MỤC LỤC
Trang
I/ Mở đầu 1
II/ Nội dung 2
1/ Lịch sử kênh Tân Hóa- Lò 2
2/ Tình trạng 4
2.1/ Tình trạng ngập úng 4
2.1.1/ Nguyên nhân 5
2.1.1/ Phương hướng giải quyết 7
2.2/ Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt 9
2.2.1/ Hiện trạng 9
2.2.2/ Biện pháp và giải pháp 10
2.3/ Ô nhiễm nước thải do sinh hoạt 11
2.3.1/ Khái niệm 11
2.3.1/ Thành phần H2O thải sinh hoạt 12
2.3.3/ Hiện trạng kênh Tân Hóa Lò Gốm 13
2.4/ Ô nhiễm do H2O thải sản xuất 14
2.4.1/Thành phần H2O thải sản xuất 14
2.4.2/ Hiện trạng ở kênh Tân Hóa- Lò Gốm 15
2.4.3/ Biện pháp và giải pháp 17
2.5/ Khả năng tự làm sạch của nguồn H2O 17
3/ Các dự án cải tạo kênh Tân Hóa- Lò Gốm 19
3.1/Quản lí rác thải 19
3.1.1/ Quản lí rác thải rắn 21
3.1.2/ Trạm chuyển rác nhỏ 23
3.2/ Xử lý nước thải 25
3.3/ Mở rộng kè bờ 27
3.4/ Tái định cư 28
3.5/ Nâng cấp đô thị 29
III.Kết luận 33
36 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6850 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình trạng và biện pháp cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao tập trung dòng chảy, dòng triều vào trong sông làm dâng cao mức nước đỉnh triều và hạ thấp mức nước chân triều. Biên độ triều , năng lượng triều gia tăng, dòng chảy bị dồn nén. Sông rạch tiếp nhận nước mưa từ hệ thống trở nên không thuận lợi. Xói lở bờ gia tăng.Việc san lấp các vùng trũng lấy đất xây dựng cùng với việc đắp đê bao làm mất đi các ô điều tiết nước ven sông. Quá trình khai thác thể hiện chúng ta thiếu một tầm nhìn chiến lược.
Đáng chú ý là tình trạng ngập úng không những chỉ xảy ra ở những vùng có cao trình mặt đất tương đối cao, những vùng ở ngay cạnh sông, rạch nhận nước tiêu, do nhiều miệng cống, hố ga bị rác rưởi lầp đầy, và hàng chục nghìn hộ gia đình xây nhà lấn chiếm lòng kênh.
2.1.2.Phương hướng giải quyết
+ Một trong những vấn đề ưu tiên là cần xây dựng ngay một số đập và cống ngăn triều tại các cửa kênh rạch để cô lập triều, chống ngập do triều và biến kênh rạch thành hồ chứa điều hòa nước mưa chống ngập do mưa.
(Lấy một cốt thủy triều cao nhất nào đó vừa xảy ra gần đây làm chuẩn để xác định lại cốt san nền và cao trình mặt đường trong qui hoạch tổng thể của toàn thành phố. Từ đó tính toán công suất cần thiết phải xây dựng các công trình xử lý nước thủy triều, đảm bảo sẽ không để mức thủy triều trong tương lai vượt quá mức chuẩn (hoặc dưới mức chuẩn đó một khoảng là X chẳng hạn).
Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống đê còn có nhiều ý kiến khác nhau:
Theo GS.TSKH Lê Huy Bá giải pháp chống ngập của TP.HCM phải “đi từ trong ruột đi ra”, tức phải giải quyết những yếu kém của hệ thống thoát nước khu vực nội thành. Lưu lượng xả lũ trên sông Sài Gòn lớn, vận tốc dòng chảy mạnh, nếu đắp đê sẽ càng làm tăng áp lực dòng chảy, gây nguy cơ sạt lở bờ sông vốn đã rất yếu, dẫn đến vỡ đê. Chưa kể đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá những tác động về môi trường sinh thái mà giải pháp đê bao có thể gây ra.
+ Nâng cao cốt mặt đường ở những chỗ quá thấp so với mức thủy triều vào ngày nói trên (đảm bảo ít nhất cũng bằng với mức thủy triều đó).
