Mục lục
Phần Trang
Lời nói đầu 3
Phần I - V 5
Phần VI : Kết cấu tổng thể nội dung 6
Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
a. Định nghĩa về tình yêu 6
b. Lịch sử nghiên cứu 7
Chương 2 : Thực trạng của vấn đề tình yêu trong sinh viên hiện nay 9
A. Điều tra xã hội học và những kết luận 9
a. Điều tra thăm dò ý kiến và những bất cập 9
b. Số liệu thống kê qua cuộc điều tra 10
c. Kết luận về kết quả của cuộc điều tra 12
B. Thực trạng tình yêu sinh viên hiện nay 13
C. Những ảnh hưởng đối với sinh viên khi yêu 17
i. Ảnh hưởng đến bản thân người trong cuộc 17
ii. Ảnh hưởng về sức khỏe 17
iii. Ảnh hưởng đến tâm lí 18
Chương 3 : Giải pháp 22
Phần VII : Tổng kết 26
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17190 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình yêu sinh viên, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rằng, dù đại đa số sinh viên đã có những nhận thức rất đúng đắn và nghiêm túc về tình yêu, thì vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên coi đây chỉ là một phong trào, yêu để không thua bạn kém bè.
Dù mục đích của sinh viên khi yêu là gì thì vẫn có những tiêu chí nhất định trong việc chọn người yêu. Nhóm đã đưa ra 4 tiêu chí nổi bật nhất: theo ngoại hình, tính cách, trình độ và hoàn cảnh gia đình để tiến hành điều tra khảo sát. Xử lí số liệu thu thập được thấy rằng: có 52,02% sinh viên chọn theo tính cách, 16,89% chọn theo trình độ, 16,22% chọn theo ngoại hình và còn lại 14,87% chọn theo hoàn cảnh gia đình. Qua đây ta thấy, khá nhiều sinh viên chọn người yêu theo tính cách trong khi đó tỉ lệ chọn theo các tiêu chí khác không có sự chênh lệch cơ bản. Tuy nhiên với môi trường khảo sát phần lớn ở trường đại học Ngoại Thương- một trong những trường đại học có chất lương sinh viên hàng đầu đất nước, cũng không ngạc nhiên khi có đến 16,89% số sinh viên được hỏi lựa chọn người yêu theo trình độ văn hóa. Trong thời kì đất nước đang phát triển tương đối nhanh, sinh viên chọn theo hoàn cảnh gia đình cho thấy cách nhìn “ một túp lều tranh hai trái tim vàng” đang càng trở nên không phù hợp, những sự tương xứng giữa hai gia đình sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những hiểu lầm hay tranh cãi không đáng có khi họ yêu nhau cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của hai người.16,22% sinh viên chọn theo ngoại hình mặt khác lại cho thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên đang chạy theo vẻ hào nhoáng bề ngoài mà đánh giá thiếu đúng đắn tính cách của người họ sẽ chọn, đây là một nhận thức không tốt và có thể ảnh hưởng tương đối tiêu cực đến quan hệ tình cảm nếu hai người có ý định tiến xa hơn trong tương lai.
Với câu hỏi “ khi yêu, bạn có định hướng gì cho tương lai” có 50% sinh viên trả lời rằng họ chắc chắn có định hướng khi họ yêu , 30,41% trả lời họ đương nhiên không quan tâm đến vấn đề này và 19,59% sinh viên phó mặc tất cả, không cần quan tâm đến tương lai, đến đâu thì đến chỉ cần biết cho hiện tại mà thôi. Cũng không quá ngạc nhiên khi có đến 50% sinh viên chưa muốn hoặc không có ý định nghĩ về tương lai. Họ cho rằng họ còn quá trẻ để có bất kì định hướng xa xôi nào, cũng như họ cho rằng tình yêu trong sinh viên không lâu bền và không nhiều mối tình có thể tiến tới quan hệ cao hơn như hôn nhân trong tương lai.
