nam hiện nay rất ít đơn vị làm được điều đó.
-Thất thoát lãng phí dưới dạng tiền vốn: tức là các khoản vốn bằng tiền không được đầu tư cho công trình mà mà bị mất mát dưới hình thức nào đó, đứng trên góc độ tiêu cực thì khoản tiền này được kheo léo chui vào “ hầu bao” của một số cá nhân nào đó, cònn các trường hợp khác như: do công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng, không đúng tiêu chuẩn phải phá đi làm lại, hoặc do kéo dài tiến độ dự án, phân bổ vốn không hợp lý gây nên tình trạng ứ đọng vốn...Đây là dạng thất thoát lớn nhất, chủ đạo nhất. Suy cho cùng các khoản thất thoát trên đều tập trung vào vốn đầu tư, bởi vì: cần phải bỏ vốn ra để mua sắm máy móc, thiết bị, để mua nguyên nhiên vật liệu, để trả lương cho công nhân.
Những nhóm người nào đó đã lấy tiền công, tiền của Nhà nước để nhằm mục đích tư lợi đã được ví như những tổ chức Mafia. Một trong những hành vi phổ biến của họ là tìm cách thu lợi bất chính và tìm cách tẩy rửa sạch sẽ các khoản tiền bất chính để đầu tư chiều sâu. Nhưng nếu Mafia quốc tế đem những đồng tiền lời do buôn lậu vũ khí, heroin, cướp nhà băng, tống tiền các quan chức Nhà nước... biến đồng tiền đen thành đồng tiền trắng thì Việt Nam lại ngược lại: Biến đồng tiền trắng thành đồng tiền đen. Chính do sự thất thoát , lãng phí, tiêu cực xảy ra trong đầu tư xây dựng cơ bản cho nên hầu hết tất cả các công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước đều có giá thành cao gấp rưỡi, gấp đôi so với bình thường. Vậy nguyên nhân là do đâu?,và những thủ đoạn gì đã được sử dụng ở đây?.
II - NHỮNG BẤT CẬP-NGUYÊN NHÂN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHỐNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VỐN ĐẦU TƯ TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
1/ Những bất cập và những mánh khoé moi tiền của Nhà nước trong xây dựng cơ bản.
Lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động đầu tư và xây dựng đã và đang là điều nhức nhối đáng quan tâm. Một trong những nguyên nhân làm cho tệ nạn tham nhũng, móc ngoặc, hối lộ dưới các dạng trắng trợn, hoặc kín đáokiểu “ phong bì chậm” được ngăn chặn có nguồn gốc sâu xa là; Do tồn tại những chỗ giáp ranh, những khoảng tối- sáng giữa cơ chế cũ và cơ chế mới. Từ đó dẫn tới các nguyên nhân chủ quan, khách quan, những nguyên nhân về tự nhiên, kinh tế, xã hội ... khác nhau. Nhưng nhìn chung mọi gian lận, thất thoát, lãng phívà tiêu cực đều xuất phát từ hai nhón nguyên nhân sau;
-Nguyên nhân trực tiếp: Thât thoát vì cố tình vi phạm các quy định về chế độ quản lý của Nhà nước. Đây là nguyên nhân chủ quan.
-Nguyên nhân gián tiếp: Thất thoát vì có những sơ hở trong chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước ở các khâu của quá trình hoạt động đầu tư và xây dựng: bắt nguồn từ các văn bản pháp quy còn rất nhiều sơ hở, từ sự vô trách nhiệm của các ban quản lý công trình, từ sự buông lỏng, quoa loa trong nghiệm thu quyết toán công trình... Chính do nguyên nhân này đã gián tiếp thúc đẩy con người đi đến sự vi phạm pháp luật, nguyên nhân gián tiếp dẫn tới nguyên nhân trực tiếp.
