Đề tài Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy

MỤC LỤC

 

PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY.

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty.

1.1.1.1 Giới thiệu về Công Ty Công Trình Đường Thủy.

1.1.1.2 Những thành tích đạt được.

1.1.2. Đặc điểm kỹ thuật của Công ty.

1.1.2.1 Số lượng lao động.

1.1.2.2 Số lượng hạng mục công trình và giá trị sản lượng.

II/ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY

1.2.1 Đặc điểm về thị trường.

1.2.1.1 Địa bàn hoạt động của công ty.

1.2.1.2 Một số công trình tiêu biểu mà công ty đã xây dựng.

1.2.2 Đặc điểm sản phẩm xây dựng.

1.2.2.1 Nhóm công trình mà công ty xây dựng.

1.2.2.2 Đặc điểm sản phẩm.

1.2.2.3 Nhóm công trình mà công ty có ưu thế.

1.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất.

1.2.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất.

1.2.3.2 Diễn giải sơ đồ.

III/ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

1.3.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động tại công ty.

1.3.1.1 Khái quát chung.

1.3.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công Ty.

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.

PHẦN 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY.

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

2.1.1.1 Khái quát chung.

2.1.1.2 Sơ đồ và diễn giải về bộ mày kế toán tại công ty.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán.

II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.

2.2.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.

2.2.1.1Khái quát chung về hệ thống chứng từ kế toán công ty áp dụng.

2.2.1.2 Các loại chứng từ sử dụng .

2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

2.2.2.1 Khái quát hệ thống tài khoản kế toán áp dụng.

2.2.2.2 Một số tài khoản tổng hợp áp dụng từ hệ thống kế toán thống nhất.

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán.

2.2.3.1 Đặc điểm chung.

2.2.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán.

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.

· Các báo cáo kế toán sử dụng.

· Thời gian lập.

· Bộ phận lập.

· Đơn vị tiếp nhận báo cáo.

III. MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY.

2.3.1 Kế toán tài sản cố định.

2.3.1.1 Đặc điểm.

2.3.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ.

2.3.1.3 Phương pháp hạch toán.

2.3.2 Kế toán nguyên vật liệu.

2.3.2.1 Đặc điểm.

2.3.2.2 Quy trình luân chuyển chứng từ.

2.3.2.3 Phương pháp hạch toán.

2.3.3 Kế toán tiền lương.

2.3.3.1 Đặc điểm.

2.3.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ.

2.3.3.3 Phương pháp hạch toán.

PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐỜNG THỦY

3.1 Đánh giá chung.

3.2 Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại công ty.

3.2.1 Những ưu điểm.

· Vận dụng hệ thống tài khoản.

· áp dụng hình thức sổ kế toán.

· Lập báo cáo tài chính.

· Tổ chức các phần hành kế toán.

· Hiện đại hoá bộ máy kế toán.

3.2.2 Những tồn tại.

· Phân công lao động kế toán.

· Luân chuyển chứng từ.

· Hạch toán các phần hành.

· Hiện đại hoá bộ máy kế toán.