Khi được hỏi về các tác động của tình yêu lên sinh viên, 82,44% sinh viên cho rằng tình yêu có cả mặt tác động tích cực cũng như tiêu cực, 10,13% cho rằng chỉ có tác động tích cực mà không có tiêu cực và chỉ có 7,43% cho rằng tình yêu không mang lại tác động tích cực nào ngoài toàn những tác động tiêu cực. Như vậy, đại đa số sinh viên đã nhận ra tác động hai chiều của tình yêu cho dù vẫn còn một bộ phận sinh viên giữ cái nhìn một chiều và có lẽ thiếu đầy đủ và mang tính chủ quan cao.
Sau khi đã biết cách các bạn nhìn nhận về tác động của tình yêu, nhóm UTC8 tiếp tục tìm hiểu các góc độ tích cực hay tiêu cực cụ thể theo quan niêm sinh viên là gì. Có 75% sinh viên cho rằng tình yêu giúp họ có động cơ học tập và làm việc, 62,84% sinh viên nói là giúp cho họ tạo thêm nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp, 73,65% là giúp họ vui vẻ yêu đời, hơn môt nửa số sinh viên 52,03% tin là tình yêu có thể giúp họ cải thiện đáng kể về ngoại hình của mình trong khi 79,05% chắc chắn rằng hai người yêu nhau có thể giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Không hề phủ nhận góc độ tiêu cực của tình yêu, có 66,9% nghĩ tình yêu sẽ làm mất thời gian dành cho các hoạt động khác của họ, 52,7 % lo lắng đến vấn đề chi phí và cho rằng tình yêu tốn khá nhiều tiền của họ cho các hoạt động được coi là ai khi yêu cũng phải làm. 72,3% số người được hỏi trả lời rằng tình yêu ảnh hưởng không tốt đến tâm lí nhất là khi có trục trặc hoặc chia tay trong khi 64,12% lo lắng về những định hướng lệch lạc của tình yêu sinh viên có thể gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng như có thai ngoài ý muốn, các tệ nạn xã hội….
Tuy phạm vi khảo sát chựa thật lớn những cơ bản chúng tôi đã có thể đưa ra một số kết luận khách quan về cách nhìn nhận thực tế của sinh viên về tình yêu, phản ánh phần nào quan điểm hiện đại về tình yêu mà đại đa số sinh viên hiện nay đang nhìn nhận.
Kết luận về kết quả của cuộc điều tra.
Qua thống kê trên, những số liệu cũng đã thể hiện được khá chuẩn xác thực tế cũng như xu hướng yêu của giới trẻ hiện nay. Tuy chỉ khảo sát chủ yếu trên sinh viên khối Kinh tế nhưng đây cũng là những thế hệ sinh viên có cách nghĩ hiện đại, đổi mới, có thể coi là đại diện cho toàn bộ sinh viên hiện nay. Qua cuộc điều tra này, chúng ta có thể thấy rõ rằng, tình yêu sinh viên được xã hội áp đặt rất nhiều tiêu cực nhưng chính những sinh viên – những người trong cuộc lại tin rằng tình yêu sinh viên có nhiều tích cực hơn là tiêu cực. Tuy từ lí thuyết đến thực tế vẫn có một khoảng cách khá xa nhưng chúng ta có thể tin rằng, khi sinh viên đã nghĩ được thì chắc chắn cũng sẽ làm được. Quan trọng hơn, chính những xu hướng tích cực này sẽ dần đẩy lùi những xu hướng yêu không lành mạnh và tiêu cực. Và đây cũng là bằng chứng để xã hội thay đổi cách nhìn về tính yêu sinh viên, khiến cho chúng ta nhìn nhận tình yêu sinh viên một cách khách quan hơn, mang “tình yêu sinh viên” về đúng với ý nghĩa tốt đẹp của nó.
