Đề tài Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á

Về trang phục, các dân tộc Đông Nam Á có những trang phục giống nhau, mặc dù tên gọi có khác nhau. Từ xa xưa, phụ nữ thường mặc váy (sarong), yếm, sau này thì mặc quần; nam giới thì mặc khố,

Từ khi hình thành nên văn hóa sơ sử thì cư dân Đông Nam Á đã biết tạo ra những chất liệu may mặc từ tơ chuối, tơ tằm, tơ đay, gai và bong. Những chất liệu này được dệt thành vải mỏng nhẹ, thoáng, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm. Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân Đông Nam Á đã trỏ thành những nghề không kém gì nghề trồng lúa nước của họ. Lụa tơ tằm của Việt Nam, vải Patik của Indonesia và Malaysia là những mặt hàng nổi tiếng trên thế giới.

Đa số các dân tộc Đông Nam Á, váy là đồ mặc đặc trưng của phụ nữ. Ở mọi nơi, từ những vùng xa xôi thuộc các quốc gia hải đảo Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei đến vùng núi của các quốc gia lục địa như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianmar. Từ Sarong đều rất quen thuộc với mọi người. Bên cạnh đó trang phục của nam thì có Khố. Sau này có thêm quần, xà cạp, khăn, mũ, Trên đây chỉ là những kiểu trang phục phổ biến và có tính chất truyền thống ở Đông Nam Á. Hiện nay nhiều trang phục đã được thay đổi và làm cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoạn, mo cau bị xé rách thành nhiều mảnh. Người ta tin rằng ai lấy được những khúc hay những mảnh đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm, không chỉ may mắn trong việc lấy chồng lấy vợ mà còn may mắn cả trong sản xuất và đời sống. Người Lào có tục đốt pháo thăng thiên và rước sinh thực khí. Trong đếm đốt pháo người ta rước sinh thực khí và vừa diễu hành, vừa mô phỏng động tác giao phối biểu hiện ý niệm tạo ra sự phồn thực cho cỏ cây, gia súc. Cũng trong các lễ hội họ tổ chức các cuộc thi, những trò chơi mang biểu hiện phồn thực như thi đánh trống thủng (Lào, Việt, Thái Lan, Môn), đánh đu nam nữ, mùa khiên kiếm làm bẵng nõn chuối, mộc bằng mo cau theo động tác tính giao (Tày, Dao…). Còn trong đời sống hàng ngày, biểu tượng phồn thực được liên tưởng trong sinh hoạt: gậy chọc lỗ, cối chày giã gạo, bánh tét, bánh giầy,… Tóm lại, tín ngưỡng phồn thực có mặt ở nhiều dân tộc nông nghiệp nhưng các dân tộc khác ngoài Đông Nam Á thường chỉ thờ hoặc rước sinh thực khí còn cư dân Đông Nam Á thì thờ cả sinh thực khí nam và nữ, đồng thời thờ cả hành vi giao phối. Có thể nói rằng tín ngưỡng phồn thực ở Đông Nam Á là một tín ngưỡng bản địa, nó có trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ - thờ linga yoni. Sau này khi văn hóa Ấn Độ được truyền vào Đông Nam Á thì hai tín ngưỡng này kết hợp chặt chẽ với nhau. c. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Thế giới nhân thần bắt nguồn từ tục thờ cũng tổ tiên trong gia đình, sau này được mở rộng ra thành tục thờ cúng những người có công với cộng đồng, những ông tổ nghề, tổ làng, thậm chí cả tổ của cả nước. Việc thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ hai quan niệm: Một là chết không phải là hết, mà người thân chết vẫn có mối quan hệ gần gũi mật thiết với người sống trong gia đình, phải thờ cúng để được tổ tiên phù hộ độ trì và không quấy phá. Hai là “uống nước nhớ nguồn”, thờ cúng những người đã khuất để tỏ lòng thương nhớ đến công ơn sinh thành. Đó là sợi dây bền vững xuất phát từ tình cảm cộng đồng nối quá khứ với hiện tại