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường. Đề nghị khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt các quy định về cung ứng, quản lý vật tư và ngược lại, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo định kì và thực hiện kiểm kê tồn kho 06 tháng huặc 01 năm tham gia phân tích hoạt động kinh tế, xét quyết toán các công trình đã hoàn thành hoàn thành kế huạch năm của đơn vị. Lập kế huạch cung ứng vật tư theo kế huạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tìm kiếm nguồn hàng, mua bán vật tư, phụ tùng đảm bảo tốt rẻ, góp phần hạ giá thành. Xây dựng phương án quản lý, sử dụng tiết kiệm vật tư đảm bảo hiệu quả, Kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào các công trình do các đơn vị cơ sở tự mua. 1.3.2.6 Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương (TCLĐ). Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy SX - KD và bố chí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lí lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nâng lương, nghỉ chế độ, BHXH, là thành viên của hội đồng thi đua và hội đồng kỉ luật của Công ty, quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công cán bộ lãnh đạo và quản lý của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Xây dựng kế huạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, quản lý lao động tiền lương, xây dựng đơn giá tiền lương và xét duyệt chi phí tiền lương. Cùng các phòng nghiệp vụ nghiên cứu việc tổ chức lao động khoa học, xây dựng định mức lao động, chi phí tiền lương trên đơn vị sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc. Hướng dẫn các đơn vị lập sổ sách thống kê, báo cáo về lao động - tiền lương theo pháp lệnh thống kê và thực hiện chức năng kiểm tra việc thực hiện công tác lao động - tiền lương. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động theo quy định của bộ luật lao động, công tác phòng chống bão lũ, cháy nổ, công tác an ninh, bảo vệ, quân sự địa phương, quản lý hộ khẩu tập thể, trong từng trường hợp được Giám đốc Công ty uỷ quyền đại diện cho người sử dụng lao động giải quyết các tranh chấp khiếu lại về lao động, chế độ chính sách, thoả ước lao động và hợp đồng lao động. Công tác tổ chức, quản lý nhân lực, đào tạo, lao động tiền lương, nâng lương, nâng bậc, thi đua khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách với người lao động. 1.3.2.7 Nhiệm vụ quyền hạn của phòng hành chính y tế (HCYT). Tổ chức công tác lễ tân, đón tiếp, bố chí ăn ở đi lại cho khách của Công ty và cán bộ công nhân viên đơn vị về công tác tại văn phòng Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan địa phương, quản lý xây dựng cơ bản nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc nếu có yêu cầu, quản lý lưu chữ công văn giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu, đảm bảo trang thiết bị làm việc, phương tiện phục vụ công tác và tổ chức các hội nghị thường kỳ và đột xuất của Công ty. Đảm bảo cảnh quan môi trường Công ty luôn sạch đẹp, quản lý hồ sơ đất đai toàn Công ty, tham mưu cho lãnh đạo Công ty sắp xếp ổn định về nơi ở cho cán bộ công nhân viên, thực hiện chế độ thuế nhà đất, kết hợp với phòng tổ chức lao động - tiền lương về công tác y tế, tổ chức khám sức khoẻ định kì, mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên Công ty, tham gia bảo vệ môi sinh môi trường, an ninh chật tự, phòng cháy chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc. 1.3.2.8 Nhiệm vụ quyền hạn của phòng Quản lý dự án(QLDA). Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu công trình, khi công trình chúng thầu, bóc tách các chi phí đầu vào gửi các phòng có liên quan theo dõi thực hiện, chuẩn bị các thủ tục tham mưu cho Giám đốc hợp đồng khoán gọn toàn bộ công trình huặc hạng mục công trình đối với các đợn vị trực thuộc, quyết toán thanh lý các hợp đồng khi công trình hoàn thành. Kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ tục đúng trình tự xây dựng cơ bản, đúng với quy định của Nhà nước và Công ty, cùng các đơn vị hoàn thành hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán công trình. Kết hợp với phòng kế toán tài chính và các đơn vị thu hồi vốn công trình, quản lý toàn bộ các hợp đồng kinh tế tại Công ty( Kể cả các hợp đồng kinh tế đã được Giám đốc Công ty uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh, Giám đốc các đơn vị trực thuộc ký với khách hàng). 1.3.2.9 Các Xí nghiệp trực thuộc, và chi nhánh Công ty. Các Xí nghiệp trực thuộc có trách nhiệm hoàn thành kế huạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm do Công ty giao, đặc biệt là kế huạch gia trị về doanh thu. Mặc dù trong mỗi phòng ban trong Công ty đảm nhận một lĩnh vực riêng nhưng trong quá trình làm việc giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau. phần 2 tổ chức bộ máy toán kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy I. Tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.1.1 Khái quát chung. Do những đặc thù riêng của ngành xây dựng và quy chế quản lý nội bộ của Công ty nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thành hai cấp, bao gồm phòng kế toán Công ty và phòng kế toán của các Xí nghiệp với mô hình kế toán phân tán. Phòng kế toán Công ty có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc tổ chức chiển khai toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, đồng thời kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật. 2.1.1.2 Sơ đồ và diễn giải bộ máy kế toán tại Công ty. Theo hình thức tổ chức kế toán phân tán, bộ máy kế toán được phân thành cấp : Kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc đều có sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp, kế toán cơ sở trực thuộc phải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán lên kế toán trung tâm theo sự phân cấp quy định. Đơn vị trực thuộc được giao quyền quản lý vốn kinh doanh, được hình thành bộ phận quản lý để điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh tại cơ sở. Kế toán trung tâm trong mô hình kế toán phân tán là nơi thực hiện thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo các cơ sở, lập các báo cáo tài chính cho các cơ quản quản lý, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của đơn vị cơ sở trực thuộc. Chỉ có đơn vị cấp trên mới có tư cách pháp nhân độc lập độc lập, đầy đủ, các cơ sở trực thuộc không có tư cách pháp nhân đầy đủ, không có tư cách pháp lý để thành lập, hay tuyên bố giả thể, phá sản đơn vị. Giữa các đơn vị trực thuộc quan hệ với nhau theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội bộ, quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc với cấp trên kinh doanh là quan hệ hạch toán kinh tế đầy đủ. Như vậy một tổ chức kinh doanh, quản lý kế toán phân tán bao giờ cũng tồn tại mối quan hệ nội bộ dọc và ngang. Mô hình bộ máy kế toán tại Công ty công trình đường thủy. Kế toán XN 22 Kế toán XN 8 Kế toán XN 12 Kế toán XN 18 Kế toán XN 4 Kế toán XN 6 Kế toán XN 10 Kế toán XN 75 Kế toán trưởng Công ty Kế toán Tổng hợp công ty Kêt toán vật tư công ty Kế toán tiền lương công ty Các đơn vị trực thuộc Kế toán thanh toán công ty Với cơ cấu kinh doanh phuc tạp và địa bàn hoạt động rộng, các doanh nghiệp thường phải phân cấp kinh doanh, phân cấp trong điều hành quản lý và do đó buộc phải phân cấp tổ chức kế toán. Mô hình kế toán được hình thành trong điều kiện khách quan như vậy nó có những ưu điểm sau: Kế toán sẽ chỉ đạo tại chỗ các hoạt động kinh doanh của đơn vị trực thuộc, giảm bớt sự cồng kềnh về mặt nhân sự ở cấp trên, đảm bảo tốc độ chuyền tin nhanh, sự điều hành của đơn vị cấp trên sẽ thông qua sự điều tiết bằng cơ chế thu, nộp và quy chế ràng buộc về tài chính, mặt khác bằng sự kiểm soát, thanh tra nội bộ huặc độc lập, khi phân cấp kế toán tương ứng với sự phân cấp về quản lý, đơn vị cấp trên đã thực hiện cơ chế tự chủ cho đơn vị phụ thuộc của mình vì hiệu quả tối đa của hoạt động chung. Thiếu những điều kiện tiên đề mà doanh nghiệp vẫn vận dụng mô hình kế toán phân tán dẫn đến làm yếu đi bộ máy quản lý DN, làm trì trệ cho quá trình hạch toán, thông tin kiểm tra. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán. 2.1.2.1 Kế toán trưởng. Kế toán trưởng phải là chuyên gia kế toán có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực điều hành, tổ chức được công tác kế toán trong đơn vị kế toán độc lập. Kế toán trưởng là người có năng lực tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách. Kế toán trưởng là người giúp việc cho trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc điều hành, giám sát viên kế toán tại các cơ quan. Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Giám đốc Công ty, đồng thời chịu sự lãnh đạo nghiệp vụ của kế toán cấp trên. Việc bổ nhiệm miễn nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật kế toán trưởng do Giám đốc, và các cấp lãnh đạo cấp cao quyết định Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao vì lợi ích của doanh nghiệp, kế toán trưởng có quyền : Phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn, ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không kí duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiêp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý của đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó Nhiệm vụ của kế toán trưởng đó là: Tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp với mô hình hoạt động cũng như tổ chức của công ty nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh, thông qua trưởng phòng kế toán để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị, thay mặt nhà nước kiểm tra thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính. 2.1.2.2 Kế toán viên. Kế toán tổng hợp. Chịu trách nhiệm pháp lý trong việc nhập số liệu từ các chứng từ vào sổ sách và máy tình. Theo dõi trên sổ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản. Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành cho từng công trình. Thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưu chữ tài liệu kế toán và lập báo cáo tài chính kế toán. Đồng thời phụ trách việc thanh toán với đối tác và vay vốn của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn thay mặt cho kế toán trưởng trong những trường hợp đặc biệt. Kế toán vật tư. Theo dõi sự biến động, tình hình nhập, xuất, tồn của các lạo vật tư. Đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư dùng vào thi công, khắc phục hạn chế các trường hợp hao hụt, mất mát, theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng theo đúng chế độ. Kế toán tiền lương. Kiểm tra việc tính lương của các xí nghiệp theo đúng phương pháp và thời gian làm việc thực tế. Theo dõi và trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại công ty, theo dõi các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ cũng như việc thanh toán các khoản trợ cấp, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong công ty. Kế toán thanh toán. Theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ cũng như theo dõi việc sử dụng các nguồn lực của công ty, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, rà soát các dự chù chi tiêu đảm bảo đúng mục đích, đúng yêu cầu và chính sác, đảm bảo độ tin cậy cho các quyết định, các báo cáo thanh toán. 2.1.2.3 Thủ quỹ. Nhiệm vụ: - Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được ban giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt cho khách hàng. - Ký các thủ tục vay và nhận tiền mặt vào công ty. - Phát tiền lương hàng tháng đến từng nfười lao động. - Cuối kỳ nhận chứng từ kế toán để đóng và lưu trữ chứng từ theo quy định của Nhà nước. - Cuối kỳ lập báo cáo quỹ. Như vậy, cùng với bộ máy quản lý của công ty, bộ máy kế toán cũng có mô hình tổ chức phân tán, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống. Vượt qua thử thách chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước XHCN, công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Phòng kế toán tài chính - thống kê cũng từng bước phát triển, hoàn thành tốt vai trò, chức năng quan trọng của mình. Sự phát triển của phòng kế toán đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chung của công ty. 2.1.2.4 Kế toán xí nghiệp thành viên. Phòng kế toán các xí nghiệp do giám đốc trực tiếp chi đạo và cũng chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng tài chính kế toán của công ty, có nhiệm vụ hạch toán kế toán phần chi phí được giao cho từng công trình và của toàn xí nghiệp. II. Tổ chức công tác kế toán 2.2.