Nhưng chủ thể gây ra cả hai nguyên nhân này là ai? Đó chính là con người, là cái gốc của vấn đề. Chính vì con người bị buông lỏng, chưa quản lý được đúng nên tiêu cực phát sinh. Do vậy ranh giới giữa nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp là hết sức mờ nhạt. Trong mọi vi phạm đều có sự tác động của cả hai nguyên nhân này, nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ nguyên nhân gián tiếp. Sau đây là một số bất cập và cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Về chủ trương đầu tư và công tác thẩm định.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, lưa chọn công nghệ, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc xây lắp, bảo hiểm, bảo hành công trình và các khía cạnh kinh tế xã hội khác của dự án. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì Nhà nước còn phải quản lý về các mặt thương mại, tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. Trách nhiệm quản lý Nhà nước là phải làm cho các công trình xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế. Chủ trương đầu tư trong xây dựng cơ bản chưa thực sự đúng đắn và hợp lý, chưa sát với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và đô thị gây nên tình trạng nhiều công trình xây dựng xong không thể mở cửa đưa vào sử dụng được vì không đảm bảo an toàn, bị thiệt hại,thua lỗ và gây mất mỹ quan. Hiện tượng phổ biến là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư thiếu chính xác, phải điều chỉnh, bổ sung, thậm chí nhiều dự án lớn vừa thiết kế, vừa thi công, vừa lên dự toán. Tình trạng đó đã tạo nên những sơ hở trong quản lý, dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tư kéo dài.
Nguyên nhân của tất cả sự bất hợp lý, không phù hợp và không hiệu quả ở trên thì đều có nguồn gốc từ công tác thẩm định. Tất cả các dự án đầu tư có công trình xây dựng thuộc mọi nguồn vốn đều phải thẩm định theo từng giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng kể từ khi chuẩn bị, thực hiện đầu tư đến kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng. Mục đích việc lập, thẩm định dự án đầu tư nhằm giúp chủ đầu tư và các cấp ra quyết định dầu tư, cấp giấy phép đầu tư, quyết định xây dựng, cấp giấy phép xây dựng lựa chọn được phương án tốt nhất để quyết định đúng phương hướng và thực hiện xây dựng đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế của dự án. Tuy nhiên trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình vẫn có những vấn đề về cơ chế quản lý chưa được quy định hoăc quy định chưa phù hợp; Việc lập hồ sơ trình thẩm định phê duyệt, các chư đầu tư cũng chưa thực hiện đúng quy định , hồ sơ một số dự án còn thiếu văn bản pháp lý, thuyết minh chưa rõ ràng, tài liệu điều tra cơ bản lập dự án thường sơ lược, đặc biệt về tình cung cầu, giá cả thị trường, tài liệu điều tra khảo sát phục vụ thiết kế thường nêu điển hình, chưa đầy đủ, một số tài liệu chưa chuẩn xác, tài liệu tổng dự toán đều lập theo thiết kế , kỹ thuật chưa được thẩm định, tổng dự toán thường khác nhiều với tổng mức đầu tư đã được duyệt... Do vậy công tác thẩm định trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, cũng như yêu cầu của chủ đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.
1.2) Công tác kế hoạch hoá còn nhiều yếu kém.
Tình trạng bố trí kế hoạch rải mành mành, thiếu tập trung, không sát với tiến độ dự án được duyệt là phổ biến. Cụ thể:
-Thiếu kế hoạch đầu tư xây dựng tổng quát theo ngành và lãnh thổ 5 năm và hàng năm.
-Việc phân phối vốn hàng năm mang tính chất chia phần, dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được duyệt.
-Không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên cho : chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư.
-Nhiều dự án thiếu thủ tục theo quy định của Nhà nước như: dự án khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán.... được cấp có thẩm quyề phê duyệt mà vẫn đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm.
-Triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm chậm.
1.3) Ban quản lý công trình - Ông "chủ thật " hay " chủ hờ " ?
Hiện nay, nguyên nhân của sự kém chất lượng của nhiều công trình xây dựng cơ bản, sự thất thoát do tham ô những khoản tiền lớn của Nhà nước có sự đóng góp rất lớn từ sự kém trình độ quản lý nghề nghiệp chuyên môn và thiếu tinh thần trách nhiệm của nhiều ban quản lý công trình. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu ban quản lý công trình xây dựng cơ bản phải là người có nghề xây dựng cơ bản. Nhưng hiện nay nhiều ngành, nhiều cơ quan vẫn chưa nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị này, từ đó đã làm biến chất nhiều ban quản lý công trình, người đứng tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm trước Nhà nước quản lý một công trình xây dựng có khi lên tới hàng chục, hàng trăm tỉ đồng trở thành một ông “ chủ hờ”, kẻ tiếp tay, người hợp thức hoá cho sự tham ô tiền của Nhà nước.
Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản hiện nay là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan chủ quản đầu tư, trước Nhà nước , là bên A trong việc trình luận chứng, xin cấp vốn, tổ chức đấu thầu, chọn thầu, đứng ra ký hợp đồng với bên B, dự toán, nghiệm thu công trình, ký chuyển tiền cho bên B... nhưng thực chất họ chỉ là những con “ tốt” . Anh ta là “chủ hờ “ đối với chất lượng công trình nhưng là “ chủ thật” đối với những gì anh ta kiếm chác được khi công trình xây xong. Do ban quản lý công trình không có chuyên môn, nghề nghiệp, trình độ, bằng cấp phù hợp cho nên tiền của Nhà nước cũng dần dần đi vao túi người khác. Có công trình xây xong , nghiệm thu, thanh toán đã phải xin tiền tu bổ vì xuống cấp như: móng lún, trần dột... , có công trình thì thanh toán quá cho bên B lại phải đi đòi lại. Mặt khác hiện nay nhiều bộ, địa phương thành lập ban quản lý công trình theo khu vực (theo địa bàn hoặc theo khối công tác) khi dự án làm xong bàn giao cho các đơn vị khác sử dụng. Như vậy, ban quản lý công trình là người đại diện cho chủ đầu tư , nhưng lại không phải là chủ đầu tư đích thực nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động
1.4) Đấu thầu-Những tiêu cực và hạn chế.
Do đặc điểm của xây dựng và sản phẩm xây dựng nên mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản là đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu. Còn chỉ định thầu là hình thức chủ đầu tư chỉ định trực tiếp nhà thầu để đáp ứng yêu cầu cơ bản của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Trong hai hình thức đó thì đấu thầu là hình thức tiến bộ hơn, đang được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi mặc dù được Nhà nước khuyến khích.
Thực tế trong những năm qua, việc áp dụng quy chế đấu thầu (theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996) và những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong nghị định mới (Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999) có rất nhiều vấn đề bất cập, tiêu cực và hạn chế. Cụ thể:
1.4.1-Về đối tượng đấu thầu.
Trước đây, Nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 về quản lý đầu tư, xây dựng và nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 về quy chế đấu thầu quy định: Tất cả các dự án đàu tư có mức vốn trên 500 triệu đồng phải thực hiện theo phương thức đấu thầu. Những dự án dưới 500 triệu đồng được áp dụng theo phương thức chỉ định thầu. Quy định nhằm khuyến khích (có tính chất bắt buộc) việc áp dụng rộng rãi đấu thầu đối với tất cả các dự án đầu tư. Tuy nhiên, quy định một mức chung cho tất cả các loại dự án thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau như trên chưa phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn, một dự án giao thông, với mức 500 triệu đồng thì không đủ làm 1 km đường.
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về quy chế đấu thầu đã quy định: “ Các dự án có chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức của Nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu”. Chỉ được phép chỉ định thầu đối với các trường hợp sau:
- Trường hợp bất khả kháng do thiên tai địch hoạ cần chỉ định ngay đơn vị thi công có năng lực thực hiện công việc để khắc phục hậu hoạ. Sau đó phải báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ về nội dung chỉ định thầu đẻ xem xét phê duyệt.
- Đối với những dự án có tính chất thử nghiệm, bí mật quốc gia, bí mật an ninh, quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Những dự án đặc biệt do Thủ tướng chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ kế hoạch và đầu tư, ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan liên quan.
Những quy định về đối tượng dự án phải đấu thầu nêu trên vẫn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, thể hiện:
- Theo quy định, tất cả các dự án đầu tư đều phải thực hiện phương thức đấu thầu (trừ 3 trường hợp được chỉ định thầu nhưng phải báo cáo thủ tướng Chính phủ và phải được Thủ tướng cho phép), không phân biệt quy mô vốn đầu tư, tính chất công việc. Nhưng trong thực tế có những loại công việc gọn, khối lượng nhỏ, vốn ít chỉ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng như kéo đương dây điện, điện thoại, lắp đặt một số thiết bị nhỏ của các ngành... cũng phải đấu thầu, dẫn đến tiển khai công việc chậm, làm chậm tiến độ thi công.
- Quy định việc chỉ định thầu phải được Bộ kế hoạch và đầu tư thẩm định có ý kiến bằng văn bản trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ sẽ gây những khó khăn về mặt thủ tục, đặc biệt đối với những dự án quy mô nhỏ, có đặc thù riêng, như kéo đường dây điện, điện thoại...
1.4.2-Trình tự thực hiện đấu thầu.