Thực trạng tình yêu sinh viên hiện nay
Có người cho rằng tình yêu sinh viên đẹp vì nó được dệt bằng những ước mơ cao xa, lãng mạn. Nhưng cũng có người cho rằng tình yêu sinh viên thường không thành. Khi tìm hiểu quan niệm của sinh viên hiện nay về tình yêu, một sinh viên năm thứ tư nói: “Phải đến 90% là không thành vì nhận thức của họ còn quá non nớt”. Tất nhiên đây chỉ là một nhận xét chủ quan vì cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào điều tra có bao nhiêu sinh viên yêu nhau tiến tới hôn nhân? Những mối tình sinh viên trung thực không dung hoà với giả dối, lọc lừa, nó giản dị, trong sáng và gần gũi với đời thường. Sinh viên họ học tập, họ yêu nhau đến với nhau bằng tất cả những gì họ có. Song hầu hết tình yêu sinh viên đều tan rã khi họ phải đối mặt với áp lực quá lớn về việc làm khi ra trường trong khi chưa có đủ sự chín chắn để quyết định một việc trọng đại là có tiến tới hôn nhân hay không. Nhiều mối tình sinh viên rất đẹp nhưng họ buộc phải chia tay khi đối mặt với việc làm. Trong khi thành phố đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” thì những cử nhân vừa ra trường khá khó khăn trong việc tìm việc làm ở thành phố. Chính yếu tố không gian địa lý khi ra trường đã khiến nhiều cuộc tình đẹp không có cái kết có hậu.
Ngày nay, khi nhắc tới tình yêu sinh viên người ta thường hay gán cho nó những cái tên không mấy tốt đẹp như “yêu phong trào”, “yêu chớp nhoáng”… Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng có những tình yêu sinh viên rất đẹp, rất trong sáng, không vụ lợi. Như khi được hỏi về điều kiện cần phải có ở bạn trai (gái), hầu hết sinh viên tập trung vào các tiêu chí như năng lực, phẩm chất nhân cách, thân hình diện mạo, bối cảnh gia đình…, trong đó phần lớn sinh viên ưu tiên coi trọng phẩm chất nhân cách. Điều này cho thấy, đại đa số sinh viên đều có quan điểm yêu đương lành mạnh, tích cực. Khi yêu, họ không quan niệm ‘yêu cho vui, cho cuộc sống phong phú” mà phần lớn đều suy nghĩ đến tương lai, chỉ là do có nhiều yếu tố tác động khiến họ khó có thể xây dựng một mối quan hệ bền vững khi ra trường. Tuy nhiên không phải là không có ngoại lệ. Đâu đó ta vẫn nghe những câu chuyện tình yêu sinh viên có cái kết thật đẹp và hạnh phúc. Đó không chỉ là những sinh viên có quan niệm lành mạnh về tình yêu, mà còn biết cân bằng giữa tình yêu và học tập, biết lấy tình yêu làm động lực và mục tiêu cho học tập. Dù những câu chuyện đẹp ấy chưa thật nhiều nhưng nó cũng cho thấy rằng một bộ phận sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về tình yêu thời còn ngồi ghế giảng đường. Đấy chính là phải biết suy nghĩ cho tương lai, biết xây dựng cho mình một nền móng vững chắc để tạo lập cuộc sống và nuôi dưỡng tình yêu lâu bền, không thể yêu một cách chớp nhoáng, yêu mà bỏ bê học tập hay chỉ yêu cho hiện tại, yêu thời vụ được.
Tình yêu là thứ tình cảm kỳ diệu, thiêng liêng mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Bản chất của tình yêu bắt nguồn từ sự thấu hiểu, đồng điệu, hòa hợp về mặt tâm hồn.
Từ xưa đến nay, tình yêu chân chính luôn cần được xây dựng từ những tình cảm tốt đẹp đó. Đáng tiếc là trong quan niệm về tình yêu của một bộ phận giới trẻ ngày nay đang xuất hiện những biểu hiện lệch lạc. Những “hạt sạn” này đã và đang làm mất đi vẻ đẹp vốn có của tình yêu chân chính.