và tương lai tạo nên tính liên tục trong sự đứt đoạn của các cộng đồng tộc người từ gia đình đến làng nước. Ngoài tổ tiên trong gia đình, những người khi sống có khả năng hơn người và có những công lao với cộng đồng, ngay lúc sống họ được suy tôn là thánh sống, tất nhiên khi chết sẽ hiển linh thành thần. Đó là những người có công dẹp giặc bảo vệ cộng đồng như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng,… hoặc đưa lại cho nhân dân một nghề để kiếm sống như một số thành hoàng làng ở Việt Nam, hai mẹ con Ciksiti Wankembang và Puteri Saadoong đã đem nghề buôn bán cho dân thành phố Kelanta ở Malaysia. Vì thế người Thái, người Lào mới phân chia thành 3 loại mạ (phi): ma nhà (phi hươn), ma bản (phi bản) và ma mường (Phi mường): - Phi hươn (ma nhà): Thờ bố mẹ đã mất và tổ tiên theo huyết thống gọi là “Phi đẳm” (đẳm là một tổ chức thoe quan hệ huyết thống hiện còn được bảo lưu trong xã hội Tày - Thái). - Phi bản (ma làng): Thờ thần của làng thành hoàng) ở một nơi cao ráo, có thẻ là một gốc cây to, có thể là một hòn đá được dựng lên gọi là “lắc bản”. - Phi mường (ma mường): Thờ người sáng lập ra mường đó, người ta dựng miếu thờ, có cả “lắc mường” bằng cột đá, có khu rừng dành riêng để “nuôi phi mường”. Trong quá trình tích hợp thành mường quốc gia - người Lào gọi là “Mường luống”, thì có “phi mường luống” là ma của cả nước và được tổ chức quốc lễ “Bun Thạt Luổng” ở Viên Chăn. Người Việt cũng có chung những hệ thống như vậy, thờ tổ tiên trong gia đình, thờ tổ nghề và thần làng, thờ tổ cả nước. Giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗ lớn nhất cả nước. 2.2.4. Tương đồng trong các phong tục tập quán, lễ hội Phong tục tập quán Đông Nam Á rất đa dạng bởi trên địa bàn này quần tụ rất nhiều dân tộc, tộc người khác nhau. Tuy nhiên, trong sự muôn hình muôn vẻ ấy vẫn có những phong tục tập quán chung xuất phát từ một cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á vốn đã hình thành từ lâu đời. Nét tương đồng thể hiện trên các lĩnh vực: nhà ở, trang phục, ăn uống, hôn nhân, tang lễ, lễ hội,… a. Nhà ở Ở khu vực Đông Nam Á có một kiểu nhà mang tính chất đặc trưng nổi bật nhất của toàn khu vực: Nhà sàn. Không chỉ trước đây mà ngay bây giờ, nếu có dịp đi bất kì nước nào trong khu vực, chúng ta vẫn gặp kiểu nhà này. Và không phải chỉ ở những vùng xa xôi hẻo lánh mang tính chất hoang sơ, tức là nơi thường được coi là “xứ sở” bảo lưu vốn chặt chẽ nhất như các vùng cao ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam hay Indonesia,… mới có nhà sàn. Đông Nam Á là vùng sông nước, do đó để đối phó với nạn lũ lụt quanh năm, cư dân ven biển, ven sông đã chọn cho mình một khu nhà “cao chân” rất thích hợp. Nhà sàn mọc san sát dọc bờ biển Borneo, dọc theo cac kênh rạch Nam Bộ Việt Nam,… Không chỉ ở vùng sông nước, nhà sàn còn rất phổ biến ở miền núi cao bởi nó có tác dụng thiết thực trong việc ngăn cản thú dữ và côn trùng gây bệnh. Nhà sàn cũng xuất hiện ở một số vùng đồng bằng, nhất là những vùng đất thấp hay bị lụt lội hàng năm. Nhà sàn được hầu hết các dân tộc Đông Nam Á sử dụng. Ở Việt Nam, các dân tộc ít người từ Tây Nguyên đến Việt Nam, Tây Bắc (Giarai, Ê đê, Stiêng, Mường, Thái,…) đều làm nhà sàn. Người Khmer (Campuchia), người Thái (Thái Lan), người Lào, người Khmú (Lào), người Miến (Myanmar), người Batak, người Dayak, người Sunda (Indonesia), người Melayu (Malaysia, Brunei), người Tagan, người