Để chọn một đơn vị trúng thầu ký hợp đồng thực hiện dự án, chủ đầu tư phải thực hiện 4 bước, 8 công đoạn ( 4 lên, 4 xuống) như sau:
-Lập và xin duyệt kế hoạch đấu thầu ( có hai công đoạn gồm 1 lên, 1 xuống: lập kế hoạch đấu thầu, trình cấp thẩm quyền phê duyệt ).
-Sau khi kế hoạch đấu thầu dược phê duyệt, chủ đầu tư phải tổ chức lập giá trần trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt để làm giá chuẩn khi xét thầu ( có 2 công đoạn 1 lên, 1 xuống).
-Tổ chức mở thầu, xét thầu, đánh giá kết quả và xếp loại nhà thầu, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định đơn vị trúng thầu ( gồm 2 công đoạn, 1 lên, 1 xuống).
-Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về chọn đơn vị trúng thầu, chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng kinh tế với đơn vị trúng thầu lại phải trình cấp thẩm quyền phê duyệt hợp đồng
Quy chế đấu thầu ban hành theo nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 đã sửa đổi điều kiện này: Chỉ bắt trình cấp thẩm quyền phê duyệt hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị trúng thầu đối với các hợp đồng ký với các nhà thầu nước ngoài, hoặc đối với các nhà thầu trong nước mà kết quả trúng thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trình tự nêu trên khá phức tạp về thủ tục hành chính, đặc biệt đối với những dự án ở xa cấp chủ quản, gây không ít khó khăn, tốn kém mỗi lần đi lại trình duyệt theo từng giai đoạn.
1.4.3-Về xác định giá trần.
Việc xác định dự toán để làm giá chuẩn, giá trầnlàm cơ sở xem xét giá trúng thầu thường chậm, thiếu chính xác, gây lãng phí cho công tác tổ chức đấu thầu.
1.4.4-Tổ chức đấu thầu - Một màn kịch được dựng sẵn.
Do trình độ chuyên môn, nhận thức và các điều kiện để thực hiện đấu thầu xây dựng chưa đồng đều nên chất lượng đấu thầu còn thấp. Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý công tác đấu thầu còn thiếu nên nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là mua bán thầu. Mục đích của đấu thầu là nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các bên B với nhau để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, tránh sự làm dối, làm ẩu và sự lũng đoạn, Từ đó sẽ hạn chế được bớt sự móc ngoặc, sự thông đồng không có lợi cho bên A, tức là Nhà nước. Tuy nhiên, khi một công trình nào đó đã có quyết định đầu tư với một lượng vốn lớn, lập tức các công ty xây dựng lớn có đủ thế và lực, có khả năng vào nhận thầu sẽ gặp gỡ, hiệp thương trước với nhau, thảo thuận ngầm trước với nhau để tránh việc phải đưa nhau lên “sàn đấu”. Họ dàn xếp trước với nhau để B nào vào mũi chính, sau đó B này sẽ phân chia các hạng mục công trình cho các B khác, hoặc bán công trình lại cho B khác ăn hoa hồng. Khi đã thoả thuận được với nhau rồi thì việc lên “sàn đấu” chỉ là những thủ thuật đóng kịch làm hoa mắt bên A chứ không phải là những cuộc đua tài, khoe sắc..Và ngay cả bên A cũng dùng hình thức đấu thầu giả mạo để nhằm mục đích tư lợi cho mình, bên A sẽ lựa chọn nhà thầu nào mà có khả năng “ lại quả” cho mình nhiều nhất chứ không phải B nào hạ được giá thành hay có giải pháp nào tối ưu để nâng chất lượng và làm đẹp công trình. Tiêu chuẩn xét thầu thường bộc lộ rõ những ý đồ chủ quan hướng đến cho nhà thầu nào mà chủ đầu tư đã có ý định chọn. Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trong một cuộc chơi không công bằng, sự không công bằng này bên ngoài khó nhận ra. Sự móc ngoặc với bên mời thầu là chiến thuật đưa ra giá dự thầu thấp để nắm chắc khả năng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu cùng thống nhất bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi phần thiết kế. Có những gói thầu giá trị khối lượng phát sinh lên đến vài chục tỉ đồng.
1.5) Chạy vốn và cấp vốn - Những đường ban lắt léo.
Nói đến xây dựng cơ bản là nói đến vốn, đến tiền. Làm thế nào để có tiền?, đây là cửa ải đầu tiên phải vượt qua..