+ Tính toán thiết kế hồ chứa để điều tiết nước thủy triều trên cơ sở đảm bảo cố định mức thủy triều vào thời điểm nhất định.
+ Nạo vét thường xuyên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và một số kênh lớn...
+ Xây dựng , hoàn thiện các công trình tiêu nước của thành phố .Sau đây là công thức tính toán quy mô hệ thống tiêu nước:
Tính toán tiêu nước mưa các đô thị thường dung phương pháp cường độ giới hạn của Gorbachep trong đó thời gian tính toán mưa:
t = t0 + tr + tc www.hcmussh.edu.vn/USSH/ImportFile/Magazine/Journal051006032007.doc
Trong đó:
t0 - thời gian tập trung nước mưa từ điểm xa nhất đến rãnh thoát nước – còn gọi là thời gian trung bề mặt, nó phụ thuộc kích thước địa hình của lưu vực, cường độ mưa và loại mặt phủ, lấy nước từ 5 đến 10 phút;
tr - thờI gian nước chảy trong rãnh đến giếng thu gần nhất;
tr = 1,25 x lr / vr
lr – chiều dài của rãnh (m);
vr - vận tốc nước chảy trong rãnh, m/phút;
1,25 - hệ số tính đến khả năng tăng tốc độ dòng chảy trong quá trình mưa;
tc - thời gian nước chảy trong cống từ giếng thu đến tiết diện tính toán;
tc = r x lc / vc
tc - chiều dài đoạn cống tính toán; vc - Tốc độ nước chảy trong cống; r - hệ số, lấy phụ thuộc vào địa hình: khi địa hình bằng phẳng r = 2, khi địa hình dốc I > 0,03 thì r = 1,2.
Theo L.T. Abramov:
T0 = 1.5.n 0.6 .1 0.6 / Z 0.3 .i 0.5 . I 0.3
Z: hệ số mặt phủ
N: hệ số nhám của bề mặt
I: độ dốc bề mặt tập trung nước mưa
L: chiều dài đường dòng nước (m)
I: cường độ mưa (mm/ phút)
I = h / t
h: chiều cao lớp nước mưa
t: thời gian mưa.
Công thức trên áp dụng cho các bề mặt tập trung nước mưa đã được san nền, không có rãnh luống.
Khi tính toán sơ bộ:
t0 = 10 phút bên trong tiểu khu không có hệ thống thoát nước mưa
t0 = 5 phút nếu bên trong tiểu khu có hệ thống thoát nước mưa.
Nếu ta xem tiết diện tính toán của hệ thống tiêu nước vùng ảnh hưởng thuỷ triều tại cửa xả và áp dụng theo phương pháp cường độ giới hạn trong tính toán mưa tiêu của P.F.Gorbachep thì thời gian tiêu nước T = 2t và giả thiết thời gian triều cho phép tiêu là ttr; ttr phụ thuộc điều kiện thuỷ triều, nếu bán nhật triều thì ttr bé, nếu nhật triều thì ttr lớn. Trong tính toán tiêu nước đô thị chỉ được phép tiêu hết nước trong một chu kỳ triều.
2t £ ttr
hoặc
2(t0 + 1,25. lr/ vr +rlc) £ ttr
Và giả thiết vr = k x vc
Với K < 1 ta có:
Lc £ [(ttr – t0/2). k.vc – 1,25.lr] / kr
Trong đó lr được xác định do bố trí khu dân cư, đường giao thông và được tính toán sao cho không bị ngập đường, ngập khu dân cư.
Từ công thức trên sẽ xác định được lc’ tức là quy mộ hệ thống tiêu nước. Quy mô hệ thống tiêu nước liên quan chặt chẽ tới độ sâu đặt cống, cao trình cửa xả.....