Trước hết là xu thế thực dụng trong tình yêu. Dưới sự tác dộng của mặt trái cơ chế thị trường, một bộ phận giới trẻ ngày nay quá đề cao, coi trọng vấn đề vật chất và xem đó như là yếu tố tiên quyết để duy trì, bảo đảm cho tình yêu, là tiêu chí “cần và đủ” để có thể tiến tới hôn nhân. Việc quá coi trọng yếu tố vật chất bắt nguồn từ sự đề cao một cách thái quá nhu cầu được hưởng thụ mà sẵn sàng bỏ qua những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ vốn có trong tình yêu như: sự chân thành, thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ, vị tha…
Trên thực tế, lối sống thực dụng trong tình yêu thường dẫn đến những kết cục không có hậu, thậm chí là bi kịch. Báo chí và dư luận đã nhiều lần đề cập tới số phận của những cô dâu Việt ôm mộng xuất ngoại, đổi đời lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, đối xử tàn tệ. Đáng nói là những vụ việc đáng tiếc, đau lòng ấy đã được các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội nhiều lần lên án, cảnh tỉnh nhưng số lượng các nạn nhân vẫn không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng . Điều gì đã khiến cho nhiều cô gái lao vào “cuộc đỏ đen” như những con thiêu thân dù đã có những bài học nhỡn tiền? phải chăng là do sự nhẹ dạ, cả tin, mù quáng? Thiết nghĩ, đó cũng là một nguyên nhân. Song lý do chính để họ “dấn thân” vẫn là sức hút không cưỡng nổi của những cám dỗ về vật chất. Vì muốn có được cuộc sống giàu sang, nhàn nhã, thậm chí một số cô gái còn chấp nhận đánh đổi tuổi xuân phơi phới của mình để lấy những người chồng đáng tuổi cha, chú mình?!
Đã từng có một thời người ta yêu nhau mà không toan tính nhiều đến những điều kiện kinh tế, vật chất. Thậm chí có nhiều người còn xem “một túp lều tranh hai trái tim vàng” là “mô hình” lí tưởng của tình yêu chân chính. Trong thời đại ngày nay, quan niệm về tình yêu như trên dường như không còn phù hợp. Bởi cũng như cha ông ta đã từng nói: “có thực mới vực được đạo” tình yêu và hạnh phúc gia đình khó có thể được đảm bảo nếu thiếu đi những điều kiện kinh tế, vật chất tối thiểu. Song, không phải vì thế mà chúng ta đồng tình với những quan niệm cực đoan cho rằng: “có tiền mua tiên cũng được” và “tiền có thể mua được hạnh phúc”.
Tiền bạc, vật chất chỉ có thể là một trong những phương tiện để tạo tiền đề cho hạnh phúc, chứ bản thân nó không phải là hạnh phúc. Thực tế đã cho thấy, tình yêu không được duy trì dựa trên nền tảng của sự đồng điệu về mặt tâm hồn, sự thấu hiểu chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau về những sở thích, về mục đích theo đuổi trong cuộc sống thì khó có thể có được những kết cục tốt đẹp.
Trong thời hiện đại, nhịp điệu hối hả, xô bồ của cuộc sống khiến cho một bộ phận giới trẻ đang chạy theo lối “sống gấp”, “yêu gấp” và cho rằng đó là “mốt” là “phong cách”. Hệ quả tất yếu từ lối sống ấy là sự hời hợt, dễ dãi trong tình yêu. Mặc dù “Tình yêu thì chỉ có một, những thứ na ná như tình yêu thì có rất nhiều”, một số người vẫn ngộ nhận về cái gọi là “tình yêu sét đánh”. Sẵn sàng nhận lời “yêu” chỉ sau vài lần hò hẹn mà không cần tìm hiểu kỹ về nhau. Do được xây dựng trên cơ sở của những cảm xúc ban đầu, bất chợt, những “tình yêu” kiểu này thường khó duy trì được sự bền vững lâu dài. Sự hời hợt, dễ dãi trong tình yêu cũng dẫn đến những suy nghĩ cho rằng: yêu là phải “dâng hiến”, phải “đốt cháy” hết mình. Sự đòi hỏi và đáp ứng những nhu cầu về mặt thể xác trở thành “thước đo” độ độ đậm - nhạt, mạnh - yếu của tình yêu. Chính những nhận thức lệch lạc, phiến diện này là nguyên nhân khiến cho tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong giới trẻ đang có chiều hướng gia tăng.