Từ năm 1990 Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương chuyển từ cơ chế bao cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản sang cơ chế tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Nhưng cho đến naythì những tồn tại, những thói quen, những tư tưởng về một cơ chế “xin-cho”, “cấp - phát” vẫn còn tồn tại, chưa được xoá bỏ hết. Chính cơ chế cũ đã tạo ra thói quen cho chủ đầu tư không phải mất nhiều công sức trong việc tính toán nguồn đầu tư, đôn đốc, thúc đẩy, cải tiến sản xuất nhằm thu hồi vốn nhanh. Cơ chế “ xin - cho” đã khiến cho các chủ đầu tư trở nên thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn đầu tư, càng xin được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, không cần quan tâm hiệu quả đầu tư sẽ ra sao, phân bổ vốn này như thế nào... Chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, tạo tính quan liêu trong việc xét duyệt, cấp phát vốn, gây nên tình trạng tham nhũng, tạo tâm lý luôn có Nhà nước ở bên cạnh, dẫn đến tình trạng trông chờ, ỷ lại, không khuyến khích được việc tự lực cánh sinh. Bắt nguồn từ đó, “chạy vốn “ đã trở thành một bước tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho một công cuộc đầu tư. Theo một số người chạy vốn chuyên nghiệp thì để đảm bảo cho việc chạy vốn thành công phải biết vạan dụng ba bí quyết: “ nhất quen, nhì thế, ba là giỏi biết vận dụng sự nhân danh”. Cách thức phổ thông hiện nay là người ta không cấp cho cùng một lúc mà chia ra làm nhiều đợt, nhiều năm. Như vậy số tiền cấp cho đợt sau sẽ phụ thuộc vào cách xử sự của người được cấp vốn trong đợt trước, tất cả là một vấn đề qua nhiều khâu lắt léo, tế nhị và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình, đổ lên đầu các công trình. Chính vì vậy khâu “chạy, xin , cho. cấp, phát” cũng đóng góp một phần không nhỏ trong tình hình thất thoát, lãng phí chung của ngành xây dựng.
1.6) Tình trạng "Một cửa mà có nhiều chìa khoá".
Trong những năm qua Nhà nước ta đã liên tục cải tiến các thủ tục, chính sách nhằm nâng cao tiến độ và hiệu quả đầu tư trong xây dựng cơ bản, chính sách “một cửa“đã được thực hiện nhưng tình trạng “một cửa mà có nhiều chìa khoá”, một cửa mà lại cửa quyền, hay tình trạng chỉ quản có một cửa vào, còn bỏ ngỏ cửa ra và buông lỏng quản lý cũng gây không ít tai hại và thiệt thòi cho nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Cửa thì giảm đi nhưng thủ tục thì vẫn còn rối rắm.Có những công trình đặc biệt khi đã qua được cửa chính thì lai phải luồn qua không biết bao nhiêu cửa ngách, cửa hậu thì mới xong việc. Chẳng thế mà một công trình xây dựng cơ bản hiện nay phải gánh trên nó ngoài khối lượng sắt, thép, bê tông khổng lồ trên một nền đất không lấy gì làm đảm bảo vững chắc cộng thêm cái “nền xã hội” phức tạp, rối rắm... nên bị móng lún, trần dột, tường nứt cũng không có gì ngạc nhiên cho lắm.
1.7) Thất thoát trong xây dựng cơ bản bắt nguồn từ các văn bản pháp quy.
Cùng với sự phát triển của ngành xây dựngcơ bản, công tác quản lý xây dựng cơ bản ở nước ta đã có một quá trình phát triển tương đối dài. Các văn bản pháp quy lần lượt ra đời để nhằm giúp cho công tác quản lý ngày càng tốt hơn.
- Ngày 6/6/1981, Hội đồng Chính phủ ra nghị định số 232-CP ban hành điều lệ quản lý xây dựng cơ bản.
- Ngày 2/11/1983 Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB của UBKHNN và UBXDCBNN ra đời nhắm hướng dẫn thẩm tra, xết duyệt Luận chứng kinh tế- xã hội các công trình xây dựng cơ bản.
-Ngày 8/8/1985 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 217-HĐBT.
- Ngày 19/9/1985 ban hành nghị định số 237 - HĐBT.
- Tháng 5/1988 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 80 -HĐBT nhằm cụ thể hoá quyết định số 217-HĐBT.
- Ngày 7/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định số385-HĐBT ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựngsửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo nghị định số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống.docx