2.2.Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
2.2.1. Hiện trạng
Kênh Tân Hóa - Lò Gốm dài hơn 10km chảy qua 3 quận (Tân Bình, quận 11 và quận 6) theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và kết thúc tại kênh Tàu Hũ, hiện nay đã ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều đoạn kênh luôn bị tắc nghẽn do rác thải của một bộ phận người dân vẫn còn thói quen vứt rác, xả chất thải xuống kênh(Hiện nay có hàng chục ngàn hộ dân đang sinh sống ở nhiều khu dân cư được xây cất ngay bên cạnh các dòng kênh rạch như các khu dân cư dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm). Bên cạnh đó còn có nhiều bến đậu ghe thuyền, chợ trên
sông buôn bán hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên, được hình thành ngay trên các kênh rạch như bến Bình Đông (kênh Đôi), bến Trần Xuân Sọan trên kênh Tẻ (quận 4)... Từ họat động của các khu dân cư và các bến ghe thuyền ven kênh rạch đã trực tiếp thải rác sinh họat, rác buôn bán, thậm chí xác súc vật ... xuống các kênh rạch, đã gây ô nhiễm nhiều kênh rạch, thậm chí nhiều kênh rạch đã bị rác thải lấp đầy đến mức ghe thuyền không thể di chuyển trên các dòng kênh. Bên cạnh đó, nhiều cửa cống cũng bị tắc nghẽn vì rác hoặc gây ngập lụt khi mưa làm nuớc đen từ các kênh tràn vào các khu dân cư ven kênh rạch gây mùi hôi thối làm người dân không chịu nổi.
Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình Châu Văn La cho biết, kênh Tân Hóa - Lò Gốm ô nhiễm từ các hộ dân (khoảng 250 hộ) và các đơn vị kinh doanh dọc tuyến kênh. Tuyến kênh này được xem là “điểm nóng” về vệ sinh môi trường của quận nên các ban, ngành và Công ty Vệ sinh môi trường đã nhiều lần tổ chức tổng vệ sinh. Nhưng do không có lực lượng chốt giữ nên tình trạng mất vệ sinh do người dân thiếu ý thức liên tục tái diễn, làm phát sinh nhiều bãi rác tự phát dọc theo tuyến kênh. Chỉ một chiến dịch tổng vệ sinh 700m thượng nguồn kênh Tân Hoá - Lò Gốm (đoạn chảy qua khu vực đường Đồng Đen, quận Tân Bình), thu dọn được trên 20 tấn rác thải, xà bần, gỡ bỏ 12 bảng quảng cáo sai quy định.
+Đoạn kênh chảy qua quận 11 với chiều dài khoảng 800m nhưng 300m thường xuyên bị tắc nghẽn do rác mà người dân vô ý thức thả và bùn đáy.
+Đoạn từ đường Đồng Đen đến cửa xả nằm trên đường Âu Cơ, quận Tân Bình có chiều dài khoảng 700m, dù trời đang mưa nhưng nước từ lòng kênh vẫn bốc lên mùi hôi thối. Dọc theo 2 bên dòng kênh có rất nhiều biển, bảng cấm đổ rác với khẩu hiệu kêu gọi vì môi trường, vì văn minh đô thị nhưng nhiều miệng cống vẫn bị tắc nghẽn do ứ đọng rác, nước không lưu thoát được phát sinh nhiều ruồi, muỗi…
2.2.2.Biện pháp giải quyết
+Để hạn chế nạn rác thải trên các hệ thống kênh rạch, chính quyền Thành phố đã thực hiện giải tỏa hàng chục ngàn hộ dân sống ven các kênh để thực hiện việc nạo vét, cải tạo chất luợng nuớc hệ thống kênh này. Thành phố cũng đã giải tỏa trên 10.000 hộ dân sống ven kênh Tẻ-kênh Đôi để xây dựng đại lộ Đông -Tây...
+Công ty môi trường đô thị Thành phố còn thành lập nhiều đội vớt rác trên kênh rạch với trên 100 công nhân, 8 tàu vớt rác, 32 ghe thuyền.... hàng ngày thực hiện vớt rác trên các tuyến kênh rạch chính như Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Đôi-Kênh Tẻ với khối lựợng vớt được hàng chục tấn rác mỗi ngày.
+ Phải giảm được mức độ ô nhiễm ngay từ nguồn phát sinh.