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán. 2.2.1.1 Khái quát chung về hệ thống chứng từ kế toán Công ty áp dụng. Hiện nay, công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định số 1864/1995/QĐ-BTC ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty sử dụng đầy đủ các loại chứng từ bắt buộc và lựa chọn một số chứng từ măng tính hướng dẫn để phục vụ cho việc hạch toán ban đầu. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ. 2.2.1.2 Các loại chứng từ sử dụng. Danh mục các chứng từ kế toán mà công ty sử dụng. stt Tên chứng từ Số hiệu chứng từ Phạm vi áp dụng Dnnn Dnkhác 1 2 3 5 5 1 Lao động và tiền lương 1 Bảng chấm công 01- LDTL BB HD 2 Bảng thanh toán tiền lương 02- LDTL BB HD 3 Phiếu nghỉ hưởng BHXH 03- LDTL BB HD 4 Bảng thanh toán BHXH 04- LDTL BB HD 5 Bảng thanh toán tiền thưởng 05- LDTL BB HD 6 Phiếu xác nhận SP huặc công trình hoàn thành 06- LDTL BB HD 7 Phiếu báo làm thêm giờ 07- LDTL BB HD 8 Hợp đồng giao khoán 08- LDTL BB HD 9 Biên bản điều tra tai nạn lao động 09- LDTL BB HD 2 HàNG TồN KHO 10 Phiếu nhập kho 01-VT BB BB 11 Phiếu xuất kho 02- VT BB BB 12 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03- VT BB BB 13 Phiếu xuất vật tư theo hạn mức 04- VT HD HD 14 Biên bản kiẻm nghiện 05- VT HD HD 15 Thẻ kho 06- VT BB BB 16 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 07- VT HD HD 17 Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá 08- VT BB BB 3 Bán HàNG 18 Hoá đơn (GTGT) 01GTGT- 3LL BB BB 19 Hoá đơn (GTGT) 01GTGT-2LL BB BB 20 Phiếu kê mua hàng 13- BH BB BB 21 Bảng thanh toán đại lí kí gửi 14- BH HD HD 22 Thẻ quầy hàng 15- BH HD HD 4 TIềN Tệ 23 Phiếu thu 01 – TT BB BB 24 Phiếu chi 02 – TT BB BB 25 Giấy đề nghị tạm ứng 03 – TT HD HD 26 Thanh toán tiền tạm ứng 04 – TT BB BB 27 Biên lai thu tiền 05 – TT HD HD 28 Bảng kiểm kê ngoại tệ, kim khí quý 06 – TT HD HD 29 Bảng kiểm kê quỹ 07a – TT BB BB 30 Bảng kiểm kê quỹ 07b – TT BB BB 5 TàI SảN Cố ĐịNH 31 Biên bản giao nhận TSCĐ 01 – TSCĐ BB BB 32 Thẻ TSCĐ 02 – TSCĐ BB BB 33 Biên bản thanh lý TSCĐ 03 – TSCĐ BB BB 34 Biên bản giao nhân TSCĐ sửa chữa 04 – TSCĐ HD HD 35 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 05 – TSCĐ HD HD 6 SảN XUấT 36 Phiếu theo dõi ca máy thi công 01 - SX HD HD 2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 2.2.2.1 Khái quát hệ thống tài khoản kế toán áp dụng Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được ban hành theo quyết định số 1141/1995/QĐ-BTC ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và một số văn bản mới ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản, công ty công trình đường thủy sử dụng một hệ thống tài khoản cần thiết cho một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Do đặc điểm quy trình sản xuất cùng một lúc tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau ở các nhà máy khác nhau thuộc công ty, các hoạt động khác ở công ty cũng đa dạng nên công ty đã chi tiết các tài khoản để đảm bảo chi tiết từng đối tượng và cung cấp thông tin một cách chính xác, vừa tổng hợp, vừa chi tiết. Trong đó, các tài khoản liên quan đến nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, doanh thu được chú trọng chi tiết vì đây là những tài khoản liên quan đến những phần hành cơ bản, yêu cầu quản lý đòi hỏi chặt chẽ, chi tiết. Mức độ chi tiết của các tài khoản cụ thể như sau: - Các tài khoản được chi tiết tới cấp 3 gồm: TK 112, TK136, TK 333. TK Tên tk tk Bậc 111 Tiền mặt 111 1 1111 Tiền Việt Nam 111 2 1112 Ngoại tệ 111 2 1113 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 111 2 1114 Chứng chỉ có giá 111 2 112 Tiền gửi ngân hàng 112 1 1121 Tiền Việt Nam 112 2 11211 Tiền VN gửi NH Công thương Đống Đa 1121 3 11212 Tiền VN gửi NH Công thương Đống Đa 1121 3 1122 Ngoại tệ 112 2 1123 Vàng bạc, kim khí quý, đá