Cũng chính từ sự hời hợt, dễ dãi trong tình yêu, tình trạng “sống thoáng”, “sống thử” đang ngấm ngầm lan truyền như là một “phong trào” trong một bộ phận giới trẻ ngày nay, nhất là tầng lớp HSSV. Giải thích lý do đồng tình với việc “sống thử”, một số người cho rằng: đây là cơ hội hiểu rõ tính cách của nhau để sau này không ân hận vì chọn lầm người. Một số người khác lại sẵn sàng “sống thử” với những lý do khác như: không bị ràng buộc về pháp lý, không nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân; khi đã chấp nhận “sống thử”, hai bên có thể chia tay bất cứ lúc nào khi cảm thấy không còn “hợp gu” để đi tìm một “đối tác” khác cho đến lúc nào tìm được người “vừa ý” mới thôi.
Có thể nhận thấy, việc “sống thử” thường được xuất phát từ những quyết định nông nổi, bồng bột, thiếu sự suy tính kỹ càng, chín chắn về những hệ lụy kéo theo. Do đó, dễ hiểu khi nhiều “đôi” sau thời gian “sống thử” cảm thấy hẫng hụt, lúng túng, bế tắc khi gặp phải những vấn đề khó khăn phát sinh trong cuộc sống thường nhật. Khi phải đối mặt với những hậu quả đáng tiếc từ việc “sống thử”, thiệt thòi lớn thường thuộc về người phụ nữ.
Theo kết quả một cuộc điều tra khảo sát của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì có đến 80% nam giới sau khi làm cho bạn gái mình có thai đã “bỏ chạy” do sợ phải gánh trách nhiệm. Ngoài những ảnh hưởng về mặt sức khỏe, những tổn thương về mặt tâm lý có thể xảy ra từ những cuộc chia tay, việc “sống thử” cũng tác động tiêu cực tới kết quả học tập, ảnh hưởng tới tương lai sự nghiệp. Mất mát lớn nhất từ việc “sống thử” chính là quan niệm về tình yêu bớt đi phần nào sự trong sáng, thuần khiết.
Dù trong bất cứ thời đại nào, tình yêu vẫn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng, cần được nâng niu, trân trọng và cần xây đắp, duy trì bởi những tình cảm tốt đẹp. Những toan tính nhuốm “mùi” thực dụng hay sự hời hợt, dễ dãi, buông thả trong tình yêu không chỉ là tác nhân dẫn tới những kết cục buồn, thậm chí là những bi kịch mà còn làm tổn hại niềm tin và thế giới quan của giới trẻ nói chung vào cuộc sống, vào những giá trị đích thực vốn có của tình yêu.
Tình yêu nam nữ với đúng ý nghĩa của nó chính là sự hòa hợp cả về tâm hồn, trí tuệ, ước mơ và chí hướng…để từ đó họ có thể gắn bó với nhau suốt đời, cùng chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn, cùng nhau chăm lo, vun đắp cho hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái nên người.
Vì vậy, tình yêu chân chính không bao giờ là cái nhất thời, tạm bợ; càng không thể là sự vụ lợi hay những toan tính thấp hèn. Tình yêu không chỉ là sự rung động bồng bột ban đầu, mà còn là sự đồng cảm và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhau và qua đó tìm thấy những nét tương đồng về chí hướng để trở thành người bạn đời đích thực của nhau.
Theo đạo lý truyền thống của dân tộc thì quan niệm về tình yêu là như vậy. Đạo lý ấy giúp cho hạnh phúc gia đình được bền chặt, tương lai của con cái được bảo đảm.
Những ảnh hưởng đối với sinh viên khi yêu.
Tình yêu sinh viên là mối tình trong sáng và đẹp nhất”, quan niệm này liệu có còn đúng trong thời buổi hiện nay? Không thể phủ nhận, khi còn là sinh viên người ta yêu nhiệt tình hơn, chia sẻ nhiều hơn và chân thành hơn. Nhưng bây giờ, khái niệm “chân thành”, “trong sáng” dường như đã quá xa xỉ với một bộ phận không nhỏ sinh viên, độ tuổi từ 18 đến 23.
Bất kỳ vấn đề nào cũng cần xem xét hai mặt của nó, chúng tôi không thể phủ nhận tác động tích cực của tình yêu tới sinh viên, nhưng lại càng không thể không đề cập tới những bất cập hiện nay, khi mà tình yêu đã không còn phản ánh đúng những gì mà lẽ ra nó phải thể hiện nữa.