+ Trên mọi ngả đường ở thành phố, người dân nhìn thấy những khẩu hiệu như “Hãy đổ chất thải đúng nơi qui định”, “Vì đường phố không rác”… được treo dọc theo lề đường kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5- 6.
Tuy nhiên do việc phân cấp quản lý rác thải trên kênh rạch giũa các cơ quan của Thành phố với chính quyền các quận huyện, phường chưa rõ ràng và nhiều biện pháp ngăn chặn nạn thải rác xuống kênh rạch chưa phát huy hiệu quả, nên hàng ngày một khối luợng rác rất lớn vẫn tiếp tục xả xuống các kênh rạch.2.3.Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
2.3.1. Khái niệm
Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng : tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thóat nước.
2.3.2. Thành phần nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 lọai:
+ Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
+ Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh họat : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat baogồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo;và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khỏang 150 – 450%mg/l thoe trọng lượng khô.Có khỏang 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoat không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt:
Qtb = N.q
www.hutech.edu.vn/UserFiles/file/...CNSH/.../Chuong%201.pdf
Qnmax = Qtb . Kng
Qs = Qtb /86400
Qsmax = Qs . Kc
Trong đó : + N : Số dân cư
+ q : Tiêu chuẩn thoát nước
+ Kng :Hệ số không điều hòa ngày Hệ số không điều ngày của nước thải sinh
hoạt khu dân cư lấy Kng = 1,15 – 1,3
+ Kc : Hệ số không điều hòa chung
Hệ số không điều hòa chung Kc = Kng . Kh
Bảng.1.1. Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người
Các chất
Tổng chất thải
(g/người.ngày)
Chất thải hữu cơ
(g/người.ngày)
Chất thải vô cơ
(g/người.ngày)
1. Tổng lượng chất thải
2. Các chất tan
3. Các chất không tan
4. Chất lắng
5. Chất lơ lửng
190
100
90
60
30
110
50
60
40
20
80
50
30
20
10
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l.
Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1
Một tính chất đặc trưng nữa của Nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
2.3.3. Hiện trạng kênh Tân Hóa – Lò Gốm
Đoạn kênh chảy qua địa bàn quận 11 có chiều dài 800m nhưng khoảng 300m từ vị trí cống xả hẻm 152 Lạc Long Quân đến khu vực chùa Giác Viên cũng thường xuyên bị tắc nghẽn do rác thải và bùn đáy. Càng về cuối tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm (đoạn chảy qua quận 6), tình trạng ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng. Nước dưới dòng kênh đen đặc, mùi hôi bốc lên nồng nặc, nhiều miệng cống với dòng nước đỏ ngầu của vải nhuộm thoát ra từ các cơ sở sản xuất chảy thẳng ra kênh. Nhà trên kênh mọc san sát, khiến dòng chảy bị thu hẹp dần khi đến hạ nguồn.
Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận 6 Diệp Hồng Di cho biết, hầu hết các nhà dân tại đây không có hầm cầu tự hoại, người dân thường xả thẳng chất thải vào hệ thống kênh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước mặt.
Ở quận 6, để hạn chế tình hình dân thải chất thải sinh hoạt xuống kênh không qua xử lí, UBND quận 6 phối hợp với Công ty Dịch vụ Công ích TNXP xây dựng 1 nhà vệ sinh công cộng ven kênh. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn giữ thói quen tiêu, tiểu thẳng ra kênh.
2.4.Ô nhiễm do nước thải sản xuất
2.4.1. Thành phần nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất là lọai nước thải sau quá trình sản xuất, phục thhuộc loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm và nồng
độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào lọai hình công nghiệp và chế độ công nghệ
Bảng 1. Tính chất đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp
Các chỉ tiêu
Chế biến
sữa
Sản xuất
thịt hộp
Dệt sợi
tổng hợp
Sản xuất
clorophenol
- BOD5 (mg/l)
- COD (mg/l)
- Tổng chất rắn(mg/l)
- Chất rắn lơ lửng
(mg/l)
- Nitơ (mgN/l)
- Photpho (mgP/l)
- pH
- Nhiệt độ (0C)
- Dầu mỡ(mg/l)
- Clorua (mg/l)
- Phenol (mg/l)
1000
1900
1600
300
50
12
7
29
-
-
-
1400
2100
3300
1000
150
16
7
28
500
-
-
1500
3300
8000
2000
30
0
5
-
-
-
-
4300
5400
53000
1200
0
0
7
17
-
27000
140
Nước thải phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm, quy trình công nghệ của từng nhà máy.Lưu lượng sản xuất có thể dùng công thức sau đây:
Q = qtc x P www.hutech.edu.vn/UserFiles/file/...CNSH/.../Chuong%201.pdf
Trong đó : + P : Công suất sản phẩm của nhà máy
+ qtc : Tiêu chuẩn (định mức ) sử dụng nước cho sản xuất.