quý 112 2 … … 136 Phải thu nội bộ 136 1 1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 136 2 13612 Vốn kinh doanh ở chi nhánh miền Nam 1361 3 1368 Phải thu nội bộ khác 136 2 … … 152 Nguyên liệu, vật liệu 152 1 1521 Nguyên vật liệu chính 152 2 1522 Nguyên vật liệu phụ 152 2 … … 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 333 1 3331 Thuế GTGT phải nộp 333 2 33311 Thuế GTGT đầu ra 3331 3 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 3 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 333 2 3333 Thuế xuất nhập khẩu 333 2 3334 Thuế lợi tức 333 2 3335 Thu trên vốn 333 2 3336 Thuế tài nguyên 333 2 … … 421 Lãi chưa phân phối 421 1 4211 Lãi năm trước 421 2 4212 Lãi năm nay 421 2 … … 511 Doanh thu bán hàng 511 1 5118 Doanh thu khác … … 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 6211 Chi phí nguyên vật liệu chính 6212 Chi phí nguyên vật liệu phụ 6213 Chi phí vận chuyển, bốc xếp, gia công vật lieu 6214 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp … … 811 Chi phí khác 821 Chi phí bất thường Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản ngoài bảng sau để hạch toán Mã tk Tên tk Tk Bậc 001 Tài sản thuê ngoài 001 1 002 Vật tư, hàng hóa nhận giừ hộ, nhận gia công 002 1 003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi 003 1 004 Nợ khó đòi đã xử lý 004 1 007 Ngoại tệ các loại 007 1 008 Hạn mức kinh phí 008 1 009 Nguồn vốn khấu hao cơ bản 009 1 2.2.2.2 Một số tài khoản tổng hợp áp dụng từ hệ thống kế toán thống nhất. - Các tài khoản được chi tiết tới cấp 2 gồm: TK 111, TK 113, TK 121, TK 131, TK 133, TK 138, TK 142, TK 152, TK 153, TK 156, TK 161, TK 211, TK 213, TK 214, TK 221, TK 241, TK 331, TK336, TK 338, TK 341, TK 342, TK 411, TK 421, TK 431, TK 461, TK 511, TK 512, TK 515, TK 521, TK 611, TK 621, TK 627, TK 632, TK 641, TK 642. 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 2.2.3.1 Đặc điểm chung. Sổ kế toán. Công Ty Công Trình Đường Thuỷ vừa hoạt động sản xuất vừa kinh doanh nên số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, do vậy hiện nay công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất, nghiệp vụ, để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp. Theo hình thức này, việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi theo thứ tự thời gian (ghi nhật ký) và ghi theo hệ thống tài khoản (ghi theo tài khoản), giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết. Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng gồm: Sổ kế toán tổng hợp: sổ Cái tài khoản. Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. Kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thực hiện theo mô hình sau: 2.2.3.2 Trình tự ghi sổ kế toán. Sơ đồ. Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái BCĐ số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký CTGS Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu 2.2.3.3 Diễn giải. - Định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ để phân loại rồi lập chứng từ ghi sổ. - Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, các hoá đơn GTGT mua vật tư hàng hoá, kế toán lập phiếu nhập kho theo giá ghi trên hoá đơn GTGT (không có VAT khấu trừ) khi nhập thì phân loại vật tư theo mã thống kê vật tư, nhà cung cấp, loại kho. - Đồng thời hàng tháng theo dõi tình hình thanh toán công nợ với các nhà cung cấp một cách chi tiết trên các hoá đơn mua hàng. - Căn cứ vào tình hình nhập xuất vật tư hàng hoá, kế toán lập phiếu xuất kho theo yêu cầu sản xuất, giá của vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước vào cuối tháng. - Từ các phiếu nhập kho, xuất kho mà kế toán đã lập, kế toán lập các chứng từ nhập, xuất tập hợp theo mã thống kê chứng từ, các sổ kế toán chi tiết, thẻ kho. - Phần thuế GTGT đầu vào sẽ được theo dõi trên Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá vật tư mua vào. - Cuối tháng căn cứ các sổ kế toán chi tiết, tập hợp các chứng từ theo mã thống kê chứng từ, kế toán lập Bảng báo cáo tồn kho để lập bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Quá trình ghi sổ kế toán máy. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ gốc Các tệp cơ sở dữ liệu nghiệp vụ Các tệp tổng hợp cơ sở dữ liệu Báo cáo tài chính Lập chứng từ Cập nhật chứng từ Tổng hợp dữ liệu Lập báo cáo 2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. Hiện nay công ty Công Ty Công Trình Đường Thủy áp dụng hệ thống báo cáo theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính. Tùy thuộc vào loại báo cáo và yêu cầu quản lý mà báo cáo tài chính của công ty được lập theo tháng, quý, năm và do kế toán tổng hợp lập. Vào cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ và lập các báo cáo. Các báo cáo tài chính mà công ty phải lập gồm: Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN. Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán tổng hợp lập từ các phần hành khác theo mẫu quy định. Bảng cân đối kế toán được lập nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ thuế, cán bộ kiểm toán và các đối tượng có nhu cầu cũng như ban lãnh đạo của công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh : Mẫu số B 02-DN: gồm 3 phần. Phần I : Lãi, lỗ. Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa. Báo cáo này được lập vào cuối quý và cuối niên độ kế toán bởi kế toán tổng hợp. Đây là báo cáo bên ngoài, một loại báo cáo tổng hợp được tập hợp từ các phân hệ kế toán khác theo mẫu quy định, nhằm cung cấp thông tin cho ban Giám đốc công ty, cán bộ quản lý thuế, cán bộ kiểm toán và những người quan tâm như: Nhà đầu tư, Ngân hàng, Tổng công ty… Thuyết minh báo cáo kế toán: Mẫu số B 09-DN. Đây là báo cáo đi kèm với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, là báo cáo bên ngoài được lập với mục đích diễn giải những chi tiết chưa rõ của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thấy được phương pháp kế toán mà công ty áp dụng để lập báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03-DN. Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán thanh toán lập. Báo cáo lưu chuyển tiề tệ cung cấp thông tin cho lãnh đạo về tình hình tiền tệ trong doanh nghiệp để từ đó có quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một loại báo cáo nội bộ. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh bên cạnh các báo cáo tài chính bắt buộc phải lập theo chế độ kế toán doanh nghiệp thì công ty còn lập một số báo cáo quản trị, gồm: Báo cáo tăng giảm TSCĐ. Báo cáo này được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán tổng hợp lập nhằm đánh giá tài sản hiện có của công ty tại thời điểm cuối kỳ để từ đó lãnh đạo công ty có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cũng như đầu tư mới TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo. Bảng tổng hợp số dư công nợ cuối kỳ. Bảng này được lập theo quý do kế toán tổng hợp lập nhằm đánh giá tình hình công nợ của công ty tại thời điểm cuối mỗi quý. Bảng này sẽ cung cấp cho lãnh đạo công ty những thông tin về tình hình chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn của công ty, qua đó ban lãnh đạo có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết, kịp thời, góp phần mang lai hiệu quả kinh doanh cao. Bảng tổng hợp kiểm kê kho. Bảng này được lập vào cuối niên độ kế toán, do kế toán vật tư lập nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý về tình hình vật tư tồn kho, là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sản xuất trong năm tiếp theo. Báo cáo quỹ. Đây là báo cáo nội bộ có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Báo cáo này được lập vào cuối kỳ kế toán do thủ quỹ lập nhằm cung cấp thông tin về tình hình thanh toán và số tiền hiện có tại công ty. Như vậy, với việc xây dựng hệ thống báo cáo đầy đủ và có chất lượng cao Công ty đã tự khẳng định sự minh bạch trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính hệ thống báo cáo này là căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. III. Một số phần hành kế toán cơ bản tại công ty công trình đường thủy 2.3.1 Kế toán tài sản cố định. 2.3.1.1 Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc382.doc
Tài liệu liên quan