Trước hết, chúng ta cần biết tại sao tình yêu lại có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh viên như thế. Nếu nói tình yêu như là một kho tàng cổ tích, thì khi đó sinh viên như những đứa con nít tuổi lên ba, còn nếu ví tình yêu như một mê cung đầy cạm bẫy, thì sinh viên lại là những kẻ ưa thử thách và phiêu lưu không ai bằng. Với độ tuổi từ 18 tới 23, khi mà con người ta đang ở độ tuổi đẹp nhất, khi nghĩ rằng mình đã phát triển chín muồi cả về tâm và sinh lý, thì phần lớn sinh viên coi tình yêu như môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo tín chỉ hiện nay. Và khi đã để nó thấm sâu, ăn sâu vào suy nghĩ, nhận thức thì tất yếu bất kỳ thay đổi gì cũng sẽ gây phản ứng với tâm lý sinh viên.
Để đem lại cái nhìn tổng quát và sáng suốt hơn cho các bạn trẻ, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào những tác động tiêu cực điển hình mà tình yêu thời sinh viên gây ra.
Ảnh hưởng tới bản thân người trong cuộc
Khi đang yêu, có thể bạn ngập chìm trong cái cảm giác hạnh phúc nhất thời đó, tuy nhiên không phải ai cũng sáng suốt để tìm đựợc cho mình một chỗ dựa an toàn và vững chãi, nhiều sinh viên đã phải trả cái giá quá đắt cho bài học về cách yêu. Không những ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn gây ra những xáo động nghiêm trọng về tâm lý, yếu tố đáng sợ hơn cả.
ii. Ảnh hưởng về sức khoẻ
Khi yêu, người ta thường mù quáng, điều này không phải sinh viên không biết, nhưng họ biết mà vẫn cứ lao vào. Đặc biệt, với tuổi trẻ bồng bột, với sự nhiệt tình sẵn có, nhiều người lao vào tình yêu mà không hề có một phút ngoảnh đầu lại. Yêu hết mình, hi sinh hết mình, không ngại khó, không ngại khổ, sinh viên sẵn sàng vượt hơn 170km để tới thăm người yêu, nhưng lại từ chối bỏ ra 2h đồng hồ để về thăm bố mẹ, chỉ cách có chưa đầy 90km. Và khi thường xuyên đi lại hàng trăm cây số như thế, lại không muốn lãng phí thời gian ít ỏi ở bên nhau, họ tranh thủ tâm sự đủ mọi hỉ nộ ái ố trong suốt…..tuần qua. Sức khoẻ vì thế mà dĩ nhiên bị gạt qua không thương tiếc, để rồi, sau mỗi lần anh dũng như thế, họ phải mất cả tuần bỏ bê mọi việc để phục vụ cho công tác phục hồi sức khoẻ. Hiển nhiên, một khi đã bị tổn thương thì lâu ngày cũng phát bệnh, họ không những tự làm cho bản thân thấy uể oải, mệt mỏi mà còn gián tiếp tạo cơ hội cho những bệnh khác tấn công cơ thể mình.
iii. Ảnh hưởng tới tâm lý
Dường như tác động mạnh nhất của tình yêu vẫn là về mặt tâm lý. Nhiều khi thấy thiên hạ yêu nhiều, cũng chạy theo “mốt”, bất chấp các yếu tố cơ bản cấu thành nên tình yêu, một số không nhỏ chỉ cốt tìm cho mình một nửa kia là người khác phái, thậm chí chỉ mới gặp có vài lần. Những trào lưu đó dần dần tạo ra vết ố trong suy nghĩ của nhiều bạn trẻ mới lớn, hoặc chạy theo “mốt”, hoặc không còn tin tưởng gì vào cái gọi là tình yêu nữa.
-----------------------------------------------------------------------------
Những ý kiến trên có vẻ đang dần phản đối tình yêu trong sinh viên. Đó cũng chỉ là một trong khá nhiều những mặt tiêu cực của nó mà hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Tuy nhiên, ta không thể đánh đồng tất cả những tiêu cực đó vào tình yêu sinh viên được. Sự thật cho thấy có rất nhiều tình yêu sinh viên bắt nguồn từ tình cảm chân thành, những nhu cầu thiết yếu về tình cảm con người. Những trường hợp như vậy thường chiếm đa số trong thực tế hiện nay. Điều đó là một dấu hiệu tích cực và không thể phủ nhận.