Có thể tham khảo số liệu định mức xả thải của nhà máy trong bảng 1.10
Bảng 2. Tiêu chuẩn thải nước của một số ngành công nghiệp
STT
Ngành sản xuất
nước thải/sản phẩm (qtc)
1
Chế biến mủ cao su
54 lit/tấn sản phẩm crếp
2
Chế biến thủy sản
20 – 100 m3/tấn
3
Chế biến nông sản
6 – 60 m3/tấn nông sản
4
Chế biến thịt
3 – 10 m3/tấn sản phẩm
5
Thuộc da
65 – 100 m3/tấn da ướt
6
Giặt giũ
33 lit/kg quần áo
7
Rượu bia
0,3 m3/giạ lúa (36 lit)
8
Cà phê
22 m3/tấn sản phẩm
9
Luyện dầu
3 m3/thùng dầu thô (150 l)
10
Luyện cán thép
0,1 – 0,8 m3/tấn thép
11
Chăn nuôi gia cầm
15 – 25 lit/kg gia cầm
12
Sản xuất giấy và bột giấy
60 – 240 m3/tấn sản phẩm
2.4.2. Hiện trạng ở kênh tân Hóa – Lò Gốm
Tại thượng nguồn kênh Tân Hóa-Lò Gốm thuộc địa bàn quận Tân Bình, có chiều dài khoảng 700m, Đoàn kiểm tra đã trực tiếp chứng kiến cảnh nước
thải chưa qua xử lý từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt các khu dân cư được thải trực tiếp xuống kênh, mùi hôi bốc lên nồng nặc.
Chủ tịch UBND quận Tân Bình Châu Văn La cho biết: Đoạn kênh này hứng nước thải từ 250 hộ dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh dọc kênh. Các ngành kinh doanh ở đây gồm: thu mua phế liệu, sửa chữa cơ khí, dệt, phát sinh nước thải có nguy cơ ô nhiễm rất cao.
Ví dụ như Xí nghiệp Kho vận trực thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản, địa chỉ 3218C đường Âu Cơ, phường 14, quận Tân Bình có kho chứa hàng thủy hải sản đông lạnh trên khuôn viên có diện tích tới 24.000 m2 nhưng xây dựng hệ thống xử lý nước thải chỉ có công suất 40m3/ngày. Trong khi thực tế với công suất như trên, lượng nước thải của xí nghiệp này phải tới 120 m3/ngày, tức gấp ba lần công suất của hệ thống xử lý.
Tại các khu vực có cụm công nghiệp, nhiều cơ sở khai thác nước ngầm (các quận 11, 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh) đều bị ô nhiễm bởi các hợp chất nitơ. Số liệu quan trắc từ năm 2000 đến nay cho thấy mỗi năm mực nước ngầm hạ thấp 2-3m và đang có xu hướng hạ thấp nhanh, cá biệt tại Tân Tạo (quận Bình Tân) kết quả quan trắc lần 2-2006 cho thấy mực nước đã chênh lệch 3,1m so với quan trắc lần 1 (tháng 3-2006). Mức độ mặn, nhiễm mặn tại Tân Tạo cũng tăng gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2005.