Ilocano, các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines),… đều sống ở nhà sàn. Kiểu nhà có mái cong hình thuyền hay kiểu nhà đất cũng rất được phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đã du nhập nhiều kiều nhà được xây dựng kiên cố, cải tiến, cách tân. Tuy nhiên, nhà sàn vẫn có chỗ đứng vững chãi của mình không chỉ ở nông thôn, miền núi mà ngay cả ở những vùng cận thành phố hoặc trong thành phố (như thủ đô Phnôm pênh). Cái khác là ngôi nhà ngay nay được xây dựng vững chắc hơn, hiện đại hơn do có sự xuất hiện các nguyên liệu mới như xi măng, gạch, ngói, sắt thép. b. Trang phục Về trang phục, các dân tộc Đông Nam Á có những trang phục giống nhau, mặc dù tên gọi có khác nhau. Từ xa xưa, phụ nữ thường mặc váy (sarong), yếm, sau này thì mặc quần; nam giới thì mặc khố,… Từ khi hình thành nên văn hóa sơ sử thì cư dân Đông Nam Á đã biết tạo ra những chất liệu may mặc từ tơ chuối, tơ tằm, tơ đay, gai và bong. Những chất liệu này được dệt thành vải mỏng nhẹ, thoáng, rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm. Nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ và nghề trồng bông dệt vải của cư dân Đông Nam Á đã trỏ thành những nghề không kém gì nghề trồng lúa nước của họ. Lụa tơ tằm của Việt Nam, vải Patik của Indonesia và Malaysia là những mặt hàng nổi tiếng trên thế giới. Đa số các dân tộc Đông Nam Á, váy là đồ mặc đặc trưng của phụ nữ. Ở mọi nơi, từ những vùng xa xôi thuộc các quốc gia hải đảo Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei đến vùng núi của các quốc gia lục địa như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianmar. Từ Sarong đều rất quen thuộc với mọi người. Bên cạnh đó trang phục của nam thì có Khố. Sau này có thêm quần, xà cạp, khăn, mũ,… Trên đây chỉ là những kiểu trang phục phổ biến và có tính chất truyền thống ở Đông Nam Á. Hiện nay nhiều trang phục đã được thay đổi và làm cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. d. Ăn uống Về ăn uống, là khu vực nóng, ẩm, mưa nhiều, lại có đủ loại hình, cùng với điều kiện nhiều sông ngòi, biển lớn, thức ăn của cư dân ở đây chủ yếu là ăn loại rau từ ngành nông nghiệp, lương thực chính là lúa gạo. Các loại rau xanh, củ quả đều dùng tươi xanh, đồ thịt, cá luôn tươi sống chứ không ăn nhiều đồ hộp như bên phương Tây. Đông Nam Á là khu vực sông ngòi dày đặc và biển rộng mênh mông nên cá trở thành thức ăn phổ biến hơn thịt cũng là lẽ tự nhiên. Cá được chế biến theo mọi cách: kho, nấu nướng, luộc, rán,… Từ cá, người Đông Nam Á còn chế ra một loại thức ăn khá phổ biến trong toàn vùng, đó là nước mắm. Nước mắm có thể dùng như một loại nước chấm, có thể chan trực tiếp vào cơm như một loại thức ăn. Trong bữa ăn của người Đông Nam Á còn không thể thiếu các loại gia vị như hạt tiêu, ớt, rau thơm các loại,… e. Hôn nhân Về hôn nhân, những phong tục xung quanh hôn nhân hêt sức đa dạng và khác nhau ở mỗi dân tộc. Tuy vậy, vẫn có nhiều nét tương đồng trong phong tục hôn nhân giữa các quốc gia dân tộc ở Đông Nam Á. Ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á từ xa xưa đã có đặc điểm là cha mẹ thường quyết định hôn nhân của con cái. Tập quán “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không phải chỉ có ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi khác như Malaysia, Indonesia, Brunei, Campuchia,… Thậm chí, cho đến tận ngày nay, ở một số dân tộc, tuy không nhiều nhưng vẫn có những gia đình bố mẹ “đi tìm” và quyết định người bạn trăm năm của con mình. Nhiều nơi còn có phong tục “cướp dâu”. Thủ tục cho một đám cưới ở các dân tộc Đông Nam Á không hoàn toàn giống nhau bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân về tôn giáo. Song dù có sự khác nhau như thế nào về cách thức tổ chức, nói chung việc cưới xin thường trải qua ít nhất là hai bước: Lễ ăn hỏi và lễ cưới. f. Tang lễ Phong tục tang lễ, có hai cách chủ yếu xử lí đối với xác người chết: chôn dưới đất và hỏa thiêu. Ở Đông Nam Á tục chôn người chết đã có từ rất lâu. Những phát hiện khảo cổ học tại rất nhiều nơi ở Đông Nam Á đều xác nhận rằng xác người xưa kia thường được chôn trong các chum vại, bình gốm hoặc những quan tài bằng đá. Tục chôn người chết vẫn cò rất phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Phong tục chôn người chết, một tập tục rất phổ biến ở Đông Nam Á là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Thông thường thì người ta thường bỏ tiền, gạo vì đó là những thứ không thể thiếu được cho cuộc sống của con người. Ngoài ra ở Đông Nam Á còn có nhiều phong tục khác như: nhai trầu, tục cưa và nhuộm răng đen, tục xăm mình, các trò chơi giải trí như chọi gà, thả diều, bơi thuyền,… g. Lễ hội Không ai có thể thống kê được đầy đủ tất cả các lễ hội ở khu vực Đông Nam Á bởi số lượng của nó quá nhiều. Có lễ hội chung cho cả nước, có lễ hội cho một vùng, cũng có lễ hội chỉ diễn ra trong một làng, một bản. Tuy nhiên tất cả các lễ hội ở Đông Nam Á phần lớn đều bắt nguồn từ một gốc chung mang tính khu vực: Đó là nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Có thể nói chính đặc điểm này đã tạo nên tính thống nhất của lễ hội - lễ hội tết khu vực nói riêng và văn hóa khu vực nói chung. Trong số các lễ hội Đông Nam Á thì phổ biến nhất là các lễ hội nông nghiệp mà quan trọng nhất là những lễ hội liên quan đến cây lúa. Lễ hội được tổ chức hầu hết các tháng trong năm, vào những lúc nông nhàn, lúc giao mùa. Địa điểm tổ chức thường là những nơi gắn với đời sống sản xuất của nhà nông, dưới gốc cây đa, bên bờ suối, trước cửa rừng, trên gò cao, trên ngọn thác, thung lũng,… Trong quan niệm của Đông Nam Á, tất cả những nơi đó đều có “thần”. “Thần ở nơi nào thì lễ hội thường được tổ chức ngay ở nơi đó”. Sau thời gian dài tổ chức lễ hội ở làng mạc, các lễ hội Đông Nam Á dần dần được chuyển vào miếu. Khi các tôn giáo (như Phật, Nho, Hồi giáo,…) xuất hiện thì các lễ hội thường diễn ra ở chùa, đền, đình, nhà thờ. Là một hệ thống biểu tượng nhằm hiện thực hóa thế giới ý niệm về đời sống tâm linh bằng những nghi thức, những hoạt động để con người giao tiếp với thần linh. Như vậy nên lễ hội như là dịp tập trung những nét tiêu biểu cho văn hóa nghệ thuật của mỗi cộng đồng. Lễ hội bao giờ cũng là sự hội nhập của hai bộ phận: Phần lễ và phần hội. Phần lễ: bao gồm các nghi thức tế tự mà con người sáng tạo ra để giao tiếp với thần linh. Thế giới thần linh là thế giới mang tính chất thần bí linh thiêng không giống như thế giới trần tục của con người. Muốn cầu xin thần thánh để được phù hộ độ trì, nghĩa là muốn giao tiếp với thần linh con người phải sáng tạo ra những vật thiêng trung gian: người thiêng (thầy cúng, cô đồng, thầy phù thủy - tiếng Thái, Lào, Mường gọi là Pomo, tiếng Mã Lai là Bomoh - có các ma thuật và cả những con rối bóng), lời thiêng (bài khấn, bài tụng bằng những thứ ngôn ngữ khác đời thường thậm chí có khi chỉ là kí hiệu như xin quẻ âm dương), chữ thiêng (bùa chú), vật thiêng (các dụng cụ đồ cúng) với những nghi thức thiêng như hương hoa, bài vị, xướng lễ,… trong một không gian thiêng (nhà thờ, chùa, miếu…). Trong cái không gian - thời gian khác thường ấy, ông thầy cúng lắc lư và bỗng nhiên xuất thần để đến với thần linh, còn những người tham dự thì như đang ở một thế giới khác, không còn là cuộc đời trần tục nữa. Vì thế các địa điểm thực hành nghi lễ như gò đối, đền thờ miếu mạo, chùa chiền, nhà thờ, thánh địa,… đều được kiến trúc sao cho tạo nên không khí thiêng liêng. Phần hội bao gồm các hoạt động nhằm xây dựng quan hệ cộng đồng nên không khí lúc nào cũng phải “vui như hội”, mọi thành viên đều tham dự các cuộc vui chơi đua sức thi tài. Nếu như trong phần lễ có yếu tố thiêng và xuất thần để tiếp cận với đời sống tâm linh, thì trong phần hội có yếu tố trần tục làm cho con người phấn chấn thăng hoa trong cuộc sống tâm tình. Đám rước chính là cầu nối giữa lễ và hội. Cả hai phần lễ và hội được thống nhất trong tâm thức con người với mối quan hệ giữa con người và thần thánh. Vì vậy các nghi thức tế lễ và các hình thức vui chơi đan xem vào nhau tạo nên sự gắn bó giữa con người thành một cộng đồng gắn kết. Từ các hình thức diễn xướng đám rước, múa thiêng, lễ ca, lễ nhạc đến các nghi thức tế tự đều có mối tương tác đan xen với các hình thức hát giao duyên, múa vui, diễn trò tạo nên sự thống nhất giữa đạo với đời, giữa cái thánh thiện với cái trần tục. Vì vậy nghệ thuật diễn xướng bao giờ cũng gắn với tôn giáo và giải trí. Múa phần lớn là những điệu múa nghi lễ nhưng vẫn có chỗ cho vui chơi, là thể hiện sự phấn khích của con người khi tiếp xúc với thần linh làm cho con người thoát khỏi cảnh trần tục. Lối múa tập thể trong hội mùa thường gắn với nghi lễ phồn thực. Kiểu múa giáo với khiên hay động tác dùng gậy chọc lỗ của bà mẹ lúa - người Xá Tây Bắc vung về phía Mặt Trời mọc là một biểu tượng nói lên sự giao hợp âm dương và tục Mặt Trời. Lễ ca (hay tụng ca) là những bài hát thiêng trong lễ cầu mùa, đi liền nhạc lễ. Đó có thể là những bài thần chú, những bài thỉnh nguyện mà người chủ lễ xướng lên và mọi người đọc theo. Nội dung của các bài cúng trong dịp lễ hội thường cầu xin mùa màng tươi tốt, cầu giảm bệnh,… Ví dụ như “páo khuôn” (báo hồn) của người Thái là cầu mong sao cho “cơm hết cơm khắc đến; cá hết cá khắc về; lúa đầy đồng, cá chật sông; trường sinh bất tử…” Cuối cùng tất cả mọi thứ ca, múa, nhạc được tập trung trong diễn xướng. Ngay cả việc ăn uống trong lễ hội cũng mang những ý nghĩa trên. Theo Lễ hội cổ truyền ở tỉnh Lào Cai của Trần Hữu Sơn, thì món ăn ở trong lễ hội có 3 đặc điểm: Một là tính chất thiêng, hai là tính biểu tượng, tính cộng đồng. Ngoài ra, ở mỗi quốc gia Đông Nam Á đều có ít nhất một lễ hội có quy mô lớn nhất, đó là Tết nguyên đán. Tết nguyên đán của các dân tộc Đông Nam Á bao giờ cũng mang ý nghĩa tổng kết năm cũ, tổng kết một chu kì lao động và đón mừng năm mới (năm âm lịch, dương lịch, Hồi lịch,…) với một chu trình lao động mới, cái may mắn, tốt lành. Có thể nói “Tết nguyên đán bao giờ cũng hàm chứa trong nó ý nghĩa tổng kết và mở đầu, tống cựu và nghinh tân”. Nói chung, Tết nguyên đán của các dân tộc Đông Nam Á được tổ chức cố định vào tiết chuyển mùa: Chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, vào lúc mùa màng thu hoạch xong và mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị bước vào vụ gieo trồng mới. Dù hình thức và nghi thức đón tết của các dân tộc có khác nhau nhưng “tết bao giờ cũng là dịp mọi người nghỉ ngơi, vui chơi, làm lễ ta ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã ban cho một năm mưa thuận gió hòa, gột bỏ những điều xấu trong năm cũ, cầu mong và đón nhận vạn sự tốt lành của năm mới”. 