Quả thật, khi xem xét thực trạng yêu của sinh viên hiện nay, chúng ta sẽ có cảm giác tình yêu trong sinh viên gần như không còn chỗ đứng, chúng ta chỉ thấy những mặt trái của nó. Vậy thì tình yêu sinh viên phải chăng chỉ có những tiêu cực và những vấn đề nổi cộm như trên không, chúng ta sẽ xem xét tình yêu dưới những mặt tích cực của nó để xem xem tình yêu sinh viên có đúng là chỉ có hại mà có lợi hay không.
Một là, tình yêu đem đến sự lạc quan.
Khi yêu, một người bế tắc trước cuộc sống (thất nghiệp, phá sản, bị bỏ rơi, gia đình tan vỡ, bạn bè xa lánh...) với suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ cởi bỏ được lớp áo bi quan để yêu đời hơn. Họ dễ dàng vượt qua những mất mát, cởi mở, tự tin và ít thù hận hơn.
Hai là , tình yêu giúp bạn thêm tự tin và nâng cao khả năng giao tiếp xã hội:
Được bạn khác giới cùng lứa tuổi yêu mến, giúp đỡ và kết bạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên , nhất là người bạn khác giới đó lại cũng được các bạn khác quý trọng, giúp khẳng định lòng tự tin về bản thân, từ đó các em cũng tin vào sự thành công của mình trong đời sống xã hội. Sự tin cậy, quan tâm đến bạn và chia sẻ với bạn là những kỹ năng quan trọng cần được giáo dục, được thực hành để có sự hòa hợp.Và tình yêu sẽ giúp bạn làm được điều đó.Cùng với đó những buổi hẹn hò, gặp gỡ với bạn khác giới tạo cơ hội cho các em học được cách ứng xử, giao tiếp xã hội
Ba là, tình yêu đem đến sự hưng phấn.
Trong công việc, trong học tập và khi đang làm bất cứ việc gì, nếu đang hạnh phúc trong tình yêu, bạn có khả năng hoàn thành tốt hơn người “cô đơn” nhiều lần. Khi yêu, cảm giác được yêu thương, chia sẻ, tạo nên một thứ enzim tác động đến trung khu thần kinh, tạo nên sự hưng phấn. Đó là chưa kể mỗi cá nhân khi đã “chọn mặt gửi vàng” đều có quyết tâm lớn để trở thành niềm tự hào cho “người kia”.
Bốn là, tình yêu khiến bạn yêu cuộc sống hơn.
Một cô gái trẻ từ nhỏ chỉ sống loanh quanh trong bốn bức tường gia đình, cuộc sống bình lặng. Bỗng một ngày, chàng trai xuất hiện và cô thấy mọi vật, mọi con người dường như thay đổi hẳn. Dường như con người thân thiện hơn, còn mọi vật không chỉ là những thứ vô tri vô giác nữa. Cuộc sống chẳng phải là chuỗi ngày vô vị mà mở ra bao điều hấp dẫn, thú vị về người bạn khác giới.
Năm là, tình yêu khiến con người mạnh mẽ hơn và làm được những điều tưởng như không thể.
Chàng trai ấy từng nghiện ngập, từng là đứa trẻ lêu lổng, phá phách hàng xóm... Gia đình đau buồn, bạn bè xa lánh, cuộc sống ấy tưởng như bỏ đi. Thế nhưng người yêu không bỏ chàng mà luôn ở bên động viên, khuyên lơn và cả răn đe... Cuối cùng, chàng trai ấy quay về với cuộc sống bình thường. Nhờ có nàng Châu Long thuở trước, chẳng phải Lưu Bình từ một kẻ công tử phải đi ăn xin đã quyết tâm đỗ đạt làm quan đó sao.