Mực nước hạ xuống quá sâu kéo theo một số hậu quả như sự xâm nhập mặn và các chất ô nhiễm vào tầng chứa nước, nguy cơ sụt lún mặt đất do tầng chứa nước bị tháo khô. Trong khi đó, lượng nước ngầm bổ sung tự nhiên hiện nay chưa tới 200.000m3/ngày, tức chưa bằng 1/3 lượng nước khai thác, lượng nước bổ sung ngày càng khan hiếm do bề mặt đất bị bêtông hóa vì tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Theo ước tính của cơ quan chuyên môn, mực nước ngầm tụt nhanh trong thời gian gần đây sẽ phá vỡ hệ cân bằng tự nhiên, thay đổi về thủy lực nước ngầm và cả nước mặt.
Hơn nữa, các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, nhiều cơ sở vẫn chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đã góp phần làm ô nhiễm dòng kênh. Kết quả quan trắc thực hiện năm 2007 cho thấy nồng độ các chất gây ô nhiễm COD, BOD có trong nước mặt kênh Tân Hóa - Lò Gốm không giảm, ngược lại tại một số khu vực như cầu Hòa Bình, cầu Ông Buông, cầu Chà Và, rạch Ruột Ngựa… chỉ số ô nhiễm tăng cao đột biến so với năm 2006 ( ở một vài nơi DO = 0, dòng kênh trở thành dòng kêng chết).
2.4.3.Biện pháp giải quyết
+ Các nhà sản xuất phải thải nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép.
+ Phải hạn chế các nguồn thải gây ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất và khu dân cư.
+ Thắt chặt và hoàn chỉnh luật bảo vệ môi trường.
2.5. Khả năng tự làm sạch của nguồn nước
Qúa trình tự làm sạch chia thành 2 giai đọan: xáo trộn và tự làm sạch.
Sự tương quan giữa lưu lượng nguồn và lưu lượng nước thải là yếu tố quan trọng trong quá trình tự làm sạch: gọi là hệ số pha trộn n:
n = (Q + q)/q = (C – Cng )/Cgh – Cng www.hutech.edu.vn/UserFiles/file/...CNSH/.../Chuong%201.pdf
Với:
- C: hàm lượng bẩn của nước thải
- Cng: hàm lượng bẩn của nguồn
- Cgh: hàm lượng bẩn sau khi hòa trộn (yêu cầu)
- Q: lưu lượng nước nguồn
- q: lưu lượng nước thải xả vào nguồn
Sự hòa tan oxy (DO) cũng là yếu tố quan hệ mật thiết đến QTTLS.
Thực tế thì không phải tất cả lưu lượng nước nguồn tham gia vào quá trình xáo trộn mà chỉ một phần nào đó mà thôi. Phần nước nguồn tham gia vào quá trình được đặc trưng bởi hệ số xáo trộn. Công thức trên được viết thành:
n = (γ .Q + q)/q
- γ: Hệ số phụ thuộc đặc tính thủy lực và hình dạng dòng chảy của nước nguồn:
Hệ số cong ( =)
(: của xả gần bờ; cửa xả xa bờ
E: Hệ số khuyếch tán
Trong đó:
+ l : Khoảng cách từ cửa xả nước thải đến mặt cắt tính toán (m)
+α : Hệ số có tính đến ảnh hưởng thủy lực
• VTB: Vận tốc dòng chảy trung bình
• HTB: Chiều sâu trung bình dòng chảy
• m : Tỷ lệ giữa vận tốc dòng chảy nước nguồn và
nước thải qua miệng xả
• c: nồng độ nhiễm bẩn của nước hồ chứa
Lưu ý : Từ công thức trên ta thấy hệ số γ tiến tới đơn vị khi khoảng cách l dài ra vô cùng. Một khoảng cách như thế trong thực tế là không có. Chính vì vậy người ta chỉ xác định cho một khoảng cách nào đó để nước nguồn có thể tham gia được 70 – 80% lưu lượng vào quá trình xáo trộn đối với những nguồn nước nhỏ và 0.25 – 0.3 đối với những nguồn nước trung bình và lớn.
3.Dự án cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm
Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm 1998 – 200Quản lý rác thải: Quản lý rác thải rắn; Trạm trung chuyển rác nhỏ
Xử lý nước thải
Mở rộng kêng kè bờ
Tái định cư
Nâng cấp đô thị
3.1.Quản Lý Chât Thải Rắn
Rác thải từ các gia đình là nguồn đáng kể gây ô nhiễm kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Một phần ba các hộ dân đổ rác thải xuống kênh. Rác thải từ các gia đình được thu gom, đặt phía trước các ngôi nhà để những người thu gom đến cho vào xe ba gác.