2.2.5. Tương đồng trong ngôn ngữ, chữ viết và văn học a. Ngôn ngữ, chữ viết Ngôn ngữ các nước đều bắt nguồn chung một gốc, chữ viết được tiếp thu từ chữ Sanscrit, chữ Hán và sau này theo kí tự chữ La tinh. Bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á hết sức đa dạng nhưng theo các nhà ngôn ngữ học, trước đây chúng đều có chung một gốc, tạm gọi là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Từ nguồn gốc chung này, trong quá trình phát triển lịch sử, nó được phân thành các ngữ hệ khác nhau và phát triển theo các hướng khác nhau. Ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử có các phụ tố mà theo vị trí có thể gọi là tiền tố, trung tố và hậu tố. Các phụ tố không nhiều và được biểu thị bằng những phụ âm nhất định, kèm với nguyên âm “ơ” dòng pha không có giá trị âm vị học, không tồn tại độc lập. Về chữ viết, các quốc gia Đông Nam Á đều xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình từ một trong hai nguồn: từ chữ Pali - Sanscrit (như chữ Khmer, Chăm, Thái, Lào, Miến Điện, Java, Madura cổ) và từ chữ Hán (như chữ Nôm của Việt Nam). Các chữ viết dân tộc này, nói chung, được sử dụng cho đến hết thời trung cổ. Từ thế kỉ XIII, các quốc gia hải đảo Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của đạo Hồi. Từ đó văn hóa Ả rập thâm nhập mạnh mẽ vào khu vực này cùng với Hồi giáo. Chữ viết Ả rập chuyển tải nội dung của Hồi giáo được mang vào Malaysia, Indonesia và có ảnh hưởng đáng kể ở đây vào thế kỉ XIV - XV. Với sự can thiệp của phương Tây vào Đông Nam Á, chữ viết của một số quốc gia Đông Nam Á đã được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa. Các loại chữ viết này đều là chữ ghi âm, dùng con chữ Latinh nên dễ đọc, dễ nhớ. Chữ viết Malaysia, Brunei, ndonesia, Philippines và Việt Nam hiện nay đều thuộc dạng này. Trong số các chữ viết Latinh hóa này, chữ quốc ngữ của Việt Nam ra đời sớm nhất - khoảng đầu thế kỉ XVII, các chữ Latinh khác ở hải đảo xuất hiện vào khoảng đầu thế kỉ XIX - XX. b. Văn học Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức mạnh dân gian hoá. Văn học Đông Nam Á đều hình thành hai bộ phận: văn học bằng tiếng vay mượn (Sanskrit, Pali, Hán, Ả rập, Tây Ban Nha) và văn học bằng tiếng dân tộc. Ngoài ra văn học Đông Nam Á được nuôi dưỡng từ ba nguồn lớn: văn học dân gian, văn học lịch sử, văn học nước ngoài. Trước hết, khi nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức mạnh dân gian hoá. Nền tảng của sức mạnh dân gian hoá đó là nền văn hoá dân gian còn đang bao trùm hầu như toàn bộ đời sống tinh thần của họ. Văn học dân gian là một trong những cội nguồn của văn học dân tộc. Bên cạnh đó văn học Đông Nam Á còn có sự tiếp thu văn học của Ấn Độ, Trung Quốc,… Nền văn minh nông nghiệp lúa nước này là cội nguồn và bản sắc riêng, phát triển liên tục trong lịch sử. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Trên cơ tầng văn hoá này, văn học dân gian nảy nở, phát triển. Văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hoá bản địa trước khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài. Trước khi tiếp nhận chịu ảnh hưởng văn hoá từ bên ngoài, các cộng đồng tộc người ở Đông Nam Á đều có tín ngưỡng bản địa, tín ngưỡng đa thần giáo, vạn vật hữu linh và tục thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng này gắn chặt chẽ với sự phát sinh phát triển của văn học dân gian trên cơ sở của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Chính vì vậy, văn học dân gian chiếm phần lớn, nổi bật, bao trùm lên toàn bộ quá trình văn học Đông Nam Á. Văn học dân gian thời kỳ này mang màu sắc nguyên sơ của các cộng đồng làm nông nghiệp, trồng trọt, săn bắn, đánh cá. Trước khi chuyển từ thời tiền sử sang thời kỳ lịch sử (với sự hình thành của các nhà nước cổ đại) tức là vào khoảng các thế kỷ VI - IV trước Công nguyên thì các cư dân ở Đông Nam Á đã có một trình độ tương đối phát triển. Những quan niệm về tính chất lưỡng phân - lưỡng hợp của thế giới như đối lập mặt trăng với mặt trời, trời với đất, núi với biển, loài có cánh với loài thuỷ tộc, cư dân miền Thượng lưu và cư dân miền Hạ lưu,… được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau trong thần thoại và truyền thuyết của vùng Đông Nam Á tiền sử. Từ đầu Công nguyên (thậm chí còn sớm hơn) cho đến nay, Đông Nam Á là nơi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư, Tây Âu. 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Quốc qua các con đường, những cách thức khác nhau. Người ấn Độ thâm nhập vào vùng Đông Nam Á đem tới đây các tôn giáo (Bàlamôn giáo; Phật giáo,…) và các loại hình văn hoá của Ấn Độ, trong đó có văn học. Các dân tộc ở Đông Nam Á đã tiếp thu một cách đầy sáng tạo các đề tài, cốt truyện, các phong cách nghệ thuật của Ấn Độ và biến cải nó cùng với vốn văn hoá của mình để rồi tạo nên những công trình điêu khắc kiến trúc đồ sộ như Bôrôbuđua; ĂngcoVat, những áng văn học đậm đà tính chất dân gian lấy từ Jataka, Panchatantra, Ramayana, Mahabrrahata,… Hầu như văn học Đông Nam Á đều hình thành hai bộ phận: văn học bằng tiếng vay mượn (Sanskrit, Pali, Hán, Ả rập, Tây Ban Nha) và văn học bằng tiếng dân tộc. Nền văn minh nông nghiệp với sự phát triển của văn học dân gian đã làm cho văn học thành văn của Đông Nam Á ra đời muộn. 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, các nước ở Đông Nam Á chưa có chữ viết, trong khi đó tôn giáo Ấn Độ và Phật giáo du nhập & phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali, Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á. ban đầu các quốc gia ở Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp các chữ viết của ấn Độ, Trung Quốc. Sau đó cư dân Đông Nam á mới dựa trên những mẫu chữu đó để sáng tạo ra chữ viết rieng của mình. Thứ chữ viết này chủ yếu dùng trong công việc hành chính ở các quốc gia cổ đại Đông Nam Á. Văn học viết truyền thống của Đông Nam Á được nuôi dưỡng từ ba nguồn lớn: Văn học dân gian, văn học lịch sử, văn học nước ngoài. Thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, văn học Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Trong cuộc hội nhập lần này, các nước Đông Nam Á cũng rất tỉnh táo và nhạy bén. Họ biết “gạn đục khơi trong”, biết kế thừa những tinh hoa của văn hoá nhân loại qua các tác phẩm văn học của phương Tây. 2.2.6. Tương đồng trong phong cách của các loại hình nghệ thuật a. Nghệ thuật tạo hình mang tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu Nền nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á được ra đời từ rất sớm. Với nét tương đồng lớn nhất là tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu. Bên cạnh đó điêu khắc, kiến trúc cũng đều có sự từ ảnh hưởng các tôn giáo như Phật giáo, Hindu giáo. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bên cạnh những yếu tố bản địa thì nghệ thuật tạo hình ở đây còn ảnh hưởng từ nhiều nền nghệ thuật tạo hình của các trung tâm văn lớn trên thế giới. Những tác phẩm xưa nhất mà các nhà khoa học biết đến có niên đại cách đây tới mười nghìn năm. Ban đầu là những hình khắc chạm đơn sơ trên đá. Những bức vẽ trên đá được tìm thấy tại rất nhiều nơi ở khắp Đông Nam Á hải đảo cũng như lục địa. Trên đảo Kalimanta, người ta tìm được trên đá những bức vẽ hình thuyền, hình mặt trời, mặt trăng, hình cá, thằn lằn và các động vật khác nữa vào thời kỳ đồ đá giữa. Sang thời kỳ đồ đá mới, bức vẽ con lợn rừng ở hang Leang patteh (phía Nam đảo Sulavesi) được coi là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất mà nhiều nhà khoa học thường nhắc đến bởi tính chất chân thực và sinh động của các họa tiết trên đá. Vào hậu kỳ đá mới ở Đông Nam Á xuất hiện rất nhiều công trình cự thạch. Có thể coi đây là bước đầu tiên của nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á. Các công trình cự thạch này phần lớn gắn liền với tín ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á. Người ta tìm thấy nhiều điện thờ bằng đá, trụ đá, ghế đá, thậm chí cả hình sinh thực khí bằng đá. Thời kỳ kim khí, nghệ thuật Đông Nam Á có một sự nhảy vọt đáng kể. Hàng loạt tác phẩm nghệ thuật tạo hình có giá trị được phát hiện thấy ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Việt Nam,… Nhiều hoa văn đặc sắc trên đồ gốm Việt Nam, Campuchia như những tượng đá hình người, hình vật lớn, những hình vẽ trên chum, vại đá và đặc biệt là vô số những tác phẩm chạm khắc tinh tế trên những dụng cụ bằng đồng (qua, rìu, dao găm, trống đồng,…). Vào thời kỳ này ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn đã lan ra toàn khu vực, Trống đồng Đông Sơn có mặt khắp nơi. Trống đồng Đông Sơn trở thành biểu tượng cao nhất của sự phát triển nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á trong thời kỳ này. Có thể nói một cách không quá đáng rằng Trống đồng Đông Sơn chính là sự phản ánh trung thực và sinh động cuộc sống của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á bằng nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo hình Đông Nam Á có một đặc điểm chung, khác với nghệ thuật tạo hình phương Tây, là tính biểu trưng, ước lệ và cách điệu. Các nghệ sĩ Đông Nam Á muốn hướng người xem đến nội dung biểu đạt sâu kín ở bên trong hơn là hình thức bên ngoài, do đó, đối với họ, đường nét tả thực theo kiểu phương Tây thường không được chú ý. Chính vì thế, đối với một tác phẩm tạo hình Đông Nam Á, bản thân người xem cũng “đồng điệu” với tác giả, nghĩa là người ta không bắt bẻ những chi tiết phi logic, những chi tiết không thực lắm ở tác phẩm. Điều mà người ta cần quan tâm hơn cả chính là “cái thần” của tác phẩm. Tất nhiên sau này, khi tiếp xúc với nền nghệ thuật phương Tây, phong cách tả thực đã được đưa vào Đông Nam Á nhưng đó là sự tiếp thu từ bên ngoài chứ không phải là truyền thống cổ xưa của văn hóa khu vực này. b. Nghệ thuật kiến trúc đều chịu ảnh hưởng từ tôn giáo của Ấn Độ và có chung kiểu “Kiến trúc phồn thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTính tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nước ở khu vực Đông Nam Á.doc
Tài liệu liên quan