Một cô gái bị mắc căn bệnh nặng, người yêu cô không bỏ rơi mà nguyện làm kẻ chăm sóc cô đến cuối đời. Điều ấy khiến cô tin vào sự sống và tình yêu, rồi cô gái đã vượt qua ca phẫu thuật may rủi. Một cô gái xinh đẹp, lành lặn, tài giỏi nguyện “nâng khăn sửa túi” suốt đời cho chàng trai khuyết tật. Một anh chàng thà từ bỏ danh vọng, tiền tài, quyền thế để được sống yên bình bên người mình yêu, dẫu chỉ còn là một chàng “công chức” nghèo, lương chẳng đủ ăn...
Tất cả những trường hợp kể trên là minh chứng quả cảm cho sức mạnh của tình yêu, những mối tình vượt lên mọi ranh rới vật chất, quy phạm. Tình yêu rất tự nhiên đem đến cho con người ý chí, niềm tin, lòng quyết tâm để biến những điều không thể thành có thể, dù phải lội “chín sông, mười đèo” cũng chẳng nề hà gì.
Sáu là, tình yêu mang đến sự tươi trẻ mãi mãi.
Tình yêu như lọ nước thần trong chuyện cổ tích, biến những người xấu xí nhất thành những người đẹp nhất. Trong con mắt người khác, bạn có thể chẳng là gì, nhưng trong mắt người yêu, bạn luôn là “nàng thơ”, là cô tiên xinh đẹp và dịu dàng nhất. Khi yêu, người ta thấy tự tin hơn, vì vậy mà cũng trở nên xinh đẹp hơn trong mắt mọi người. Để luôn tươi trẻ và được yêu nhiều hơn, con người cũng có xu hướng chăm chút cho bản thân, vì vậy, sẽ chỉn chu và ưa nhìn hơn rất nhiều khi chỉ có một mình.
Bạn đã thấy những lợi ích vô cùng lớn của tình yêu, vậy còn chần chừ gì nữa mà không nắm lấy điều đó?
Qua những điều được liệt kê ở đây thì chúng ta lại càng không thể phủ nhận những lợi ích tích cực mà tình yêu đem lại. Vậy khi yêu thì mục đích của sinh viên là gì và đâu là những điều kiện khiến cho tình yêu sinh viên ngày càng phổ biến? Không khó để trả lời. Mục đích của sinh viên khi yêu thì chắc chắn là có nhiều, nhưng những mục đích phổ biến nhất thường là muốn đi tìm một người có thể hiểu, đồng và chia sẻ mọi thứ với mình. Và đôi khi tình yêu nó đến một cách rất tự nhiên và bất ngờ mà không có dự định trước hay mục đích gì cả. Ở đây ta chỉ xem xét một khía cạnh rất nhỏ của tình yêu. Chưa có một định nghĩa thấu đáo về tình yêu cũng như nguyên nhân mà con người lại yêu cả. Ta chỉ biết rằng, tình yêu đã trở thành một bản năng và trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Sinh viên tìm đến tình yêu để được yêu, để tìm những cảm giác mới lạ trong tình yêu. Họ muốn cho cuộc sống thêm phong phú và màu sắc hơn. Và hơn hết chính là tìm được một nửa đích thực của mình.
Tuy nhiên, trong tình yêu thì mỗi người lại có một yêu cầu riêng về người mình yêu. Nhất là về 2 giới thì lại có những yêu cầu rất khác biệt. Với một khảo sát nho nhỏ trên một số sinh viên năm nhất, chúng tôi rút ra một vài nhận xét như sau:
Trong số các tiêu chuẩn về người mình yêu, thì tiêu chuẩn về hình thức vẫn được nhắc đến, nhưng không quan trọng lắm. Điều đó cho thấy hiện nay tiêu chuẩn về hình thức không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất, đa số những người được hỏi đều có những tiêu chuẩn về tính cách, lối sống. Đây là một điều rất đáng hoan nghênh vì tình yêu được xây dựng trên nền tảng tình cảm chân thật sẽ luôn bền vững hơn tình yêu chỉ được xây dựng trên phương diện hình thức bên ngoài. Trong số những người được hỏi thì có một số câu trả lời đáng để chú ý. Vd một bạn chưa có người yêu và cũng chưa yêu bao giờ không biết tiêu chuẩn như thế nào, một bạn thì trả lời rằng khi yêu nhau rồi thì những tiêu chuẩn sẽ không còn qua
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình yêu sinh viên, thực trạng và giải pháp.doc