Chính quyền địa phương không tổ chức hoạt động thu gom rác ở qui mô này.
Người thu gom dân lập tại Quận 6 vận chuyển rác đến điểm hẹn lấy rác để chờ xe tải của quận đưa rác đến Trạm Trung Chuyển Lạc Long Quân. Từ đây, vào ban đêm xe tải của quận và thành phố vận chuyển rác đến bãi chôn rác.
Hệ thống thu gom gồm 4 bước này rất nặng nề, tốn chi phí và rất cần được cải tiến. Vận chuyển rác do người thu gom dân lập thực hiện rất thiếu tổ chức và mất vệ sinh. Qui trình này cũng không phù hợp với việc quản lý tái chế rác.
Để cải thiện việc thu gom rác thải từ các hộ gia đình và giảm bớt ô nhiễm kênh, dự án đã thực hiện các hoạt động sau đây tại 5 phường của Q.6:
Tổ chức lại hệ thống thu gom rác thải quanh Trạm Trung Chuyển Bà Lài tại các P.3, 4, 7 và 8.
Xây dựng một Trạm Trung chuyển rác nhỏ tại điểm hẹn lấy rác ở đường Bà Lài P.7.
Biểu đồ thể hiện những nơi dự án can thiệp vào hoạt động thu gom rác
3.1.1. Quản lý rác thải rắn
Các đường dây thu gom rác thải của các hộ thu gom rác thường bị chồng chéo lên nhau một cách thiếu tổ chức. Một số hộ gia đình không muốn sử dụng dịch vụ và trả tiền rác cho các hộ thu gom.
Chính quyền địa phương và cộng đồng không thể kiểm soát việc thu gom rác và thu tiền dịch vụ hàng tháng.
Mục tiêu
Cải thiện môi trường và vệ sinh trong khu vực.
Nâng cao nhận thức của người dân và tăng số lượng các hộ trả tiền thu gom rác
Tổ chức lại các đường thu gom rác tư nhân, bảo đảm thời gian thu gom ngắn hơn và thu nhập cao hơn cho người thu gom rác.
Cải tiến dụng cụ và đồng phục của người thu gom rác, giáo dục vệ sinh cho họ.
Tăng cường năng lực chính quyền địa phương và cộng đồng trong quản lý rác thải.
Phương pháp tiếp cận
Nhóm công tác xã hội quản lý quá trình tổ chức lại các đường thu gom rác, có sự tham gia trực tiếp của người thu gom, cộng đồng và sự hỗ trợ của chính quyền phường. Người chịu trách nhiệm quản lý rác thải cấp phường giữ vai trò quan trọng. Sự hỗ trợ của tổ trường dân phố và đại diện cộng đồng rất quan trọng trong việc giám sát và vận động các hộ sử dụng hệ thống thu gom rác.
Ngân sách
23,000 EUR
Kết quả
Đã tổ chức lại các đường thu gom rác tại các phường 7,8,3,4.
Ký hợp đồng với người thu gom rác và các hộ dân và số hộ dân tham gia tăng 90%.
Đã thiết kế và đưa vào sử dụng 15 trong số 40 chiếc xe đẩy thu gom rác. Đưa vào sử dụng xe ba bánh cải tiến để thu gom rác ở xa Trạm Trung Chuyển hơn 1km
Người thu gom rác nhận được đồng phục và dụng cụ bảo hộ lao động mới.
Tổ chức lại các đường thu gom rác
Các bản đồ
Các đường thu gom rác thải trước khi tái tổ chức
Phường 3
Phường 4
Phường 7
Phường 8
Sắp tới
Tăng số lượng hộ dân sử dụng hệ thống thu gom.
Áp dụng để nhân rộng ra các phường, quận và các thành phố khác.
Thử thách và bài học kinh nghiệm
Mặc dù đã được thiết kế và thử nghiệm với sự tham gia của người thu gom nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu; nếu thành phố không bắt buộc sử dụng xe đẩy thì xe ba gác cải tiến vẫn được sử dụng.
Đề cập đến thu nhập của người thu gom (khi tổ chức lại đường thu gom rác) là vấn đề rất nhạy cảm cần được các nhân viên công tác xã hội có kinh nghiệm và kiên nhẫn thực hiện.
Tham gia vào thiết kế xe đẩy cần giới hạn do trình độ kỹ thuật có hạn của người thu gom.
3.1.2.Trạm trung chuyển rác nhỏ
Trước đây người thu gom rác tư nhân chở rác đến địa điểm tập trung và phải đợi để đổ rác từ xe ba gác vào xe tải. Sau đó rác được chuyển đến trạm trung chuyển rác lớn trong thành phố. Buổi tối rác được chở từ địa điểm này đến đổ tại bãi rác. Quy trình này không hợp vệ sinh và mất rất nhiều thời gian.
Mục tiêu
Giảm bớt 1 bước trong hệ thống thu gom rác thải.
Giảm thời gian chờ đợi tại các điểm tập kết rác.
Cải tiến tổ chức các họat động tái chế rác.
Cải thiện vệ sinh và môi trường gần nơi thu gom.
Bên trong Trạm Trung Chuyển Rác Nhỏ
Phương pháp tiếp cận
Tỉ trọng rác thải là 400kg/m3; tương đối cao do có lượng chất thải hữu cơ.
Nhà thiết kế đã thảo luận với các chuyên gia, các ban ngành liên quan và người dân về thiết kế của Trạm Trung Chuyển.
Nhóm công tác xã hội cùng với người thu gom và chính quyền địa phương thiết lập các đường rác và hệ thống quản lý mới, và hỗ trợ trong việc thiết kế xe đẩy tay mới.
Ngân sách
415,000 EUR (8,1 tỉ VNĐ) bao gồm cần cẩu, 6 container và 2 xe tải
Kết quả
Trạm Trung Chuyển Rác Nhỏ (TTC) được bàn giao cho Công ty dịch vụ Công ích Quận 6 vào tháng 9 năm 2003. Ngoài Trạm thu gom và tái chế rác thải Trạm còn có chổ đậu xe và văn phòng, nhà vệ sinh. Tòa nhà TTC được cọ rửa hàng ngày bằng bơm cao áp.
Rác thải được đổ trực tiếp từ xe đẩy xuống 4 hố container 25m3. Rác được giữ và che đậy kín trong container, và được cẩu lên xe tải để chuyển ra bãi rác vào buổi tối.
Dung lượng trung chuyển qua trạm là 72 tấn/ngày cho 6 container, nhưng mới chỉ sử dụng một nửa công suất.
Mặt bằng trệt Trạm Trung Chuyển Rác Nhỏ
Sắp tới
Có thể tăng dung lượng lên đến 10 container hoặc hơn 100 tấn rác thải một ngày. Họat động cần mở rộng ra các phường khác trong quận 6.
Khi mật độ rác thải tại Q.6 (hiện nay là 400kg/m3) giảm xuống, có thể lắp đặt thêm một trục nén để tăng lượng rác chứa trong container.
Thử thách và bài học kinh nghiệm
Người dân, người thu gom và chính quyền đã tham gia vào quá trình do nhóm công tác xã hội hướng dẫn nhưng có ý kiến cho rằng vẫn còn mùi hôi và rác thải.
3.2.Xử lý nước thải
UBND TP.HCM đề nghị lựa chọn giải pháp phù hợp và so với ban đầu dự án đề xuất xây dựng một trạm xử lý gần kênh Tân Hóa - Lò Gốm. Do giá đất tăng vọt, nên phải dời ra vùng ngọai ô để xây dựng trạm xử lý. Do đây là trạm xử lý đầu tiên sử dụng công nghệ này tại Việt nam do đó vẫn còn mang nặng tính thử nghiệm.
Mô tả
Kênh Đen dài 4 km chảy theo hai quận Tân Phú và Bình Tân, hiện nay thu nhận nước thải từ 120,00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tinh trang va bien phap cai tao kenh Tan Hoa Lo.doc